Trang chủSự kiệnNhiệm vụ đặc biệt trước ngày tiếp quản Thủ đô

Nhiệm vụ đặc biệt trước ngày tiếp quản Thủ đô

Nhiệm vụ đặc biệt trước ngày tiếp quản Thủ đô

(Dân trí) – Một tuần trước ngày chính quyền và bộ đội về tiếp quản Thủ đô, gần 400 thanh niên đã vào Hà Nội làm nhiệm vụ tuyên truyền, vận động để nhân dân hiểu rõ các chính sách của Đảng, Nhà nước.

70 năm đã qua, nhưng khi nhắc về ngày lịch sử 10/10/1954, ông Nguyễn Văn Khang (89 tuổi), Trưởng ban liên lạc Đội Thanh niên công tác tiếp quản Thủ đô lúc bấy giờ, vẫn nhớ như in từng nhiệm vụ và cảm xúc của những thanh niên mới tuổi mười tám, đôi mươi.

Ở cái tuổi “xưa nay hiếm”, ông Khang dù tai đang phải đeo máy trợ thính, nhưng trí nhớ rất minh mẫn.

Nhiệm vụ đặc biệt trước ngày tiếp quản Thủ đô - 1

Sau một hồi trầm ngâm, lật lại từng trang ký ức, ông nhớ lại, khi vừa bước sang tuổi 19 lúc còn đang học ở trường Tân Trào (Tuyên Quang), ông cùng 11 đoàn viên được Hội đồng giáo viên nhà trường tuyển chọn tham gia đoàn viên thanh niên cứu quốc ưu tú.

Lúc đó, ông nghĩ mình được về mặt trận Điện Biên Phủ. Nhưng thay vì hành quân lên Tây Bắc như suy nghĩ, đoàn của ông lại di chuyển đến Đại Từ (Thái Nguyên). Sau đó, ông mới biết mình được tuyển chọn vào Đội Thanh niên làm công tác tiếp quản Thủ đô.

Trong 2 tháng (từ tháng 7 đến tháng 9/1954), khoảng 400 đoàn viên thanh niên các trường Tân Trào, Hùng Vương, Lương Ngọc Quyến, Nguyễn Thượng Hiền,… của tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ… được chỉ định chỉnh huấn (tập huấn), học tập chính sách của Chính phủ để thực hiện một nhiệm vụ quan trọng trước ngày chính quyền, bộ đội tiếp quản Thủ đô.

Sau khi được chỉnh huấn xong, ông Khang và những đoàn viên khác nhận được chỉ thị của cấp trên mà ông mãi không quên, đó là “vào Hà Nội phải nghiêm túc, tuyệt đối không được đụng đến cái kim, sợi chỉ của dân; thanh niên trong đội không được yêu nhau”. Ngày 3/10/1954, ông đặt chân tới Hà Nội.  

“Lúc đó, chúng tôi là những thanh niên mới 19-20 tuổi, còn rất trẻ nhưng được giao nhiệm vụ phải tiếp xúc với nhân dân trước khi bộ đội trở về. Vì thế, khi về Hà Nội, chúng tôi rất lo lắng không biết phải làm thế nào để hoàn thành tốt nhiệm vụ”, ông Khang chia sẻ.

Nhiệm vụ đặc biệt trước ngày tiếp quản Thủ đô - 3

Từ ngày 3 đến 6/10/1954, Đội Thanh niên tiếp quản Thủ đô bắt đầu đi tiền trạm, tiếp xúc với người dân Hà Nội trước khi quân đội tiến về tiếp quản.

Lúc bấy giờ, địch đưa ra nhiều thông tin xuyên tạc nhằm lôi kéo nhân dân ta di cư vào miền Nam. Các thành viên của Đội Thanh niên công tác tiếp quản Thủ đô được chia thành từng nhóm từ 7 đến 10 người, len lỏi trong 36 phố phường thực hiện nhiệm vụ được giao.

Ông Khang cùng những thanh niên của đội tiếp xúc từ công chức đến các thanh niên trong trường đại học, trung học, thiếu niên, tiểu thương, những người buôn bán nhỏ và người dân,… để nói về chính sách của Chính phủ ta.

