Trang chủNewsThế giớiNguyên nhân Libya hứng chịu lũ quét khiến hơn 5.300 người chết

Nguyên nhân Libya hứng chịu lũ quét khiến hơn 5.300 người chết


Hạ tầng kém, vị trí thấp khiến các thành phố miền đông Libya hứng chịu thiệt hại nặng nề khi nước lũ do bão Daniel tràn xuống từ vùng núi phía tây.

Bão Daniel tuần trước tàn phá Hy Lạp, quét qua Địa Trung Hải, sau đó đổ bộ bờ biển đông bắc Libya ngày 10/9, ảnh hưởng hàng loạt thành phố như Benghazi, Bayda và Derna. Do ảnh hưởng của bão Daniel, các khu vực này hứng chịu lượng mưa lớn kỷ lục ngày 10-11/9.

Mưa lớn khiến hai con đập trên thượng nguồn con sông chảy qua thành phố Derna bị vỡ, dòng nước lũ ào ạt đổ về đô thị này, cuốn trôi mọi thứ, kéo sập nhà cửa, làm hơn 5.300 người thiệt mạng, theo giới chức địa phương.

Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên Hợp Quốc (OCHA) ước tính ít nhất 5.000 người mất tích, trong khi giới chức địa phương cho hay khoảng 10.000 chưa được tìm thấy, có thể đã bị nước lũ cuốn ra biển hoặc bị vùi lấp trong các đống đổ nát. Abdulmenam al-Ghaithi, thị trưởng Derna, ngày 13/9 cảnh báo số người chết có thể lên đến 18.000 hoặc 20.000.

Giới chuyên gia nhận định thời tiết cực đoan, vị trí địa lý dễ tổn thương, kết cấu đập và hạ tầng không vững chắc đã khiến trận lũ quét ở Libya trở thành thảm họa chết chóc nhất ở Bắc Phi trong gần một thế kỷ.

Thời tiết cực đoan và vị trí địa lý dễ tổn thương

Trung tâm Khí tượng Quốc gia Libya đã ghi nhận lượng mưa kỷ lục 414,1 mm trong 24 giờ, từ ngày 10 đến ngày 11/9, ở Bayda, cách Derna 100 km về phía tây, theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO). Chuyên gia thời tiết Maximiliano Herrera cho biết phần lớn lượng mưa này trút xuống khu vực đồi núi ở miền tây Libya trong vòng 6 giờ.





Tổng lượng mưa trong ba ngày tính đến 11/9 tại các khu vực ở Libya. Đồ họa: WP

Tổng lượng mưa trong ba ngày tính đến 11/9 tại các khu vực đông bắc Libya. Đồ họa: WP/NASA

Bayda chỉ nhận lượng mưa 12,7 mm trong tháng 9 và trung bình hàng năm hơn 543,5 mm. Giới khoa học cho rằng biến đổi khí hậu khiến các đợt mưa lớn xuất hiện thường xuyên hơn tại khu vực những năm gần đây.

Thị trấn Al Abraq nằm giữa Bayda và Derna ghi nhận lượng mưa 170 mm, theo website chuyên ghi nhận thông tin lũ lụt Floodlist. Những nơi khác nhận lượng mưa 150-240 mm.

Các khu vực này đều nằm ở thượng nguồn, nơi có địa hình cao, khiến nước lũ tích tụ và dồn về vùng duyên hải phía đông, nơi có thành phố Derna với khoảng 90.000 dân.

Derna nằm sát bờ biển, có vị trí thấp so với khu vực còn lại, khiến nơi này dễ bị ngập lụt. Đất đai trở nên khô rắn sau một mùa hè nóng và kéo dài, khiến nước mưa có xu hướng đọng lại trên bề mặt nhiều hơn là ngấm xuống lòng đất.

Đây được coi là một trong những yếu tố tạo ra lũ quét với tốc độ di chuyển nhanh. Những khu vực ẩm ướt hơn thường có đất tơi xốp, giúp hấp thụ phần lớn nước mưa và giảm thiểu phần nào nguy cơ lũ lụt.





Vị trí hai đập nước bị vỡ, khiến thành phố Derna chịu thiệt hại nặng nề. Đồ họa: WP

Vị trí hai đập nước bị vỡ, khiến thành phố Derna chịu thiệt hại nặng nề. Đồ họa: WP

Nhân chứng mô tả nước lũ ở thành phố Derna cao đến 3 m, các ngôi nhà và cánh đồng đều ngập nước. Derna nằm ở cuối một thung lũng được gọi là Wadi Derna. “Wadi” được dùng ở một số quốc gia Arab để chỉ thung lũng, kênh luôn khô hạn, ngoại trừ mùa mưa.

