Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhNhận diện cơ hội đầu tư trong năm Ất Tỵ 2025: Nhiều...

Nhận diện cơ hội đầu tư trong năm Ất Tỵ 2025: Nhiều biến số


ANTD.VN – Năm 2024 cho thấy nền kinh tế Việt Nam đã bước vào giai đoạn tiền phục hồi, chuẩn bị cho một năm 2025 nhiều khởi sắc. Dù vậy, vẫn còn rất nhiều “biến số” khó lường trong năm mới đang chờ đợi doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Cơ hội bứt phá

Đánh giá về triển vọng kinh tế năm 2025, các chuyên gia chỉ ra nhiều yếu tố tích cực. Theo ông Lương Văn Khôi – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), một số động lực cho tăng trưởng kinh tế năm 2025 bao gồm: Lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát trong năm 2025; Cả ba khu vực kinh tế tăng trưởng ổn định, trong đó khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng trưởng tốt hơn; Mức sống dân cư có sự chuyển biến và lượng khách du lịch quốc tế dự kiến vẫn tiếp tục tăng trưởng tốt để giúp thúc đẩy tăng trưởng thị trường trong nước; Tình hình xuất khẩu và thu hút FDI vẫn là điểm sáng với tốc độ tăng trưởng tích cực. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng ngày một hoàn thiện; một số chính sách mới được ban hành sẽ giúp hình thành khung thể chế tốt hơn cho phát triển kinh tế…“Đặc biệt, khu vực doanh nghiệp phục hồi và có sự tăng trưởng, phát triển khá. Song song đó, hoạt động chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 trong doanh nghiệp và hệ thống chính trị sẽ diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt trong năm tới” – ông Lương Văn Khôi nhấn mạnh.

Năm 2025, mục tiêu tăng trưởng mà Chính phủ đặt ra là 7 – 7,5%, phấn đấu tăng trưởng khoảng 8% GDP để tạo lực, tạo khí thế thực hiện kế hoạch năm 2026 và tạo đà phấn đấu mức 2 con số trong giai đoạn 2021 – 2030. Nhiều tổ chức, chuyên gia kinh tế cũng đưa ra những dự báo tích cực. Dự báo của

Goldman Sachs cho rằng, Việt Nam đang đứng trước cơ hội bứt phá nhờ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu khi Mỹ áp đặt thêm các biện pháp thuế quan đối với Trung Quốc, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã chọn Việt Nam làm điểm đến thay thế. Theo Goldman Sachs, Việt Nam sẽ tiếp tục giữ vai trò là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN năm 2025. Với sự ổn định vĩ mô, năng lực cạnh tranh xuất khẩu và chiến lược hội nhập sâu rộng, Việt Nam không chỉ củng cố vị thế trong khu vực mà còn mở ra những cơ hội hấp dẫn cho các nhà đầu tư quốc tế. Đây thực sự là thời điểm để Việt Nam tỏa sáng và dẫn dắt nền kinh tế ASEAN trong bối cảnh toàn cầu đầy biến động.

Niềm tin của nhà đầu tư

Cũng giống như nền kinh tế, hầu hết thị trường tài chính, các kênh đầu tư năm qua cũng bước vào giai đoạn củng cố, cơ hội tìm kiếm lợi nhuận từ các kênh đầu tư vì vậy cũng hạn chế.

Kinh tế vĩ mô Việt Nam được ví như “ngôi sao tăng trưởng” của khu vực trong năm 2024

Kinh tế vĩ mô Việt Nam được ví như “ngôi sao tăng trưởng” của khu vực trong năm 2024

Chứng khoán ghi nhận mức tăng trưởng trên 11%, tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn thua lỗ khi mải mê chạy theo các cổ phiếu “nóng” mà “bỏ quên” những cổ phiếu lớn, vốn có sự tăng trưởng ổn định trong năm qua. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sau “sóng gió” năm 2023, với những giải pháp chấn chỉnh, siết chặt của cơ quan quản lý cũng mới bước vào giai đoạn dần lấy lại niềm tin của nhà đầu tư. Trong khi đó, bất động sản dù giá tăng nóng nhưng thanh khoản còn hạn chế.