Khi tiếp xúc người dân Thủ đô, ông và đồng đội phải trả lời ngọn ngành rất nhiều câu hỏi như: Phụ nữ bán hoa có được mặc áo dài không?, tiểu thương chợ Đồng Xuân có được tiếp tục buôn bán không?, lương có bị thay đổi không?,…

Nhiệm vụ đặc biệt trước ngày tiếp quản Thủ đô - 5

Nhờ được tập huấn chính sách, chủ trương của Đảng, Chính phủ về các hoạt động buôn bán, học tập tại nhà trường, nên ai nấy trong đội đều dõng dạc, tự tin trả lời người dân: “Chính phủ sẽ duy trì cuộc sống như trước đây. Mọi việc không có gì thay đổi, bà con yên tâm tiếp tục sinh sống tại Hà Nội”.

Để tạo cảm tình với tầng lớp thanh thiếu niên, Đội Thanh niên công tác tiếp quản Thủ đô xuống phố, gặp gỡ, trò chuyện với người dân, thanh niên và dạy hát múa cho các em.

“Nhờ công tác tuyên truyền, vận động nên khi quân ta về Thủ đô tiếp quản, mọi hoạt động của các công sở, trường học, nhà máy điện, nước, tàu điện,… vẫn diễn ra bình thường. Chỉ khác là quân đội Pháp không còn có mặt ở Hà Nội”, ông Khang tự hào kể.

Nhiệm vụ đặc biệt trước ngày tiếp quản Thủ đô - 7

Được sự vận động, giải thích của các đội viên Đội Thanh niên công tác tiếp quản Thủ đô nên sau khi không còn bóng dáng quân Pháp, người dân, thanh thiếu niên cùng đội thanh niên dọn dẹp, vệ sinh đường phố.

Đến đêm 9/10/1954, cả Hà Nội gần như không ngủ. Thanh niên, người dân ở các khu phố thức xuyên đêm để chuẩn bị cờ, biểu ngữ đón chính quyền, bộ đội về tiếp quản Thủ đô.

8h ngày 10/10/1954, đoàn quân từ 5 cửa ô tiến vào Thủ đô. Hàng vạn người dân quần áo chỉnh tề, cờ hoa rực rỡ xuống đường đón mừng chính quyền và quân đội cách mạng, cùng với tiếng trống, tiếng pháo, tiếng hoan hô vang dậy khắp phố phường. Trong ngày lịch sử, ông Khang được giao nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự ở khu vực đài phun nước bờ hồ Hoàn Kiếm hiện nay.

“Ngày 10/10/1954, là sự kiện lịch sử mà suốt cuộc đời tôi không bao giờ quên. Hôm đấy, có người mẹ nghẹn ngào ôm con sau nhiều năm xa cách; em bé được gặp lại cha trong ngày trở về; người vợ được gặp chồng nhưng cũng nhiều gia đình mòn mỏi tìm kiếm khắp nơi nhưng không thấy người thân của mình. 

Ngày đấy, rất nhiều hình ảnh xúc động nhưng thật đáng tiếc không có nhiều máy ảnh như bây giờ để ghi lại những khoảnh khắc xúc động đấy”, ông Khang bồi hồi nhớ lại những khoảnh khắc thiêng liêng của lịch sử.

Nhiệm vụ đặc biệt trước ngày tiếp quản Thủ đô - 9

Sau ngày 10/10/1954, ông Khang tiếp tục cùng Đội Thanh niên xung phong tiếp quản Thủ đô thực hiện nhiệm vụ chống dụ dỗ di cư ở Hà Nội. Đến tháng 4/1955, nhiệm vụ của ông và các thành viên kết thúc một cách xuất sắc. Một số thành viên trong đội được chọn đi du học ở Trung Quốc, Liên Xô, Tiệp Khắc…

Năm 1955, ông Khang được cử đi học ngành nông nghiệp tại Trung Quốc, rồi về công tác tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho tới khi nghỉ hưu. Sau 10 năm sinh sống cùng gia đình con trai út tại TPHCM, năm 2023 ông Nguyễn Văn Khang và vợ về sống ở Hà Nội.

Ông mong mỏi, trong đợt kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô sẽ có cơ hội được gặp lại những thành viên cũ, từng hoạt động sôi nổi với Đội Thanh niên công tác tiếp quản Thủ đô một thời.

Nhiệm vụ đặc biệt trước ngày tiếp quản Thủ đô - 11

Tại căn nhà nhỏ nằm sâu trong ngõ 33 phố Chùa Láng (quận Đống Đa, Hà Nội) Đại tá Bùi Gia Tuệ, nguyên Trưởng phòng Pháp chế (Tổng cục Công nghiệp bộ Quốc phòng) đưa phóng viên trở về những năm tháng hào hùng của ngày 10/10/1954 – Ngày bộ đội trở về tiếp quản Thủ đô từ tay thực dân Pháp.

