Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếNhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 – 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Bác sĩ Trần Hằng Ni, Hệ thống phòng khám 315 (TP.HCM) cho biết, ở nước ta, cúm lưu hành quanh năm, nhưng có xu hướng tập trung nhiều vào mùa đông, xuân. Đỉnh điểm cúm thường rơi vào tháng 12 đến tháng 4 hằng năm.

Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm. Việc tiêm vắc xin cúm sau khi khỏi bệnh sẽ giúp bảo vệ trẻ khỏi các chủng virus cúm khác trong tương lai.

cúm

Thời điểm lây lan mạnh nhất của cúm thường rơi vào khoảng 3 – 4 ngày đầu tiên của bệnh

Hai con đường lây nhiễm chính của cúm

Bác sĩ chuyên khoa 1 Cao Thị Lan Hương, Hệ thống phòng khám 315 (TP.HCM) cho biết, cúm có hai con đường lây nhiễm chính.

Qua đường hô hấp: Lây qua đường hô hấp là phương thức lây truyền phổ biến nhất. Khi một người nhiễm cúm ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, các giọt bắn chứa virus sẽ được phát tán vào không khí. Những giọt này có thể được hít vào bởi người khác ở khoảng cách gần, đặc biệt là trong những không gian kín hoặc đông người. Theo các nghiên cứu y khoa, các giọt bắn chứa virus thường có thể lơ lửng trong không khí và tồn tại đủ lâu để lây nhiễm cho người khác trong phạm vi vài mét.

Qua đường tiếp xúc: Bên cạnh đó, cúm cũng lây lan qua đường tiếp xúc. Điều này xảy ra khi một người chạm vào bề mặt hoặc vật dụng đã bị nhiễm virus, sau đó đưa tay lên mặt, mũi hoặc miệng của mình. Các bề mặt như tay nắm cửa, bàn phím hoặc điện thoại dễ trở thành nơi trú ngụ tạm thời của virus nếu không được vệ sinh thường xuyên. Việc rửa tay đúng cách với xà phòng, nước hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn tay, được khuyến cáo như một biện pháp hữu hiệu để giảm nguy cơ lây nhiễm qua đường tiếp xúc.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?- Ảnh 2.

Đeo khẩu trang khi tới nơi đông người là một trong những cách phòng cúm hiệu quả

Cúm lây lan mạnh vào khoảng 3 – 4 ngày đầu

Theo bác sĩ Cao Thị Lan Hương, người mắc cúm thường trong khoảng từ 5 đến 7 ngày sẽ hết lây cho những người khác, khả năng lây bệnh này thường sẽ giảm đi từ ngày thứ 4.

Bệnh nhân nhiễm cúm thường có khả năng lây bệnh cho người khác từ thời điểm 1 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng cúm như sốt, ho, đau đầu, nghẹt mũi, chảy nước mũi…

Trong một số trường hợp như trẻ em, người suy giảm miễn dịch, người mắc cúm nặng có thể lây virus cúm trong thời gian lâu hơn, cho đến khi tất cả các triệu chứng giảm dần.

Thời điểm lây lan mạnh nhất của cúm thường rơi vào khoảng 3 – 4 ngày đầu tiên của bệnh. Đó là thời điểm một người dễ bị lây bệnh cúm nhất. Đây là giai đoạn người bệnh ho và hắt hơi rất nhiều, dẫn đến việc bắn virus vào trong không khí và các vật thể xung quanh.

Cách phòng bệnh cúm

Theo bác sĩ Trần Hằng Ni, để phòng bệnh cúm, chúng ta có thể thực hiện các bước sau:

  • Tiêm vắc xin phòng cúm hằng năm cho trẻ từ 6 tháng tuổi và người lớn là biện pháp hiệu quả để giảm nguy cơ mắc bệnh và biến chứng nặng.
  • Tránh tiếp xúc với người có dấu hiệu bị cúm như sốt cao, nhức mỏi, đau họng.
  • Đeo khẩu trang khi tới nơi đông người.
  • Giữ vệ sinh cá nhân và không gian sống.
  • Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
  • Thường xuyên lau dọn các bề mặt, vật dụng, đồ chơi trong nhà.
  • Tăng cường hệ miễn dịch bằng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh.

