Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNhiều hình thức ôn tập cho học sinh cuối cấp

Nhiều hình thức ôn tập cho học sinh cuối cấp

Để ổn định tâm lý cũng như đảm bảo cho học sinh (HS) về kiến thức, kỹ năng đáp ứng với đề thi mới, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, đã có chỉ đạo đến các trường THPT yêu cầu tuyệt đối không buông lỏng việc tổ chức ôn tập, bồi dưỡng cho những HS có kết quả học tập ở mức chưa đạt. Tổ chức cho HS lớp cuối cấp tăng cường ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường. Cần xác định đây là trách nhiệm của các nhà trường để giúp HS đáp ứng các yêu cầu cần đạt theo từng môn học của từng khối lớp theo quy định của chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

ÔN THEO HÌNH THỨC LỚP HỌC “CHẠY”

Ghi nhận các trường THPT tại TP.HCM giai đoạn này cho thấy, hầu hết đã hoàn tất việc thăm dò việc chọn môn thi tốt nghiệp của HS. Căn cứ vào việc chọn 2 môn thi tốt nghiệp của HS, các trường xây dựng kế hoạch ôn tập cụ thể đảm bảo kiến thức.

Quy định mới dạy thêm, học thêm: Nhiều hình thức ôn tập cho học sinh cuối cấp - Ảnh 1.

Tổ chức cho học sinh lớp cuối cấp tăng cường ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch là trách nhiệm của các nhà trường

ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Tại Trường THPT Nam Sài Gòn (Q.7), ông Trần Nghĩa Nhân, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết HS tham gia ôn thi tốt nghiệp theo hình thức lớp học “chạy”, mỗi tuần nhà trường xây dựng 8 tiết ôn tập, chia đều cho 4 môn thi.

Theo đó, HS của 5 lớp 12 sẽ học 2 môn thi bắt buộc toán, ngữ văn theo biên chế lớp chính khóa, cố định. Hai môn tự chọn các em sẽ học vào tiết 6 và tiết 7 lần lượt vào thứ tư, thứ năm hằng tuần.

Ông Trần Nghĩa Nhân thông tin, việc tổ chức ôn thi theo hình thức lớp “chạy” như trên đòi hỏi nhà trường bố trí thêm từ 3 – 5 phòng học để đáp ứng việc chọn các môn thi tự chọn của HS.

Mỗi lớp sẽ do một giáo viên (GV) phụ trách và vào các tiết học ôn thi hằng tuần giám thị sẽ có theo dõi sự chuyên cần của HS trên tinh thần đảm bảo sự chuẩn bị tốt nhất, hiệu quả nhất cho HS.

Tương tự việc xếp lớp ôn thi theo hình thức “chạy” cũng được Trường THPT Dương Văn Thì (TP.Thủ Đức) áp dụng. Nhà trường chọn GV có kinh nghiệm nhất để đảm trách việc giảng dạy các lớp học nói trên. HS căn cứ theo danh sách lớp và thời khóa biểu để tham gia môn học của mình với thời lượng 2 tiết/môn.

Tại Trường THPT Tây Thạnh (Q.Tân Phú), căn cứ theo xu hướng chọn môn tốt nghiệp của HS, nhà trường đã biên chế thành 19 lớp ôn thi môn tiếng Anh, 14 lớp ôn thi môn vật lý, 7 lớp ôn thi môn hóa học, 2 lớp sinh học, 3 lớp lịch sử, 3 lớp địa lý và một lớp giáo dục kinh tế và pháp luật.

Ông Nguyễn Quang Đạt, Hiệu trưởng Trường THPT Tây Thạnh, cho hay ngoài việc GV vừa dạy vừa củng cố kiến thức bám sát với cấu trúc và định hướng đề thi thì nhà trường sẽ dành khoảng 3 tuần cuối tháng 5 đến đầu tháng 6 tổ chức hệ thống lại kiến thức và rèn kỹ năng làm bài thi, lưu ý về cách tính điểm các câu hỏi trắc nghiệm của đề thi năm nay để sao cho HS tự tin bước vào kỳ thi.

