Trang chủKinh tếNông nghiệpNhiêu khê kiểm dịch thực vật

Nhiêu khê kiểm dịch thực vật


Chờ đợi 3-4 ngày

Theo một công ty xuất khẩu điều, tình hình thị trường điều đang rất ảm đạm, nhưng các doanh nghiệp lại gặp khó khăn, tăng chi phí khi đưa điều thô về kho. Trước đây, hàng về cảng Cát Lái (TPHCM), doanh nghiệp chỉ cần nộp đơn đăng ký kiểm dịch của Cục Bảo vệ thực vật sẽ có người xuống lấy mẫu, kiểm tra, rồi thông quan.

Từ đầu năm 2023 đến nay, cơ quan kiểm dịch thông báo áp dụng quy trình mới là kiểm tra lấy mẫu tại cảng rồi thông quan. Theo quy định, hàng được kiểm dịch trong vòng 24 tiếng, nhưng phần lớn kéo dài 3-4 ngày. Thậm chí, nếu rơi vào ngày thứ sáu, lễ, tết thì thời gian hàng “nằm” tại cảng từ 5-6 ngày, khiến chi phí lưu container, lưu bãi tăng thêm.

Ngược lại, hàng xuất khẩu lại phải kiểm tra tại kho của doanh nghiệp trước khi đưa đến cảng. Việc này, theo ông Vũ Thái Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Điều Bình Phước, toàn tỉnh Bình Phước có hàng chục nhà máy, nếu cán bộ kiểm tra phải đi hết các nhà máy, rất mất thời gian. Tỉnh Bình Phước do Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 2 (Bộ NN-PTNT) phụ trách, nhưng do thiếu nhân lực nên đã ủy quyền cho Kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu Hoa Lư đi lấy mẫu cho các lô hàng điều nhân xuất khẩu. Tuy nhiên, Kiểm dịch thực vật cửa khẩu Hoa Lư cũng nằm rất xa địa bàn có nhiều doanh nghiệp và cũng không đủ nhân lực để làm kịp thời.

Trước đó, để xuất khẩu, các doanh nghiệp đã được các đối tác yêu cầu kiểm định chất lượng, xem có mối mọt, côn trùng trong sản phẩm hay không từ các đơn vị độc lập như Vinacontrol, Cafecontrol, SGS, BV… Theo quy trình, các đơn vị này lấy mẫu ngẫu nhiên ít nhất 10% của lô hàng, rồi tiến hành phân tích kiểm định mẫu. Các đơn vị nhập khẩu chỉ thanh toán cho đơn hàng khi có chứng thư lấy mẫu đạt từ đơn vị chứng nhận độc lập.

“Như vậy, chỉ cần có một sự kiểm tra của đơn vị nhập khẩu là đủ. Một lô hàng mà có 2 đơn vị giám định là không cần thiết, rất lãng phí”, ông Vũ Thái Sơn nói.

Đồng cảnh ngộ, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu cũng trong tình cảnh phải chờ kiểm dịch tại cảng. Mỗi lô hàng gỗ về thường có nhiều container nên thời gian lưu tại cảng kéo dài thì chi phí sản xuất của doanh nghiệp sẽ bị đội lên rất cao.

Xem xét bỏ kiểm dịch một số mặt hàng

Trao đổi với PV Báo SGGP, ông Nguyễn Vũ Phi Long, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 2, cho biết, theo Luật Bảo vệ kiểm dịch thực vật, Luật An toàn thực phẩm, Thông tư 33/2014 của Bộ NN-PTNT, các sản phẩm thực vật nhập khẩu phải kiểm dịch tại cảng đầu tiên. Do trước kia, tình hình thời tiết chưa biến đổi bất thường nên các sinh vật nguy hại trong hàng nhập khẩu không “đủ sức” phát tán mạnh mà thường “nằm” trong container nên chi cục tạo điều kiện để doanh nghiệp đưa hàng về kho rồi kiểm tra sau.