Thị trường vàng có lẽ là ngoại lệ duy nhất. Năm 2024 thực sự là một năm đáng nhớ với người dân và nhà đầu tư nắm giữ kim loại quý này khi giá vàng liên tục phá kỷ lục trong bối cảnh xung đột địa chính trị thế giới liên tục “nóng” lên thúc đẩy nhu cầu trú ẩn an toàn, cùng với đó là lực mua lớn từ các ngân hàng Trung ương và nhu cầu ở khu vực châu Á gia tăng mạnh.

Trong nước, sự khan hiếm nguồn cung đẩy giá vàng lên cao chưa từng có, có thời điểm, vàng SJC bị đẩy lên cao hơn vàng thế giới gần 20 triệu đồng mỗi lượng. “Sức nóng” từ thị trường vàng khiến cơ quan quản lý buộc phải can thiệp bằng những biện pháp bình ổn giá thông qua đấu thầu vàng miếng và sau đó là bán vàng trực tiếp cho các ngân hàng thương mại Nhà nước và Công ty SJC để gia tăng nguồn cung trên thị trường. Trong vòng hơn 6 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã cung ứng ra thị trường hơn 13 tấn vàng thông qua các kênh này. Sự “sốt, nóng” trên thị trường vàng cũng là một dẫn chứng cho thấy năm qua, nhà đầu tư thiếu đi các kênh đầu tư hiệu quả, khiến dòng tiền đổ xô vào kênh tích trữ, trú ẩn. Nhiều người kiếm được lợi nhuận “khủng” khi nắm giữ vàng lâu năm hoặc mua vàng khi giá thấp, nhưng cũng có những người “nếm trái đắng” khi nhảy vào thị trường ở đỉnh, khi giá trên dưới 90 triệu đồng/lượng.

Kỳ vọng khởi sắc

Theo các chuyên gia kinh tế, năm 2024 được xác nhận là năm khởi đầu của chu kỳ phục hồi kinh tế, theo đó, sẽ mở ra nhiều cơ hội cho nhà đầu tư trong năm 2025.

Ông Ngô Thành Huấn, Giám đốc Điều hành Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Quản lý tài sản FIDT cho rằng, khi nền kinh tế phục hồi, cổ phiếu, với vai trò “hàn thử biểu” của nền kinh tế, sẽ là lớp tài sản phục hồi đầu tiên. Các chuyên gia cho rằng, mức định giá thị trường hiện tại khá hợp lý để đầu tư trong dài hạn, nhất là khi nhà đầu tư kỳ vọng vào câu chuyện tăng trưởng trong năm sau với định giá P/E của thị trường Việt Nam hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, nhà đầu tư chạy theo cổ phiếu “nóng” thì nguy cơ thua lỗ vẫn khó tránh.

Cùng với đó, trái phiếu doanh nghiệp cũng sẽ ấm lên khi các doanh nghiệp hồi phục sản xuất, kinh doanh, nhu cầu vốn tăng lên. Tuy nhiên, đây không phải kênh đầu tư cho đại đa số người dân. Ông Lê Quang Hưng – Giám đốc Cao cấp Phân tích đầu tư Công ty Cổ phần Quản lý quỹ Kỹ Thương (Techcom Capital) cho rằng, gần đây, những chính sách mới, luật mới đã đưa ra các quy định liên quan đến thị trường trái phiếu để tăng tính minh bạch, bảo vệ nhà đầu tư. Đây là điều quan trọng để thị trường trái phiếu phát triển bền vững, lấy lại được niềm tin của nhà đầu tư.

Lớp tài sản phục hồi tiếp theo, theo các chuyên gia, chính là bất động sản. Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, thị trường bất động sản sẽ bước vào một chu kỳ mới trong năm 2025. “Dù còn nhiều khó khăn, nhưng với sự điều hành linh hoạt và hiệu quả của Chính phủ, cùng với chất lượng thể chế được cải thiện, thị trường bất động sản được kỳ vọng sẽ khởi sắc. Theo đó, 6 nhóm yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thị trường bất động sản, bao gồm thể chế, kinh tế vĩ mô, quy hoạch và hạ tầng, tài chính, thị trường, và hệ thống thông tin, đều cho thấy những tín hiệu tích cực”.