Cơ sở hạ tầng

Lũ lụt hiếm khi xảy ra ở Bắc Phi. Lần gần nhất khu vực hứng chịu lũ lụt là năm 1927 ở Algeria. Do đó, cơ sở hạ tầng tại đây thường không được xây dựng theo hướng ứng phó loại thảm họa này.

Tình hình càng tồi tệ hơn ở Libya, quốc gia Bắc Phi vốn đã chìm trong chiến sự hơn 10 năm qua, với các phe phái tranh giành quyền lực. Khu vực miền đông, nơi có thành phố Derna, do liên minh đối lập kiểm soát. Liên minh này không được cộng đồng quốc tế công nhận, khiến các nỗ lực hỗ trợ, liên lạc quanh vùng chịu thảm họa càng trở nên khó khăn.

“Derna từng bị lực lượng Hồi giáo cực đoan kiểm soát”, Natasha Hall, nhà nghiên cứu về tình hình nhân đạo khẩn cấp ở Trung Đông thuộc Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS), nói.

Thành phố hiện nằm dưới sự kiểm soát của tướng Khalifa Hifter, lãnh đạo liên minh Quân đội Quốc gia Libya (LNA), sau cuộc giao tranh năm 2018-2019. Hạ tầng ở Libya nhìn chung đã suy yếu do xung đột kéo dài, các công trình ở Derna cũng chưa được sửa chữa hay tái thiết hoàn toàn do xung đột.

“Các con đập, cơ sở khử muối, lưới điện và đường sá ở Libya đều trong tình trạng hư hỏng”, Stephanie T. Williams, cố vấn đặc biệt về Libya của tổng thư ký Liên Hợp Quốc giai đoạn 2021-2022, nói.

Derna có hai con sông chảy qua, và được bảo vệ bởi hai con đập được xây dựng từ những năm 1970 để ngăn lũ. Tuy nhiên, do vùng này ít khi bị lũ lụt, hai con đập được xây dựng khá thô sơ, với phần lõi được đắp bằng đất sét, hai bên thân được gia cố bằng đá hộc và đá dăm.

Bởi vậy, khi lượng nước từ vùng núi phía tây đổ về quá lớn, cả hai con đập đều nhanh chóng bị xói lở và vỡ, khiến khoảng 30 triệu m3 nước đổ về Derna. Phó thị trưởng Derna Ahmed Madroud cho hay khu vực đông dân cư nhất của thành phố nằm ngay trên đường chảy của dòng lũ quét đổ ra biển.

Williams lưu ý rằng thành phố Derna còn nằm dưới chân một dãy núi rất dốc. Đây là vị trí đỉnh của khu vực gọi là “quạt phù sa”, được hình thành từ trầm tích do các sông, suối mang đến. Khi mưa lớn xảy ra, các vùng “quạt phù sa” thường đối mặt nguy cơ xuất hiện lũ quét mạnh, bất ngờ, có thể cuốn trôi mọi thứ trên đường đi.

“Ít nhất 20% thành phố đã bị phá hủy trong trận lũ”, Madroud nói.

Bà Hall lưu ý chính quyền địa phương cũng không cảnh báo nguy hiểm với người dân khi mưa lớn xảy ra. “Thông thường, chúng ta sẽ có một hệ thống cảnh báo sớm để kêu gọi người dân sơ tán hoặc trú ẩn nếu cần thiết. Nhưng trong trường hợp này thì không”, bà nói.





Một khu vực ở thành phố Derna, Libya bị lũ cuốn trôi trong ảnh chụp ngày 13/9. Ảnh: AFP

Một khu vực ở thành phố Derna, Libya bị lũ cuốn trôi trong ảnh chụp ngày 13/9. Ảnh: AFP

Như Tâm (Theo Washington Post, Al Jazeera)




Source link

Cùng chủ đề

Cựu Tổng thống Pháp ra tòa vì vụ bê bối va li tiền của lãnh đạo Libya Gaddafi

Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy sẽ phải ra hầu tòa vì cáo buộc nhận tài trợ bất hợp pháp từ cố lãnh đạo Libya Moammar Gaddafi trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2007. ...