Bạn đọc có thể đặt câu hỏi cho chuyên mục Bác sĩ 24/7 bằng hình thức nhập bình luận bên dưới bài hoặc gửi qua email: [email protected].

Câu hỏi sẽ được chuyển đến các bác sĩ, chuyên gia… để trả lời cho bạn đọc.




Nguồn: https://thanhnien.vn/nhiem-cum-roi-co-can-tiem-vac-xin-185250212121050687.htm

Cùng chủ đề

Đừng cứ bệnh gì cũng đổ cho cúm

Không phải cứ nhức đầu, sổ mũi, sốt là bị cúm. Có những triệu chứng bệnh tương tự nhưng không phải cúm. Cách phân biệt các bệnh dễ nhầm lẫn với cúm ra sao? Các trường hợp bị sốt cao, đau đầu, đau nhức...

Bác sĩ chia sẻ cách giúp phòng cúm trong thời điểm giao mùa

Theo y học cổ truyền, để phòng cúm cần giữ ấm cơ thể, ăn thực phẩm ấm nóng, bổ phế, uống trà thảo dược, tăng cường bổ sung vitamin từ trái cây, vận động và nghỉ ngơi hợp lý để tăng sức đề...

Bị cúm, khi nào dùng Tamiflu? Những ai không nên dùng thuốc này?

GĐXH – Theo các chuyên gia, Tamiflu không phải là “thần dược” trị cúm. Việc lạm dụng Tamiflu có thể dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe như hiện tượng kháng thuốc này ngày càng tăng. ...

Thuốc Tamiflu không phải ‘thần dược trị cúm’ để ‘cứ uống là nhanh khỏi’

Tôi là một bác sĩ và vừa mắc cúm A với triệu chứng vô cùng mệt mỏi mất 4 ngày. Khi thấy tôi mắc cúm, người thân hỏi 'bác sĩ thiếu gì thuốc mà lại không uống Tamiflu, có phải đã khỏi nhanh hơn không?'. ...

Mách bạn bài thuốc cổ truyền hữu hiệu giải cảm cúm, ngạt mũi, đau họng

Những ngày qua, ca mắc cúm gia tăng, nhiều người khổ sở với triệu chứng đau đầu, ngạt mũi, đau họng… Làm gì để giảm các triệu chứng này, y học cổ truyền đã có nhiều bài thuốc hữu hiệu. Lương y đa khoa...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bí quyết diện đồ thanh thoát và đầy phong cách với đầm suông

Trong mùa xuân hè trang phục suông họa tiết hoa đang trở thành xu hướng thời trang không...

Nếu có học sinh chính khóa học thêm, giáo viên dạy thêm phải làm gì?

Khi Thông tư 29 về dạy thêm học thêm có hiệu lực, nếu tham gia dạy thêm ở các cơ sở ngoài nhà trường mà được phân vào lớp có học sinh chính khóa, thì giáo viên phải làm sao? Đây là điều...

Bài đọc nhiều

Bộ Y tế thông tin mới nhất về virus gây bệnh cúm tại Việt Nam

Trong nước hiện không sự gia tăng đột biến so với số ca mắc được ghi nhận cùng kỳ hàng năm trước đây, với các tác nhân chủ yếu là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B. ...

Tăng tần suất thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm mùa lễ hội Xuân 2025

Trong thời gian trước và trong Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, công tác bảo đảm ATTP đã được các cơ quan chức năng tại địa phương triển khai nghiêm túc, từ đó góp phần phục vụ Nhân dân đón Tết cổ truyền trong không khí đầm ấm, vui tươi, lành mạnh và an toàn. Hiện nay đang là thời điểm sôi động của mùa lễ hội Xuân 2025. Nguy cơ mất ATTP và xảy ra sự cố...

Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang “nóng”

Theo thống kê từ Bộ Y tế, trong năm 2024, Việt Nam ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, tăng 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca). Tin mới y tế ngày 6/2: Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang “nóng”Theo thống kê từ Bộ Y tế, trong năm 2024, Việt Nam ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, tăng 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca). ...