Hiện nay, sinh vật nguy hại lẫn trong hàng nhập khẩu có thể phát tán bất cứ lúc nào, nên buộc phải kiểm dịch tại cảng. Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 2 phụ trách 13 tỉnh, với 70% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu khu vực phía Nam. Tại cảng, một nhân viên trung bình kiểm tra, lấy mẫu trên 30 lô hàng/ngày. Tuy nhiên, nếu hàng hóa đang nằm tại kho ngoại quan, nhân viên chỉ có thể làm 1 lô/ngày. Chưa kể, hiện nhân sự của chi cục cũng bị cắt giảm.

Cũng theo ông Nguyễn Vũ Phi Long, trên phần mềm quản lý chưa có lô hàng nào lấy mẫu quá 24 giờ, trừ những lô hàng thiếu giấy tờ. Mặt khác, các lô hàng khi cập cảng thường phải chờ đội bốc xếp của cảng đưa đến để cơ quan kiểm dịch tiếp nhận. Dịch vụ bốc xếp không thuộc thẩm quyền của cơ quan kiểm dịch mà do cảng quản lý.

Nhân viên kiểm dịch kiểm tra tại một kho hàng nông sản trước khi xuất khẩu

Nhân viên kiểm dịch kiểm tra tại một kho hàng nông sản trước khi xuất khẩu

Nhân viên kiểm dịch đều làm việc ngày cuối tuần, lễ, tết để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có hàng về những ngày trước lễ, cuối tuần cần phải thông báo để chi cục sắp xếp bố trí nhân sự gồm lãnh đạo, cán bộ, nhân viên văn phòng… để đảm bảo cấp được chứng thư.

Trong khi đó, theo ông Lê Sơn Hà, Trưởng phòng Kiểm dịch thực vật (Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN-PTNT), các sản phẩm khi đưa về kho nếu phát hiện ra sinh vật nguy hại sẽ tốn tiền cho doanh nghiệp tiêu hủy. Một số quốc gia yêu cầu không kiểm dịch từ các đơn vị như Vinacontrol, Cafecontrol, SGS, BV… Do đó, các đơn vị xuất khẩu nông sản cần phải tìm hiểu thông tin quy định của nước nhập khẩu, tránh tình trạng lãng phí kiểm dịch mà không có tác dụng.

Ngoài ra, các đơn vị cấp chứng nhận chỉ ghi nhận mối mọt, còn Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra cả các sinh vật bị cấm theo danh mục của các nước và danh mục của Việt Nam. Đối với điều nhân chế biến, nguy cơ nhiễm dịch hại rất thấp, gần như không có, do đó quy trình kiểm dịch hiện nay là không cần thiết. Cục Bảo vệ thực vật sẽ xem xét đề xuất Bộ NN-PTNT đưa mặt hàng nhân điều sơ chế và một số mặt hàng nông sản xuất khẩu khác ra khỏi danh mục bắt buộc kiểm dịch nếu không có nguy cơ, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.





Nguồn

Cùng chủ đề

Loay hoay xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc

Sầu riêng đông lạnh của Việt Nam được thị trường Trung Quốc mở cửa từ tháng 8-2024. Tuy vậy đến nay kỳ vọng về sức bật kim ngạch xuất khẩu loại trái cây này vẫn nằm trên giấy. Mọi thứ đã "thông", doanh nghiệp...

Ban hành quy định mới về kiểm định chương trình đào tạo trình độ đại học

(Tổ Quốc) - Áp dụng quy trình kiểm định với chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học và các chương trình đào tạo trình độ cao đẳng sư phạm. Điều chỉnh các mức đánh giá tiêu chí từ 1-7 điểm sang mức đánh giá đạt và...