Dù vậy, ông Ngô Thành Huấn cho rằng phân khúc này sẽ chưa phù hợp giải ngân tỷ trọng lớn trong năm 2025, mà nhà đầu tư cần “quan sát, giải ngân từ từ”, vì thị trường bất động sản sẽ phục hồi dần, từ trung tâm trước, vùng ven sau. Tỷ lệ còn lại trong “giỏ” đầu tư của người dân có thể là tiền gửi và các kênh đầu tư mang tính phòng thủ. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến nghị năm 2025, vàng sẽ không còn dư địa sinh lời lớn như năm 2024 và từ năm 2026 trở đi nhà đầu tư nên hạn chế đổ tiền vào vàng. “Theo nguyên lý, khi kinh tế hồi phục thì vàng sẽ bước vào giai đoạn “ngủ đông”. Chẳng hạn, nếu nhìn lại giai đoạn từ năm 2013 đến 2019, sau khi tăng mạnh, giá vàng trong nước đã giảm một mạch từ 48 triệu đồng/lượng xuống 36 triệu đồng/lượng và đi ngang suốt 6 năm này. Đối chiếu với giai đoạn 2025, đây là giai đoạn tiền phục hồi của nền kinh tế Việt Nam, do đó vàng sẽ tăng chậm lại” – ông Ngô Thành Huấn nói.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lưu ý, thị trường tài chính sẽ vẫn còn nhiều diễn biến khó lường. Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, năm 2025, nền kinh tế và thị trường tài chính thế giới nói chung, cũng như Việt Nam nói riêng tiếp tục phụ thuộc nhiều vào các chính sách tiền tệ và các chính sách của tân Tổng thống Mỹ. Đây là một trong những “biến số” lớn nhất đối với nền kinh tế và thị trường tài chính. Vị chuyên gia cho rằng thị trường chứng khoán và thị trường vàng có thể đối mặt với một năm đầy biến động trước những thay đổi trong nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là tại Mỹ. Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, doanh nghiệp, các nhà đầu tư cần chuẩn bị cho các kịch bản khác nhau. Trong đó, một kịch bản tích cực với giả định về lãi suất, tăng trưởng kinh tế, và ngoại thương thuận lợi; và một kịch bản xấu nếu như lãi suất tăng cao, xuất nhập khẩu gặp khó khăn, hoặc đầu tư nước ngoài giảm.

Xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng của quốc tế tạo cơ hội rất lớn cho Việt Nam

Việt Nam tận dụng, đáp ứng sự dịch chuyển chuỗi cung ứng của thị trường quốc tế sẽ tạo đột phá trong tăng trưởng công nghiệp năm 2025

Việt Nam tận dụng, đáp ứng sự dịch chuyển chuỗi cung ứng của thị trường quốc tế sẽ tạo đột phá trong tăng trưởng công nghiệp năm 2025

Theo Tổng cục Thống kê, trên thế giới, trong ngắn hạn, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đề cập đến 7 rủi ro chính làm giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới là: Thắt chặt chính sách tiền tệ gây tác động nhiều hơn dự kiến; Thị trường tài chính định giá lại do đánh giá lại chính sách tiền tệ; Căng thẳng nợ công gia tăng ở các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển ngành bất động sản Trung Quốc thu hẹp sâu hơn dự kiến giá hàng hóa tăng đột biến do hậu quả của các cú sốc khí hậu; Xung đột khu vực hoặc căng thẳng địa chính trị rộng hơn; Các quốc gia tăng cường chính sách bảo hộ; Bất ổn xã hội tiếp diễn. Các rủi ro này có thể có những tác động không tốt tới nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam.

Trong khi đó, ở trong nước, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, thu hút FDI liên tục gia tăng, đầu tư công tiếp tục được chú trọng, đặc biệt đối với các dự án trọng điểm quốc gia, có tác động lan tỏa tới nền kinh tế là những yếu tố thuận lợi cho kinh tế trong nước cũng như sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển. Bên cạnh đó, xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng của quốc tế trong thời gian gần đây tạo cơ hội rất lớn cho Việt Nam. Nếu Việt Nam tận dụng tốt lợi thế này, đồng thời có sự chuyển đổi số, chuyển đổi xanh nhanh hơn nữa đáp ứng sự dịch chuyển chuỗi cung ứng cũng như đảm bảo các yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường quốc tế thì có thể sẽ tạo đột phá trong tăng trưởng công nghiệp năm 2025 và các năm tiếp theo.

