Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếNhiều người mắc cúm mùa với diễn biến nặng

Nhiều người mắc cúm mùa với diễn biến nặng

Thời gian gần đây, tại Khoa Bệnh lây đường hô hấp, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã tiếp nhận nhiều trường hợp mắc cúm mùa diễn biến nặng, thậm chí nguy kịch.

Thời gian gần đây, tại Khoa Bệnh lây đường hô hấp, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã tiếp nhận nhiều trường hợp mắc cúm mùa diễn biến nặng, thậm chí nguy kịch.

Đặc biệt, phần lớn bệnh nhân đều có bệnh nền và không kiểm soát tốt các vấn đề sức khỏe này.

Thông thường, bệnh nhân cúm có bệnh lý nền sẽ có triệu chứng nghiêm trọng hơn so với những bệnh nhân cùng độ tuổi nhưng không có bệnh nền. Vì vậy, không chỉ cần điều trị cúm và các biến chứng như viêm phổi, suy hô hấp, viêm cơ tim, viêm não, mà còn phải kiểm soát tốt các bệnh lý nền. Cúm có thể làm cho các bệnh lý nền như COPD, hen phế quản, đái tháo đường, bệnh tim mạch… mất kiểm soát, dẫn đến đợt cấp của bệnh.

Một trường hợp điển hình là cụ ông 83 tuổi, ở Hà Nội, có tiền sử tăng huyết áp và đái tháo đường type 2. Ông nhập viện trong tình trạng sốt cao liên tục 39-39,5°C, ho, đau ngực và khó thở.

Mặc dù đã được điều trị kháng virus và kiểm soát bệnh nền, tình trạng viêm phổi và suy hô hấp của ông vẫn tiến triển nặng, buộc phải thở máy tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Miền Bắc đang chuyển sang mùa lạnh và ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho số người mắc cúm mùa gia tăng, đặc biệt là những bệnh nhân có bệnh lý nền như tim mạch, hô hấp.

PGS-TS.Nguyễn Thị Thu Hoài, Viện trưởng Viện Tim mạch quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, cúm mùa có thể làm nặng thêm các triệu chứng ở bệnh nhân suy tim và làm tăng nguy cơ các biến chứng tim mạch không chỉ ở người bệnh nền mà còn ở cả người khỏe mạnh.

Cúm có thể gây sốt, mất nước và tăng nhu cầu oxy khi nhiễm cúm, khiến tim phải làm việc nhiều hơn, dễ dẫn đến suy tim cấp mất bù ở bệnh nhân suy tim, tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân tim mạch.

Thêm vào đó, bệnh nhân tăng huyết áp hoặc suy tim thường đang dùng thuốc giãn mạch và lợi tiểu. Khi bị cúm, bệnh nhân có thể bị mất nước và giãn mạch do sốt. Vì vậy, cần tham vấn ý kiến bác sĩ tim mạch ngay để điều chỉnh thuốc kịp thời.

Cúm mùa cũng có thể làm tăng nguy cơ các biến chứng tim mạch ở cả người khỏe mạnh và bệnh nhân có bệnh lý nền tim mạch. Một số trường hợp, cúm có thể dẫn đến viêm cơ tim cấp, gây rối loạn nhịp tim cấp, suy tim cấp tiến triển nhanh. Các biến chứng này sẽ càng nguy hiểm hơn nếu bệnh nhân có bệnh tim mạch mạn tính.

Cúm mùa thường bùng phát mạnh vào những thời điểm lạnh và ẩm, như tháng 1-2 hoặc 6-7. Theo Bộ Y tế, số ca mắc cúm hiện nay đang có dấu hiệu tăng nhẹ, chủ yếu do virus cúm A/H3N2, H1N1 và cúm B. Dù phần lớn các ca bệnh ở mức độ nhẹ, các bác sĩ vẫn cảnh báo những nhóm nguy cơ cao như trẻ nhỏ, người cao tuổi và người mắc bệnh nền cần đặc biệt thận trọng.

