Trang chủDestinationsKon TumNhạc cụ của người Triêng

Nhạc cụ của người Triêng



15/08/2023 13:05


Là một nhánh của dân tộc Giẻ Triêng vùng Bắc Tây Nguyên, người Triêng sống lâu đời ở gần biên giới thuộc địa bàn huyện Ngọc Hồi tự hào với nét đẹp văn hóa truyền thống phong phú, đa dạng. Trong đó, ngoài cồng chiêng – xoang, còn phải kể đến các nhạc cụ dân tộc độc đáo được làm từ mây, tre, nứa, gỗ.

Ở làng Đăk Răng, xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi, già làng Brôl Vẻ vinh dự là “nhạc trưởng” trong dàn nhạc dân tộc có sức cuốn hút đặc biệt. Làm quen với ống sáo, cây đàn từ lúc 13-14 tuổi, đến nay, ở tuổi ngoài 70, ông đã tự chế tác và sử dụng gần 20 nhạc cụ các loại. Từ nỗ lực nhen nhóm của già làng tâm huyết, tình yêu với nhạc cụ truyền thống ngày được lan tỏa trong cộng đồng. Các thế hệ tiếp nối niềm say mê cho tiếng sáo, tiếng đàn ngân vang.

Nhiều năm trước, sơ khảo về nhạc cụ dân tộc của người Triêng ở Đăk Răng đã được giới thiệu, thông qua kết quả tìm hiểu, nghiên cứu ban đầu của cố nhạc sĩ Phạm Cao Đạt – nguyên cán bộ ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh.  Theo đó, người Triêng có vốn  âm nhạc dân gian (gồm nhạc hát và nhạc đàn) rất phong phú, đa dạng và độc đáo. Về nhạc đàn, ngoài chủ đạo là cồng chiêng, còn phải kể đến hệ thống “nhạc khí” dân dã.








Nghệ nhân Brôl Thị (thứ 2 từ phải sang) hòa tấu nhạc cụ dân tộc Triêng. Ảnh: T.N

 

Theo tập hợp ban đầu, nhạc khí kích âm bằng hơi gồm có các loại sáo, chủ yếu như talen, talun, talét. Talen là sáo 4 lỗ, được thổi dọc. Talun 3 lỗ nhưng có chiều dài hơn talen và âm trầm hơn. Talét thì chỉ có 1 lỗ ở giữa ống, được tạo nên âm thanh bằng cách kết hợp vừa thổi bằng miệng vừa vỗ và bịt hờ lòng bàn tay vào phía đầu ống.

Gor được chế tác từ 1 ống sậy rất nhỏ (đường kính chỉ 1-1,5cm) nhưng dài tới 1 mét, có màng rung bằng lưới gà tạo nên âm sắc đặc biệt.

Khèn bè gồm 7 cặp ống gắn kết với nhau bằng sáp ong. Theo già Brôl Vẻ, khèn lấy ý tưởng từ “doar” – một nhạc cụ truyền thống đa âm sắc rất được yêu mến của người Triêng. Thân doar gồm 6 ống nứa nhỏ, dài ngắn khác nhau, kết với nhau và gắn với một chiếc vỏ bầu khô vừa để cộng hưởng âm sắc vừa có tác dụng tạo dáng.

 Ở dạng tù và để thổi, có kayol và ka kit. Kayol làm bằng sừng con sơn dương dài 12-15cm. Đầu lớn của sừng được bịt lại bằng sáp ong, trong khi phía đầu nhọn sừng được cắt vát tạo lỗ hở đường kính khoảng 0,5cm. Kích âm được tạo ra phía bên trong đường cong của chiếc sừng. Kayol tiếng trong và chỉ cần thổi nhẹ làn hơi. Kakit làm bằng sừng trâu, hơi thổi nặng và trầm đục. Kakit được dùng như tiếng kẻng để kêu gọi, tập hợp dân làng mỗi khi có việc. Ka don lại thổi thổi để báo hiệu cho người làng biết mỗi khi bẫy được heo rừng.

Nằm trong bộ nhạc khí của người Triêng, không thể không kể đến đinh tút, là nhạc cụ gồm 6 ống được 6 người cùng lúc sử dụng, tạo thành âm thanh rất đẹp và độc đáo.