Năm 2024, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đã có những tác động tích cực đến tâm lý của người dân và cộng đồng doanh nghiệp, được phản ánh qua số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường trong năm 2024 vẫn đạt mức cao, gấp 1,2 lần số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Bên cạnh đó, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong năm 2024 đạt mức cao nhất từ trước đến nay, vượt mức 70 nghìn doanh nghiệp tái gia nhập thị trường trong một năm. Các doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế đẩy mạnh việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh hơn so với năm trước: số vốn đăng ký bổ sung của doanh nghiệp đang hoạt động vào nền kinh tế trong năm 2024 đạt trên 2 triệu tỷ đồng, tăng 3,6% so với năm 2023. Đây là một trong những dấu hiệu tích cực, các doanh nghiệp đang hoạt động là những doanh nghiệp đã có trải nghiệm, thích nghi trong nền kinh tế, khi bỏ vốn kinh doanh đồng nghĩa với việc đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Tuy vậy, năm 2025, doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn trong khi nguồn lực của người dân, doanh nghiệp có dấu hiệu suy giảm sau nhiều biến động tiêu cực. Số doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2024 giảm 1,4% so với năm 2023. Trong 2 tháng cuối năm 2024, số doanh nghiệp gia nhập thị trường giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2023. Các vùng động lực quan trọng như đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và 2 cực tăng trưởng là Hà Nội và TP.HCM có sự sụt giảm về số doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2024. Bên cạnh đó, giá nguyên vật liệu nhập khẩu cao khiến chi phí sản xuất tăng, sức cạnh tranh của doanh nghiệp giảm, sức mua và nhu cầu trong nước giảm cũng khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn cho đầu ra của sản phẩm. Điều này dẫn đến nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất hoặc tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn.

Tiến sĩ Cấn Văn Lực (Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV): Đề nghị ban hành nghị quyết mới về phát triển kinh tế tư nhân

Chia sẻ tại Hội thảo “Kinh tế vĩ mô Việt Nam: Nhìn lại 2024 và Triển vọng 2025”, Tiến sĩ Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV nhận định: “Tăng trưởng chủ yếu sẽ dựa vào khu vực tư nhân trong nước, nhưng hiện đang có quá nhiều thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt. Đó là rủi ro pháp lý liên quan đến đất đai chậm xử lý, định giá đất còn nhiều vướng mắc; chi phí đầu vào cao, cụ thể là tiền lương tăng đáng kể, chi phí logistics tăng khoảng 30%, trong khi đơn hàng phục hồi không đồng đều… Đặc biệt, kế hoạch tinh gọn tổ chức bộ máy đang được Chính phủ triển khai rất nhanh có thể ảnh hưởng nhất định đến tiến độ thực hiện quy trình, thủ tục. Thực trạng trên đang làm khó mong muốn cải thiện nhanh tốc độ tăng trưởng đầu tư tư nhân. Năm 2024, dù tốc độ tăng trưởng đầu tư tư nhân có cải thiện so với mức tăng 2,7% của năm 2023, nhưng chỉ quanh mức 7%, chưa bằng một nửa so với trước đại dịch Covid-19 (17%). Vì vậy, để thúc đẩy khu vực này phát triển, đề nghị ban hành nghị quyết mới về phát triển kinh tế tư nhân, thay thế cho Nghị quyết 10-NQ/TW năm 2017 về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vì nhiều nội dung không được triển khai quyết liệt”.

Vân Hằng



Nguồn: https://www.anninhthudo.vn/nhan-dien-co-hoi-dau-tu-trong-nam-at-ty-2025-nhieu-bien-so-post601681.antd

Cùng chủ đề

Dòng tiền có thể dồn vào cổ phiếu riêng lẻ

(NLĐ) - Trong phiên 3-2 nhiều cổ lớn giảm điểm rất mạnh. Thị trường kỳ vọng dòng tiền sẽ dồn vào các mã chứng khoán riêng lẻ ...

Nga bán khí đốt kỷ lục cho châu Âu qua Thổ Nhĩ Kỳ; hai nước EU ủng hộ kế hoạch mới “ấp ủ”, Moscow...

Theo tính toán sơ bộ của hãng tin Reuters (Anh), tháng 1/2025, xuất khẩu khí đốt Nga qua đường ống TurkStream (Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ) sang châu Âu đã đạt mức cao kỷ lục là hơn 50 triệu mét khối mỗi ngày.

Giới thiệu cuốn sách của Tổng Bí thư Tô Lâm về người Công an cách mạng

Cuốn sách của Tổng Bí thư Tô Lâm mang tựa đề: "Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và Nhân dân - Sáng ngời tư cách người Công an cách mạng". Ngày 3/2, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức họp báo giới thiệu, phát hành cuốn sách "Tuyệt đối...

