Trang chủDestinationsQuảng NamNhà thờ tộc Nguyễn Tường Hội An: Điểm đến của những câu...

Nhà thờ tộc Nguyễn Tường Hội An: Điểm đến của những câu chuyện lịch sử, văn chương | BÁO QUẢNG NAM ONLINE


Nhà thờ tộc Nguyễn Tường (kiệt 8/2 đường Nguyễn Thị Minh Khai, Hội An) vừa kỷ niệm 10 năm mở cửa đón khách tham quan (2013 – 2023). Đây là di tích khá độc đáo không chỉ thể hiện nét đặc trưng của một kiến trúc cổ Hội An mà còn là điểm đến của những câu chuyện lịch sử, văn chương.

Nhà thờ Nguyễn Tường ở TP.Hội An.Ảnh: V.L
Nhà thờ Nguyễn Tường ở TP.Hội An.Ảnh: V.L

Tộc Nguyễn Tường là một dòng tộc nổi danh ở Quảng Nam về truyền thống khoa bảng với những tên tuổi đỗ đạt cao, làm quan lớn dưới triều Nguyễn. Vào những năm đầu thế kỷ 20, hậu duệ tộc Nguyễn Tường gây chú ý với những tên tuổi trên văn đàn Việt Nam như Nguyễn Tường Tam (nhà văn Nhất Linh), Nguyễn Tường Lân (Thạch Lam), Nguyễn Tường Long (Hoàng Đạo). Đây là những nhân vật sáng lập, chủ chốt của nhóm Tự lực văn đoàn, góp phần đặt nền móng cho văn học hiện đại Việt Nam.

Di tích lịch sử

Ngoài nhà thờ cổ trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, hiện còn có nhà thờ tộc Nguyễn Tường nằm ở khu phố Tu Lễ, phường Cẩm Phô, đây là nơi thờ tự Tiến sĩ Nguyễn Tường Phổ cùng hậu duệ, trong đó có các nhà văn Nhất Linh, Thạch Lam, Hoàng Đạo.

Con trai của cụ Nguyễn Tường Phổ là Nguyễn Tường Tiếp (1831 – 1890), thi đỗ Tú tài, năm 1874 theo làm quan văn cho Phạm Phú Thứ.

Nguyễn Tường Tiếp có 4 con trai, trong đó có con trai út là Nguyễn Tường Chiếu (1880 – 1918, ở Hải Dương không về quê), cụ Chiếu chính là thân phụ của các nhà văn Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam.

Nhà thờ tộc Nguyễn Tường ở khu phố Tu Lễ hiện còn lưu giữ khá nhiều thư tịch, di cảo quý giá, gắn liền với Tiến sĩ Nguyễn Tường Phổ như các sáng tác, sao chép, sưu tầm thơ, chúc thư, câu đối, thư mời lo việc tế xuân, văn tế, bài dự thảo văn bia, hành thuật.

Ngoài ra còn rất nhiều hiện vật, tư liệu của các hậu duệ là 3 nhà văn Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam trong nhóm Tự Lực văn đoàn.

Nhà thờ tộc Nguyễn Tường được xây dựng năm 1806, vốn là tư dinh của Binh bộ Thượng thư Nguyễn Tường Vân (1774 – 1822), khai quốc công thần triều Nguyễn.

Ông Nguyễn Tường Vân có ba người con, con trưởng là Nguyễn Tường Vĩnh, đỗ Phó bảng thứ nhất tại kỳ thi Hội khoa Mậu Tuất (1838) và được bổ nhiều chức quan triều đình. Con thứ Nguyễn Tường Khuôn là rể của danh tướng Lê Chất. Con trai thứ 3 là Nguyễn Tường Phổ, đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ năm Nhâm Dần (1842).

Ba nhà văn chủ chốt của nhóm Tự lực văn đoàn là Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Tường Long, Nguyễn Tường Lân là cháu cố của Tiến sĩ Nguyễn Tường Phổ.

Tại nhà thờ tộc Nguyễn Tường hiện còn lưu giữ khá nhiều tư liệu Hán Nôm có niên đại từ thế kỷ 18 – 20 miêu tả đầy đủ về con đường làm quan của Binh bộ Thượng thư Nguyễn Tường Vân cũng như sử liệu về học hành đỗ đạt của những người con như Phó bảng Nguyễn Tường Vĩnh, Tiến sĩ Nguyễn Tường Phổ… hay chiếu chỉ, sắc phong của các đời vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Thành Thái thăng chứng cho những người trong dòng họ này.