Các triệu chứng của cúm thường xuất hiện đột ngột, bao gồm sốt, đau nhức cơ thể, mệt mỏi, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, đau đầu. Đối với người khỏe mạnh, các triệu chứng này thường tự khỏi mà không cần điều trị.

Tuy nhiên, đối với những người có bệnh nền hoặc sức đề kháng suy giảm, cúm có thể gây các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, suy hô hấp, suy đa tạng, thậm chí tử vong nếu không được can thiệp kịp thời.

Một số trường hợp nặng cần áp dụng các phương pháp điều trị chuyên sâu như hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn bằng máy hoặc ECMO (hệ thống oxy hóa qua màng ngoài cơ thể). Đặc biệt, bệnh có thể tiến triển nhanh chóng ở người cao tuổi, bệnh nhân đái tháo đường, suy tim, suy thận hoặc ung thư, nguy cơ tử vong rất cao.

Với bệnh nhân tim mạch theo PGS.Hoài, bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý khi mắc cúm về chế độ thuốc: Bệnh nhân cần duy trì thuốc tim mạch đúng liều, không tự ý ngừng thuốc.

Một số loại thuốc trị cúm như thuốc giảm đau, hạ sốt (NSAID) hay corticoid có thể làm nặng thêm triệu chứng suy tim, tăng huyết áp. Bệnh nhân nên tham vấn bác sĩ trước khi dùng thuốc.

Chế độ sinh hoạt: Tiêm vắc-xin cúm rất quan trọng đối với bệnh nhân tim mạch, giúp giảm nguy cơ mắc cúm và giảm mức độ nghiêm trọng khi mắc phải. Bệnh nhân cũng cần đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, tránh nơi đông người, ngủ đủ giấc, tránh gắng sức.

Chế độ ăn uống: Người bệnh tim mạch cần bổ sung vitamin C, kẽm, tỏi để tăng cường miễn dịch, uống đủ nước và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế mỡ động vật và tăng cường rau xanh, cá. Ngoài ra, bệnh nhân cần theo dõi và kiểm soát huyết áp thường xuyên.

Bệnh nhân tim mạch rất nên tiêm vắc-xin cúm hàng năm, đây là biện pháp phòng ngừa quan trọng giúp giảm nguy cơ mắc cúm và giảm nguy cơ biến chứng tim mạch. Các hội tim mạch uy tín như Hội Tim mạch Mỹ, Hội Tim mạch Châu Âu, và Hội Tim mạch Việt Nam đều khuyến cáo tiêm vắc-xin cúm để giảm 15-45% nguy cơ biến cố tim mạch.

Tuy nhiên, trước khi tiêm vắc-xin, bệnh nhân tim mạch cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo tình trạng tim mạch và huyết áp đang ổn định. Đặc biệt, không nên tiêm vắc-xin nếu huyết áp quá cao hoặc quá thấp, hoặc nếu bệnh nhân đang gặp tình trạng cấp cứu về tim mạch.

Cúm mùa tuy là bệnh lý thông thường nhưng lại có thể trở thành mối nguy hiểm đáng kể đối với những người có bệnh lý nền, đặc biệt là bệnh nhân tim mạch. Phòng ngừa và điều trị kịp thời là yếu tố quan trọng để bảo vệ sức khỏe người bệnh trong mùa cúm.

Với các đối tượng khác, các chuyên gia y tế khuyến cáo tất cả mọi người đều có nguy cơ nhiễm cúm mùa, nhưng một số nhóm đối tượng cần đặc biệt chú ý và tiêm phòng cúm thời điểm này để phòng chống các biến chứng nặng gồm: Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ em dưới 12 tháng tuổi có hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện. Người cao tuổi, từ 65 tuổi trở lên, với hệ miễn dịch suy yếu.

Phụ nữ mang thai hoặc mới sinh con trong mùa cúm, vì thay đổi thể trạng và hệ miễn dịch trong thời gian này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Người có bệnh nền như tiểu đường, hen suyễn, bệnh tim mạch, đột quỵ, và những người đang điều trị thuốc dài hạn.