Dự báo giá tiêu ngày mai 4/2/2025, trong nước tiếp đà tăng

Dự báo giá tiêu ngày mai 4/2/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 4/2. Dự báo giá tiêu ngày mai ​​​​​Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 4/2/2025 giá tiếp đà tăng nhẹ và neo ở mức cao. Giá tiêu hôm nay được cập nhật chiều ngày 3/1/2025 như sau, thị trường...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Singapore đạt mức kỷ lục

ANTD.VN -  Sau 12 tháng của năm 2024, Việt Nam giữ vị trí là đối tác thương mại lớn thứ 11 của Singapore, với kim ngạch thương mại hai chiều hơn 31,67 tỷ SGD, tăng 9,49%. Xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với Singapore đạt kỷ lục mới Theo Thương vụ Việt Nam...

Sắp diễn ra Lễ hội Vàng DOJI 2025 ‘Xuân An Khang’

ANTD.VN - Hòa cùng không khí rộn ràng của các sự kiện văn hóa cổ truyền diễn ra trên cả nước trong dịp Tết Ất Tỵ, Lễ hội Vàng - sự kiện được Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI tổ chức hàng năm mừng ngày Thần Tài (mồng 10 Tết) sắp trở lại, mang đến chuỗi hoạt động du xuân đầy màu sắc và niềm vui dành cho tất cả các khách hàng. Được biết, Lễ hội...

Hà Nam: Mãn nhãn với màn bắn pháo hoa tầm cao đón năm mới

ANTD.VN -  Đêm nhạc đẳng cấp, những màn pháo hoa tầm cao rực rỡ cùng show nhạc nước hoành tráng lần đầu tiên được đưa vào vận hành đã đem đến đêm Giao thừa vỡ òa cảm xúc cho người dân Hà Nam tối 28/01/2025 (tức 29 Tết âm lịch). Với chủ đề “Hà Nam – Sắc xuân hội tụ”, đêm...

2025 – Năm chắp cánh cho doanh nghiệp Thủ đô

ANTD.VN - Các tổ chức trong nước và quốc tế vừa đưa ra những dự báo mới nhất về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2025 với nhiều đánh giá lạc quan. Nhìn lại năm 2024, khi các mục tiêu, kế hoạch đã “về đích”, doanh nghiệp Thủ đô tràn đầy niềm tin vào năm mới thắng lợi. ...

Nhiều siêu thị mở cửa trở lại từ ngày mùng 2 Tết, giá cả tương đối ổn định

ANTD.VN - Bộ Tài chính vừa có báo cáo nhanh Chính phủ về tình hình giá cả thị trường ngày 29/01/2025 (tức ngày mùng 1 Tết Âm lịch). Vẫn còn một số điểm trông giữ xe tự phát giá cao Theo báo cáo, tình hình cung cầu thị trường ngày 29/01/2025 (ngày mùng 1 Tết Nguyên đán Ất Tỵ) không có diễn biến bất thường về giá. Cụ thể, trong ngày mùng 1 Tết đầu năm mới, hầu...

Bài đọc nhiều

Hà Nội tạm đình chỉ quán bún riêu bán 1,2 triệu đồng 3 bát ngày mùng 1 Tết

Chủ tịch UBND phường Bách Khoa (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) Hoàng Thị Tuyết Lan cho biết đã yêu cầu đình chỉ hoạt động quán bún riêu bán 1,2 triệu đồng 3 bát bún ngày mùng 1 Tết. Tối 31-1 (tức mùng 3...

Khách quốc tế đến TP.HCM đầu năm 2025 tăng cao

Trong bối cảnh kinh tế chung vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng dịp năm mới 2025, khách quốc tế đến TP.HCM tăng cao. Doanh thu ước đạt khoảng 7.690 tỉ đồng, tăng 17,4% so với 6.550 tỉ đồng cùng kỳ năm 2024. Sở Du...

Dự báo mới nhất về lãi suất, giá USD sau Tết

(NLĐO) - Đồng USD mạnh lên trên thị trường quốc tế là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới tỉ giá USD/VNĐ. ...

Dấu ấn đặc biệt của phát triển kinh tế 2024

(PLVN) - Năm 2024 được coi là năm đặc biệt của kinh tế Việt Nam bởi trong bối cảnh toàn cầu khó khăn nhưng các tổ chức quốc tế, định chế tài chính lớn của thế giới liên tục thay đổi dự báo tăng trưởng của Việt Nam theo xu hướng ngày càng tích cực về cuối năm. Kết quả, kinh tế Việt Nam đã về đích ngoạn mục, vượt cả mục tiêu đề ra lẫn các dự báo của...

