Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcNhiệm vụ không gian tiếp theo của Ấn Độ

Nhiệm vụ không gian tiếp theo của Ấn Độ


Sau thành công của cuộc đổ bộ Mặt Trăng, Ấn Độ quyết định thời điểm triển khai nhiệm vụ không gian tiếp theo – nghiên cứu Mặt Trời.





Tàu nghiên cứu Mặt Trời Aditya-L1 dự kiến phóng lên không gian đầu tháng 9. Ảnh: VDOS/URSC

Tàu nghiên cứu Mặt Trời Aditya-L1 dự kiến phóng lên không gian đầu tháng 9. Ảnh: VDOS/URSC

Tàu Aditya-L1, đài quan sát không gian chuyên nghiên cứu Mặt Trời đầu tiên của Ấn Độ, đang sẵn sàng để phóng tại sân bay vũ trụ chính của nước này ở Sriharikota, theo Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO). “Chúng tôi dự định phóng vào tuần đầu tiên của tháng 9”, Reuters hôm 26/8 dẫn lời của S. Somanath, chủ tịch ISRO.

Được đặt tên theo từ “Mặt Trời” trong tiếng Hindi, Aditya-L1 có nhiệm vụ nghiên cứu gió Mặt Trời, hiện tượng có thể tác động đến Trái Đất và thường khiến cực quang xuất hiện. Trong dài hạn, dữ liệu từ con tàu có thể giúp giới chuyên gia hiểu rõ hơn về tác động của Mặt Trời đến các kiểu khí hậu trên Trái Đất. Tàu vũ trụ Solar Orbiter của NASA và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) gần đây cũng phát hiện những luồng hạt tích điện tương đối nhỏ, thỉnh thoảng phóng ra từ vành nhật hoa – lớp khí quyển ngoài của Mặt Trời – có thể giúp làm sáng tỏ nguồn gốc của gió Mặt Trời.

Tên lửa phóng hạng nặng của Ấn Độ, PSLV, sẽ đưa tàu vũ trụ Aditya-L1 phóng lên không gian. Con tàu dự kiến bay 1,5 triệu km trong khoảng 4 tháng, tới quỹ đạo quanh điểm Lagrange 1 (L1). Các điểm Lagrange là những nơi mà vật thể bay đến đó có xu hướng đứng yên do sự cân bằng lực hấp dẫn, giúp tàu vũ trụ tiết kiệm nhiên liệu. Điểm Lagrange được đặt tên theo nhà toán học Joseph-Louis Lagrange.

Năm 2019, chính phủ Ấn Độ đã phê duyệt số tiền tương đương khoảng 46 triệu USD cho Aditya-L1. ISRO hiện chưa đưa ra cập nhật chính thức về chi phí. Tuy nhiên, Ấn Độ nổi tiếng về khả năng cạnh tranh chi phí vượt trội trong kỹ thuật không gian. Các nhà điều hành và nhà lập kế hoạch kỳ vọng khả năng này sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp vũ trụ đang được tư nhân hóa của Ấn Độ. Nhiệm vụ Chandrayaan-3, đưa tàu vũ trụ đáp xuống gần cực nam Mặt Trăng, có chi phí chỉ khoảng 75 triệu USD.

Thu Thảo (Theo Reuters)




Source link

Cùng chủ đề

Các hẻm núi lớn được khắc lên mặt trăng trong chớp mắt

Hẻm núi lớn (Grand Canyon) ở bang Arizona của Mỹ phải mất hàng triệu năm mới tượng hình, trong khi hai hẻm núi kích thước tương tự được khắc lên bề mặt mặt trăng chỉ trong vòng 10 phút. ...

Trung Quốc sẽ triển khai robot bay để tìm nước trên Mặt trăng

(CLO) Trung Quốc sẽ triển khai một robot bay đến mặt xa của Mặt trăng vào năm tới để tìm kiếm nguồn nước đóng băng, một tài nguyên có thể hỗ trợ cho các sứ mệnh thám hiểm Mặt trăng trong tương lai. ...

Mặt Trăng của Trái Đất “sống dậy” gần đây?

(NLĐO) - Điều mà các nhà khoa học luôn mong đợi ở các thế giới ngoài hành tinh xa xôi có thể tồn tại ngay tại Mặt Trăng, nơi đã khiến họ "lạc lối". ...

Hành trình đến Mặt trăng qua góc nhìn tàu đổ bộ Blue Ghost

(CLO) Tàu đổ bộ Blue Ghost của Firefly Aerospace vừa ghi lại những hình ảnh đầu tiên về Mặt trăng. Hai bức ảnh do Firefly đăng tải trên mạng xã hội X cho thấy góc nhìn từ tầng trên của tàu đổ bộ cao 2 mét, cùng với hình ảnh chụp...

Vì sao chúng ta chưa gặp được người ngoài hành tinh?

(NLĐO) - "Mọi người đâu rồi?" câu nói của vật lý lỗi lạc Enrico Fermi hồi thế kỷ 19 đã tóm tắt "nghịch lý Fermi" trong cuộc tìm kiếm người ngoài hành tinh. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Cảnh báo AI có thể phát triển ‘ý chí sinh tồn’, vượt kiểm soát của con người

Nhà khoa học máy tính hàng đầu Yoshua Bengio cảnh báo nếu mất kiểm soát với AI, 'loài người có thể biến mất trong 10 năm'. Ngày 7-2, một nhà khoa học máy tính hàng đầu đã lên tiếng cảnh báo về khả năng...

