Trang chủEnterpriseTập đoàn Dầu khí Việt NamNhiệt điện khí trong bảo đảm an ninh năng lượng và ổn...

Nhiệt điện khí trong bảo đảm an ninh năng lượng và ổn định hệ thống điện Việt Nam

Điện khí có vai trò đặc biệt quan trọng trong an ninh năng lượng và ổn định hệ thống điện của Việt Nam. Chuỗi dự án điện sử dụng nguồn khí trong nước còn có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế và là động lực phát triển của nhiều vùng miền.

1. Đặc thù an ninh năng lượng Việt Nam

An ninh năng lượng, nói một cách đơn giản, là khả năng tiếp cận năng lượng một cách dễ dàng, với giá cả chấp nhận được. Để tiếp cận năng lượng được dễ dàng, các nước thường ưu tiên, tập trung phát triển nguồn năng lượng nội địa. Nếu thiếu và bắt buộc phải nhập khẩu năng lượng thì các nước thường lựa chọn loại hình dễ mua bán, đa dạng hóa nguồn cung, hạn chế phụ thuộc vào một vài khu vực, quốc gia nhất định.

Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa, nhiều sông nước, nhiều nắng, nhiều gió, nên cùng với nguồn tài nguyên hóa thạch đã được xác định, còn có nguồn thủy điện, điện gió, điện mặt trời… rất phong phú. Nguồn năng lượng hóa thạch của Việt Nam có than, dầu và khí, tuy nhiên do quá trình chuyển dịch năng lượng đang diễn ra và cam kết của Việt Nam, cùng với trữ lượng còn lại chủ yếu là khí, than và dầu sẽ giảm dần vai trò. Thủy điện, điện khí và năng lượng tái tạo (chủ yếu là điện mặt trời, điện gió) sẽ trở thành 3 trụ cột quan trọng của an ninh năng lượng quốc gia.

Cho đến nay, Việt Nam mới chỉ có duy nhất kho cảng trung tâm LNG Thị Vải 1 triệu tấn/năm của PV GAS đã đưa vào vận hành từ tháng 7/2023 và đang triển khai nâng công suất lên 3 triệu tấn/năm vào năm 2026 phục vụ cho toàn bộ khu vực Đông Nam Bộ.

Cho đến nay, Việt Nam mới chỉ có duy nhất kho cảng trung tâm LNG Thị Vải 1 triệu tấn/năm của PV GAS đã đưa vào vận hành từ tháng 7/2023 và đang triển khai nâng công suất lên 3 triệu tấn/năm vào năm 2026 phục vụ cho toàn bộ khu vực Đông Nam Bộ.

Từ 2015, Việt Nam trở thành nước nhập khẩu năng lượng. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ khai thác khí đá phiến, Mỹ trở thành nước xuất khẩu LNG hàng đầu, cùng với các Trung Đông, Nga, Australia… tạo điều kiện cho Việt Nam có nhiều nguồn nhập khẩu khí. Đó là chưa kể khả năng nhập khẩu cả bằng đường ống và LNG từ Malaysia và Myanmar, những nước xuất khẩu khí ở ngay Đông Nam Á. Những yếu tố địa chính trị này càng cho thấy việc lựa chọn khí như một nguồn năng lượng chiến lược là lựa chọn đúng đắn trong điều kiện Việt Nam.

Quy hoạch Điện VIII vừa được phê duyệt cũng cho thấy các nhà quản lý đã lựa chọn điện khí là nguồn năng lượng chiến lược. Theo quy hoạch này, đến năm 2030, công suất điện khí sẽ đạt 37.330 MW, tương ứng với 24,8%, nhiệt điện than chiếm 20%, thủy điện chiếm 19,5%, điện gió trên bờ và ngoài khơi chiếm 18,5% trong tổng công suất nguồn điện. Như vậy, công suất lắp đặt điện khí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn điện.

2. Vai trò nhiệt điện khí ở Việt Nam

a. Một trong 3 trụ cột an ninh năng lượng

Như trên đã phân tích, điện khí là 1 trong 3 trụ cột an ninh năng lượng, từ góc độ sản xuất trong nước, cũng như nhập khẩu.

Trong nước hiện đang triển khai 2 chuỗi dự án quan trọng, cung cấp nguồn khí cho 9 nhà máy điện khí: Ô Môn I, II, III, IV; Miền Trung I, II; Dung Quất I, II, III với tổng công suất 7.240 MW. Ngoài ra, có mỏ Báo Vàng cũng có trữ lượng đủ để cung cấp cho nhà máy điện khí Quảng Trị. Chưa kể tiềm năng thu hồi còn lại được đánh giá khoảng 2,6 tỷ m3 quy dầu, nhưng thiên về khí.

