Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNhà giáo tự tạo 'sức hút' riêng

Nhà giáo tự tạo ‘sức hút’ riêng


Không tránh khỏi chạnh lòng

Gần 10 năm giảng dạy ngữ văn tại Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (Q.6, TP.HCM), thầy Lê Dũ Bằng nhận thấy AI giúp học sinh dễ tiếp cận thông tin. Tuy nhiên, thầy cũng trăn trở: “Tôi chạnh lòng nếu học sinh coi nhẹ bài giảng của mình vì nghĩ đã có AI trợ giúp, đồng thời sợ mình không kịp cập nhật công nghệ sẽ bị tụt hậu”.

Đây là nỗi lo chung của thầy cô giảng dạy lâu năm khi khó tiếp cận công nghệ và thiết bị dạy học hiện đại, theo thạc sĩ Viên Tuấn Anh, giáo viên bộ môn vật lý Trường THPT chuyên Nguyễn Thiện Thành (tỉnh Trà Vinh). 

Thầy cô lớn tuổi cũng ít áp dụng phương pháp giảng dạy mới mà thường duy trì phương pháp truyền thống đã theo đuổi từ lâu.

Dạy học thời AI: Giáo viên có 'sức hút' riêng, đừng so sánh với AI - Ảnh 1.

AI không thay thế hoàn toàn vai trò của người thầy mà sẽ là công cụ hỗ trợ giáo viên

Lo ngại AI phủ nhận vai trò truyền thụ kiến thức của giáo viên cũng được Nguyễn Hữu Hưng (sinh viên khoa Văn học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) đặt ra tại buổi tọa đàm về thách thức và cơ hội của sinh viên trong kỷ nguyên số diễn ra tuần qua. Từ trải nghiệm dạy thêm, Hưng cho biết học sinh ngày nay có thể tra cứu mọi thứ bằng AI mà không cần hỏi giáo viên.

Gỡ rối vướng mắc trên, thạc sĩ Ngô Hữu Thống, Phó viện trưởng thường trực Viện Nghiên cứu ứng dụng và đổi mới sáng tạo doanh nghiệp (3AI), khẳng định AI không phủ nhận vai trò của giáo viên, nhưng cách truyền tải và tiếp cận người học cần thay đổi từ cung cấp kiến thức sang hướng dẫn học sinh chọn lọc thông tin và công cụ AI.

Dù AI không thay thế giáo viên, thạc sĩ Trần Thị Kim Hoàng, giáo viên bộ môn tiếng Anh Trường THPT Nguyễn Tất Thành (Q.6, TP.HCM) dự đoán thầy cô có thể bị đào thải bởi những người trong ngành sử dụng thành thạo AI để giải quyết vấn đề.

Mặt khác, một số sinh viên đi dạy thêm cho rằng AI chỉ thay thế giáo viên ở mức độ nào đó. Chẳng hạn, Huỳnh Nguyễn Gia Huy (sinh viên ngành sư phạm khoa học tự nhiên, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) cho hay AI có thể chấm bài trắc nghiệm, xây dựng giáo án, thiết kế bài giảng… nhằm tối ưu hóa thời gian và công sức. Còn Nguyễn Lâm Nhật Minh (sinh viên ngành kinh doanh quốc tế, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM) thường sử dụng AI để mô phỏng thí nghiệm trực tuyến thuộc chương trình vật lý lớp 9.

AI khó thay thế “người thầy chân chính”

Ngành giáo dục dần áp dụng AI vào giảng dạy nhưng không thể thay thế hoàn toàn vai trò của người thầy trong “sự nghiệp trồng người”. Giáo viên và sinh viên sư phạm đều cho rằng bình diện cảm xúc là điều AI không sánh kịp với người thầy “thực”. “AI chỉ có thể thay thế nhà giáo ở góc độ tìm kiếm và cung cấp kiến thức chứ không thay thế sự gắn kết về mặt tinh thần, tình thầy trò hay sức sáng tạo vô hạn của giáo viên”, thạc sĩ Viên Tuấn Anh quan niệm.