XÂY DỰNG KHO HỌC LIỆU SỐ ĐỂ HS TỰ ÔN TẬP

Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1), cho biết HS của trường này chọn 2 môn thi tốt nghiệp chủ yếu trong 4 môn tiếng Anh, vật lý, hóa học, sinh học. Đồng thời các tổ hợp môn xét tuyển chủ yếu là các khối A, A1, B, D. Qua khảo sát, gần như 100% HS sẽ tham gia ôn thi tốt nghiệp tại trường. Khoảng đầu tháng 3, nhà trường sẽ lấy ý kiến phụ huynh một lần nữa để xây dựng kế hoạch nước rút bắt đầu từ ngày 5.5 đến khoảng 20.6. Trong khoảng thời gian nước rút này, nhà trường sẽ sắp xếp thời khóa biểu sao cho mỗi HS sẽ được tham gia ôn tập, rèn kỹ năng làm bài đủ 4 môn thi.

Tương tự, ông Nguyễn Hùng Khương, Hiệu trưởng Trường THPT Ernst Thälmann (Q.1), thông tin hiện tại nhà trường vẫn tổ chức dạy theo kế hoạch năm học, kết hợp các tiết buổi 2 để ôn tập, củng cố và nâng cao kiến thức; đồng thời, mở rộng không gian học tập trên hệ thống LMS 360, xây dựng kho học liệu số để HS tự ôn tập. Ngoài ra, nhà trường tổ chức thi thử định kỳ nhằm giúp HS làm quen với áp lực thi cử và rèn luyện kỹ năng làm bài.

Thạc sĩ Phạm Lê Thanh, Trường THPT Nguyễn Hiền (Q.11), chia sẻ đã hướng dẫn HS lập kế hoạch học tập cá nhân hóa theo thời gian biểu, ưu tiên 4 môn thi THPT để chủ động cập nhật kiến thức, tận dụng thời gian hiệu quả. Chia sẻ cho HS các trang website, công cụ ChatGPT tìm kiếm và chọn lọc tài liệu, đề thi, hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho các em. Tận dụng thời gian trên lớp vừa học – vừa củng cố tại lớp để có thể thẩm thấu tốt nhất kiến thức, kỹ năng. Tổ chức cho HS học nhóm để cùng nhau tiến bộ.

Thầy Thanh nói thêm: “Với HS khá, tốt có thể hướng dẫn phương pháp tự học, tự nghiên cứu. Tuy nhiên, với HS còn yếu, thiếu động lực, chưa biết bắt đầu từ đâu, GV cần dành thời gian tương tác trên lớp, giúp đỡ nhiều hơn, hỗ trợ các em này để các em hệ thống hóa kiến thức và tự tin hơn khi kỳ thi THPT sắp đến gần”.

Quy định mới dạy thêm, học thêm: Nhiều hình thức ôn tập cho học sinh cuối cấp - Ảnh 2.

Học sinh lớp 12 sắp bước vào giai đoạn ôn tập thi tốt nghiệp THPT

TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HS

Khi đề cập đến việc tổ chức ôn thi tốt nghiệp THPT theo chương trình mới, nhiều GV nêu ý kiến tự chủ và tự học là những năng lực quan trọng giúp HS học tập, đặc biệt trong bối cảnh giáo dục hiện đại, khi việc học không chỉ diễn ra trong khuôn khổ trường lớp mà còn mở rộng ra môi trường tự học và học trực tuyến, tận dụng không gian mạng, ChatGPT là công cụ kết nối và dẫn đường để HS tìm kiếm tri thức, tự hoàn thiện mình.

Đặc biệt trong bối cảnh Thông tư 29 có hiệu lực, việc tăng cường hướng dẫn HS tự học, tự nghiên cứu, tự đánh giá năng lực bản thân và tự điều chỉnh là giải pháp trọng tâm để ôn tập hiệu quả cho kỳ thi THPT.

Chính vì vậy, thạc sĩ Trần Văn Toàn, giáo viên dạy toán Trung tâm TVT Marth Edu (Q.3), cho rằng HS lớp 12 cần lập kế hoạch ôn tập cho thời gian tới. Với thời gian ít nhất 6 tuần trước khi chính thức bước vào kỳ thi HS cần đề ra nội dung ôn tập và phương pháp ôn tập bám sát với cấu trúc đề thi minh họa mà Bộ GD-ĐT đã công bố.

Theo thầy Toàn, HS cần thực hiện các phương pháp áp dụng cho các môn tự nhiên như hệ thống hóa công thức, làm bài tập lý thuyết; làm đề nhanh, ghi nhớ cách giải nhanh; rèn kỹ năng kiểm tra phát biểu đúng/sai, chú ý lý thuyết đặc biệt; giải bài toán thực tế, tìm phương pháp giải tối ưu; tập giải đề theo thời gian quy định, kiểm tra sai sót, rút kinh nghiệm; rà soát những dạng bài dễ sai, thực hành nhiều đề tham khảo.