Theo Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An, những tài liệu, văn bản Hán Nôm tại nhà thờ tộc Nguyễn Tường không chỉ được lưu giữ, bảo tồn như một giá trị di sản của dòng họ khoa bảng nổi danh mà còn là minh chứng phản ánh chân thật về lịch sử, văn hóa, xã hội của một giai đoạn, từ đó truyền tải những giá trị giao thoa giữa quá khứ, hiện tại cho thế hệ sau.

Năm 2008, Nhà thờ tộc Nguyễn Tường được xếp hạng Di tích văn hóa và kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh. Năm 2020, mộ Binh bộ Thượng thư Nguyễn Tường Vân được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh.

Điểm đến văn chương

Ngày 12/7/2013, nhà thờ cổ Nguyễn Tường chính thức mở cửa đón khách du lịch, trở thành 1 trong 6 ngôi nhà cổ, nhà thờ nằm trong ô vé tham quan khu phố cổ Hội An được nhiều du khách lựa chọn.

Qua 10 năm (2013 – 2023), trung bình mỗi tháng nhà thờ tộc Nguyễn Tường đón 15 nghìn lượt khách, riêng giai đoạn 2016 – 2019, bình quân mỗi tháng nơi đây đón 23 nghìn lượt khách tham quan. Phó Thủ tướng Thái Lan, Đại sứ Ba Lan, đoàn Bộ Giáo dục Lào… đã từng đến thăm di tích này.

Ông Võ Phùng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Nam, nguyên Giám đốc Trung tâm VH-TT&TT-TH TP.Hội An (trước đây là Trung tâm VH-TT) người có công lớn đưa nhà thờ tộc Nguyễn Tường vào điểm tham quan khẳng định, di tích nhà thờ Nguyễn Tường không đơn thuần chỉ là một công trình kiến trúc nhà cổ đặc trưng Hội An (cấu trúc 3 gian 2 chái, chiều sâu 5 nhịp, kết cấu khung gỗ, xây bao gạch, mái lợp ngói âm dương…) mà còn là điểm đến mang giá trị văn chương khác biệt, gắn với những tác giả văn học Việt Nam tiêu biểu trong một thời điểm lịch sử của dân tộc. Còn với nhiều người dân Hội An, nhà thờ cổ Nguyễn Tường cũng là một trong những nơi phát tích của nhóm Tự lực văn đoàn.

Khách tham quan di tích có thể bắt gặp những tủ sách nhỏ với nhiều tác phẩm đã làm nên tên tuổi 3 nhà văn Nguyễn Tường như Đoạn tuyệt (Nhất Linh), Gió đầu mùa (Thạch Lam), Trước vành móng ngựa (Hoàng Đạo)…

Du khách cũng có thể bắt gặp một số tác phẩm của nhóm Tự lực văn đoàn như Thế Lữ, Xuân Diệu, Khái Hưng… được các thế hệ con cháu tộc Nguyễn Tường dày công sưu tầm, trưng bày. Bình quân mỗi năm, nơi đây bán được khoảng 800 cuốn sách cho khách tham quan.

Đặc biệt, bên cạnh những tác phẩm văn chương, nhiều di vật dòng tộc Nguyễn Tường như tranh vẽ bằng mực tàu, giấy dó của Thạch Lam, Nhất Linh hay các bút tích của Tự lực văn đoàn, di bút cụ Phạm Phú Thứ bình thơ Nguyễn Tường Phổ, hay thơ gửi Nguyễn Tường Phổ về việc làm Văn chỉ… cũng được trưng bày nơi đây, qua đó lột tả rõ nét hơn những câu chuyện văn học, những giá trị lịch sử, góp phần làm sâu sắc thêm truyền thống văn hóa của vùng đất Hội An.





Nguồn

Cùng chủ đề

Người truyền cảm hứng, yêu thương nơi đại ngàn

(NLĐO) - Tôi tự hào vì được là học trò của cô, biết ơn sự dìu dắt để mỗi ngày trôi qua là lúc tôi tiến đến gần hơn với ước mơ và khát vọng ...

Những người trẻ theo đuổi văn chương

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh khi được mời chia sẻ tại Hội nghị những người viết trẻ TPHCM lần 5 năm 2024, được tổ chức vào ngày 11-10, đã bày tỏ sự ngạc nhiên lẫn vui mừng khi thấy có sự tham gia của rất nhiều gương mặt trẻ. Đây có lẽ là đặc trưng của TPHCM, dù có náo nhiệt, ồn ào như thế nào thì cũng không làm vơi đi niềm đam mê văn chương...

