Trang chủNewsThời sựNhà báo hợp đồng

Nhà báo hợp đồng


Ngày ấy, được xuất biên chế thì yên tâm, chứ phải ký hợp đồng lao động thì có thể bị đẩy ra đường bất kể lúc nào. Người lao động bình thường đã vậy, nhà báo hợp đồng thì lại càng hiếm. Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6 đến gần, Phóng viên Người Đưa Tin gặp một trong những “của hiếm” ngày ấy- Nhà báo Đàm Minh Thụy (nguyên Phóng viên báo Lao Động, Thời báo Kinh tế Việt Nam) cùng anh chia sẻ những năm tháng sống và làm việc với danh “nhà báo hợp đồng”.

Thất nghiệp. Đi huấn luyện tân binh ở Sóc Sơn. Một người bạn đưa cho tờ thông tin thi tuyển phóng viên của Tạp chí Lao động-Xã hội. Đàm Minh Thụy “liều” đến đăng ký dự thi. Trúng tuyển. Anh được ký hợp đồng lao động, làm phóng viên của Tạp chí. Có lẽ anh là nhà báo hợp đồng đầu tiên và duy nhất cả nước vào lúc ấy.

Chưa hết hợp đồng lao động 12 tháng với Tạp chí Lao động-Xã hội, anh được Báo Lao Động nhận. Cũng vẫn hợp đồng lao động. Cũng vẫn là nhà báo hợp đồng. Gần 4 năm sau, anh chuyển sang Thời báo Kinh tế Việt Nam. Dĩ nhiên, vẫn nhà báo hợp đồng. Vẫn 12 tháng ký lại một lần.

Hơn 15 năm viết báo, 3 lần đổi thẻ nhà báo, từ những năm đầu tiên thí điểm cho đến khi chế độ hợp đồng được phổ biến, lần đầu tiên, anh trải lòng về những buồn vui của nhà báo hợp đồng…

P.V: Anh có thể chia sẻ, nguồn cơn nào mà anh lại trở thành nhà báo hợp đồng vào thời điểm đó?

Nhà báo Đàm Minh Thụy: Bởi vì lúc đó tôi thi tuyển vào làm phóng viên của Tạp chí Lao động-Xã hội. Tạp chí thuộc Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, mà lúc đó, Bộ đang có chủ chương chuyển người lao động từ biên chế suốt đời sang chế độ hợp đồng. Vì thế, khi tôi trúng tuyển, được thí điểm áp dụng hợp đồng lao động ngay. Tôi nhớ rằng lúc đó Bộ đang thí điểm ở nhiều nơi nhưng nhà báo được thí điểm chế độ hợp đồng lao động, có lẽ cả nước chỉ có mình tôi thôi.

P.V: Hồi ấy anh thi như thế nào?

Nhà báo Đàm Minh Thụy: Tôi chưa từng thấy một cuộc thi tuyển nào nghiêm túc và quy củ như lần thi ấy của Tạp chí Lao động Xã hội. Chúng tôi phải qua 3 vòng. Vòng 1 thi ngay ở Văn phòng Bộ. Vòng 2 thì chúng tôi được cán bộ của Tạp chí dẫn xuống một đơn vị nghe nói chuyện. Sau đó buổi nói chuyện đó, Tạp chí sẽ ra đề tài và chúng tôi có nhiệm vụ viết thành một bài báo. Vòng 3 thì Tạp chí sẽ cấp giấy giới thiệu, chúng tôi tự liên hệ, tự đi làm việc, tự chọn đề tài và viết bài. Tôi nhớ là đợt thi ấy kéo dài mấy tháng mới có kết quả. Đến giờ tôi vẫn còn giữ được Giấy báo trúng tuyển vòng 1.

Đối thoại - Nhà báo hợp đồng

Nhà báo Đàm Minh Thụy.

P.V: Anh làm chúng tôi tò mò. Vòng 1 anh thi những nội dung gì?

