Trang chủDestinationsNam ĐịnhNhà văn, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Thi...

Nhà văn, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Thi với những trang văn chiến sĩ


Suốt những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thân yêu, trong số những người lính đã hy sinh có nhiều nhà văn, nhà thơ. Vừa cầm súng chiến đấu vừa sáng tác văn học, trước khi vĩnh viễn hòa vào với đất, họ đã sống những tháng ngày thật đẹp và để lại những trang viết giàu giá trị cho hậu thế. Nhà văn, Anh hùng Lực lượng vũ trang (LLVT) nhân dân – liệt sĩ Nguyễn Thi là một người như thế!




Nhà văn Nguyễn Thi (còn có bút danh khác là Nguyễn Ngọc Tấn) tên thật là Nguyễn Hoàng Ca, sinh ngày 16-5-1928, quê ở làng Quần Phương Thượng (nay là xã Hải Anh, huyện Hải Hậu) – một vùng đất nổi tiếng truyền thống khoa bảng và văn học. Cha ông là một nhà nho, sống bằng nghề dạy học ở làng. Mẹ ông là công nhân nhà máy Dệt Nam Định, đồng thời là cơ sở của chi bộ Đảng Nhà máy. Mới hai tuổi, Nguyễn Thi đã phải theo mẹ vào tù do cơ sở cách mạng bị khủng bố sau phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. 15 tuổi ông vào Sài Gòn mưu sinh và tự học. Cách mạng Tháng Tám thành công, rồi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông hăng hái tham gia vào đội du kích xã Thới Tứ (Hóc Môn), vào đơn vị cảm tử quân đầu tiên của Sài Gòn (trung đội Nguyễn Bình). Do có tố chất nghệ sĩ nên ông được giao làm công tác tuyên huấn, đội trưởng đội văn công. Ông hăng say viết, vẽ tranh, soạn bài hát, dựng điệu múa… cho văn công phục vụ các đơn vị bộ đội.

Nguyễn Thi được biết đến với tư cách là một nhà văn nhưng ông bắt đầu sự nghiệp văn chương của mình lại bằng làm thơ. Đó là khoảng thời gian từ năm 1946 đến năm 1953, ông sáng tác được trên một trăm bài thơ và hầu hết các bài thơ đó được phổ biến rộng rãi trong quần chúng. Về sau, Nguyễn Thi tập hợp những bài thơ đó vào hai tập, trong đó đáng chú ý hơn cả là tập đầu tiên Hương đồng nội (1950). Ông ghi lại những điều tai nghe, mắt thấy bằng những câu thơ tả chân. Đây là bài thơ Chợ, liệt kê những sản vật của một vùng du kích, mới bước vào thời chiến tranh nên chưa đến nỗi thiếu thốn:

“Đây bầu, bí phơi mình xanh, trắng mập/ Đó thúng cà tim tím bóng soi nhau/ Gánh khoai lang vàng, đỏ rộn lên màu/ Cây cải biếc khoe mình râu trắng nõn/ Cá vùng vẫy gương đều vây lởm chởm/ Tôm khô hiền ngoan ngoãn lặng nằm yên/ Cột hai chân, gà mái đứng im lìm/ Trong lồng nhỏ, lũ gà con lên tiếng/ Những trái bưởi chụm đầu nhau nói chuyện/ Treo trên cành buồng chuối muốn hôn nhau…”.

Còn đây là những câu thơ phác hoạ khung cảnh ở một đơn vị sau trận thắng với vẻ bỡ ngỡ, vụng về đáng yêu của anh lính trong buổi đầu của cuộc kháng chiến: 

“Bốn năm anh khiêng một cỗ súng dài/ Ráng hết sức vẫn phì hơi, trợn mắt/ Anh du kích quá mừng nên lật đật/ Dây đạn dài lấy được quét sau chân…”.