Con đường và tác phẩm nghệ thuật đầy đam mê của nữ văn sĩ Hàn Quốc

Nhà văn Han Kang đã tạo nên dấu ấn lịch sử khi trở thành người Hàn Quốc đầu tiên giành giải Nobel Văn học năm 2024, đưa văn chương xứ sở kim chi ra ánh sáng sân khấu toàn cầu.

Giao lưu văn hóa Việt Nam-Thụy Điển, tôn vinh sức mạnh của văn chương

Tối 9/10, trước thềm công bố giải thưởng Nobel Văn học 2024, Hội thảo Văn học Thụy Điển đã được Đại sứ quán Thụy Điển tổ chức tại Viện Goethe Hà Nội, thu hút sự tham dự đông đảo tác giả, nhà văn, nhà báo và độc giả yêu văn chương.

Tìm hướng đi mới cho tác phẩm văn chương

Tối 10-8, tại TPHCM, nhóm Người kể chuyện phim phối hợp một số đơn vị tổ chức workshop “Từ chữ sang thanh”. Ba khách mời gồm đạo diễn lồng tiếng Đạt Phi, TS Đào Lê Na và nhà văn trẻ Đỗ Quang Vinh đã cùng nhau chia sẻ xung quanh câu chuyện diễn dịch văn chương thành điện ảnh. Thực tế, việc diễn dịch văn chương thành điện ảnh chính là hình thức cải biên mà...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Một chuyên khảo về Hội An

Một chuyên khảo về Hội An được một nhà “Việt Nam học” người nước ngoài thực hiện cách đây gần 60 năm. Chuyên khảo được đánh giá là “rất công phu và nghiêm cẩn”. Người Hoa ở Hội An “Mấy điều nhận xét về Minh Hương xã và các cổ tích tại Hội An” là tên một khảo cứu về cộng đồng người Hoa và những công trình xây dựng của họ tại Hội An. Tác giả chuyên khảo là Giáo...

Dấu xưa trên vùng đất An Bang

Vào ngày 16 tháng Giêng hằng năm, cư dân ấp An Bang làng Thanh Hà xưa (nay là khối An Bang, phường Thanh Hà, TP.Hội An) long trọng tổ chức lễ tế xuân, cầu an đầu năm nhằm tưởng nhớ các bậc tiền nhân đã dày công khai mở và phát triển xóm ấp ngày thêm rạng rỡ. Sau nghi thức lễ tế trang nghiêm theo cổ truyền, phần hội luôn rôm rả những tích xưa, chuyện cũ về...

“Đêm phố cổ” đi qua một phần tư thế kỷ

Sản phẩm du lịch “Đêm phố cổ” tồn tại và phát triển đến nay vừa tròn chặng đường 25 năm. “Đêm phố cổ” đã định vị được thương hiệu lớn với du khách nhưng cần chỉn chu, đổi mới để giữ được sức hút lâu dài. “Thắp lửa” cho di sản văn hóa thế giới Tháng 8/1998, UBND thị xã Hội An lúc đó đã ban hành Quyết định số 336 phê duyệt Đề án “Nghiên cứu, phục hồi Ngày phố...

Trưng bày ảnh “Di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An – 25 năm bảo tồn và phát huy giá trị”

Từ ngày 29/11 đến 9/12, tại di tích đình Hội An (số 27 Lê Lợi) sẽ diễn ra hoạt động trưng bày ảnh với nội dung “Di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An - 25 năm bảo tồn và phát huy giá trị”. Sự kiện do Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An chủ trì thực hiện nhằm chào mừng kỷ niệm 25 năm ngày Đô thị cổ Hội An được...

Nỗi lo di tích nhà cổ Hội An

Hội An còn hàng chục di tích trong phố cổ đã xuống cấp, có nguy cơ hư hại do mưa lũ nhưng vẫn chưa thể hạ giải trùng tu. Ông Phạm Phú Ngọc – Giám đốc Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An cho biết, nhằm triển khai công tác phòng chống lụt bão cho các di tích trong khu phố cổ, từ tháng 6/2024, đơn vị đã chủ động phối hợp các địa phương,...

Bài đọc nhiều

Tổ chức chương trình “Cảnh sát biển với đồng bào dân tộc, tôn giáo” tại xã Tam Sơn | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Chiều nay 8/8, Hải đoàn 21 - Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 phối hợp Ban Dân vận Tỉnh ủy và Ban Dân vận Huyện ủy Núi Thành tổ chức chương trình “Cảnh sát biển với đồng bào dân tộc, tôn giáo” tại xã Tam Sơn. ...