Ngoài ra, những người có hệ miễn dịch suy yếu, người béo phì (BMI trên 40), người mắc các bệnh ảnh hưởng đến hệ thần kinh, và những người dưới 20 tuổi đang dùng aspirin trong thời gian dài cũng thuộc nhóm cần tiêm vắc-xin phòng cúm.

Ngoài những đối tượng nêu trên thì theo bác sỹ Nguyễn Tuấn Hải, Hệ thống tiêm chủng Safpo/Potec, mỗi người dân cần được tiêm vắc-xin cúm mùa để phòng chống các biến chứng nặng do bệnh gây ra. 

Trả lời câu hỏi của phóng viên về các loại vắc-xin cúm đang lưu hành, theo bác sỹ Hải, về bản chất chúng ta có vắc-xin cúm mùa bất hoạt (vi rút đã chết hoặc chỉ một phần của vi rút đã chết) và vắc-xin sống giảm độc lực. Hiên nay chúng ta chủ yếu dùng vắc-xin bất hoạt dạng vi rút đã phân mảnh (loại này có độ an toàn và công hiệu).

Theo số loại kháng nguyên chúng ta có vắc-xin Tam giá hay Tứ giá (3 hay 4 loại vi rút). Người ta làm như vậy (vắc-xin hỗn hợp 3 hay 4 loại vi rút) để việc tiêm vắc-xin có thể bảo vệ với phần lớn các vi rút đang lưu hành phổ biến trên thế giới (bao phủ).

Tuy nhiên chúng ta cần quan tâm đến vắc-xin thuộc “mùa” nào (năm) và thuộc Bắc bán cầu hay Nam bán cầu. Lý do là mùa Đông-Xuân của Bắc bán cầu và Nam bán cầu lệnh nhau.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau đây để giảm thiểu nguy cơ mắc cúm mùa:

Tiêm vắc-xin cúm mùa: Đây là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ cơ thể khỏi cúm. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay, đặc biệt sau khi ho, hắt hơi.

Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, khăn tay hoặc ống tay áo để giảm phát tán dịch tiết. Đeo khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt ở nơi đông người và trên phương tiện giao thông công cộng. Giảm tiếp xúc với người mắc cúm hoặc nghi ngờ mắc cúm khi không cần thiết.

Duy trì lối sống lành mạnh: Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng và vận động thể lực đều đặn.

Khi có triệu chứng như ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, người dân không nên tự ý xét nghiệm hoặc mua thuốc điều trị tại nhà mà cần liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Các bác sỹ cũng cảnh báo rằng nhiều người mắc cúm thường chủ quan, nghĩ rằng chỉ là bệnh nhẹ và không đi khám sớm, điều này có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Trước tình hình cúm mùa đang gia tăng, Bộ Y tế đã yêu cầu các địa phương triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm. Bộ cũng khuyến cáo các biện pháp giám sát và kiểm dịch y tế biên giới để phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh và hạn chế lây lan.





Nguồn: https://baodautu.vn/nhieu-nguoi-mac-cum-mua-voi-dien-bien-nang-d246441.html

Cùng chủ đề

Mối nguy từ cúm mùa và cách bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn cao điểm

Trong bối cảnh bệnh cúm mùa đang diễn biến phức tạp với số ca mắc gia tăng, Bệnh viện E khuyến cáo người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Mối nguy từ cúm mùa và cách bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn cao điểmTrong bối cảnh bệnh cúm mùa đang diễn biến phức tạp với số ca mắc gia tăng,...

Thuốc Tamiflu điều trị cúm, dùng sao cho đúng?

Dùng Tamiflu cần đúng thời điểm, đúng đối tượngHiện số ca mắc cúm vẫn...

Nhập viện vì tự dùng Tamiflu điều trị cúm

Sau khi tự dùng thuốc Tamiflu điều trị cúm, nữ bệnh nhân 30 tuổi phải vào điều trị tại Bệnh viện E (Hà Nội) do bệnh tăng nặng. ...