Cùng ý kiến, thạc sĩ Trần Thị Kim Hoàng nhấn mạnh: “Những điều xuất phát từ trái tim sẽ dễ đến trái tim hơn hàng triệu kết quả sau mỗi cú ‘click’ chuột. Hơn nữa, AI không có khả năng tạo động lực, truyền cảm hứng hoặc khai minh, dẫn dắt học trò khám phá đúng hướng”.

Dạy học thời AI: Giáo viên có 'sức hút' riêng, đừng so sánh với AI - Ảnh 2.

Nhờ AI, học sinh có thể thực hành thí nghiệm qua các ứng dụng mô phỏng

Riêng môn ngữ văn, Nguyễn Trần Anh Thư (sinh viên chuyên ngành sư phạm ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) nhận định AI chưa thể “chạm” tới văn học Việt Nam về mặt cảm xúc lẫn kiến thức nên giáo viên môn này vẫn có chỗ đứng. “Mỗi giáo viên có phong cách giảng dạy và ‘sức hút’ riêng. AI chỉ cung cấp kiến thức, giáo viên mới là người đưa cảm xúc vào bài giảng và khơi gợi tình yêu văn học ở học sinh”, Thư chia sẻ.

Ở góc độ khác, cô Dương Thị Huỳnh, giáo viên bộ môn sinh học Trường THPT chuyên Nguyễn Thiện Thành (tỉnh Trà Vinh) nhìn nhận AI dù không có cảm xúc và không mang lại cảm xúc như con người nhưng có thể hỗ trợ giáo viên về mặt kỹ năng, chẳng hạn đưa ra cách điều chỉnh cảm xúc khi giảng dạy, cách thấu hiểu cảm xúc của học sinh…

Ngoài yếu tố cảm xúc, AI không phải “cây đũa thần” cung cấp mọi thứ một cách chính xác nên học sinh cần được giáo viên hỗ trợ kiểm chứng thông tin. Chẳng hạn, qua quá trình dạy thêm môn vật lý, Nguyễn Lâm Nhật Minh đánh giá đa phần công cụ không thông hiểu hoàn toàn chương trình học Việt Nam nên thông tin sẽ có sai lệch. Học sinh của Minh cũng thích thú với thí nghiệm thực hơn thí nghiệm ảo do phần mềm mô phỏng.

Trăn trở là động lực cho sáng kiến

Những trăn trở về vai trò người thầy thời AI có thể là động lực tạo nên sáng kiến dạy học hay. Giáo viên cho rằng đổi mới phương pháp dạy học cần thời gian để thầy trò thích ứng cũng như sự phối hợp nhịp nhàng từ giáo viên, học sinh đến định hướng chương trình giáo dục của nhà trường và địa phương.

Theo thạc sĩ Trần Thị Kim Hoàng, với sự hỗ trợ của AI, giáo viên sẽ thay thế phương pháp mang tính nhồi nhét kiến thức bằng phương pháp ưu việt, cải tiến và hoàn thiện phương pháp để nâng cao chất lượng bài giảng.

Dạy học thời AI: Giáo viên có 'sức hút' riêng, đừng so sánh với AI - Ảnh 3.

Cô Trần Thị Kim Hoàng và sản phẩm sáng tạo của học sinh

“Điều quan trọng là hiểu rõ năng lực, sở thích của mỗi học sinh để xây dựng hoạt động phù hợp, giúp từng em phát huy khả năng và hỗ trợ các học sinh khác”, cô Hoàng nói.

“Thổi làn gió mới” cho các tiết học

Thầy Lê Dũ Bằng, giáo viên Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (Q.6, TP.HCM), nhấn mạnh mỗi tiết học phải khơi gợi sự hứng thú ở học trò và phát huy tinh thần chủ động lĩnh hội kiến thức.

“Giáo viên giải thích cho học sinh hiểu vai trò của AI thay vì cấm sử dụng. Là cô giáo tương lai, tôi liên tục cập nhật năng lực số để tự tin trong việc định hướng học sinh cũng như hợp tác với AI nhằm giảm gánh nặng chuẩn bị bài giảng và ‘thổi làn gió mới’ cho các tiết học”, Nguyễn Trần Anh Thư (sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) chia sẻ.