2.500 người bị nhóm giả danh bác sĩ lừa đảo

2.500 người bị nhóm của Nguyễn Hồng Dương giả danh bác sĩ Bệnh viện Mắt trung ương gọi điện mời tham gia chương trình 'hồ sơ vàng' để lừa đảo chiếm đoạt tiền. Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội vừa ban...

Cùng chuyên mục

Nguy cơ mất an toàn thực phẩm trong mùa lễ hội

Nguy cơ mất an toàn thực phẩm vẫn có thể xảy ra ở tất cả các khâu trong chuỗi cung ứng thực phẩm và tại mọi địa phương, đặc biệt là tại những khu vực tổ chức lễ hội lớn, nơi tập trung đông đảo người tham gia. Nguy cơ mất an toàn thực phẩm vẫn có thể xảy ra ở tất cả các khâu trong chuỗi cung ứng thực phẩm và tại mọi địa phương, đặc biệt là tại...

Những lợi ích bất ngờ của sô cô la đen

Sô cô la đen là loại sô cô la chứa hàm lượng cacao cao, giàu khoáng chất và hợp chất thực vật có lợi. Điều này có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, chẳng hạn như làm giảm nguy cơ bệnh tim và hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa. ...

Ninh Bình tăng cường giám sát, điều trị, phòng, chống bệnh cúm mùa

NDO - Trước tình hình cúm mùa đang bùng phát tại một số quốc gia trên thế giới và số ca mắc có xu hướng gia tăng tại các tỉnh, ngành y tế tỉnh Ninh Bình chủ động triển khai quyết liệt công tác kiểm soát dịch bệnh, tăng cường các hoạt động giám sát tại cộng đồng và cơ sở y tế, đặc biệt là giám sát dựa vào sự kiện nhằm phát hiện sớm trường...

Vi phạm an toàn thực phẩm khi kinh doanh trong khu lễ hội bị xử lý thế nào?

Trong các khu lễ hội, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thường thiếu đầu tư và không đủ nguồn lực để đảm bảo chất lượng dịch vụ. Vi phạm an toàn thực phẩm khi kinh doanh trong khu lễ hội bị xử lý thế nào?Trong các khu lễ hội, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thường thiếu đầu tư và không đủ nguồn lực để đảm bảo chất lượng dịch vụ. ...

Bị đình chỉ, nhiều thẩm mỹ viện, nha khoa vẫn hoạt động ‘chui’

Bị đình chỉ hoạt động, chưa khắc phục sai phạm nhưng nhiều thẩm mỹ viện, nha khoa tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) vẫn ngang nhiên đón khách. "Cần quy định với những dịch vụ thẩm mỹ có xâm lấn (tiêm, phẫu thuật...

Mới nhất

bảo đảm nguyên tắc “rõ người, rõ việc”

Kinhtedothi - Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đã quy định rõ việc phân quyền phải bằng luật. Cơ quan nhận phân cấp chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân cấp... Tại phiên họp chiều 12/2, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh...

Tiếp thêm động lực cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Chương trình ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô được kéo dài đến hết năm 2027, việc này sẽ giúp tạo động lực mới cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Tạo động lực mới cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam Ngày 10/02/2025, Chính phủ ban hành Nghị...

Có nên xem xét, điều chỉnh mẫu sổ đỏ mới cho hợp lý hơn?

Việc thiết kế mẫu sổ đỏ mới sao cho hợp lý, hài hòa và đáp ứng được nhu cầu sử dụng cần được cơ quan chức năng quan tâm lưu ý để tiết kiệm thời gian, công sức của người dân. ...

Người phụ nữ trọn đời đấu tranh vì bình đẳng trong giáo dục

Aki Kurose (11/2/1925 - 24/5/1998) là một giáo viên và nhà hoạt động xã hội người Mỹ gốc...

Nguy cơ mất an toàn thực phẩm trong mùa lễ hội

Nguy cơ mất an toàn thực phẩm vẫn có thể xảy ra ở tất cả các khâu trong chuỗi cung ứng thực phẩm và tại mọi địa phương, đặc biệt là tại những khu vực tổ chức lễ hội lớn, nơi tập trung đông đảo người tham gia. Nguy cơ mất an toàn thực phẩm vẫn có thể xảy ra...

Mới nhất