(San bằng khu tạm chiếm)

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, Nguyễn Thi tập kết ra Bắc và về công tác tại Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội. Đây là giai đoạn ông chuyển hẳn sang sáng tác văn xuôi với bút danh Nguyễn Ngọc Tấn, cho ra đời một số truyện ngắn được dư luận chú ý như Im lặng, Đôi bạn, Trăng sáng… Vẫn là sự chân thực và tinh tế trong quan sát, miêu tả cùng chất hóm hỉnh trong giọng điệu như những bài thơ viết trong thời kỳ kháng chiến ở Nam Bộ, Nguyễn Thi đã dần dần chiếm được tình cảm của người đọc cả nước. Tuy nhiên khát vọng được trực tiếp cầm súng chiến đấu và nỗi nhớ thương vợ con (nhà văn có một người con gái ở Sài Gòn mà khi ông ra Bắc, vợ ông mới đang mang bầu) luôn thôi thúc ông trở lại Nam Bộ. Và thế là năm 1962, ông đã trở lại miền Nam. Đây là đợt “đi B” đầu tiên của các nhà văn quân đội. Dù đảm trách cương vị Tổng biên tập Tạp chí nhưng ông thường xuyên xuống các đơn vị để cùng chiến đấu, sinh hoạt với bộ đội. Chính vì vậy, những trang văn của Nguyễn Thi luôn đầy hơi thở cuộc sống chiến đấu và bám sát tình hình chiến sự.

Qua Đại hội Anh hùng các LLVT Giải phóng miền Nam lần thứ nhất (1965), Nguyễn Thi đã ghi dấu ấn quan trọng trong sự nghiệp văn chương của mình bằng truyện kí Người mẹ cầm súng viết về nữ anh hùng du kích Nguyễn Thị Út (Út Tịch) ở Trà Vinh. Ngay sau đó, tác phẩm được trao Giải thưởng văn nghệ Nguyễn Đình Chiểu (Giải thưởng của Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam). Ở truyện kí này, Nguyễn Thi đã thành công trong việc khắc hoạ chân dung người phụ nữ miền Nam “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” với câu nói nổi tiếng “Còn cái lai quần cũng đánh”, … Ngoài truyện kí trên, tên tuổi của ông còn gắn liền với những tác phẩm tiêu biểu khác như: Dòng kinh quê hương (tuỳ bút), Những sự tích ở đất thép (truyện kí), Mẹ vắng nhà, Những đứa con trong gia đình, Chuyện xóm tôi (truyện ngắn)…

Có thể nói, Nguyễn Thi đã làm việc không biết mệt mỏi và đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Khi cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 diễn ra sôi nổi khắp các chiến trường Miền Nam, Nguyễn Thi đang viết dở tiểu thuyết Ở xã Trung Nghĩa và truyện kí Ước mơ của đất (viết về nữ Anh hùng Nguyễn Thị Hạnh ở Long An). Mặc dù được phân công ở lại bảo vệ doanh trại nhưng Nguyễn Thi nhất quyết xin bám theo các đơn vị chiến đấu thọc sâu vào nội thành Sài Gòn.

Tháng 5 năm 1968, Nguyễn Thi mang theo bản thảo hai tác phẩm đang viết dở dang, tham gia chiến đấu trong đội hình của Đoàn 10 đánh vào phía tây nam Sài Gòn. Đơn vị của Nhà văn Nguyễn Thi đã chiến đấu suốt năm ngày năm đêm trên tuyến đường Minh Phụng. Đến đêm 9 tháng 5, đơn vị của ông bị thiệt hại khá nặng, chỉ còn mười tay súng mà không kịp rút lui. Sáng ngày 10-5, diễn ra cuộc chống phản kích của ta trước binh lực địch mạnh hơn gấp bội. Mười tay súng đã chiến đấu ngoan cường, chỉ một vài đồng chí thoát được ra ngoài vòng vây. Nguyễn Thi bị trúng một mảnh đạn, vết thương ở phổi rất nặng nên hy sinh ngay sau đó. Nhà văn ngã xuống ở nơi không xa chỗ con gái của ông, chị Trang Thu (con gái ông với người vợ đầu – nhạc sĩ Bình Trang) đang mong mỏi từng ngày được thấy mặt cha! Cái ước mong cháy bỏng của ông là được nhìn thấy mặt con gái mãi mãi không bao giờ thành hiện thực!…