Source link

Cùng chủ đề

Sửa đổi quy định sinh hoạt phí cho sinh viên sư phạm

(Dân trí) - Theo văn bản trả lời cử tri tỉnh Thanh Hóa, Bộ GD&ĐT cho biết đang trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi quy định chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt với sinh viên sư phạm. Cử tri tỉnh Thanh Hóa kiến nghị Chính phủ xem xét, sửa đổi Nghị định số 116/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh...

Năm 2025, sinh viên sư phạm được hỗ trợ sinh hoạt phí thế nào?

Theo Nghị định 116/2020/NĐ-CP, sinh viên sư phạm được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi theo học. Trong những mùa tuyển sinh trở lại đây,...

Sửa quy định hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt với sinh viên sư phạm

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay đang trình Chính phủ dự thảo sửa đổi, bổ sung nghị định quy định chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt với sinh viên sư phạm. Bộ Giáo dục...

Vì sao hàng trăm sinh viên sư phạm nhận sinh hoạt phí lên tới 127 triệu đồng/người?

Hàng trăm sinh viên ngành sư phạm diện địa phương đặt hàng tại TP.HCM được nhận sinh hoạt phí theo Nghị định 116/2020 của Chính phủ lên tới 127 triệu đồng/người. ...

Sinh viên Sư phạm Hà Nội nhận hỗ trợ từ Quỹ đồng hành với học sinh, sinh viên vùng khó khăn

Quỹ đồng hành với học sinh, sinh viên vùng khó khăn của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã trao hỗ trợ cho 16 sinh viên, mỗi em được hỗ trợ 1,5 triệu đồng/tháng. Tối 9/1, Trường Đại học...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trẻ hóa phong cách đầu năm nhờ diện đồ họa tiết kẻ sọc

Họa tiết kẻ sọc luôn làm các tín đồ thời trang mê đắm bởi sự linh hoạt và...

Áo sơ mi trắng, món đồ ‘quốc dân’ mà nàng nào cũng nên có

Áo sơ mi trắng dễ dàng chiếm trọn cảm tình của mọi cô nàng nhờ sự đa năng,...

Bài đọc nhiều

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Thư gửi loài người từ đại dương

Tôi là đại dương, một phần quan trọng của hành tinh xanh. Nhưng giờ đây, tôi đang phải đối mặt với những mối nguy hiểm nghiêm trọng. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the ocean. Write a...

Cả bốn thí sinh Đường lên đỉnh Olympia đều chịu thua bài toán lớp 5

Câu đố của chÆ°Æ¡ng trình Đường lên đỉnh Olympia này chắc chắn sẽ khiến nhiều người phải bó tay. Câu đố trong chương trình Đường lên đỉnh Olympia với nội dung như sau: "Một con cá có đuôi nặng 150 gam, đầu cá nặng bằng đuôi cộng nửa thân, thân nặng bằng đầu cộng đuôi. Hỏi con cá nặng bao nhiêu gam?"Thí sinh Tấn Sang đối diện với câu hỏi trên đã cho đáp án là 400 gam nhưng không...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Lời thủ thỉ của đại dương

Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54 đã được khởi động. VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư lần này với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương". Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the...

Sau Tết, giáo viên Lâm Đồng vẫn ngóng tiền thưởng theo nghị định 73

Đã qua Tết, giáo viên tại Lâm Đồng vẫn ngóng chờ tiền thưởng theo nghị định 73. Nhiều giáo viên nóng ruột vì các tỉnh thành khác đã chi thưởng cho giáo viên trước Tết. Ông Nguyễn Ngọc Nhi - giám đốc Sở Tài...

3 ngày tốt để khai bút đầu năm Ất Tỵ 2025

Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho hay việc chọn giờ tốt, ngày tốt để khai bút đầu năm rất quan trọng, đảm bảo công việc, học hành và sự nghiệp sẽ hanh thông, gặp may mắn, thuận lợi. Khai bút đầu xuân là tập tục truyền thống mong cầu một năm mới công việc, học hành và sự nghiệp luôn suôn sẻ. Theo quan niệm, thời điểm khai bút cũng cần chọn ngày tốt, giờ tốt. Việc khai...