Thị trường mùng 3 Tết: giá hoa ổn định, đắt hàng đồ lễ chùa, hóa vàng

Thông tin từ Bộ Công Thương về tình hình thị trường, ngày mùng 3 Tết: Sức mua cũng như nguồn hàng đã dồi dào hơn khi có nhiều chợ dân sinh, siêu thị mở cửa trở lại đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đầu năm. ...

Cùng chuyên mục

Dòng tiền có thể dồn vào cổ phiếu riêng lẻ

(NLĐ) - Trong phiên 3-2 nhiều cổ lớn giảm điểm rất mạnh. Thị trường kỳ vọng dòng tiền sẽ dồn vào các mã chứng khoán riêng lẻ ...

Khối ngoại xả mạnh tay gần 1.500 tỷ đồng phiên khai xuân Ất Tỵ

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 12,02 điểm (-0,95%), về mức 1.253,03 điểm; HNX-Index tăng 0,48 điểm (+0,22%), lên mức 223,49 điểm. Đáng chú ý, khối ngoại bán ròng mạnh gần 1.500 tỷ đồng trên toàn thị trường. Khối ngoại xả mạnh tay gần 1.500 tỷ đồng phiên khai xuân Ất TỵKết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 12,02 điểm (-0,95%), về mức 1.253,03 điểm; HNX-Index tăng 0,48 điểm (+0,22%), lên mức 223,49 điểm. Đáng chú ý, khối ngoại...

Thủ tướng: Không để xảy ra vụ việc tương tự Ngân hàng SCB

Ngành ngân hàng cần đẩy mạnh chuyển đổi số, giảm chi phí để giảm lãi suất, tập trung tín dụng lĩnh vực ưu tiên, động lực tăng trưởng. Sáng 3-2, ngày đầu tiên trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán...

Gần 3,6 triệu hành khách qua các sân bay Việt Nam dịp Tết

Trong dịp Tết Ất Tỵ, có xấp xỉ 3,6 triệu hành khách thông qua các sân bay Việt Nam, tăng 16% so với cùng kỳ 2024. Hành khách quốc tế và nội địa đều tăng so với cùng kỳ. Thông tin từ Cục Hàng...

‘Bát bún riêu giá 400.000 đồng’ và chuyện minh bạch giá cả dịp lễ, Tết

Từ chuyện ba bát bún riêu ở Hà Nội giá 1,2 triệu đồng và bốn con sò điệp Nhật ở Vũng Tàu giá 1,4 triệu đồng, cần đặt ra tính minh bạch của các hàng quán trong dịp lễ, Tết. Những ngày đầu năm...

Mới nhất

Khối ngoại xả mạnh tay gần 1.500 tỷ đồng phiên khai xuân Ất Tỵ

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 12,02 điểm (-0,95%), về mức 1.253,03 điểm; HNX-Index tăng 0,48 điểm (+0,22%), lên mức 223,49 điểm. Đáng chú ý, khối ngoại bán ròng mạnh gần 1.500 tỷ đồng trên toàn thị trường. Khối ngoại xả mạnh tay gần 1.500 tỷ đồng phiên khai xuân Ất TỵKết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 12,02...

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà gặp mặt đầu xuân Ất Tỵ 2025 công chức, viên chức, người lao động khối cơ quan Bộ...

(Moha.gov.vn)-Sáng ngày 03/02/2025, ngày làm việc đầu tiên sau dịp nghỉ Tết cổ truyền Ất Tỵ năm 2025, tại trụ sở Bộ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà gặp mặt đầu xuân cán bộ, công chức, viên chức, người...

ĐSVN tổ chức lễ ra quân đầu năm kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng

Trong không khí vui tươi của dịp Xuân mới Ất Tỵ - 2025, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức buổi Gặp mặt đầu năm và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 – 03/02/2025).Tham dự lễ ra quân có Lãnh đạo Tổng công ty, cán bộ nhân viên cơ...

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương nhận Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng

Kinhtedothi - Chiều 3/2, Thành ủy Hà Nội trang trọng tổ chức Lễ trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Trần Đức Lương - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước nhân kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025). Tổng Bí thư Tô Lâm gửi lẵng...

Mới nhất