Nhiều ý kiến đóng góp dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

NDO - Ngày 7/2, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm Góp ý dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (dự thảo Luật). Đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện các cơ quan liên quan tham dự. Phát biểu khai mạc, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Hải Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ...

ChatGPT thêm công cụ Deep Research, cạnh tranh DeepSeek

OpenAI khẳng định với công cụ Deep Research mới nhất, ChatGPT có thể 'hoàn thành trong vài chục phút những việc mà con người phải mất đến nhiều giờ'. Theo AFP ngày 3-2, gã khổng lồ công nghệ Mỹ OpenAI công bố một công...

Nghị quyết 57-NQ/TW: Kiến tạo hệ sinh thái đưa khoa học bứt phá

Nhiều điểm đột pháTrong giai đoạn phát triển 2021-2030, tầm nhìn năm 2045, Đảng và Nhà nước ta đặt nhiều kỳ vọng vào vai trò nền tảng của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, xem đây là “đột phá chiến lược”, “động lực chính” để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.Việt Nam phấn đấu đến năm 2030 là nước đang phát triển có...

Từ thế giới 13 tỉ năm trước, “quái vật” nhắm thẳng Trái Đất

(NLĐO) - "Quái vật" blazar xa nhất từng được xác định đã cung cấp cái nhìn hiếm hoi về kỷ nguyên tái ion hóa của vũ trụ. ...

Cùng chuyên mục

3 đài thiên văn bắt được tia vô tuyến cực lạ từ quái vật 12,6 tỉ tuổi

(NLĐO) - Thứ được các nhà khoa học mô tả là "quái vật phản lực vô tuyến" dài tới 215.000 năm ánh sáng, đến từ một vật thể cổ đại vô cùng đáng sợ. ...

Busadco xây kè chắn sóng bảo vệ Hòn Thơm – Phú Quốc

Busadco thi công tuyến kè chắn sóng biển bảo vệ Hòn Thơm, đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang bằng giải pháp lắp ráp công nghệ bê tông cốt phi kim đúc sẵn M400, cao khoảng 5m. Các cấu kiện được lắp ghép với nhau thông qua khớp trượt âm - dương; lót vải địa...

DeepSeek hút tài năng trẻ rời Thung lũng Silicon về Trung Quốc

Các kỹ sư trẻ Trung Quốc chi phí sinh hoạt thấp hơn tại quê nhà hấp dẫn. Về nước, họ được sống gần gia đình và cơ hội đảm nhận những vai trò quan trọng từ sớm trong sự nghiệp. Daniel Palomar, giáo sư...

NASA phát hiện vành đai bức xạ mới của Trái Đất

(NLĐO) - Khi nghiên cứu một hiện tượng làm rung chuyển từ quyển Trái Đất hồi tháng 5-2024, vệ tinh CubeSat của NASA đã phát hiện cặp cấu trúc lạ. ...

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu thu hút 100 giáo sư thỉnh giảng trong 5 năm tới

NDO - Giai đoạn 2025-2030, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu bổ nhiệm 100 giáo sư thỉnh giảng. Riêng 2 năm 2025 và 2026, đơn vị này mời và bổ nhiệm 50 giáo sư thỉnh giảng. Ngày 7/2, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm lấy ý kiến đóng góp về Chương trình Giáo sư thỉnh giảng. Tọa đàm nhằm triển khai Nghị...

Mới nhất

Chồng hiến thận, giữ mạng sống cho vợ bị suy thận giai đoạn cuối

Không đành lòng nhìn sức khỏe của vợ kém dần sau gần 5 năm suy thận giai đoạn...

Ho khan, nuốt nghẹn, phát hiện ung thư hiếm gặp

Gần đây, ông B.V.Đ, 53 tuổi, từ Hải Dương, đã đến Phòng khám Đa khoa Medlatec vì lo lắng về các triệu chứng ho khan và nuốt nghẹn. Gần đây, ông B.V.Đ, 53 tuổi, từ Hải Dương, đã đến Phòng khám Đa khoa Medlatec vì lo lắng về các triệu chứng ho khan và nuốt nghẹn. ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu sớm kêu gọi đầu tư sân bay Chu Lai

Thủ tướng Phạm Minh Chính giao tỉnh Quảng Nam kêu gọi nhà đầu tư xây dựng sân bay Chu Lai cấp 4F và quy hoạch, phát triển đô thị sân bay, phát triển hệ sinh thái sân bay. ...

Nữ sinh mất liên lạc ở TPHCM chính thức lên tiếng

Trong thông báo trấn an gia đình, bạn bè và cộng đồng mạng, nữ sinh Lìu Ngọc Hằng mong muốn chấm dứt những tin đồn liên quan đến mình. Chiều nay (8/2), Lìu Ngọc Hằng (22 tuổi, quê Đồng Nai) – nữ sinh năm 4 mất liên lạc tại TPHCM xác nhận mình đang ở Trung Quốc và rất an...

Mới nhất