Cùng chuyên mục

Màn về đích nghẹt thở của 10X trường Bưởi giành vòng nguyệt quế Olympia

Nguyễn Duy Anh (THPT Chu Văn An - trường Bưởi, Hà Nội) giành chiến thắng trong trận thi tháng đầu tiên của quý II Đường lên đỉnh Olympia 25. Trận thi đấu tháng 1, quý II Đường lên đỉnh Olympia 25 diễn ra chiều nay chứng kiến màn so tài của bốn nhà leo núi: Nguyễn Trung Khánh (THPT Thạch Thất, Hà Nội), Nguyễn Duy Anh (THPT Chu Văn An, Hà Nội), Võ Tấn Phát (THPT Phan Bội Châu, Khánh...

Gợi ý của ban giám khảo về nội dung viết thư UPU lần thứ 54

Dưới đây là một số gợi ý của Ban giám khảo cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025, các em học sinh có thể tham khảo để hoàn thiện bài dự thi của mình. Hàng năm, Liên minh Bưu chính Thế giới (gọi tắt là UPU) tổ chức Cuộc thi Viết thư quốc tế dành cho trẻ em, nhằm góp phần phát triển khả năng viết văn và sự phong phú trong tư duy sáng tạo của...

Việt Nam đoạt 2 huy chương vàng cuộc thi Công nghệ trẻ châu Á

(NLĐO)- Tại vòng chung kết cuộc thi Công nghệ trẻ Châu Á - Youth Tech Asia Challenge (YTAC 2025), đoàn học sinh Việt Nam xuất sắc đem về 2 huy chương vàng ...

Sáng mai (10/2) trời rét bao nhiêu độ, học sinh có được nghỉ học không?

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, miền Bắc đang trải qua đợt không khí lạnh. Sáng mai, 10/2, trời rét bao nhiêu độ và theo quy định học sinh có được nghỉ học không? ...

Từ cô bé bị ép học nhạc cụ đến tiến sĩ kèn suona đầu tiên của Trung Quốc

Từng bị bạn bè trêu chọc và phản đối việc cha mẹ ép học nhạc cụ, sau 30 năm, Liu Wenwen trở thành người đầu tiên có bằng tiến sÄ© về kèn suona tại Trung Quốc. Nghệ sĩ người Trung Quốc Liu Wenwen (34 tuổi) là người đầu tiên có bằng tiến sĩ về kèn suona tại xứ tỷ dân. Bên cạnh hoạt động biểu diễn, Liu còn là giảng viên tại Học viện Âm nhạc Thượng Hải (Trung Quốc)....

Mới nhất

Trả lời ‘kim chi có nguồn gốc từ Trung Quốc’, tình báo Hàn Quốc cảnh báo nguy cơ từ DeepSeek

Cơ quan Tình báo quốc gia Hàn Quốc (NIS) cảnh báo nguy cơ toàn bộ dữ liệu của người dùng DeepSeek bị thu thập không giới hạn, đồng thời sự lươn lẹo của nó trong cách trả lời là một vấn đề rất đáng lo ngại. ...

Cháy lớn tại xưởng sản xuất hạt nhựa ở Bắc Ninh

Chiều nay (9/2) đã xảy ra vụ cháy lớn tại xưởng sản xuất hạt nhựa ở xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Vụ cháy lan sang 2 xưởng bên cạnh gây thiệt hại nặng nề. Theo thông tin ban đầu, hỏa hoạn xảy ra vào khoảng 15h20 phút chiều nay. Ngay sau khi nhận được tin báo,...

Ngôi đền thờ thần rắn

TPO - Đền Kinh Hạ được xây dựng vào đời nhà Nguyễn, nơi đây thờ thần Rắn làm thành hoàng làng, một trong những tín ngưỡng sơ khai của người Việt cổ. 09/02/2025 | 19:16 ...

Siêu đề án 355km metro tại TP.HCM: Chính phủ trình gì lên Quốc hội?

Các cơ chế, chính sách đặc biệt chính là tiền đề, nền tảng để hai thành phố lớn nhất của cả nước bắt đầu cuộc cách mạng xây dựng mạng lưới metro. ...

Mới nhất