Nhà báo Đàm Minh Thụy: Vòng 1 thi 2 ngày với 3 đề bài. Mỗi đề làm một buổi. Đề đầu tiên là một bài báo dài, đã bị Ban Biên tập cố tình đánh một số lỗi. Nhiệm vụ của chúng tôi là tìm ra các lỗi đó và sửa lại cho đúng. Đề thứ 2 là 3 bài báo dài, chúng tôi phải tổng thuật lại thành một bài ngắn, để một người không có nhiều thời gian có thể đọc mà vẫn nắm được tinh thần chính của cả 3 bài kia. Và đề cuối dùng của vòng 1 là viết bài bình luận về nhận xét “Lao động ở Việt Nam vừa thừa vừa thiếu”.

P.V: Giờ xin quay về chế độ hợp đồng lao động sau khi anh trúng tuyển? Vì sao anh lại dễ rời bỏ biên chế đang có, để chấp nhận chế độ hợp đồng thời điểm đó được xem là mong manh như vậy?

Nhà báo Đàm Minh Thụy: Lúc Tạp chí thông báo thí điểm chế độ hợp đồng lao động, thay vì là biên chế như vẫn thường được hiểu, tôi cũng suy nghĩ rất nhiều. Cuối cùng tôi đồng ý vì 2 lý do. Thứ nhất là môi trường làm việc. Tôi đã đến đấy thi 3 vòng và nhận thấy môi trường ở Tạp chí, ở Bộ rất tốt. Thứ 2 là thu nhập. Tôi được giải thích là hợp đồng ký 1 năm, nhưng nếu làm tốt, chỉ sau 6 tháng là Tạp chí sẽ điều chỉnh lương cho tôi. Mà ngay cả lương chưa điều chỉnh cũng đã gấp đôi lương ở chỗ cũ của tôi rồi.

Sau này, mỗi khi được ai hỏi có nên thay đổi chỗ làm việc không, tôi đều khuyên họ rằng các điều kiện khác thì tôi không biết, nhưng nếu thu nhập gấp đôi chỗ cũ thì hay nghĩ đến chuyện thay đổi, còn không thì thôi. Lời khuyên ấy thực ra là xuất phát từ cá nhân tôi đấy.

P.V: Thưa anh, nhà báo hợp đồng thì khác gì nhà báo biên chế?

Nhà báo Đàm Minh Thụy: Cũng khác nhiều đấy! Nhưng vì tôi hay nhìn mặt tích cực của vấn đề nên thấy nhiều điểm tốt hơn thôi.

P.V: Cụ thể là những điểm gì?

Nhà báo Đàm Minh Thụy: Tôi được giúp đỡ nhiệt tình lắm! Mọi người thấy tôi là dân hợp đồng nên thường để ý và giúp khi tôi cần, ngay cả khi tôi chưa biết phải nhờ cậy ai. Tôi nhớ một chị đồng nghiệp bảo tôi cách viết một cái tin. Chị ấy nói: “Đây này, cứ viết là ở đâu? Khi nào? Có nội dung gì ở đó? Rồi ngồi nghe cho kỹ ông bà nào to nhất ở đó nói gì, phát biểu gì thì trích một vài câu hay ho nhất vào tin của mình là được”. Chị ấy sau này trở thành Tổng Biên tập Tạp chí và chúng tôi vẫn giữ liên hệ với nhau cho đến tận bây giờ.

P.V: Nhưng quyền lợi thì chắc là khác nhau nhiều?

Nhà báo Đàm Minh Thụy: Cũng không nhiều lắm đâu! Lương thì tôi nói ở trên rồi. Lương của dân hợp đồng như tôi thì rất dễ. Có thể nào là thể hiện hết. Còn dân biên chế thì chắc là nhiều khoản, vì còn lương cứng, phụ cấp, lương mềm, thưởng… Nhưng tôi không biết rõ lắm. Tôi chỉ biết lương của tôi thôi. Nhà báo thì còn nhuận bút nữa. Và tôi biết chắc chắn rằng hầu hết những tin bài của tôi, đều được các anh chị lãnh đạo chấm nhỉnh hơn dân biên chế ít nhiều. Tôi biết cái ưu ái đó và cảm động lắm.

P.V: Vậy cái gì khác nhau cơ bản giữa dân biên chế và dân hợp đồng?