Trung tâm Điện lực Ô Môn – Cần Thơ

Trung tâm Điện lực Ô Môn – Cần Thơ

Thị trường LNG thế giới phát triển mạnh mẽ, nên nguồn nhập khẩu khí khá phong phú và dễ dàng. Nếu nhập khẩu từ Mỹ còn giúp cân bằng cán cân thương mại hai nước, từ đó thúc đẩy việc xuất khẩu các sản phẩm Việt Nam có thế mạnh vào thị trường lớn này.

b. Thành tố quan trọng trong ổn định hệ thống điện Việt Nam

Trong 3 trụ cột năng lượng, năng lượng tái tạo thất thường theo ngày và mùa, thủy điện thường bị hạn chế vào mùa khô. Giai đoạn thiếu điện vào tháng 5-6/2023 vừa qua đã cho thấy rõ rủi ro của thủy điện. Trong bối cảnh đó, điện khí là thành tố quan trọng vừa bảo đảm an ninh năng lượng nói chung, vừa giúp ổn định hệ thống điện khi cả 2 thành tố kia gặp điều kiện không thuận lợi.

Ưu điểm vượt trội của nguồn điện LNG có khả năng chạy phủ đỉnh, khởi động nhanh, sẵn sàng bổ sung và cung cấp điện nhanh cho hệ thống khi các nguồn điện năng lượng khác bị giảm phát.

c. Giải pháp hiệu quả trong chuyển dịch năng lượng

Nhiệt điện khí trong bảo đảm an ninh năng lượng và ổn định hệ thống điện Việt Nam

Bảng trên cho thấy, lượng phát thải của điện khí bằng cỡ 60% của điện than. Cũng vì lẽ đó, nhiều quốc gia coi điện khí như là một giải pháp trung gian của giai đoạn đầu chuyển dịch năng lượng. Việt Nam cũng cần theo đuổi chiến lược này vì chúng ta đã cam kết không đầu tư mới điện than sau 2030.

d. Phát triển chuỗi giá trị khí trong nước mang lại giá trị cao cho nền kinh tế

Các dự án điện khí trong nước (là khâu sau) góp phần thúc đẩy khâu đầu (thăm dò khai thác) phát triển. Vì vậy, chúng góp phần sử dụng hiệu quả tài nguyên khoáng sản của đất nước, mang lại giá trị cao, đóng góp đáng kể vào GDP, thu nhập quốc dân, nộp ngân sách… cũng như là động lực phát triển kinh tế của nhiều vùng miền.

Lấy ví dụ, khi chuỗi dự án Lô B đi vào vận hành, ngoài việc đóng góp cho hệ thống điện quốc gia khoảng 22 tỷ kWh/năm, còn mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động và thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Theo tính toán, chỉ riêng khâu thượng nguồn (khai thác khí) của chuỗi dự án có thể mang lại cho ngân sách nhà nước khoảng 1 tỷ USD/năm

3. Nhiệt điện khí trong một số nước Đông Nam Á và hàm ý cho Việt Nam

Các nước Đông Nam Á cũng vậy. Với điều kiện có nhiều mặt giống Việt Nam, như trữ lượng khí tự nhiên trong nước, tăng trưởng kinh tế và nhu cầu điện cao, định hướng chuyển dịch năng lượng, nhiều nước duy trì tỷ trọng điện khí ở mức cao trong tổng thể hệ thống phát điện quốc gia. Ví dụ, tại Thái Lan hiện nay khoảng 60% lượng điện sản xuất là điện khí. Malaysia có tỷ lệ này là 45% và tại Indonesia là hơn 22%.

Nhiệt điện khí trong bảo đảm an ninh năng lượng và ổn định hệ thống điện Việt Nam

Dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4, nhà máy điện khí sử dụng LNG đầu tiên tại Việt Nam

Trong khi đó, trong năm 2022 tỷ lệ lượng điện sản xuất từ khí thiên nhiên trên tổng lượng điện sản xuất của Việt Nam mới khoảng 11%. Mặc dù Quy hoạch Điện VIII như trên đã nêu, tỷ lệ này đang có xu hướng giảm trong năm 2023. Số liệu từ EVN cho thấy trong 10 tháng đầu năm 2023, trong tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống 24,28 tỷ kWh, trong đó sản lượng điện từ nguồn điện tua bin khí mới chỉ 22,9 tỷ kWh, chiếm 9,8%.