LHQ khởi động nỗ lực mới để giải quyết bế tắc bầu cử ở Libya

(CLO) Liên hợp quốc sẽ triệu tập một ủy ban kỹ thuật gồm các chuyên gia Libya để tìm cách đưa đất nước này vào con đường tiến tới cuộc bầu cử quốc gia đã mong đợi từ lâu, theo lời tuyên bố của bà Stephanie Koury, quyền lãnh đạo Phái...

Libya đánh dấu mốc quan trọng khi mở cuộc bầu cử hội đồng thành phố, tỷ lệ đi bỏ phiếu đáng ngạc nhiên, cộng...

Cuộc bỏ phiếu bầu cử hội đồng thành phố trên khắp 58 địa phương của Libya cách đây 10 ngày đã đánh dấu mốc quan trọng trong bối cảnh khủng hoảng chính trị ở quốc gia Bắc Phi này.

Đức bắt giữ người nghi có kế hoạch tấn công Đại sứ quán Israel

(CLO) Chính quyền Đức đã bắt giữ một công dân Libya bị tình nghi có quan hệ với nhóm cực đoan Nhà nước Hồi giáo IS và đang lên kế hoạch tấn công Đại sứ quán Israel. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Loài chuột ‘tăng dân số’ khi thời tiết ngày càng nóng

Các nhà khoa học mới đây cho biết nhiệt độ tăng khiến số lượng chuột xuất hiện tại các thành phố lớn ngày càng nhiều. ...

Tập trung thúc đẩy du lịch và giao lưu nhân dân

Nhân dịp năm mới 2025 và kỷ niệm 75 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ đã trả lời phỏng vấn Chương trình đặc biệt “Ngoại giao nước lớn” với chủ đề “Đến Việt Nam, tại sao ngày càng giống đi thăm họ hàng và hàng xóm?”.

USAID vào tầm ngắm tinh gọn của Tổng thống Donald Trump, tương lai sẽ về đâu?

Thông qua việc thu gọn Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), Tổng thống Donald Trump muốn đảm bảo khoản viện trợ nước ngoài trị giá hàng chục tỷ USD của Washington trên toàn cầu phù hợp với chính sách đối ngoại "Nước Mỹ trên hết".

Nhóm thượng nghị sĩ Mỹ quan ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc ở kênh đào Panama

Ngày 28.1, một nhóm thượng nghị sĩ lưỡng đảng Mỹ cảnh báo về ảnh hưởng của Trung Quốc đối với kênh đào Panama, trong lúc Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận một phần mục đích chuyến công du Trung Mỹ của Ngoại trưởng...

Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán với Ukraine, nói chưa thấy thiện chí từ Kiev, ông Trump bình luận thảm họa hàng...

Tổng thống Nga Vladimir Putin nêu điều kiện đàm phán với Ukraine, nói chưa thấy thiện chí từ Kiev, ông Trump phát biểu về tai nạn máy bay kinh hoàng ở Mỹ, đường hầm thời Thế chiến II thành địa danh du lịch, Tết Nguyên đán tại các nước châu Á… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp.

Cùng chuyên mục

Canada trả đũa, cấm sản phẩm nước cam từ quê nhà ông Trump

Canada áp thuế suất lên hàng loạt sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ giữa làn sóng tẩy chay sản phẩm từ quốc gia láng giềng, sau khi ông Trump thông báo áp thuế lên nhiều sản phẩm nhập từ Canada. ...

Tổng thống Mỹ khoe kế hoạch “nóng” về Ukraine, đánh bom rung chuyển thủ đô Nga, Nam Phi phản pháo ông Trump

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h qua.

Mới nhất

Nữ sinh Việt biết 3 ngoại ngữ, đỗ đại học tinh hoa nước Mỹ

Hà An chinh phục ngôi trường “tinh hoa nước Mỹ” nhờ thể hiện niềm đam mê kinh tế xuyên suốt bộ hồ sơ cùng điểm học tập tuyệt đối và khả năng nói 3 ngoại ngữ tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật thành thạo. Phạm Lê Hà An, học sinh lớp 12, Trường Quốc tế Mỹ St.Paul Hà Nội, mới...

Người bị huyết áp cao nên ăn sáng thế nào để khỏe tim?

Bữa sáng thường được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Ăn sáng thường xuyên và chọn các món ăn lành...

Mới nhất