Nhà báo Đàm Minh Thụy: Có lẽ là phúc lợi và quan niệm thôi! Ngoài quyền lợi ghi trên hợp đồng lao động, hầu như tôi không được hưởng gì nữa. Có trường hợp phúc lợi lớn lắm. Ví dụ mua nhà, mua đất… chẳng hạn. Còn quan niệm phân biệt đối xử thì tôi nghĩ, cho đến tận bây giờ cũng vẫn chưa hết đâu. Những tờ báo tôi đã trải qua, mỗi dịp kỷ niệm thành lập, Tết nhất… tôi chẳng bao giờ được mời, ngoại trừ nếu còn những anh chị cùng làm với tôi và trở thành lãnh đạo ở đó thì họ mời thôi. Có lúc tôi còn nghĩ, có lẽ tên tôi không có trong danh sách cán bộ công nhân viên ở đó nữa.

P.V: Vì sao anh nghĩ vậy?

Nhà báo Đàm Minh Thụy: Vì tôi nhớ có những lần lĩnh lương, tôi được yêu cầu ký vào phiếu chi lương chứ không phải bảng lương của cơ quan. Nếu tên tôi có trong danh sách cán bộ nhân viên thì phải có tên trên bảng lương chứ.

P.V: Vậy anh không thắc mắc gì sao?

Nhà báo Đàm Minh Thụy: Không! Tôi luôn xác định hợp đồng lao động thì một bên là người đi thuê và một bên là người được thuê. Tôi là người được thuê. Thế thôi! Tôi không phải là người chủ ở đó. Dĩ nhiên tôi hiểu, các cơ quan đó là cơ quan Nhà nước và những người làm ở đó là người ăn lương Nhà nước, thay mặt và đại diện Nhà nước, trong đó có nội dung ký hợp đồng thuê tôi làm việc. Và vì thế, tôi không phải là người Nhà nước, không có quyền thay mặt và đại diện Nhà nước. Tôi là người làm thuê cho Nhà nước. Ý là như vậy!

P.V: Anh không sợ khi hết hạn hợp đồng sẽ không được gia hạn hay ký tiếp nữa à?

Nhà báo Đàm Minh Thụy: Sợ chứ! Lúc đầu tôi luôn bị ám ảnh rằng hết 12 tháng hợp đồng lao động, nếu không được gia hạn nữa là mình thất nghiệp, ra đê mà ở. Vì cái ám ảnh đấy mà tôi luôn xác định đi theo 2 hướng. Một là phải làm thật lực, có nhiều tin bài được đăng, để khi hết hạn, sẽ được gia hạn hợp đồng và hai là phải quan sát và tìm kiếm các cơ hội mới. Chính vì xác định như vậy nên tôi viết bài cho các báo khá nhiều. Bản thân các anh chị lãnh đạo ở nơi tôi làm việc cũng biết nhưng họ tạo điều kiện cho tôi. Vì có khi chính các anh chị ấy cũng chẳng thể bảo đảm chắc chắn cho tôi một xuất ký tiếp hợp đồng được.

P.V: Hồi ấy anh hay viết cho các báo nào?

Nhà báo Đàm Minh Thụy:  Tôi viết báo Sài gòn giải phóng Thứ 7, Tuổi Trẻ, Phụ nữ TP. Hồ Chí Minh và cả tờ Thanh Niên nữa. Tôi thích các báo in của Sài Gòn ngày ấy vì thiết kế đẹp và nhuận bút cao. Tôi nhớ từng có bài đăng báo Tết, được trả nhuận bút gần 4 triệu đồng. Nó tương đương với 1 cây vàng đấy!

P.V: Vì sao anh lại không viết báo nữa?

Nhà báo Đàm Minh Thụy: Vì tôi được giao phụ trách một dự án hợp tác giữa Thời báo Kinh tế Việt Nam với Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam. Khi dự án thay đổi, chúng tôi đã thành lập một công ty truyền thông để tiếp tục công việc. Đấy là lý do tôi không còn viết báo chuyên nghiệp nữa.

P.V: Công việc hiện tại của anh là gì?

Nhà báo Đàm Minh ThụyChúng tôi hợp tác với Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất phim Khám phá Việt Nam và một vài chương trình truyền hình như Chuyện Đêm Muộn, Tinh hoa Nghề Việt.

P.V: Cám ơn anh về cuộc chia sẻ về nghề báo đầy thú vị và chúc anh tiếp tục thành công với công việc hiện tại.