Để ghi nhận những đóng góp Nhà văn – Liệt sĩ Nguyễn Thi cho nền văn học nước nhà, ngày 1-9-2000, Chủ tịch nước đã ký quyết định truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh (về văn học nghệ thuật) cho ông với các tác phẩm viết về miền Nam yêu dấu: Người mẹ cầm súng, Trăng sáng, Đôi bạn, Ở xã Trung Nghĩa. Ngày 15-11-2011, ông được Chủ tịch nước ký quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân. Tên ông (bút danh Nguyễn Thi) được đặt cho nhiều đường phố ở nhiều địa phương: Thành phố Hồ Chí Minh (tuyến đường nơi ông ngã xuống), Đà Nẵng, Quy Nhơn, Lào Cai, Nam Định… Nhà văn Nguyễn Thi đã anh dũng ngã xuống trong tư thế của một chiến sĩ Giải phóng quân cách đây năm mươi lăm năm khi ông tròn bốn mươi tuổi, khi tài năng đang độ chín./.

Đàm văn nghệ





Source link

Cùng chủ đề

Bé trai ‘đẻ bọc điều’, 80.000 ca mới có một

Một bé trai sơ sinh chào đời khi vẫn nằm nguyên vẹn trong túi ối, hiện tượng dân gian gọi là "đẻ bọc điều". Chiều 3-2, thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết trong ngày làm việc đầu tiên của...

Bán lẻ công nghệ đồng loạt đóng nhiều cửa hàng dịp Tết, doanh thu vẫn tăng nhờ đâu?

Dự đoán nhu cầu không cao trong dịp Tết dài ngày, nhiều hệ thống bán lẻ công nghệ đã giảm số cửa hàng phục vụ nhằm giảm áp lực chi phí vận hành. Ngày 3-2, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại diện Thế...

Long Châu sẻ chia- Hành trình yêu thương thắp thêm hy vọng

Mang theo ngọn lửa yêu thương cùng tinh thần luôn kiên định với giá trị nhân văn cao cả, FPT Long Châu tiếp tục hành trình "Long Châu sẻ chia" năm thứ 5 để tiếp tục lan tỏa những giá trị tốt đẹp đến với cộng đồng. Đây không chỉ là một dự án thiện nguyện, mà còn là minh chứng sống động cho sứ mệnh vì sức khỏe người Việt mà Long Châu kiên trì theo đuổi. Mang theo...

Hòa Phát lãi sau thuế 12.020 tỷ đồng năm 2024

Quý 4/2024, Tập đoàn Hòa Phát đạt doanh thu 35.232 tỷ đồng, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2023 (34.924 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế ghi nhận 2.809 tỷ đồng, giảm 5% so với quý 4/2023 (2.969 tỷ đồng). Lũy kế cả năm 2024, Hòa Phát đạt 140.560 tỷ đồng doanh thu, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, đạt kế hoạch năm 2024. Lợi nhuận sau thuế đạt 12.020 tỷ đồng, tăng 77% so...

Lời chúc ấm lòng ngày Khai Xuân & Tết trồng cây 2025 tại Viglacera – Tổng công ty Viglacera

Sáng 3-2 (tức mùng 6 Tết), đồng chí Nguyễn Anh Tuấn - Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bắc Ninh đến thăm, chúc Tết công nhân tại Khu nhà ở công nhân Viglacera. Cùng dự có các đồng chí đại diện cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đào Quang Khải, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành và huyện Yên Phong. Về phía Tổng công ty Viglacera – CTCP có Ban lãnh đạo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khu đền tháp Chămpa – Mỹ Sơn

Mỹ Sơn là một thung lũng hẹp, rộng độ 4km2, có núi bao quanh như một tường thành tự nhiên, vững chãi, có khe nước sâu (Khe Thẻ) vừa có tính phòng thủ, vừa huyền bí, nằm cách Đà Nẵng khoảng 60km về phía Tây Nam, cách kinh đô cũ Simhapura của Chămpa (Trà Kiệu ngày nay) khoảng 15km về phía tây, được các vương triều Chămpa xưa chọn xây dựng thành một trung tâm tôn giáo lớn nhất...