Tiến độ triển khai nhiệt điện khí hiện cũng chậm. Trong tổng số 23 dự án điện khí theo Quy hoạch, mới có 1 đi vào vận hành, 1 đang xây dựng, còn 21 đang chuẩn bị hay lựa chọn nhà đầu tư. Đặc biệt, hai chuỗi dự án khí trong nước là lô B và Cá Voi Xanh đều lùi tiến độ nhiều lần. Điều này cho thấy khoảng cách giữa quy hoạch và thực tế còn khá xa.

4. Kết luận

Điện khí có vai trò đặc biệt quan trọng trong an ninh năng lượng và ổn định hệ thống điện của Việt Nam. Chuỗi dự án điện sử dụng nguồn khí trong nước còn có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế và là động lực phát triển của nhiều vùng miền.

Tuy nhiên, thực tế triển khai các dự án điện khí còn chậm và đang phải đối diện với nhiều vướng mắc. Nút thắt cơ bản của quá trình triển khai các dự án nêu trên là do thể chế phát triển thị trường năng lượng Việt Nam còn nhiều điểm cần hoàn thiện.

Một là, giá khí khai thác trong nước hiện đang được nhà nước quản lý chặt chẽ, cùng với chế độ bao tiêu cho nhà đầu tư, trong khi cấu thành mới của thị trường khí là LNG nhập khẩu thì giá và sản lượng bao tiêu lại đàm phán theo quy luật của thị trường. Bài toán đặt ra là ứng xử với 2 loại khí này như thế nào để bảo đảm công bằng trên thị trường, tức là quyền lợi và rủi ro như nhau cho tất cả các nhà đầu tư?

Hai là, sự thiếu liên thông trên thị trường năng lượng. Hiện nay, giá điện do nhà nước quản lý, trong khi giá LNG với vai trò là nhiên liệu đầu vào cho điện khí thì lại tự do theo thị trường thế giới. Điều này dẫn đến nhu cầu khách quan là giá điện cần tiếp cận gần hơn với quy luật thị trường và có cơ chế phân bổ quyền lợi, rủi ro hợp lý giữa các doanh nghiệp tham gia chuỗi điện khi LNG, từ đầu tư kho cảng, nhập khẩu, xây dựng vận hành nhà máy, đến mua điện, phát lên hệ thống, phân phối và bán lẻ đến người dùng cuối cùng.

Giải quyết các bài toán trên chính là thực hiện chủ trương “xây dựng thị trường năng lượng đồng bộ, cạnh tranh, minh bạch, đa dạng hóa hình thức sở hữu và phương thức kinh doanh”, đã được nêu trong Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ chính trị, cũng như bảo đảm hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước và doanh nghiệp.

Nguyễn Hồng Minh

Nguồn: https://www.pvn.vn/chuyen-muc/tap-doan/tin/885c5421-a7a9-45e2-aefd-b4e2126acd98

Cùng chủ đề

Petrovietnam và PVcomBank lần thứ hai liên tiếp đồng hành cùng TP Hà Nội tổ chức trình diễn ánh sáng nghệ thuật Rực rỡ...

Chào đón năm mới Ất Tỵ 2025, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam), Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) và các công ty thành viên khác trong Tập đoàn đồng hành cùng UBND Thành phố Hà Nội và UBND Quận Nam Từ Liêm tổ chức màn...

Cổ đông nước ngoài bán cổ phiếu, một công ty của PVN ‘sạch’ vốn ngoại

Technip Energies (M) SDN. BHD, một cổ đông ngoại, vừa báo cáo Ủy ban Chứng khoán việc bán toàn bộ 2,5 triệu cổ phiếu PVE của Tổng công ty Tư vấn thiết kế Dầu khí - CTCP (PV Engineering). Gần đây nhiều nhà đầu...

Ký kết thực hiện dự án thúc đẩy chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam

Chiều ngày 15/1, tại Hà Nội đã diễn ra lễ ký kết thực hiện dự án Thúc đẩy chuyển dịch năng lượng giữa 2 đơn vị chức năng của Bộ Công Thương và GIZ. Việc ký kết được thực hiện giữa Cục Điều tiết Điện lực, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) với Tổ chức hợp tác quốc tế Đức (GIZ). ...

Quỹ Thắp Sáng Niềm Tin: Hoàn thành chiến dịch gây quỹ trên MoMo đợt 2

Chiến dịch gây quỹ Thắp Sáng Niềm Tin trên nền tảng MoMo đợt 2 năm 2024 đã hoàn thành mục tiêu 160 triệu đồng qua Trái Tim MoMo và 6,4 triệu heo vàng qua Heo Đất MoMo. Quỹ học bổng Thắp Sáng Niềm Tin đã hợp tác với MoMo trong 2 năm vừa qua để tổ chức nhiều đợt vận động gây quỹ, tìm kiếm nguồn tài trợ và kinh phí để trao học bổng cho các sinh viên nghèo...