 





Nguồn

Cùng chủ đề

Sắp diễn ra ngày hội báo chí

(CLO) Hội Nhà báo tỉnh Quảng Trị phối hợp với Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức sự kiện “Ngày hội báo chí Quảng Trị” nhằm chào mừng 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025). ...

5 công cụ thiết yếu dành cho các nhà báo điều tra tiền điện tử

(CLO) Tiền điện tử ngày càng trở thành mục tiêu của tội phạm mạng, với những vụ trộm trị giá hàng tỷ USD. Để truy vết tài sản bị đánh cắp, các nhà báo cần đến sự hỗ trợ của các công cụ phân tích blockchain mạnh mẽ. ...

122 nhà báo bị sát hại vào năm 2024

(CLO) Báo cáo thường niên lần thứ 34 của Liên đoàn Nhà báo Quốc tế (IFJ) cho thấy năm 2024 là một trong những năm nguy hiểm nhất đối với giới truyền thông, với 122 nhà báo bị sát hại trên toàn thế giới. ...

Từ chối trả bảo hiểm vì ‘bệnh cũ phát sinh’, công ty bảo hiểm có chơi đúng luật?

Khách hàng có hợp đồng 'bảo hiểm kết hợp con người' với một công ty bảo hiểm lớn. Vừa qua anh được phẫu thuật cắt dịch kính nhưng công ty từ chối chi trả với lý do 'bệnh cũ phát sinh'. Phản ảnh đến...

Những lời khuyên cho các nhà báo muốn tạo ra sự đột phá tích cực

(CLO) Nhiều nhà báo mong muốn công việc của mình không chỉ đơn thuần là đưa tin mà còn có thể thúc đẩy những thay đổi tích cực trong xã hội. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khám phá những “bí mật khảo cổ” bên trong khu khảo cổ Hậu Lâu tại Hoàng thành Thăng Long

Khu đất rộng cả nghàn m2 bên trong Hoàng thành Thăng Long đang được Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật nghiên cứu về khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều dấu tích sân vườn, hồ ao, hiện vật mang kiến trúc thời Lê sơ và Lê Trung Hưng. Xung quanh khu đất được tiến hành quây tôn nhằm phục vụ việc khai quật không gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh. Theo chia sẻ...

Khám phá Thành Nhà Hồ – Kiệt tác kiến trúc đá của nhân loại

Thành Nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá kỳ vĩ, độc đáo hiếm có tại Đông Nam Á và là kinh đô của nhà nước Đại Ngu – Nhà Hồ do Hồ Quý Ly sáng lập năm 1400 Thành Nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Thành được xây dựng vào năm 1397 trong thời gian 3 tháng dưới...

Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh đắt hàng dịp Tết

Nhiều sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh được khách hàng tin tưởng tìm mua làm quà biếu và sử dụng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều cơ sở kinh doanh các mặt hàng nông sản đạt chứng nhận OCOP ở Hà Tĩnh luôn tất bật chuẩn bị đơn hàng giao cho khách. Các sản phẩm đa dạng về chủng loại, đặc biệt là đảm bảo chất lượng cũng như...

Dabaco đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 trên 1.000 tỷ đồng

Dabaco ước tính lợi nhuận sau thuế năm 2024 vượt 5,5% kế hoạch. Bước sang năm 2025, công ty đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 1.007 tỷ đồng, tăng khoảng 30% so với năm 2024. CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (MCK: DBC, sàn HoSE) vừa công bố nghị quyết của HĐQT về một số nội dung đã được thông qua tại cuộc họp đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh năm 2024, phê duyệt kế hoạch năm...

Huế không chỉ có di sản

Ngoài nét cổ kính của lăng tẩm đền đài, của hệ thống di sản văn hóa đồ sộ, Huế còn gây ấn tượng mạnh là thành phố xanh với một ngành du lịch xanh phát triển. Khẳng định thương hiệu thành phố du lịch xanh Hôm nay 30/11, việc Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã trở thành một cột mốc lịch sử, đánh dấu sự phát triển toàn diện của một...