Sầu riêng và câu chuyện phản ứng chính sách

Tin vui về xuất khẩu sầu riêng thu về hàng tỷ USD chưa bao lâu thì việc ‘tắc đường’ sang Trung Quốc và phản ứng chậm với những yêu cầu mới đang là vấn đề. Khi sầu riêng bị vạ lây Những ngày đầu năm 2025, thông tin sầu riêng Việt Nam bị kiểm tra chất vàng O (Basic Yellow 2 - BY2) - một loại hóa chất có nguy cơ gây ung...

Trường nghề cần ‘nói không với chất lượng thấp’

Năm 2019, chất lượng đào tạo nghề Việt Nam xếp thứ 8 trong khu vực ASEAN nhưng đến nay đã nằm trong top 4 và từ 3,8 điểm năm 2018 đến nay đã đạt 4,4 điểm trên thang điểm 6. ...

Trường ĐH Trà Vinh có thêm 4 tân phó giáo sư

Trường ĐH Trà Vinh vừa có thêm 4 tân phó giáo sư đồng thời nhận kiểm định chất lượng giáo dục chu kỳ II. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá trị của hồn cốt di sản

Di sản không chỉ đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, mà còn là nền tảng vững chắc để mỗi quốc gia, mỗi dân tộc tự hào về bản sắc của mình trong tiến trình hội nhập quốc tế. Việc trùng tu những công trình hàng trăm, thậm chí cả ngàn năm tuổi, với yêu cầu làm sao gìn giữ được giá trị của hồn cốt di sản là vấn đề không đơn giản. Nhiều năm qua,...

Những hình ảnh đầy ấn tượng về di sản văn hóa Việt Nam

Trong khuôn khổ Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII, Viện Phim Việt Nam tổ chức triển lãm “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” từ ngày 7 đến 11-11, tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, Hà Nội. Với chủ đề "Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh", triển lãm không chỉ là cơ hội để quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam...

TPHCM tổ chức khuyến mãi tập trung đợt 2

Chương trình khuyến mãi tập trung đợt 2 của TPHCM dự kiến diễn ra từ ngày 15-11 đến 31-12, hứa hẹn mang tới nhiều sản phẩm chất lượng, giá giảm sâu cho người dân mua sắm. Theo Sở Công thương TPHCM, thông qua chương trình, các doanh nghiệp sẽ chủ động thực hiện nhiều hoạt động khuyến mãi với nội dung đa dạng, hấp dẫn để người tiêu dùng mua sắm được những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đảm...

Rực rỡ Festival hoa Mê Linh – lễ hội hoa lớn nhất miền Bắc

Tối 26-12, lễ khai mạc Festival hoa Mê Linh (Hà Nội) lần thứ 2 năm 2024 và xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch, văn hóa đã diễn ra sôi nổi tại Quảng trường trung tâm hành chính huyện Mê Linh. Dự lễ khai mạc có đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, cùng đông đảo người dân địa phương...

Mỳ Quảng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở VHTT-DL tỉnh Quảng Nam cho biết, Mỳ Quảng vừa được đưa vào danh mục di sản phi vật thể quốc gia. Theo đó, Bộ VHTT-DL đã quyết định đưa tri thức dân gian Mỳ Quảng (tỉnh Quảng Nam) vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo đề nghị của UBND tỉnh Quảng Nam, Cục Di sản văn hóa và căn cứ các quy định. Theo UBND tỉnh Quảng Nam,...

Bài đọc nhiều

Nhu cầu tuyển dụng nhân sự quý 1/2025 tăng cao do thiếu hụt lao động

Bộ LĐTB&XH dự báo, do tình hình thiếu hụt lao động cục bộ quý I/2025, nhu cầu tuyển dụng nhân sự tăng cao, đặc biệt ở các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ.Tuần lễ Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) năm 2025 diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 7 - 9/2/2025, tức ngày mùng 10 đến ngày 12 tháng Giêng năm Ất Tỵ.Ngày 4/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí...

Sáp nhập xã, sáp nhập tỉnh, bánh cáy Thái Bình, tương bần Hưng Yên, vải thiều Lục Ngạn gọi thế nào?