Kiến nghị chỉnh sửa quy định về ứng phó sự cố tràn dầu

Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị chỉnh sửa quy định về thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo quy mô lưu trữ. Bộ Quốc phòng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Ninh Thuận do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn số 942/BDN ngày 6/11/2024 với nội dung: “Chỉnh sửa quy định về thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu (cấp huyện, cấp tỉnh) theo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Petrolimex mở trạm dừng nghỉ tạm trên cao tốc Nghi Sơn – Diễn Châu

(Chinhphu.vn) - Ngày 23/1, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) phối hợp với Cục đường bộ Việt Nam, Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Cảnh sát giao thông (C08), Khu Quản lý đường bộ II, Sở Giao thông vận tải tỉnh Nghệ An và các cơ quan hữu quan hoàn thành nghiệm thu kỹ thuật đưa Trạm dừng nghỉ tạm Km 427+035 tuyến cao tốc Nghi Sơn-Diễn Châu vào hoạt động.Thực hiện ý kiến chỉ đạo...

SHB trao thưởng iPhone 16 Pro Max cho khách hàng may mắn trong chiến dịch “Tiếp lửa đội tuyển Việt Nam” tại ASEAN...

Trong các ngày từ 22 – 24/1/2025, SHB đã tiến hành trao các giải thưởng của chuỗi minigame SHB Tiếp Lửa Đội Tuyển Việt Nam được tổ chức trên fanpage chính thức của ngân hàng. Trong đó giải thưởng giá trị nhất là 5 chiếc iPhone 16 Pro Max đã tìm được chủ nhân. Chuỗi minigame Dự đoán tỷ số các trận chung kết ASEAN Cup nằm trong khuôn khổ chiến dịch “SHB Tiếp Lửa Đội Tuyển Việt Nam”...

Lãnh đạo VIMC thăm và chúc Tết các cảng, doanh nghiệp thành viên tại Hải Phòng và Hà Nội – Tổng công ty Hàng...

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngày 20/1, ban lãnh đạo của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) do Chủ tịch Lê Anh Sơn và Tổng giám đốc Nguyễn Cảnh Tĩnh dẫn đầu đã thăm và chúc Tết các cảng, doanh nghiệp thành viên khu vực Hải Phòng và Hà Nội.Tại Hải Phòng, ban lãnh đạo do Chủ tịch Lê Anh Sơn dẫn đầu đã ghé thăm các đơn vị thành viên bao gồm...

Green Dragon City – Tâm điểm đầu tư mới của vịnh Bắc Bộ

Thời gian gần đây mọi người bắt đầu biết đến nhiều hơn với Vịnh Bái Tử Long – Quảng Ninh, nơi đang được đánh giá là mảnh đất tựa sơn tiếp thủy hội tụ linh khí đất trời với nhiều giá trị tiềm năng không chỉ về đầu tư mà cả sự thay đổi dần về môi trường sống cùng sự vận động không ngừng nghỉ trong tốc độ phát triển kinh tế, đô thị. Có những mảnh đất...

Cảnh báo giao dịch khống bằng thẻ tín dụng trong dịp Tết Nguyên Đán

Nhằm hỗ trợ Quý khách hàng hạn chế rủi ro trong quá trình sử dụng, giao dịch thẻ tín dụng trong dịp Tết Nguyên Đán, đặc biệt với dịch vụ “đáo hạn thẻ” (giao dịch khống), Ngân hàng SHB khuyến cáo người dùng thẻ cần lưu ý một số thông tin sau: Đáo hạn thẻ hay còn gọi là giao dịch khống là hành vi khách hàng thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ nhưng thực tế không phát...

Bài đọc nhiều

Petrovietnam sẵn sàng cho chặng đường phát triển mới

Với nguồn lực hiện có, chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế và giữ vai trò trụ cột trong bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) có đủ năng lực và điều kiện để phát triển trở thành tập đoàn công nghiệp năng lượng quốc gia theo định hướng của Đảng, Chính phủ. Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn nghe báo cáo về Nhà máy Xử lý...

Petrovietnam có thêm 4 đơn vị đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam

Chiều ngày 10/11, tại Diễn đàn Quốc gia thường niên Văn hóa với Doanh nghiệp năm 2024, Ban tổ chức triển khai Cuộc vận động “Xây dựng Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam” (Ban tổ chức 248) đã tổ chức tôn vinh 20 doanh nghiệp, trong đó có 4 đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam. Tham dự diễn đàn có ông Hồ Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội...