Lan tỏa những giá trị đất và người Tam Kỳ | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

Sau hơn 10 ngày diễn ra (16 - 26/6), Ngày hội văn hóa, thể thao, du lịch biển Tam Kỳ năm 2023 đã khép lại. Song có lẽ dư âm của sự kiện này sẽ còn lan tỏa trong du khách về những giá trị vùng đất và con người...

Nông Sơn tổ chức điểm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Ngày 14/8, xã Quế Lộc (Nông Sơn) tổ chức Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) năm 2023 và là địa phương tổ chức ngày hội điểm của huyện. ...

Cả nước có hơn 25.500 mô hình học tập và làm theo Bác | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Sáng nay 12/6, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị (khóa XIII) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm...

WWDC 2023: Hệ điều hành iPhone, iPad, Apple Watch và Mac được làm mới | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Tại WWDC 2023, Apple đã giới thiệu hệ điều hành iOS 17, iPadOS 17, macOS Sonama và watchOS 10 cho người dùng iPhone, iPad, Mac và Apple Watch. ...

Cùng chuyên mục

Người gìn giữ điệu hò cổ xứ Quảng

      Hò khoan xứ Quảng là một di sản văn hóa quý báu của người dân Quảng Nam. Đây không chỉ đơn thuần là những câu hát đối đáp mà còn là một nét đẹp văn hóa đặc trưng, phản ánh đời sống, tình cảm của người dân xứ Quảng. Để điệu hò này được lưu truyền và phát triển, không thể không nhắc đến những người gìn giữ - những nghệ nhân tâm huyết, dành cả...

Biểu diễn hò Bả Trạo trên sông Hội An

Đêm phố cổ Hội An, một trung tâm du lịch của miền đất Quảng Nam, trong ánh sáng lung linh của những chiếc đèn lồng và những con thuyền lướt đi trên mặt nước sông Hoài, một tiết mục diễn xướng độc đáo của xứ Quảng được biểu diễn cho khách du lịch: "hò Bả Trạo". Hò Bả Trạo là một trong số rất nhiều những hoạt động diễn xướng của cư dân miền Trung. Hò Bả Trạo hay...

Bảo tồn giai điệu hò Bả Trạo xứ Quảng

Hò Bả Trạo, còn gọi là Hò Chèo Bả Trạo, là một loại hình dân ca độc đáo của Quảng Nam, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2005. Hò Bả Trạo được hát bởi hai đội, mỗi đội gồm 16 - 20 người, nam nữ phân chia đều nhau. Các đội ngồi đối diện nhau trên hai chiếc thuyền, vừa hát vừa chèo mái nhịp nhàng. Nội dung bài hát...

Đèn lồng phố Hội

Phố cổ Hội An, một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn thuộc khu vực miền trung ven biển tỉnh Quảng Nam. Trên khắp ngả phố của Hội An, bất kì một chi tiết nhỏ nào cũng dễ dàng làm sao xuyến mọi du khách thăm quan. Nhưng điều đặc biệt làm nên dấu ấn riêng là về bóng dáng một khu phố xưa với muôn sắc đèn lồng và những ngôi nhà cổ đầy chất...

Chiếm đoạt hơn 7 tỷ đồng, chủ biêu lãnh 10 năm tù | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Ngày 17/8, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam mở phiên sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Kim Anh (SN 1963, phường An Xuân, TP.Tam Kỳ) 10 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. ...

Mới nhất

Khai mạc chợ hoa xuân “trên bến dưới thuyền”

(NLĐO) - Chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" ở quận 8, TP HCM sẽ được tổ chức đến hết ngày 29 tháng Chạp. ...

Phương án mới về thu gom, vận chuyển, xử lý rác

(NLĐO)-Công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải đảm bảo an ninh chất thải trên địa bàn TP HCM. ...

Hai tuyến metro tại Hà Nội hoạt động thế nào trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ?

Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) vừa công bố lịch chạy tàu hai tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - ga Hà Nội trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. ...

Năm bản lề triển khai Chiến lược Chuyển đổi, lãi trước thuế SHB tăng 25% đạt 11.543 tỷ đồng

Kết thúc 2024 - năm bản lề của Chiến lược Chuyển đổi, SHB ghi nhận kết quả kinh...

Đêm muộn, các phương tiện vẫn nối đuôi nhau về quê nghỉ Tết, đường Vành đai 3 trên cao bất ngờ vắng

Hơn 22 giờ ngày 24/1 (25 tháng Chạp), các tuyến đường cửa ngõ Hà Nội vẫn ùn tắc khi hàng nghìn phương tiện nối đuôi nhau di chuyển về quê đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Cảnh ùn...

Mới nhất