Trang chủNewsThời sựNguyễn Thị Bình - Kỷ niệm xúc động về ngày Quốc khánh...

Nguyễn Thị Bình – Kỷ niệm xúc động về ngày Quốc khánh 2.9 đầu tiên

“Sáng sớm 2.9.1945, hầu như tất cả nhân dân đều đổ ra đường. Tôi cùng hai em trai lớn cũng kéo về hướng quảng trường nhà thờ Đức Bà, nơi chúng tôi được biết sẽ diễn ra sự kiện vô cùng quan trọng: đại diện của Chính quyền Cách mạng, Ủy ban Hành chính Lâm thời Nam bộ ra mắt đồng bào”, nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình viết trong hồi ký Gia đình, bạn bè và đất nước (NXB Tri thức, 2012).

Sinh năm 1927 ở xã Tân Hiệp, Q.Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là xã An Hiệp, H.Châu Thành, Đồng Tháp), bà Nguyễn Thị Bình có tên khai sinh do cha mẹ đặt là Nguyễn Thị Châu Sa. Cha bà là viên chức trong ngành trắc địa, từng sang Phnom Penh (Campuchia) làm việc, chị em bà đều theo cha. Từ tháng 7.1945, ông đưa cả gia đình về Việt Nam.

“Tháng 7.1945, cả gia đình tôi có mặt tại Sài Gòn. Những ai đã sống qua thời ấy đều biết, theo tiếng gọi của non sông, mọi người dân Việt Nam đều muốn có mặt”, bà Nguyễn Thị Bình nhớ lại tháng ngày trở về quê hương.

Nguyễn Thị Bình - Kỷ niệm xúc động về ngày Quốc khánh 2.9 đầu tiên- Ảnh 1.

Bà Nguyễn Thị Bình trong thời gian làm Trưởng đoàn Chính phủ CMLT CHMN Việt Nam tại Hội nghị Paris (1969 – 1973)

ẢNH: TƯ LIỆU

Tháng 7, tháng 8.1945, Sài Gòn sống những ngày sôi nổi. Ngày đêm người xe đi lại rầm rập. Những toán Thanh niên Tiền phong tập đi một, hai, hát vang bài Lên đàng của Lưu Hữu Phước. Trước đó, khi nghe những lời ca “Này thanh niên ơi, đứng lên đáp lời sông núi” của Lưu Hữu Phước, cô nữ sinh Châu Sa thấy lời kêu gọi thanh niên bừng bừng trong trái tim mình.

Đúng là không khí của “tiền khởi nghĩa”. Tấp nập nhưng hết sức trật tự, mọi người dường như nghe, cảm được hơi thở nóng hổi của một sự kiện trọng đại sắp nổ ra – bà Nguyễn Thị Bình nhớ lại.

Sáng sớm 2.9.1945, gần 2 triệu quần chúng Sài Gòn và các tỉnh đều đổ ra đường. Địa điểm tập trung tại nhà thờ Đức Bà. Bà Nguyễn Thị Bình kể: “Tôi cùng hai em trai lớn cũng kéo về hướng quảng trường nhà thờ Đức Bà, nơi chúng tôi được biết sẽ diễn ra sự kiện vô cùng quan trọng: đại diện của Chính quyền Cách mạng, Ủy ban Hành chính Lâm thời Nam bộ ra mắt đồng bào”.

Nguyễn Thị Bình - Kỷ niệm xúc động về ngày Quốc khánh 2.9 đầu tiên- Ảnh 2.

Bà Nguyễn Thị Bình (bìa phải) gặp mặt bạn chiến đấu từ thời kháng chiến (1945 – 1975)

ẢNH: KM CHỤP LẠI

Vì làn sóng bị nhiễu, nên quần chúng Sài Gòn không được nghe trực tiếp lời đọc Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lập tức, ông Trần Văn Giàu – Chủ tịch Lâm ủy Nam bộ, ứng khẩu một bài phát biểu trước hàng triệu người dân. Nhưng cuộc mít tinh vừa xong thì từ tầng lầu các dãy nhà của một số Pháp kiều thực dân trên đường Catinat, Pasteur, những loạt súng bắn vào hàng ngũ quần chúng, chủ yếu vào các em thiếu niên. Nhiều người dân vô tội tham dự mít tinh hoà bình đã ngã xuống trong vũng máu.