Số ca mắc cúm A tăng, giá thuốc Tamiflu biến động

Bên cạnh nhu cầu tiêm vắc-xin phòng cúm tăng cao, tại TP.HCM, thị trường thuốc Tamiflu cũng có sự biến động, chênh lệch giá giữa các điểm bán, thậm chí là xuất hiện tình trạng hết hàng. Bên cạnh nhu cầu tiêm vắc-xin phòng cúm tăng cao, tại TP.HCM, thị trường thuốc Tamiflu cũng có sự biến động, chênh lệch giá giữa các điểm bán, thậm chí là xuất hiện tình trạng hết hàng. ...

Nhiều người dân chủ động đi tiêm vắc-xin ngừa cúm

Ghi nhận tại các trung tâm tiêm chủng công lập và tư nhân hiện nay, số lượng người dân đến tiêm vắc-xin phòng cúm đang tăng cao. Ghi nhận tại các trung tâm tiêm chủng công lập và tư nhân hiện nay, số lượng người dân đến tiêm vắc-xin phòng cúm đang tăng cao. Trước tình trạng số ca mắc cúm gia tăng và nguy cơ biến...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đà Nẵng kiến nghị rút ngắn tối đa thủ tục lựa chọn nhà đầu tư vào Cảng Liên Chiểu

UBND Thành phố Đà Nẵng đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rút ngắn tối đa trình tự lựa chọn nhà đầu tư để đến khoảng tháng 10/2025 có thể khởi công được Bến cảng Liên Chiểu. Kiến nghị rút ngắn tối đa thủ tục lựa chọn nhà đầu tư vào cảng Liên ChiểuUBND Thành phố Đà Nẵng đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rút ngắn tối đa trình tự lựa chọn nhà đầu tư để đến...

Chính thức duyệt Dự án PPP mở rộng cao tốc TP.HCM – Trung Lương

Dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận theo phương thức PPP có tổng mức đầu tư khoảng 39.800 tỷ đồng sẽ do nhà đầu tư huy động, không sử dụng vốn ngân sách Nhà nước. Chính thức duyệt Dự án PPP mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận Dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ...

Hà Nội điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết Khu Tái định cư X2 Kim Chung

UBND TP. Hà Nội giao huyện Đông Anh tổ chức lập điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 Khu Tái định cư X2 Kim Chung; giao 3.401m2 cho UBND quận Tây Hồ; điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 quận Cầu Giấy. Hà Nội điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết Khu Tái định cư X2 Kim ChungUBND TP. Hà Nội giao huyện Đông Anh tổ chức lập điều chỉnh cục...

UKVFTA và CPTPP tạo động lực lớn cho thương mại Việt Nam

UKVFTA và CPTPP đã và đang tạo động lực tăng trưởng rất lớn trong quan hệ song phương, mở ra không gian phát triển mới trong các lĩnh vực tiềm năng giữa Việt Nam - Vương quốc Anh. UKVFTA và CPTPP tạo động lực lớn cho thương mại Việt Nam - Vương quốc AnhUKVFTA và CPTPP đã và đang tạo động lực tăng trưởng rất lớn trong quan hệ song phương, mở ra không gian phát triển mới trong các...

Đình chỉ giao dịch cổ phiếu SPI

Cổ phiếu SPI của Spiral Galaxy đã bị đình chỉ giao dịch từ 18/2 do công ty liên tục vi phạm quy định công bố thông tin, đến nay cũng chưa nộp báo cáo quản trị và báo cáo tài chính quý IV/2024. Cổ phiếu SPI của Spiral Galaxy đã bị đình chỉ giao dịch từ 18/2 do công ty liên tục vi phạm quy định công bố thông tin, đến nay cũng chưa nộp báo cáo quản trị và...

Bài đọc nhiều

Bộ Y tế thông tin mới nhất về virus gây bệnh cúm tại Việt Nam

Trong nước hiện không sự gia tăng đột biến so với số ca mắc được ghi nhận cùng kỳ hàng năm trước đây, với các tác nhân chủ yếu là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B. ...

Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang “nóng”

Theo thống kê từ Bộ Y tế, trong năm 2024, Việt Nam ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, tăng 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca). Tin mới y tế ngày 6/2: Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang “nóng”Theo thống kê từ Bộ Y tế, trong năm 2024, Việt Nam ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, tăng 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca). ...

Người trẻ cũng dễ gặp biến chứng do cúm nếu chủ quan

NDO - Sau khi tự test cúm tại nhà và có kết quả dương tính, người bệnh đã tự dùng Tamiflu trong 2 ngày. Tuy nhiên, tình trạng còn sốt cao và mệt mỏi khiến người bệnh phải đến khám tại Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện E trong tình trạng mắc cúm B bội nhiễm. Tiếp tục ghi nhận gia tăng ca mắc cúm Người bệnh N.T.T (nữ, 73 tuổi, ở Hà Nội) nhập viện...

Hiến máu tình nguyện ở Đà Nẵng có thể nhận 2/3 số tiền của người hiến máu lấy tiền

Người hiến máu tình nguyện ở Đà Nẵng có thể nhận được 2/3 số tiền của người hiến máu lấy tiền. ...

Cúm có thể gây biến chứng nguy hiểm ở người trẻ khỏe mạnh

GĐXH - Ngay cả người trẻ có tiền sử khỏe mạnh cũng không nên chủ quan với cúm, đặc biệt khi bệnh diễn biến kéo dài hoặc có dấu hiệu bất thường. ...

Cùng chuyên mục

Tin tức sáng 21-2: Xâm nhập mặn xu hướng tăng, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long chủ động ứng phó

Tin tức đáng chú ý: Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng tăng, mùa khô 2024-2025 cao hơn trung bình nhiều năm; Bà Nguyễn Trần Phượng Trân làm phó trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách TP.HCM... ...

Phải chăng đây là thủ phạm làm bùng phát đột quỵ bí ẩn ở người trẻ?

Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên toàn cầu. Một số nguyên nhân đã biết gây ra đột quỵ bao gồm cholesterol cao, huyết áp cao, rung nhĩ, béo phì, bệnh tim, tiểu đường, hút thuốc... ...

4 chỉ dấu cho thấy bạn đang có trái tim khỏe

Một trái tim khỏe mạnh không chỉ giúp cơ thể hoạt động hiệu quả mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nghiêm trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ sức khỏe trái tim mình. ...

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương thăm, chúc mừng Bệnh viện Thống Nhất

Ngày 20-2, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, đã đến thăm, chúc mừng Bệnh viện Thống Nhất, TP.HCM nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2). Biểu dương những nỗ lực và thành tích...

Bệnh viện Thống Nhất cần xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ chuyên môn giỏi

NDO - Chiều 20/2, tại Thành phố Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đã đến thăm, chúc mừng Bệnh viện Thống Nhất, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955-27/2/2025). Từ một bệnh viện có 450 giường, chủ yếu thực hiện nhiệm vụ khám và điều trị về nội và ngoại chung,...

Mới nhất

4 chỉ dấu cho thấy bạn đang có trái tim khỏe

Một trái tim khỏe mạnh không chỉ giúp cơ thể hoạt động hiệu quả mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh tim...

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương thăm, chúc mừng Bệnh viện Thống Nhất

Ngày 20-2, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, đã đến thăm, chúc mừng Bệnh viện Thống Nhất, TP.HCM nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2). ...

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử...

Ngày 11/2/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 04/CT-TTg về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án “Phát triển...

Cống âu Rạch Mọp (Sóc Trăng) góp phần phục vụ sản xuất và kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông…

Cống âu Rạch Mọp khởi công ngày 5/1/2023, tại xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách và xã Song Phụng, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Cống xây dựng trên sông Rạch Mọp với quy mô: chiều rộng thông nước 85m với 2 khoang cống (mỗi khoang rộng 35m), 1 khoang âu thuyền rộng 15m. Ngoài ra, còn có...

Mới nhất