Sinh ra và lớn lên tại phố Hàng Bè (quận Hoàn Kiếm), ông Tuệ sớm giác ngộ lý tưởng cách mạng. Đêm 19/12/1946, sau khi nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, ông Tuệ khi ấy mới 15 tuổi đã tình nguyện tham gia chiến đấu bảo vệ thành phố.

Vì còn nhỏ tuổi ông chỉ được giao nhiệm vụ trinh sát, liên lạc cho lực lượng tự vệ khu phố Hàng Bè.

“Tôi được phân công quan sát trên một ngôi nhà cao tầng tại phố Cầu Gỗ, nếu thấy quân Pháp kéo vào thì vẫy cờ ra hiệu cho lực lượng tự vệ sẵn sàng ứng phó. Suốt 60 ngày khói lửa ấy tôi trực tiếp tham gia chiến đấu một lần.

Lần đó, Pháp kéo vào 1 xe tăng, 1 xe quân sự, theo sau là bộ binh từ hướng đường Trần Nhật Duật, hòng chọc thủng phòng tuyến của ta nhưng bất thành”, ông Tuệ kể. 

Ngày 17/2/1947, Trung đoàn Thủ đô rút ra khỏi thành phố, ông Tuệ chưa đủ tuổi tham gia bộ đội nên cùng gia đình di tản về vùng hậu phương. Đến năm 1948, trong một lần đi thăm người thân đang làm bác sĩ ở Đại đoàn 308, ông Tuệ xin được nhập ngũ.

Do chưa đủ tuổi, ông bị người thân từ chối, khuyên về tiếp tục học tập. Nhưng trước quyết tâm của người thiếu niên giàu lòng yêu nước, ước nguyện của ông đã được chấp thuận và tham gia chiến đấu trong hàng ngũ Đại đoàn 308. Khi quân và dân ta bước vào chiến dịch Điện Biên Phủ, ông Tuệ giữ vai trò Trung đội trưởng, đồng thời làm nhiệm vụ vận tải, tiếp đạn cho lực lượng pháo binh. 

Nhắc đến chiến dịch Điện Biên Phủ, bao kỷ niệm lại ùa về trong tâm trí người lính Cụ Hồ: “Ngoài tải đạn, đơn vị tôi còn có nhiệm vụ tiếp nhận quân Pháp đầu hàng. Không rõ lý do gì hoặc đoán được kết quả thua trận, quân đội Pháp đã chuẩn bị trước khăn trắng, lần lượt nộp vũ khí đầu hàng. Nhìn cảnh tượng đó chúng tôi cảm nhận rằng ngày hòa bình, ngày trở lại Hà Nội không còn xa nữa”.

Nhiệm vụ đặc biệt trước ngày tiếp quản Thủ đô - 13

Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, Đại đoàn 308 hành quân về Hà Nội. Đến Phú Thọ, ông Tuệ vinh dự là một trong số 70 cán bộ, chiến sĩ đại diện gặp Bác Hồ tại đền Hùng, nghe Bác căn dặn những điều quan trọng khi trở về tiếp quản Thủ đô.

“Vì sao Bác Hồ nói “trở về”, bởi vì Bác biết rằng chúng tôi từ Hà Nội ra đi. Trước khi rời đi, chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô đã viết lại khẩu hiệu “sẽ có ngày trở về Hà Nội”. Với chúng tôi đó là lời hứa chiến thắng”, Đại tá Bùi Gia Tuệ kể.

Ngày 10/10/1954 , thời khắc lịch sử đã điểm, các đơn vị quân đội chia làm nhiều cánh quân lớn tiến vào tiếp quản Thủ đô.

Xe của ông Tuệ là xe thứ 3 tiến vào Hà Nội, đi sau xe của Chủ tịch Ủy ban Quân quản Vương Thừa Vũ và Phó Chủ tịch Ủy ban quân chính TP Hà Nội Trần Duy Hưng.

Đoàn xe xuất phát từ Hà Đông, Thủ đô dần hiện ra trước mắt, một rừng cờ hoa, biểu ngữ khẩu hiệu, nhiều nhất là khẩu hiệu “Hồ Chí Minh muôn năm”. Ông Tuệ cùng các đồng đội hành quân qua Cửa Nam, qua Hàng Đậu, Hàng Ngang, Hàng Đào, bờ Hồ,… rồi hội quân cùng các đơn vị khác tại sân Cột Cờ.