Để bảo vệ chính quyền, cha bà tham gia ngay Chi đội 1 miền Đông với những bạn bè sẵn có ở đó. Châu Sa vừa tuổi 18, được các chú gọi làm việc gì thì làm việc nấy. Công việc đầu tiên cô nhận do một kỹ sư canh nông, tham gia phong trào Việt Minh từ sớm tên Hà giao cho. Đó là cô tham gia đón tiếp đại diện của lực lượng Đồng minh Anh – Ấn đến Sài Gòn để giải giáp quân Nhật. Lý do Châu Sa được chọn vì ông Hà nghe nói cô biết tiếng Anh. Đại diện của lực lượng Đồng minh cô tiếp xúc chủ yếu là người Anh, còn quân Ấn và cả một số lính lê dương chỉ làm nhiệm vụ canh gác. Bà Nguyễn Thị Bình vẫn nhớ sự lúng túng khi làm nhiệm vụ cách mạng trong những ngày chính quyền lâm thời: “Lần đầu tiên phải nói tiếng Anh với người Anh, tôi hết sức lúng túng, nhưng ngại nhất là họ chỉ hỏi tôi về các nơi giải trí, nhảy đầm, những việc tôi hoàn toàn không biết, nên làm mấy ngày tôi xin thôi. Đồng chí Hà lại giao cho tôi một việc khác – sau này tôi hiểu đó là công tác tình báo – theo dõi một số nhân vật, xem họ làm gì, đi đâu. Đối với công việc này tôi cũng không quen nên chẳng theo dõi và điều tra được ai…”.

Từ ngày 23.9.1945, không khí căng thẳng tràn ngập Sài Gòn – Chợ Lớn. Quân Pháp công khai gây hấn với Việt Minh. Súng đã nổ khắp nơi trong thành phố. Là chị lớn vừa coi sóc các em ở nhà thờ cụ Phan Châu Trinh (đường Phan Thúc Duyện ngày nay), Châu Sa vừa tham gia tự vệ chiến đấu: “Tôi được giao nhiệm vụ chuyển mấy cây súng ngắn ở nội thành ra ngoại thành. Chúng tôi đều hăng hái thực hiện mọi nhiệm vụ, bất chấp hiểm nguy. Lúc này mọi người, đặc biệt là thanh niên, chỉ nghĩ đến hai từ Độc lập và Tự do của đất nước. Hai tiếng Độc lập và Tự do sao mà thiêng liêng!”. (còn tiếp)

Từ năm 1968, bà Nguyễn Thị Bình chính thức bước vào cuộc đàm phán ngoại giao dài nhất trong lịch sử: Hội nghị Paris. Tại Paris, bà được hội ngộ với bà Phan Thị Minh, tức Lê Thị Kinh, con gái bà Phan Thị Châu Liên – con gái đầu của nhà chí sĩ Phan Châu Trinh. Mùa thu này, bà Phan Thị Minh tròn 100 tuổi, được Thành ủy Đà Nẵng trao tặng Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng.

Thanhnien.vn

Nguồn:https://thanhnien.vn/nguyen-thi-binh-ky-niem-xuc-dong-ve-ngay-quoc-khanh-29-dau-tien-18524083121270534.htm

Cùng chủ đề

Nguyên Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tặng quà cho trẻ khuyết tật

Đến thăm Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật Võ Hồng Sơn (Quảng Ngãi), nguyên Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã tặng quà và trao 80 triệu đồng cho trung tâm này. ...

Vì một kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Dịp lễ Quốc khánh 2-9 vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã long trọng tuyên bố Việt Nam bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Doanh nhân đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Ảnh: TTXVN Thông điệp này nhấn mạnh quyết tâm hiện thực hóa các mục tiêu phát triển đất nước, tạo ra bước ngoặt lịch sử mở ra một thời kỳ phát triển...

Năm 2025 sẽ nghỉ Quốc khánh 4 ngày và 5 ngày dịp 30-4 và 1-5?

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ trình Thủ tướng phương án nghỉ Quốc khánh, dịp 30-4 và 1-5 sau khi tổng hợp ý kiến các bên liên quan.   Quốc kỳ tung bay trong nắng thu tại quảng trường Ba Đình lịch sử trong Ngày Quốc khánh 2-9 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH Đến nay, sau khi tổng hợp 100% ý kiến của các cơ quan, bộ ngành liên quan, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội...

Tuổi Trẻ Start-up Award: Thao thức với sợi bún sạch

Đưa tinh hoa Cham Chu xuống núi giúp người Tranh thủ ngày nắng hiếm hoi trước khi bão Yagi ập tới, anh lương y trẻ đeo gùi, lội suối băng rừng tìm hái từng chiếc lá quý...