Bài đọc nhiều

Công tác đối ngoại là điểm sáng nổi bật của năm 2023

Công tác đối ngoại là điểm sáng nổi bật của năm 2023, đạt nhiều thành tựu quan trọng, có tính lịch sử, tạo thuận lợi mới, cơ hội mới, thời cơ mới để phát triển KTXH và tiếp tục củng cố, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Ông Thích Minh Tuệ ‘tự nguyện dừng đi bộ khất thực’

(Dân trí) - Trưa 3/6, Ban Tôn giáo Chính phủ (Bộ Nội vụ) thông tin, ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) đã tự nguyện dừng việc đi bộ khất thực. Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) sinh năm 1981 tại xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh; đăng ký hộ khẩu thường trú tại xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai; hiện không có địa chỉ cư trú...

Chủ tịch Quốc hội: Chất vấn ‘hỏi nhanh, đáp gọn’ với Thủ tướng và 3 Bộ trưởng

Chủ tịch Quốc nhấn mạnh, phiên chất vấn 3 Bộ trưởng, Trưởng ngành và Thủ tướng Chính phủ tiếp tục tiến hành theo cách thức “hỏi nhanh, đáp gọn”. Sáng 11/11, phát biểu mở đầu phiên chất vấn kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 15, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, hoạt động chất vấn tiếp tục thực hiện theo đúng quy định của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND; đưa hoạt...

Kỳ vọng của các chức vị, chức sắc từ sự kiện thành lập Bộ Dân tộc và Tôn giáo

Bộ Dân tộc và Tôn giáo được thành lập thể hiện sâu sắc sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với công tác dân tộc và tôn giáo; mang ý nghĩa thúc đẩy các hoạt động trong lĩnh vực dân tộc và tôn giáo ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, góp phần phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển ghi lại những ý kiến bày...

Hà Nội tạm dừng tuyển dụng công chức, viên chức

Kinhtedothi-TP Hà Nội tạm dừng việc tổ chức thi tuyển viên chức, tạm dừng thẩm định cho ý kiến việc tiếp nhận công chức, viên chức từ nơi khác về TP cho đến khi hoàn thành công tác sắp xếp đơn vị hành chính và có chỉ đạo mới... Sở Nội vụ Hà Nội vừa ban hành Văn bản số 1567/SNV-XDCQ ngày 21/3/2025 về việc tạm dừng tuyển dụng công chức, viên chức. Văn bản nêu rõ, thực hiện Kết...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

MISA bắt tay cùng đối tác Mỹ, thúc đẩy giải pháp quản lý nhà hàng tại thị trường “khó tính”

Ngày 28/4/2025, Công ty Cổ phần MISA chính thức ký thỏa thuận hợp tác với Công ty LUQRA (Mỹ) nhằm đẩy mạnh việc triển khai giải pháp quản lý nhà hàng tại thị trường...

LỢI NHUẬN TĂNG 5,6% TRONG NĂM 2024, SABECO ĐẶT MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG 8% TRONG NĂM 2025

TP.HCM – 24/04/2025, tại Đại hội Cổ đông Thường niên 2025, Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) đã công bố kết quả tăng trưởng tích cực trong năm 2024 vừa qua trên nhiều phương diện. Kết quả này có được nhờ bước đi chiến lược và nỗ lực bền...

VIMC đặt niềm tin vào thế hệ trẻ chuyển đổi trong kỷ nguyên mới – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Nhằm hướng đến kỷ niệm 30 năm thành lập VIMC, ngày 18/4, Đoàn Thanh niên VIMC tổ chức Chương trình Đối thoại giữa Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị với đoàn viên thanh niên, với chủ đề: “Tác động của chuyển đổi – chuyển đổi xanh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc...

Phát huy vai trò xung kích trong giữ gìn và phát huy giá trị di tích lịch sử – văn hóa

VHO - Phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động, phong trào ý nghĩa, chung tay cùng các cấp, ngành, địa phương gìn giữ và phát huy giá trị các di tích lịch sử – văn hóa, các “địa chỉ đỏ” trên địa...

Khởi động dự án nâng cấp, tôn tạo Di tích lịch sử Bến phà II Long Đại

VHO - Ngày 28.4, UBND tỉnh Quảng Bình đã tổ chức lễ khởi công công trình phụ trợ và khởi động dự án nâng cấp, tôn tạo Di tích lịch sử nơi hy sinh của 16 Thanh niên xung phong tại Bến phà II Long Đại ( Quảng Ninh - Quảng Bình). Đây là hoạt động có ý nghĩa...

Mới nhất