“Ngồi ngay đầu xe bên phải, tôi chứng kiến sự hân hoan, mừng vui chào đón, hô vang khẩu hiệu “Hoan hô bộ đội Cụ Hồ” của hàng vạn người dân, lúc đấy xúc động vô cùng. 

Người dân nhìn bộ đội bằng ánh mắt đầy trìu mến, gần gũi như đã mong đợi từ lâu. Các nữ sinh trường Trưng Vương ùa ra đón, ôm, nắm tay từng chiến sĩ chúc mừng… Đó là phút giây thực sự hạnh phúc mà tôi không thể nào quên”, Đại tá Bùi Gia Tuệ xúc động kể.

15 giờ ngày 10/10/1954, nhà hát thành phố phát đi một hồi còi dài. Quốc ca hùng tráng vang lên, quân với dân hòa vào làm một. Cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trên đỉnh Cột Cờ Hà Nội.

Sư đoàn trưởng Vương Thừa Vũ thay mặt Ủy ban Quân chính, đọc lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi nhân dân Hà Nội. Lời thư vừa dứt, tiếng hô: “Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm” vang lên thể hiện tấm lòng tôn kính, tự hào của nhân dân Thủ đô với Bác. 

“Chúng tôi đã thực hiện tốt nhiệm vụ tiếp quản Thủ đô do Bác giao phó, đời sống nhân dân dần trở lại bình thường.

Những ngày trở về Hà Nội mang đến cho tôi những kỷ niệm đẹp không thể nào quên. Tôi mong rằng âm vang chiến thắng đó luôn ngân vọng qua các thế hệ, nhất là thế hệ trẻ hôm nay. Tôi mong rằng các cháu sẽ tiếp nối truyền thống cha ông, học tập, rèn luyện xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, giàu đẹp, hiện đại”, Đại tá Bùi Gia Tuệ nhắn nhủ.

Nhiệm vụ đặc biệt trước ngày tiếp quản Thủ đô - 15

Sau ngày tiếp quản Thủ đô, ông Tuệ và các đồng đội trong đơn vị được giao nhiệm vụ bảo vệ Nhà máy nước Yên Phụ trong khoảng 2 tháng.

Dấu ấn sâu đậm trong tim ông là hai lần vinh dự được gặp Bác Hồ. Lần thứ nhất khi Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ, nói chuyện với Đại đoàn Quân Tiên phong (tức Sư đoàn 308) tại đền Hùng, Phú Thọ vào tháng 9/1954, trước khi đơn vị làm nhiệm vụ tiếp quản Thủ đô.

Lần thứ hai khi ông đang học tập tại Trường Đại học Kinh tế Tài chính (nay là Trường Đại học Kinh tế quốc dân). Ngày đấy, Bác Hồ đến thăm trường và ông được trò chuyện cùng Người.

Chiều 3/2/1961, bất chợt Bác đến thăm Trường Đại học Kinh tế Tài chính. Không ai nghĩ Bác đến thăm trường trong lúc đang bộn bề công việc. Đến trường, Bác đi thẳng vào khu nhà bếp, kiểm tra bếp ăn của cán bộ, sinh viên, sau đó mới lên hội trường.

Tại hội trường, ông Tuệ ngồi hàng ghế đầu. Bác hỏi: “Cháu tên gì?”. Ông Tuệ đứng lên đáp: “Dạ thưa Bác, cháu là Bùi Gia Tuệ ạ”.

“Bác nói tiếp: “Cháu Tuệ, cháu thay mặt anh chị em sinh viên tại đây trả lời Bác nhé. Các cháu học để làm gì?”, “Dạ, thưa Bác, chúng cháu học để phục vụ nhân dân”.

“Phục vụ nhân dân là như thế nào?, “Dạ, thưa Bác, phục vụ nhân dân là lo cho đời sống của nhân dân được cải thiện tốt hơn về ăn, ở, mặc, đi lại, học hành”, “Thế là tốt, cháu ngồi xuống”” ông Tuệ nhớ lại lần thứ 2 gặp Bác Hồ mà suốt đời mãi không quên.

Sau khi học xong tại Trường Đại học Kinh tế Tài chính, ông Tuệ về Cục Quân giới (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) công tác. Sau này, ông đã trải qua nhiều cương vị công tác, tại nhiều đơn vị. Năm 1991, ông nghỉ hưu với quân hàm Đại tá. 