Nhiều người dân đang có chung câu hỏi, sau khi sáp nhập xã, sáp nhập tỉnh, những đặc sản, món ăn mang đậm dấu ấn làng xã như tương bần Hưng Yên, vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang), bánh cáy làng Nguyễn - Thái Bình, phở bò Nam Định, bánh đậu...

Ở giữa đồng bằng mà tỉnh Thái Bình được ví như “hòn đảo”, xưa có một vùng đất được sáp nhập từ tỉnh Hưng...

Với vị trí địa lý ba mặt giáp sông, một mặt giáp biển, Thái Bình được ví như một hòn đảo nổi nằm bên bờ biển Đông. Ngày 21/3/1890, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh Thái Bình, gồm phủ và phân phủ Thái Bình và một phần...

Chuyện lạ, giữa tháng Ba mà cây mai vàng vạn người mê ở Nghệ An cứ tuôn hoa cản đâu có kịp

Giữa, cuối tháng 3 năm 2025 có chuyện lạ, mạng xã hội đang "sốt rần rần" bởi một cây mai vàng "cổ thụ" hiếm có đang tuôn hoa tưởng như cản không kịp. Đó là cây mai rừng nằm trong khuôn viên Đình...

17 năm sáp nhập về Hà Nội, thu nhập của người dân xã Yên Bình tăng gấp 10 lần, triệu, tỷ phú đếm không...

Sau 17 năm sáp nhập về Hà Nội, nhờ được các cấp đầu tư và sự nỗ lực, đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã có bước phát triển vượt bậc về mọi mặt. Đến nay, Yên Bình không...

Cùng chuyên mục

Trồng các loại rau củ ưa lạnh, làm 3 vụ, bán quanh năm, một nông dân là tỷ phú Kon Tum

Với mong muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập, ông A Phố, nông dân tỷ phú Kon Tum ở thôn Kon Chênh (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) đã làm giàu với mô hình trồng rau củ xứ lạnh, mang lại thu nhập hàng trăm triệu...

Cà na Thái là đặc sản Cà Mau, loài cây dại ra quả dại ngờ đâu lại làm món quà vặt ăn bén miệng

Có lẽ do chưa phát huy được giá trị kinh tế nên hiện nay cây cà na không còn hiện hữu nhiều như xưa, nhưng đâu đó trên những nẻo đường quê, bên hông nhà, sân vườn các hộ gia đình ở vùng nước ngọt trong tỉnh Cà Mau, vẫn có...

Loài tôm khổng lồ của Việt Nam được giới nhà giàu Trung Quốc săn lùng, 2 tháng năm 2025 đã bán được 204 triệu...

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu tôm của Việt Nam ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở một số thị trường quan trọng, trong đó, xuất khẩu tôm hùm...

Mới nhất

Hai người phụ nữ hiếm hoi trong lịch sử từng được trao huy chương Fields

Trong số 64 nhà toán học được trao huy chương Fields ở lĩnh vực toán học chỉ có hai người phụ nữ. Đó là nhà toán học người Iran Maryam Mirzakhani và nhà toán học người Ukraine Maryna Viazovska. ...

Tuyển giáo viên trước sáp nhập đơn vị hành chính: Nơi tự tạm dừng, nơi tiếp tục tuyển

Tại tỉnh Ninh Thuận có huyện tiếp tục tuyển giáo viên để đảm bảo việc dạy học, nhưng có nơi lại tạm dừng vì lý do sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính. ...

Sữa tăng trưởng chiều cao có thật sự cần thiết cho con?

Các diễn viên, MC quảng cáo đã khẳng định như "đinh đóng cột" là con họ và những người quen biết sử dụng sữa này đã giúp tăng chiều cao 3-5cm sau 3 tháng? Không có chuyện ấy đâu. ...

Các luật, nghị quyết thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 phục vụ hiệu quả cho công cuộc sắp xếp bộ...

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra vào sáng nay (16/4), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã truyền đạt...

Mới nhất