Qua miền Di sản: Thành nhà Hồ

Thành Nhà Hồ thuộc địa phận của tỉnh Thanh Hóa ngày nay từng là kinh đô của nước Việt Nam từ năm 1398 đến 1407. Đây là một trong những thành lũy bằng đá hiếm hoi còn sót lại tại Đông Nam Á. UNESCO đã công nhận Thành Nhà Hồ là Di sản văn hóa thế giới vì những giá trị văn hóa, lịch sử cùng kỹ thuật xây dựng độc đáo của công trình này mang lại.  Thành Nhà Hồ do Hồ Quý Ly cho xây...

Thúc đẩy vai trò hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ công lập

Thời gian qua, cùng với các doanh nghiệp, công ty tư nhân, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH và CN), các tổ chức KH và CN công lập đã bắt kịp xu hướng và hoạt động tích cực chuyển giao công nghệ. Qua đó, bước đầu đã có những đóng góp đáng kể đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các sản phẩm của Trung tâm Ứng dụng, Dịch vụ Khoa học và Công nghệ (Sở Khoa học và Công...

Hôm nay, U23 Việt Nam “thử lửa” với U23 Bahrain trước thềm U23 Đông Nam Á

Hôm nay 15/8, U23 Việt Nam sẽ đá giao hữu với U23 Bahrain vào lúc 18h00 để chuẩn bị cho giải U23 Đông Nam Á 2023. HLV Hoàng Anh Tuấn của U23 Việt Nam. Hôm nay (15/8), U23 Việt Nam sẽ đá giao hữu với U23 Bahrain để chuẩn bị cho giải U23 Đông Nam Á 2023. Cuộc đọ sức này sẽ diễn ra lúc 18h00 chiều nay. Do tính chất phục vụ riêng cho công tác chuyên môn của hai đội...

Người di cư bất hợp pháp: Vấn đề nóng ở Địa Trung Hải

Tổ chức SOS Mediterranee cho biết, tàu cứu hộ Ocean Viking vừa giải cứu hơn 600 người di cư đang lênh đênh trên Địa Trung Hải. Từ đầu năm đến nay, trên tuyến đường vượt biển nguy hiểm nhất với người di cư này đã có ít nhất 1.848 người thiệt mạng khi tìm cách từ Bắc Phi đến Italia và Malta. Ngăn chặn làn sóng di cư bất hợp pháp là vấn đề nóng khiến các quốc...

Bài đọc nhiều

Nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ người lao động

Nam Định hiện có 4 khu công nghiệp và 20 cụm công nghiệp, trên 6.100 doanh nghiệp với gần 210 nghìn lao động; mỗi năm có hơn 30 nghìn người đến độ tuổi lao động. Thời gian qua, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB và XH) đã phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện hiệu quả công tác thu thập, cung cấp, phân tích, dự báo thị trường lao động; giới thiệu việc làm,...

Khảo sát việc quản lý, sử dụng đất các dự án sản xuất kinh doanh ngoài khu, cụm công nghiệp

Thực hiện Chương trình giám sát chuyên đề năm 2023 của HĐND tỉnh khoá XIX nhiệm kỳ 2021-2026 về “Việc quản lý, sử dụng đất trong các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh ngoài khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2016-2022”, ngày 17-4, Thường trực HĐND tỉnh đã tiến hành khảo sát thực địa tại một số dự án trên địa bàn các huyện Ý Yên, Vụ Bản và Mỹ...

Chủ động quản lý, đảm bảo an toàn hệ thống đê kè

Nam Định có 663km đê và 8km đê biển Cồn Xanh (trong đó gồm 99km đê biển; 274km đê sông từ cấp I đến cấp III; 298km đê dưới cấp III) và có trên 169km kè bảo vệ tuyến đê sông và đê biển. Hàng năm, hệ thống đê điều và phòng, chống thiên tai (PCTT) của tỉnh đã được quan tâm đầu tư cải tạo, nâng cấp, đáp ứng yêu cầu của công tác PCTT ngày càng phức tạp. Tuy nhiên,...

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với Sở Y tế

Chiều 18-4, đồng chí Phạm Đình Nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã làm việc với Sở Y tế về một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Cùng dự buổi làm việc với đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh có đồng chí Trần Lê Đoài, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, Văn phòng UBND tỉnh. Quang cảnh buổi làm việc. Theo báo cáo của Sở Y tế: Toàn ngành Y...