Nhiệm vụ đặc biệt trước ngày tiếp quản Thủ đô - 17

Trong ký ức của Đại tá Bùi Gia Tuệ và ông Nguyễn Văn Khang, Hà Nội những ngày tháng 10/1954 gói gọn trong 36 phố phường. 

Ông Khang vẫn nhớ như in con đường từ Ngã Tư Sở đến thị xã Hà Đông (nay là quận Hà Đông), hai bên là đồng ruộng, chưa có nhà cửa phố xá như bây giờ. Ngay cả đường Nguyễn Chí Thanh (nay thuộc quận Cầu Giấy) hay đoạn gò Đống Đa, từ phố Tây Sơn nhìn sang tận đường Giải Phóng (quận Hoàng Mai) cũng toàn đồng ruộng.

Nhà cửa chủ yếu một tầng, thỉnh thoảng có nhà 2-3 tầng. Phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Mã, Hàng Bạc, Hàng Cót, Hàng Mây,… sầm uất hơn so với các khu vực khác trong thành phố. Ban đêm, 36 phố phường của Thủ đô có điện thắp sáng.

“Sự đổi thay của Hà Nội ngày nay là hết sức to lớn. Sau 70 năm, Thủ đô đã khoác lên mình một diện mạo mới, một bộ mặt mới trên tất cả các lĩnh vực”, ông Khang đánh giá.

Hà Nội không chỉ phát triển mạnh mẽ về hạ tầng, kinh tế, xã hội mà đời sống của người có công, gia đình chính sách cũng được thành phố hết sức quan tâm.

“Nhiều năm nay chúng tôi đều có thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, được sử dụng xe buýt miễn phí. Các ngày lễ, Tết, ngày kỷ niệm lớn của đất nước địa phương luôn quan tâm đến các gia đình có công với cách mạng, gia đình có hoàn cảnh khó khăn,… Đó là những việc làm hết sức nhân văn, ý nghĩa cao đẹp của thành phố”, ông Khang tâm sự.

Nhiệm vụ đặc biệt trước ngày tiếp quản Thủ đô - 19

Ông khẳng định, bản thân sẽ tiếp tục phát huy phẩm chất đạo đức cách mạng, tinh thần tiền phong, gương mẫu, tích cực động viên con, cháu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Là một người con sinh ra và lớn lên giữa lòng Thủ đô, Đại tá Bùi Gia Tuệ nắm rõ sự đổi thay, phát triển của Thủ đô hôm nay.

Đại tá Tuệ chia sẻ, từ một thành phố bị chiến tranh tàn phá, gần 10 năm đặc mùi thuốc súng, đất trời rung chuyển trong tiếng đạn bom. Ngày nay, Hà Nội đã trở thành một trung tâm về kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục,… có vị trí quan trọng của cả nước và trong khu vực.

“Nhìn lại quá trình phát triển của Thủ đô, chúng tôi đều thấy sự đổi thay nhanh chóng, phát triển toàn diện, bền vững từ thành thị đến vùng nông thôn. Khoảng cách giữa nông thôn đến thành thị được thu hẹp.

70 năm trước, các vùng nông thôn chỉ toàn nhà tranh, vách đất nhưng nay đã đổi thay, từ thành phố đến nông thôn đều có nhà cao tầng, điện, đường, trường học, trạm y tế khang trang, sạch sẽ”, Đại tá Tuệ nói. 

Hà Nội 7 thập kỷ trước chỉ gói gọn trong 36 phố phường. Ngày nay con đường to, đẹp, thẳng tắp từ sân bay quốc tế Nội Bài thẳng đến trung tâm thành phố, qua cầu Nhật Tân đã minh chứng cho sự đổi thay, phát triển, vươn mình ra quốc tế của Hà Nội.

Bên cạnh đó, nhiều dự án khu đô thị mới văn minh, hiện đại đã và đang hình thành tạo nên không gian đô thị, diện mạo mới cho Thủ đô sau 70 năm phát triển. Đặc biệt là những công trình giao thông hiện đại bậc nhất của đất nước và khu vực như cầu Nhật Tân, cầu Đông Trù, cầu Vĩnh Tuy, đường sắt trên cao Nhổn – Cầu Giấy, đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông,… 

Để Hà Nội có được bức tranh kinh tế – xã hội khởi sắc như hôm nay là nhờ vào sự đồng lòng, đoàn kết của cả hệ thống chính trị từ Trung ương xuống địa phương và nhân dân Thủ đô.