Chế tác mô bin. Ảnh: TN

 

Brôl Thị là một trong số trai trẻ làng Đăk Răng đầu tiên được già Brôl Vẻ chỉ dạy cách sử dụng và chế tác mô bin (m’bin) – loại đàn phổ biến nhất của người Triêng. Đến nay, đã có hơn 10 cây đàn được chính tay anh tạo nên. Một số đàn được chọn trưng bày tại Nhà trưng bày, giới thiệu sản phẩm đặc trưng của làng. Mô bin hình dáng nhỏ (như đàn măngđôlin, hay đàn ta lư của người Vân Kiều…), được làm bằng gỗ sữa, song theo Brôl Thị, không kiên trì, chịu khó, không thể cắt gọt thành. Độc đáo của mô bin là chỉ với hai dây gắn trên phím nhỏ cũng đủ tạo nên âm thanh êm ái. Cùng họ với mô bin, còn có mô bin pui giống với đàn goong của dân tộc Ba Na . 

Cùng về đàn, oong eng của người Triêng gồm oong eng ót và ong eng nhâm giống nhau về cấu tạo, chỉ khác cách cầm đàn. Oong eng phát ra tiếng rất nhỏ, chỉ vo ve như tiếng muỗi, được chế tác theo nguyên lý đàn kơní (dân tộc Gia Rai) nhưng sơ khai hơn. Ngoài một thanh gỗ, sợi dây mây, cần kéo của oong eng là 1 cật nứa nhỏ, dẻo, cọ vào dây đàn.

Theo đánh giá, nhạc khí tự chế tác từ tre, nứa, gỗ của người Triêng chiếm đến 2/3 tổng số nhạc cụ hiện được dùng trong cộng đồng làng Đăk Răng. Đặc trưng âm nhạc dân gian của đồng bào là nhẹ nhàng, êm đềm, như lời tâm sự nhẹ nhàng trong không gian hẹp, thể hiện tình cảm sâu nặng, cuộc sống yên bình  người Triêng.

Bằng nhạc cảm đặc biệt và sự trải nghiệm lâu năm cùng nhạc cụ dân tộc, già làng Brôl Vẻ cho hay rằng mỗi chiếc đàn, cây sáo, cái khèn… được chế tác, sử dụng dường như đều là một câu chuyện, một số phận, cuộc đời gắn với sinh hoạt, đời sống của con người trong ngôi làng nhỏ. Từ thuở trước, trong khi mô bin phổ biến được đàn trong cả sinh hoạt hằng ngày lẫn lễ hội, thì doar thường được cặp kè để thổi mỗi khi lên rẫy. Khèn chuyên thổi trong những dịp hội vui, lễ lớn. Oong eng ót là khúc nhạc tình của chàng trai nhớ người yêu, người thân đi xa nhớ bạn bè, buôn làng… Đặc biệt, hòa tấu các loại nhạc cụ phát huy hiệu quả đáng kể khi được đệm cho các khúc dân ca, góp phần tạo nên hòa âm đặc sắc, quyến rũ. Cùng với cồng chiêng – xoang, nhạc cụ dân tộc đã theo bước các nghệ nhân của làng đến với những lễ hội, sự kiện văn hóa do các cấp, ngành, địa phương tổ chức.

Nỗ lực tiếp nối lớp nghệ nhân đi trước của các bạn trẻ hôm nay góp phần lan tỏa nét đẹp văn hóa lâu đời của cộng đồng.

Thanh Như





Source link

Cùng chủ đề

Quảng Ninh hoàn thành sửa chữa nhiều công trình trọng điểm trước Tết

TPO - Các công trình trọng điểm bị ảnh hưởng do bão số 3 như Trung tâm tổ chức hội nghị tỉnh; Cung quy hoạch, Bảo tàng - thư viện tỉnh; Cột đồng hồ; Khu huấn luyện, thi đấu Đại Yên được tỉnh Quảng Ninh gấp rút sửa chữa và hoàn thành xong trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. 24/01/2025 | 09:14 ...

TP.HCM: Thủy hải sản, rau củ… về chợ tăng nhưng cần bám sát diễn biến giá dịp Tết

Lượng hàng thủy hải sản về TP.HCM đã tăng, chủng loại phong phú, nhưng lãnh đạo TP.HCM yêu cầu Sở Tài chính, Sở Công Thương... phải phối hợp chặt chẽ giám sát, đảm bảo không xảy ra tình trạng tăng giá đột biến. Ông...

Cảnh báo ngộ độc và tai nạn sinh hoạt ở trẻ em dịp Tết

Theo các bác sĩ Khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương, tại đây đã tiếp nhận và điều trị cho 8 trường hợp ngộ độc thuốc diệt chuột. Trong đó, phải kể đến 2 trường hợp bị ngộ độc thuốc diệt chuột rất hy hữu do sự chủ quan, bất cẩn của người lớn. Đó là hai anh...