Petrovietnam tiếp tục trong Top đầu các doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024

Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) vừa công bố Bảng xếp hạng VNR500 - Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đứng vị trí thứ 2 trong Bảng xếp hạng. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp Dầu khí khác cũng nằm trong Top đầu các doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024. Petrovietnam giữ vị trí thứ 2 trong Top 10 VNR500 năm...

Petrovietnam làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy Thanh Hóa

Petrovietnam làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy Thanh Hóa | 17/01/2025 Lượt xem: 27 ...

Mở rộng hợp tác Việt Nam – Liên bang Nga trong lĩnh vực năng lượng – dầu khí

Mở rộng hợp tác Việt Nam – Liên bang Nga trong lĩnh vực năng lượng – dầu khí Chiều 23/10, theo giờ địa phương, nhân chuyến công tác tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng năm 2024 tại Liên bang Nga, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Năng lượng Liên bang Nga Sergei Tsivilev. Tham dự buổi tiếp có Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh...

Cùng chuyên mục

Petrovietnam mong muốn hợp tác với Ba Lan về đóng tàu, dịch vụ cảng biển

Chiều ngày 17/1, tại Warsaw, Ba Lan, Bộ Công Thương Việt Nam đã phối hợp với Bộ Kinh tế Phát triển và Công nghệ Ba Lan tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Ba Lan. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và có bài phát biểu tại diễn đàn. Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Ba Lan là một trong những sự kiện quan trọng trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Ba...

Phát huy bản lĩnh Petrovietnam trong thực hiện Kế hoạch năm 2025

Phát huy bản lĩnh Petrovietnam trong thực hiện Kế hoạch năm 2025 | 17/01/2025 Lượt xem: ...

Petrovietnam làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy Thanh Hóa

Petrovietnam làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy Thanh Hóa | 17/01/2025 Lượt xem: 27 ...

Petrovietnam đổi mới từ cốt lõi để bứt phá tăng trưởng “2 con số”

Petrovietnam đổi mới từ cốt lõi để bứt phá tăng trưởng “2 con số” Nhằm tập trung thực hiện, hoàn thành tốt các mục tiêu trên, ngay từ đầu năm 2025, Ban Chấp hành Đảng bộ Tập đoàn đã ban hành Nghị quyết 950-NQ/ĐU về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2025. Đổi mới từ cốt lõi, phát triển vượt trội Chủ đề công tác năm 2025 được Đảng ủy Tập đoàn xác...

“Khoán 10” trong lĩnh vực khoa học và công nghệ

Ảnh minh họa. Sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, sáng 13/1, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị toàn quốc theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với các điểm cầu từ cấp tỉnh đến cấp xã ở các địa phương. Trong bài phát biểu chỉ...

Mới nhất

Sôi động huy động vốn đầu năm 2025

Chỉ trong nửa đầu tháng 1/2025, nhiều thương vụ huy động vốn trên thị trường chứng khoán qua kênh phát hành cổ phiếu và trái phiếu đã có tín hiệu đáng chú ý. Chỉ trong nửa đầu tháng 1/2025, nhiều thương vụ huy động vốn trên thị trường chứng khoán qua kênh phát hành cổ phiếu và trái phiếu đã...

Cô gái ở Vĩnh Long nghi thiếu nợ bị nhóm thanh niên khống chế đưa lên xe

Công an tỉnh Vĩnh Long phối hợp cùng Cục cảnh sát hình sự, Cục cảnh sát giao thông, Công an TP.HCM truy bắt, giải cứu thành công cô gái bị bắt cóc. ...

Người đàn ông cầm dao rơi từ tầng 3 tiệm vàng xuống, tử vong

(NLĐO) – Người đàn ông cầm dao chạy lên tầng 3 của tiệm vàng rồi bất ngờ cúi người qua lan can, rơi xuống vỉa hè tử...

Đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá của Bộ Công an năm 2025, thêm 2 mã bài thi

Kỳ thi đánh giá tuyển sinh Công an nhân dân năm 2025 sẽ có 4 mã bài thi, thay vì 2 mã bài thi như năm ngoái. ...

WHO thừa nhận khó khăn tài chính khi Mỹ rời đi

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sẽ cắt giảm chi phí và xem xét chương trình y tế nào cần ưu tiên sau khi ông Trump ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi cơ quan này. ...

Mới nhất

Lạ lùng bún chuối