Quyền dân tộc và quyền con người trong Tuyên ngôn Độc lập

Thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám - 1945 là giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, phát xít Nhật và phong kiến tay sai thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thắng lợi đó đã được ghi lại trong lịch sử bằng văn bản Tuyên ngôn Độc lập được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc trước toàn thể quốc dân, đồng bào ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tên lửa quỹ đạo của châu Âu rơi và phát nổ sau khi phóng

Tên lửa Spectrum phóng lên thất bại trong thử nghiệm vốn được trông đợi sẽ là bước tiến mới của châu Âu trong lĩnh vực không gian. ...

Israel quyết gây áp lực với Hamas, triển khai kế hoạch của ông Trump ở Gaza

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho hay nội các Israel đồng ý gia tăng áp lực với Hamas, đồng thời tuyên bố nỗ lực thực hiện kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc khuyến khích người dân Dải Gaza 'di...

Bài đọc nhiều

Quốc hội hôm nay (21/6) thảo luận tại hội trường về dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

Quốc hội hôm nay (21/6) sẽ dành cả ngày họp phiên toàn thể tại hội trường, thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Đây là một trong những dự án luật thu hút sự quan tâm rất lớn của cử tri và nhân dân trong thời gian qua.

giải thể công an cấp huyện, cần cơ chế đặc thù cho hoạt động tố tụng

Kinhtedothi - Thảo luận về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về việc xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy Nhà nước, đại biểu Quốc hội đề xuất khi thực hiện giải thể công an cấp huyện cần có cơ chế đặc thù riêng cho hoạt động tố tụng. Ngày 14/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận ở hội trường...

“Điểm tựa” ở vùng cao Quảng Ngãi

Ở miền núi Quảng Ngãi, đội ngũ Người có uy tín được xem là “cầu nối” quan trọng giữa chính quyền và Nhân dân, góp phần đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với người dân. Đồng thời, họ cũng tích cực tham gia vào các phong trào thi đua phát triển kinh tế, giữ gìn an ninh trật tự và bảo tồn văn hóa dân tộc… Người có uy tín là “điểm tựa” vững chắc...

Thu giữ, tiêu hủy số lượng lớn hàng lậu, hàng giả dịp Tết Nguyên đán

Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Công an TPHCM phối hợp cùng Quản lý Thị trường thành phố và các đơn vị chức năng liên quan phát hiện, thu giữ và xử lý số lượng lớn hàng lậu, hàng gian, hàng giả trên địa bàn. ...

Báo Nhân Dân lắp đặt các trạm tương tác thông minh tại các di tích, nâng cao tiện ích phục vụ du khách

(CLO) Mỗi trạm tương tác thông minh sẽ cung cấp câu chuyện, hình ảnh (video hoặc mô hình 3D, nếu có) về địa điểm và tỉnh, thành phố, nơi trạm tương tác được đặt, đồng thời cung cấp tính năng tra cứu, dẫn đường, tìm hiểu thông tin để khám phá...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

Dự án tái định cư Phủ Trịnh tăng vốn, lùi hạn hoàn thành sang cuối 2025

VHO - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án Khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án Tôn tạo Khu di tích Phủ Trịnh, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc (nay là xã Biện Thượng). Theo đó, thời gian hoàn thành dự án được...

Đảng ủy VIMC phát huy vai trò tuyên giáo, dân vận trong lãnh đạo Công đoàn các cấp – Tổng công ty Hàng hải...

Giai đoạn 2020 – 2025, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên với sự đồng hành kịp thời, hiệu quả của tổ chức Công đoàn đã thực hiện thắng lợi toàn diện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, trong...

Tuổi trẻ VIMC tự hào vững tin theo Đảng – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Tuổi trẻ luôn là lực lượng tiên phong, tràn đầy nhiệt huyết, đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đối với Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), thế hệ trẻ không chỉ là nguồn nhân lực kế cận mà còn là những chiến sĩ xung kích trên mặt...

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Mỹ Donald Trump điện đàm

(Dân trí) – Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong giải quyết những vướng mắc ảnh hưởng đến quan hệ thương mại song phương. 20h ngày 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc...

Phó đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam thăm Di sản Mỹ Sơn

VHO - Lần đầu tiên đến thăm Khu đền tháp Mỹ Sơn, Phó Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam đã bày tỏ ấn tượng sâu sắc trước vẻ đẹp cổ kính, giá trị lịch sử – văn hoá độc đáo và không gian thiên nhiên trong lành của di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Ông Nguyễn...

Mới nhất