Bộ GD-ĐT: Ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch là trách nhiệm của các nhà trường

PGS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), cho rằng: “Chất lượng giáo dục trong nhà trường phổ thông phải được duy trì từ việc dạy học và tổ chức hoạt động giáo dục trong chương trình chính khóa. Việc các nhà trường phải đảm bảo cho HS nắm vững kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu của chương trình cần tách bạch với hoạt động dạy thêm, học thêm theo nhu cầu. Thầy cô giáo cần hướng dẫn để HS biết cách tự học, tự ôn tập, hệ thống hóa kiến thức đã học. Việc học thêm ngoài nhà trường nhằm nâng cao hơn về kiến thức, kỹ năng thuộc nguyện vọng, nhu cầu chính đáng của HS do HS quyết định. Tuy nhiên cần phải lưu ý dành nhiều thời gian cho việc tự học, tự ôn tập thì mới đạt được hiệu quả”.

Mới đây, văn bản của Bộ GD-ĐT gửi các địa phương yêu cầu tăng cường quản lý thực hiện trong lĩnh vực giáo dục phổ thông, quy định mới về dạy thêm, học thêm cũng nhấn mạnh: “Tuyệt đối không buông lỏng việc tổ chức ôn tập, bồi dưỡng cho những HS có kết quả học tập ở mức chưa đạt; tổ chức cho HS lớp cuối cấp tăng cường ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường, xác định đây là trách nhiệm của các nhà trường…”.

Tuệ Nguyễn




Nguồn: https://thanhnien.vn/quy-dinh-moi-day-them-hoc-them-nhieu-hinh-thuc-on-tap-cho-hoc-sinh-cuoi-cap-18525021821134835.htm

Cùng chủ đề

Dạy thêm, nhìn từ góc độ giáo viên

Tốt nghiệp khoa Ngữ văn Trường ĐH Sư phạm Huế, ra trường vào giữa thập niên 1980. Gần 10 năm dạy học, tôi chưa bao giờ có một tiết dạy thêm. ...

Giáo viên đến nhà học sinh kèm bài có được tính dạy thêm?

Những thắc mắc liên quan đến nội dung dạy thêm, học thêm được nhiều phụ huynh, giáo viên đặt ra trên các diễn đàn. Thông tư 29/2024 quy định về dạy thêm, học thêm do Bộ GD&ĐT ban hành với nhiều điểm mới được áp dụng từ giữa tháng 2. Một số giáo viên băn khoăn liệu việc đến nhà học sinh dạy kèm có được tính là dạy thêm và có cần tuân thủ nội dung Thông tư mới...

Những lá đơn đặc biệt của giáo viên miền núi về dạy thêm học thêm

(Dân trí) - 16 giáo viên Trường THCS Yên Khê, huyện Con Cuông, Nghệ An đã có đơn tự nguyện dạy thêm. Những lá đơn đặc biệt sau khi Thông tư 29 có hiệu lực khiến dư luận không khỏi trầm trồ, thán phục. Ngày 20/2, thầy Nguyễn Văn Hào, Hiệu trưởng Trường THCS Yên Khê, cho biết, toàn bộ 16 giáo viên của nhà trường đã tự nguyện dạy thêm cho học sinh mà không thu phí."Các lớp học...

Quản lý dạy thêm, học thêm: Nguy cơ biến tướng

TP - Sau khi Thông tư 29 về dạy thêm học thêm của Bộ GD&ĐT có hiệu lực, hoạt động này có chiều hướng âm thầm chuyển sang hình thức mới. Trong khi, nhiều địa phương đang sắp xếp để chuyển sang học 2 buổi/ngày. TP - Sau khi Thông tư 29 về dạy thêm học thêm của Bộ GD&ĐT có hiệu lực, hoạt động này có chiều hướng âm thầm chuyển sang hình thức mới. Trong...

Nói ‘không’ với dạy thêm trái quy định

Dù thuộc đối tượng được học thêm trong nhà trường nhưng việc tổ chức ôn thi cuối cấp cho học sinh khối 9, khối 12 tại nhiều nhà trường hiện đang tạm dừng chờ hướng dẫn từ các cơ quan quản lý. Vấn đề kinh phí tổ chức cũng đang được nhiều địa phương xem xét, đề xuất các giải pháp. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phải chăng đây là thủ phạm làm bùng phát đột quỵ bí ẩn ở người trẻ?

Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên toàn cầu. Một số nguyên nhân đã biết gây ra đột quỵ bao gồm cholesterol cao, huyết áp cao, rung nhĩ, béo phì, bệnh tim, tiểu đường, hút thuốc... ...

4 chỉ dấu cho thấy bạn đang có trái tim khỏe

Một trái tim khỏe mạnh không chỉ giúp cơ thể hoạt động hiệu quả mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nghiêm trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ sức khỏe trái tim mình. ...

Bài đọc nhiều

Cách viết thư UPU lần thứ 54 đúng chủ đề và sáng tạo

Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 54 năm 2025 không chỉ là một sân chơi bổ ích mà còn giúp học sinh nâng cao kỹ năng viết, tư duy phản biện và khả năng trình bày quan điểm một cách thuyết phục. Cuộc thi viết thư quốc tế UPU 2025 mang đến cơ hội cho học sinh thể hiện sự sáng tạo và trách nhiệm với môi trường. Với chủ đề hóa thân thành đại dương, các...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Thư gửi loài người từ đại dương

Tôi là đại dương, một phần quan trọng của hành tinh xanh. Nhưng giờ đây, tôi đang phải đối mặt với những mối nguy hiểm nghiêm trọng. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the ocean. Write a...

Môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm 2025 Hà Nội là môn gì?

Gần 20 tỉnh, thành đã công bố môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm 2025. Trong khi TP.HCM quyết số môn thi, môn thi thứ 3 là Tiếng Anh khá sớm thì tại Hà Nội, Sở GDĐT Hà Nội vẫn chưa công bố môn thi thứ ba khiến phụ huynh,...

Chi tiết lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của ĐH Quốc gia Hà Nội

Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội vừa thông tin về việc tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực (HSA) học sinh THPT năm 2025, trong đó có lịch thi và địa điểm các đợt chi tiết.

Cùng chuyên mục

Đảm bảo quyền lợi của học sinh khi Trường quốc tế Sài Gòn Pearl dừng hoạt động

Sở GD&ĐT Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo các cơ sở giáo dục công lập và các nhà đầu tư, các trường có vốn đầu tư nước ngoài tiếp nhận học sinh chuyển từ Trường quốc tế...

Trẻ ngại nói cảm ơn hay do tôi khó tính?

Câu chuyện về lời cảm ơn do chị Nguyễn Thị Thương, phụ huynh có con đang học lớp 9 ở TP.HCM kể và phóng viên Tuổi Trẻ Online ghi lại. "Hôm ấy, con tôi đi cùng nhóm bạn tham gia một chương trình...

Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen muốn nghỉ việc

(NLĐO)- PGS- TS Võ Thị Ngọc Thuý, Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen, đã có đơn gửi Chủ tịch Hội đồng trường đề nghị chấm dứt hợp đồng vì lý do sức khoẻ. ...

Thông tin mới nhất về vụ trường Quốc tế Sài Gòn Pearl dừng hoạt động

Sở GDĐT TP.HCM vừa có những thông tin mới nhất liên quan đến việc trường Quốc tế Sài Gòn Pearl dừng hoạt động. ...

Thầy cô giáo là tấm gương tự học và truyền cảm hứng cho học sinh

TPO - “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương tự học, truyền cảm hứng, sự sáng tạo cho học sinh noi theo”, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh tại Hội nghị kích hoạt tháng tự học ngoại ngữ 2025 do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức sáng 20/2.  TPO - “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương tự học, truyền cảm hứng, sự sáng tạo cho học sinh noi theo”, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT...

Mới nhất

Mỗi người Việt xài gần 90kg nhựa một năm

Năm 1990, mức tiêu thụ nhựa bình quân đầu người tại Việt Nam khoảng 3,8kg/năm. Sau gần ba thập kỷ, con số này đã tăng hơn 21 lần, đạt 81kg/người vào năm 2019. ...

Phải chăng đây là thủ phạm làm bùng phát đột quỵ bí ẩn ở người trẻ?

Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên toàn cầu. Một số nguyên nhân đã biết gây...

4 chỉ dấu cho thấy bạn đang có trái tim khỏe

Một trái tim khỏe mạnh không chỉ giúp cơ thể hoạt động hiệu quả mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh tim...

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương thăm, chúc mừng Bệnh viện Thống Nhất

Ngày 20-2, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, đã đến thăm, chúc mừng Bệnh viện Thống Nhất, TP.HCM nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2). ...

Mới nhất