Nội dung: Nguyễn Hải – Trần Văn 

Thiết kế: Tuấn Huy

Nội dung: Dantri.com.vn

Nguồn:https://dantri.com.vn/xa-hoi/nhiem-vu-dac-biet-truoc-ngay-tiep-quan-thu-do-20241009212253241.htm

Cùng chủ đề

Nhật Bản mong muốn tăng cường các hoạt động giao lưu nhân dân tại Hà Nội

Phía Nhật Bản mong muốn có thể đưa các hoạt động của Lễ hội Việt - Nhật tới Thủ đô Hà Nội trong thời gian tới, qua đó nhằm thúc đẩy giao lưu nhân dân, đóng góp và nâng tầm mối quan hệ song phương Việt Nam - Nhật Bản. Chiều 10/10, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tiếp và làm việc với đoàn Cố vấn đặc biệt Liên minh...

Hà Nội tiếp tục cấm đường, phân luồng giao thông quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm đến hết ngày 13/10

UBND thành phố Hà Nội đồng ý với đề xuất của UBND quận Hoàn Kiếm về việc cấm đường xung quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm phục vụ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tới hết ngày 13/10. Chiều 10/10, Văn phòng UBND Thành phố vừa có Công văn số 12434/VP-ĐT ngày 10/10/2024, thông báo chỉ đạo của Chủ tịch UBND Thành phố về việc cấm đường xung quanh khu vực hồ...

Vẹn nguyên cảm xúc của những người trong đoàn quân trở về Thủ đô từ 70 năm trước

Nhân dân Thủ đô hân hoan chào đón các đơn vị quân đội ta vào tiếp quản Thủ đô. (Ảnh: TTXVN - Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1) Tôi sinh ra ở Hà Nội năm 1936, trước đây gia đình ở phố Mã Mây, Hoàn Kiếm. Năm 1946, cha mẹ tôi theo lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ, dẫn 7 anh em lên Việt Bắc tản cư. Anh cả tôi năm đó mới 16 tuổi...

Hà Nội lắng đọng, tự hào với “bản hùng ca phố”

"Hà Nội - Bản hùng ca phố" gợi nhớ về những ngày tháng lịch sử anh dũng mà hào hoa của Thủ đô và sự tiếp nối của thế hệ ngày nay trong công cuộc gìn giữ hòa bình, xây dựng phát triển Hà Nội, xứng với danh hiệu Thành phố Vì hòa bình, Thành phố sáng tạo, vươn mình trong thời đại mới. Tối 10/10, chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng...

Những công trình, tuyến đường làm thay đổi hoàn toàn diện mạo Hà Nội

Hai dự án đường sắt đô thị, những công trình giao thông trong nội đô hay các tuyến cao tốc... được xây dựng trong thập kỷ qua đã làm cho bộ mặt Hà Nội thay đổi đáng kể, sánh ngang với thủ đô các nước trong khu vực Đông Nam Á.   Đường Võ Nguyên Giáp kết nối Cảng hàng không quốc tế Nội Bài với trung tâm Thủ đô dài 12km, rộng từ 70 - 100m, đi qua 2 huyện...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thu nhập bao nhiêu mới đủ mua chung cư tại Hà Nội?

(Dân trí) - Theo nghiên cứu của VARS, để có thể mua một căn hộ tại Hà Nội, người mua cần có mức thu nhập tối thiểu dao động từ 45 triệu đến 210 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào khu vực. Theo dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), mức thu nhập tối thiểu được khuyến nghị để mua một ngôi nhà có giá trung bình tại Hà Nội cao hơn khoảng 2,3-10...

Bé trai liếm kẹp gắp gia vị khi ăn ở nhà hàng, gia đình gặp rắc rối pháp lý

(Dân trí) - Chuỗi sushi nổi tiếng Sushiro Hong Kong (Trung Quốc) cho biết sẽ có hành động pháp lý sau đoạn video bé trai liếm và làm rơi kẹp gắp gia vị xuống sàn nhà hàng. Đoạn video được đăng tải lên mạng xã hội vào ngày 4/2 cho thấy một bé trai liếm chiếc kẹp gắp gia vị tại một nhà hàng thuộc chuỗi sushi nổi tiếng Sushiro Hong Kong (Trung Quốc). Đứa trẻ quỳ trên ghế, vẫn đi...