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Chuẩn bị cho kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, ngày 18-4, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh đã tiếp xúc cử tri tại một số địa phương trong tỉnh. Các đồng chí: Lê Khánh Hải, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Nguyễn Hải Dũng, TUV, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Thị Thúy Ngọc, Chánh Văn phòng Hội LHPN tỉnh đã tiếp xúc cử tri...

Cùng chuyên mục

Chùa Keo làng Hành Thiện – kiệt tác kiến trúc gỗ thế kỷ XVII

Chùa Keo, tọa lạc tại làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, là một trong những ngôi chùa cổ lớn nhất và được bảo tồn nguyên vẹn nhất ở Việt Nam. Với tuổi đời hơn 400 năm, ngôi chùa này là một minh chứng sống động cho tài năng và sự khéo léo của các nghệ nhân Việt Nam thời xưa.

Nhà thờ Đổ Nam Định

Nhà thờ đổ, vốn là nhà thờ Thánh Maria Madalena, còn có tên gọi khác là nhà thờ Trái Tim, được thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp. Là người con Hải Hậu chắc hẳn ai ai cũng từng nghe đến cái tên nhà thờ đổ - một cái tên rất lạ và gợi sự tò mò cho nhiều người.

Những người thợ làm chén Thánh trong nhà thờ Kiên Lao

Những chiếc chén thánh như những tác phẩm điêu khắc được những người thợ làng Kiên Lao gò bằng tay và tạo hình rất đẹp. Đã từng theo nghề hơn 30 năm, ông Thanh cũng là người nổi tiếng trong làng về làm sản phẩm này...

Nghề đúc đồng Ý Yên hội nhập và phát triển

Ở Nam Định, đúc đồng là một trong những nghề truyền thống nổi tiếng cả nước. Ngoài Xuân Trường, Ý Yên cũng là địa phương nổi tiếng với nghề đúc đồng. Nhưng sản phẩm đúc đồng của Ý Yên có lẽ được nâng lên tầm cao hơn với số lượng cung cấp cho thị trường lớn hơn. Công việc của những người thợ đúc đồng ở Ý Yên nhiều liên tục trong năm ko bất kể mùa nào, do...

Thúc đẩy vai trò hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ công lập

Thời gian qua, cùng với các doanh nghiệp, công ty tư nhân, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH và CN), các tổ chức KH và CN công lập đã bắt kịp xu hướng và hoạt động tích cực chuyển giao công nghệ. Qua đó, bước đầu đã có những đóng góp đáng kể đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các sản phẩm của Trung tâm Ứng dụng, Dịch vụ Khoa học và Công nghệ (Sở Khoa học và Công...

Mới nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm trao Quyết định của Bộ Chính trị cho Đảng bộ trực thuộc Trung ương

Tổng Bí thư đề nghị các cơ quan, đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ đã được quy định cụ thể trong từng quyết định, khẩn trương triển khai công tác theo mô hình mới, tổ chức mới.

Đón Xuân, rinh lộc vàng tại các Trạm Tài Lộc xuyên Việt của PNJ

Cơ hội "rinh" hàng ngàn phần quà may mắn đầu năm đang chờ đón bạn tại các Trạm Tài Lộc xuyên Việt của PNJ. Bên cạnh những ưu đãi độc quyền hấp dẫn, khách hàng còn được thưởng thức những màn trình diễn đặc sắc từ dàn “anh trai” đình đám và tham gia chuỗi hoạt động trải nghiệm thú...

Doanh thu nước ngoài tăng trưởng cao nhất 5 năm, nội địa phục hồi

Vinamilk vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2024, doanh thu nội địa cho thấy đà phục hồi tích cực và nước ngoài có mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm gần đây và hoàn thành tái định vị các sản phẩm. Vinamilk về đích năm 2024: Doanh thu nước ngoài tăng trưởng cao nhất 5 năm, nội...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, chúc tết Kiểm toán nhà nước nhân dịp đầu xuân Ất Tỵ

Chiều 3/2, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tới thăm, chúc Tết và làm việc với Kiểm toán Nhà nước (KTNN). ...

Mới nhất