Trường Đại học Thủ Dầu Một hoàn trả 21 tỷ đồng học phí thu sai

Trường Đại học Thủ Dầu Một ở Bình Dương đã trả lại số tiền khoảng 21 tỷ đồng học phí thu sai cho hơn 10.000 sinh viên, trong vụ thu sai 37 tỷ đồng. Hôm nay (24/1), Trường Đại học Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) cho biết đã hoàn tất các thủ tục và xác định danh sách sinh viên được hoàn trả phần học phí thu vượt liên quan đến tín chỉ thực hành. Theo nhà trường, đến nay hơn...

Bác sĩ mách cách bảo vệ đường tiêu hóa trong kỳ nghỉ Tết cổ truyền

NDO - Chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng và lịch sinh hoạt trong dịp Tết Nguyên đán có thể bị đảo lộn, dẫn đến nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe đường tiêu hóa, đặc biệt ở những bệnh nhân có bệnh lý mạn tính như trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày mạn tính và hội chứng ruột kích thích. Để giúp bạn bảo vệ sức khỏe đường tiêu hóa trong dịp...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khi chủ thể hiểu rõ giá trị sản phẩm OCOP

Sau gần 6 năm triển khai, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh ngày càng có sức lan tỏa rộng, góp phần khơi dậy tiềm năng của các địa phương. Hiểu rõ lợi ích thiết thực Chương trình OCOP mang lại, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã chủ động tham gia, tích cực đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm để được công nhận mới...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Khám phá nhà thờ gỗ Kon Tum có tuổi đời hơn 100 năm

Nhà thờ gỗ Kon Tum là một trong những biểu tượng kiến trúc độc đáo và nổi tiếng nhất của Tây Nguyên. Với sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Roman và nhà sàn truyền thống của người Ba Na, ngôi nhà thờ này không chỉ là một công trình tôn giáo mà còn là một kiệt tác nghệ thuật mang đậm dấu ấn văn hóa của vùng đất cao nguyên.

Lễ truyền voi của người Tây Nguyên

Trong các dân tộc ở Tây Nguyên, người M'nông nổi tiếng nhất với nghề thuần dưỡng voi rừng, do cư trú ở vùng tự nhiên đa dạng có rừng, núi, sông, suối, đầm, hồ, thung lũng... là nơi quần tụ sinh sống của nhiều bầy đàn voi rừng nên người M'nông rất am hiểu đời sống của loài voi...

Một ngày đi hết các điểm đến mới ở Măng Đen

KON TUM-Thanh Hằng gợi ý các địa điểm mới có khung cảnh thiên nhiên đẹp ở Măng Đen và lịch trình khám phá trong một ngày. Nguyễn Thanh Hằng, 24 tuổi, người Hà Nội, chuyển vào Măng Đen sinh sống và làm việc được 8 tháng. Thời gian ở đây, cô để dành những ngày cuối tuần, tách mình khỏi công việc, khám phá từng ngõ ngách của thị trấn nghỉ mát này. "Nhiều người nói Măng Đen buồn, ít chỗ chơi, quanh...

Mới nhất

Cách luộc gà cúng ngon và đẹp

Gà cúng giao thừa, cúng tổ tiên là lễ vật quan trọng dịp Tết. Dưới đây là cách luộc gà ngon, không bị nứt da trong các mâm cỗ cúng và đãi khách ngày tết Nguyên đán để một năm luôn may mắn, bình an. Xem nhanh: • 1. Chuẩn bị luộc gà • 2. Cách luộc gà cúng ngon...

Tương lai của AI dưới thời Tổng thống Donald Trump

Là cường quốc về AI, nước Mỹ dưới chính quyền Tổng thống Donald Trump được dự báo sẽ triển khai những chính sách AI mới, tác động mạnh mẽ với thế giới. Điều chỉnh quy định AI Ngay sau khi quay lại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump đã thực hiện một động...

Bộ Công an hướng dẫn người dân cách nhận diện website lừa đảo

Nhằm hướng đến mục tiêu bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) xây dựng trang thông tin tinnhiemmang.vn Theo Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an), trong thời đại số, việc sử dụng Internet trở nên...

Điều chỉnh hành vi ứng xử để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

‘Bộ quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng’ vừa được Bộ TT&TT ban hành. Bộ quy tắc sẽ góp phần điều chỉnh hành vi ứng xử của mọi người, từ đó kiến tạo môi trường mạng tích cực và lành mạnh cho trẻ em. Huy động sự chung tay bảo vệ trẻ em trên...

Mới nhất