Chủ nhà cho xe điện sạc nhờ và hành động vái lạy cảm ơn 3h sáng của tài xế

(Dân trí) - Chủ nhà ở Hà Nội nhận thấy một số tài xế công nghệ thường tìm đến trước cửa nhà mình để sạc nhờ xe hoặc điện thoại vào rạng sáng. Sạc xong, một tài xế đã chắp tay vái lạy 3 cái cảm ơn chủ nhà. Mấy tháng gần đây, anh D. (ở Hà Nội) nhận thấy tiền điện nhà mình tăng lên vài trăm nghìn đồng. Sau khi kiểm tra camera trước hiên nhà, anh phát...

Thi đấu bằng xe mượn, tay đua Việt Nam vẫn giành huy chương vàng châu Á

(Dân trí) - Ở ngày thi đấu thứ hai của giải xe đạp đường trường vô địch châu Á 2025, đoàn Việt Nam bất ngờ giành Huy chương vàng (HCV), thuộc về lão tướng Hoàng Hải Nam. Trong buổi chiều nay (8/2), tay đua Hoàng Hải Nam thi đấu ở nội dung cá nhân tính giờ trên 60 tuổi của nam. Cự ly thi đấu là 10,7 km.Kết quả, Hoàng Hải Nam giành HCV với thời gian thi đấu 15...

Mỹ trục xuất gần 11.000 người di cư đến Mexico từ khi ông Trump nhậm chức

(Dân trí) - Mexico đã tiếp nhận gần 11.000 người di cư bị trục xuất từ Mỹ kể từ ngày 20/1, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức, Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum cho biết hôm 7/2. Tổng thống Sheinbaum cho hay, con số trên bao gồm khoảng 2.500 người không phải công dân Mexico.Đầu tuần này, bà Sheinbaum đã đạt được thỏa thuận với ông Trump nhằm tạm dừng việc áp thuế đối với hàng hóa Mexico. Đổi...

Bài đọc nhiều

Chốt tăng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan quân đội thêm 1-5 năm

  Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân quy định tuổi nghỉ hưu của sĩ quan tăng 1-5 tuổi, tổng số cấp tướng trong quân đội tối đa là 415 người. Sáng 28.11, với 458/459 đại biểu tán thành, Quốc hộI đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Luật có hiệu lực thi hành từ 1.12. Trung tướng Lê Tấn Tới - Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội ‘chốt’ sáp nhập cấp huyện, xã của Hà Nội, TP.HCM và 10 tỉnh

Với 100%, thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có mặt tán thành đã 'chốt' phương án sáp nhập cấp huyện, xã của Hà Nội, TP.HCM và 10 tỉnh. Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà - Ảnh: GIA HÂN Sáng 14-11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã (sáp nhập huyện, xã) giai đoạn 2023 – 2025 của 12 tỉnh, thành phố. Cụ thể gồm An Giang,...

Hoa khôi cầu lông Thùy Linh chia tay Olympic: Tôi rất cố gắng nhưng đối thủ mạnh hơn!

Tay vợt xinh đẹp Nguyễn Thùy Linh dừng chân một cách đáng tiếc trước đối thủ mạnh hơn Zhang Beiwen (Mỹ) ở trận cuối vòng bảng nội dung đơn nữ môn cầu lông Olympic vào chiều 31.8. Nhưng những ai theo dõi vẫn dành lời khen cho cô. Trước tay vợt người Mỹ gốc Trung Quốc Zhang Beiwen được đánh giá mạnh hơn, xếp thứ 11 trên bảng xếp hạng BWF, Thùy Linh khởi đi khá thận trọng. Cô thực...

Tuyển nữ Đức giành vé vào tứ kết Olympic Paris 2024

Đội tuyển bóng đá nữ Đức đã giành vé vào tứ kết Olympic Paris 2024 sau khi thắng Zambia 4-1 ở lượt cuối bảng B vào rạng sáng 1-8. Trong khi đó, Úc bị loại đáng tiếc khi thua Mỹ. Schueller (7) ăn mừng bàn thắng cho tuyển nữ Đức - Ảnh: GETTY IMAGES Đội tuyển nữ Mỹ đã sớm giành vé đi tiếp sau hai chiến thắng tuyệt đối. Vé còn lại của bảng B là cuộc cạnh tranh giữa...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân chủ trì Lễ kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã...

NDO - Tối 29/8, tại Nhà hát Hồ Gươm (thành phố Hà Nội), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân chủ trì Lễ kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024). Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly với các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại lễ kỷ niệm. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân...

Cùng chuyên mục

Vào vụ Tết, làng nghề bánh tráng hơn 200 năm liên tục cháy hàng

Cần Thơ - Sản xuất hàng nghìn chiếc bánh tráng mỗi ngày, các hộ dân tại làng nghề Thuận Hưng (quận Thốt Nốt) vẫn không đủ đáp ứng cho thị trường Tết. Ghé thăm làng nghề bánh tráng Thuận Hưng (quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) những ngày cận Tết, chúng tôi có dịp cảm nhận được sự hối hả của bà con nơi đây. Từ sáng sớm, những chiếc lò đã nghi ngút khói để cho ra những chiếc...

Đào rừng Sơn La cổ thụ giá gần trăm triệu hút khách ở TPHCM

TPO - Một tuần trở lại đây, các nhà vườn ở miền Bắc đã vận chuyển những gốc đào "khủng" bày bán ở công viên 23/9 (quận 1, TPHCM), với giá hàng chục đến cả trăm triệu đồng.  Những ngày gần đây, công viên 23/9 rộn ràng hơn mọi khi. Hàng trăm gốc đào từ miền Bắc được bày bán làm rực hồng một góc trời. Ông Nguyễn Văn Sơn (ngụ Hà Nội) cho biết năm nay gia đình ông đem 400 gốc đào vào TPHCM bán,...

Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa ở Hà Nội dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

(Dân trí) - Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa, trong đó có 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp. Thiết kế: Patrick Nguyễn Nguồn:https://dantri.com.vn/xa-hoi/chi-tiet-30-diem-ban-phao-hoa-o-ha-noi-dip-tet-nguyen-dan-at-ty-2025-20250123223710855.htm

Giới trẻ tấp nập check in đường hoa Tết ở ‘khu nhà giàu’ TPHCM

TPO - Chưa đến giờ khai mạc nhưng từ trưa, nhiều bạn trẻ đã đến chụp ảnh cùng linh vật năm Ất Tỵ tại tuyến đường nối thẳng đến cầu Ánh Sao trong KĐT Phú Mỹ Hưng (Quận 7, TPHCM). Đường hoa với nhiều tiểu cảnh rực rỡ, mở cửa đón khách từ 23/1 đến 1/2. Cổng Nghinh xuân với sắc đỏ, vàng rực rỡ. Trên cổng, chủ đề được thể hiện nổi bật, cùng hàng trăm chiếc phong bao lì xì...

Lễ hội xuân lớn nhất Việt Nam giáp Hà Nội, già trẻ đều mê

Từ Hà Nội bắt xe buýt miễn phí đến Lễ hội Ánh sáng phương Đông, người lớn trẻ nhỏ bắt gặp cả một thiên đường ánh sáng, lại đủ ‘combo’ mua sắm, ăn chơi ‘tẹt ga’ mùa Tết. Check-in bên cạnh Lạc Long Quân trở về, tác phẩm đèn lồng đoạt giải khuyến khích tại Cuộc thi đèn lồng quốc tế Ocean. Diễn ra đến hết ngày 16-3, tới thời điểm hiện tại Lễ hội Ánh sáng phương Đông 2025 tại Vinhomes Ocean...

Mới nhất

Dù trời giá rét, lễ khai hội Tây Yên Tử tỉnh Bắc Giang vẫn thu hút hàng chục nghìn người

Sáng 9/2, dù thời tiết Bắc Giang rất lạnh, hàng chục nghìn người dân và du khách vẫn có mặt tại quảng trường trung tâm dự lễ khai hội.

Gợi ý của ban giám khảo về nội dung viết thư UPU lần thứ 54

Dưới đây là một số gợi ý của Ban giám khảo cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025, các em học sinh có thể tham khảo để hoàn thiện bài dự thi của mình. Hàng năm, Liên minh Bưu chính Thế giới (gọi tắt là UPU) tổ chức Cuộc thi Viết thư quốc tế dành cho trẻ...

Thủ tướng phê bình 30 bộ ngành, địa phương chưa báo cáo tháo gỡ các dự án tồn đọng kéo dài

Thủ tướng phê bình, yêu cầu các bộ và 30 địa phương chưa gửi báo cáo kiểm điểm xác định rõ trách nhiệm cá nhân báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 17-2. ...

Việt Nam đoạt 2 huy chương vàng cuộc thi Công nghệ trẻ châu Á

(NLĐO)- Tại vòng chung kết cuộc thi Công nghệ trẻ Châu Á - Youth Tech Asia Challenge (YTAC 2025), đoàn học sinh Việt Nam xuất sắc đem...

Mới nhất