Trang chủNewsThế giớiNguy hiểm rình rập trên tuyến di cư qua Balkan vào Tây...

Nguy hiểm rình rập trên tuyến di cư qua Balkan vào Tây Âu


Thoạt nhìn vào mặt nước xanh biếc của sông Drina, người ta có thể nghĩ rằng việc vượt qua khúc sông này “dễ như ăn kẹo”. Tuy nhiên, đừng để vẻ bề ngoài đánh lừa.

Trên dòng sông là ranh giới tự nhiên giữa Serbia và Bosnia-Herzegovina vào đêm 21-22/8, 11 được cho là đã thiệt mạng khi một chiếc thuyền chở người di cư bị lật.

Trong số các nạn nhân có một em bé 9 tháng tuổi. Được biết, 16 người trong số họ là người Syria, trong khi 2 người còn lại đến từ Ai Cập. Họ chết đuối sau khi chiếc thuyền chở khoảng 30 người di cư bất hợp pháp gặp sự cố trong đêm khi đang cố gắng vượt biên từ Serbia vào Bosnia-Herzegovina.

Các đội cứu hộ phòng vệ dân sự, lực lượng cảnh sát và biên phòng cũng như thợ lặn của hai nước đã được triển khai dọc theo bờ sông Drina để tìm kiếm những người sống sót.

Nguy hiểm rình rập trên tuyến di cư qua Balkan tới “đồng cỏ xanh hơn” ở châu Âu- Ảnh 1.

Cảnh sát tiến hành tìm kiếm sau khi một chiếc thuyền chở người di cư bị lật khi đang cố gắng vượt sông từ Serbia đến Bosnia-Herzegovina, ngày 22/8/2024. Ảnh: Balkan Insight

Bộ trưởng Nội vụ Serbia Ivica Dacic hôm 22/8 thông báo rằng lực lượng cứu hộ đã tìm thấy 18 người còn sống, bao gồm 3 trẻ em, những người đã đến được bờ ở phía Bosnia-Herzegovina. Thảm kịch xảy ra ở khúc sông gần làng Tegara, miền Đông Bosnia.

Hàng năm, hàng nghìn người di cư sử dụng tuyến đường bộ Balkan để vào biên giới Liên minh châu Âu (EU). Họ đến Serbia từ Bulgaria hoặc Bắc Macedonia trước khi di chuyển đến Hungary, Croatia hoặc Bosnia.

Để đến được “đồng cỏ xanh hơn” ở các nước châu Âu giàu có, những người di cư chạy trốn xung đột và đói nghèo thường bất chấp nguy hiểm tính mạng lựa chọn những tuyến đường nhiều rủi ro như vậy.

Ngoài 11 người bị đuối nước trong vụ việc mới nhất, nhiều người khác cũng chịu chung số phận. Khoảng 60 người di cư, nhiều người trong số họ vẫn chưa rõ tên, quốc tịch và tôn giáo, đã được chôn cất tại các nghĩa trang ở bên kia bờ sông Drina thuộc phía Bosnia.

Có khả năng vùng nước nguy hiểm này đã cướp đi sinh mạng của nhiều người hơn cả số liệu được báo cáo.

Tuyến đường Balkan

Theo dữ liệu chính thức từ Tổ chức Di cư Quốc tế (IMO) của Liên Hợp Quốc, vào năm 2023, 45 người – thường là những người chạy trốn khỏi đói nghèo và chiến tranh – đã tử vong trên hành trình dài và gian khổ từ châu Phi và châu Á qua Balkan đến Tây Âu.

Tuyến đường Balkan đã trở nên nổi tiếng vào năm 2015, khi hơn 760.000 người di cư và người tị nạn đi qua Tây Balkan trên đường đến EU. Hầu hết trong số họ đến từ Syria đang bị chiến tranh tàn phá, theo dữ liệu chính thức từ cơ quan biên giới và bảo vệ bờ biển châu Âu, Frontex.

Thông thường, những người di cư tuyệt vọng di chuyển bằng đường biển hoặc đường bộ từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Hy Lạp, sau đó đi qua Bắc Macedonia và Serbia, trước khi cố gắng vào EU qua Hungary, Croatia hoặc Slovenia. Những người khác đi qua Bulgaria thay vì Hy Lạp.

Nguy hiểm rình rập trên tuyến di cư qua Balkan tới “đồng cỏ xanh hơn” ở châu Âu- Ảnh 2.

Người di cư từ Afghanistan tụ họp bên đống lửa tại nhà máy kim loại Krajina cũ ở Bihac, Bosnia-Herzegovina, gần biên giới Croatia, năm 2021. Ảnh: NPR

Một quan chức của Bộ An ninh Bosnia, cơ quan thực thi chính sách nhập cư và tị nạn của đất nước, đã nói với chi nhánh Balkan của RFE/RL rằng những người di cư đi dọc theo tuyến đường Balkan có 2 lựa chọn chính.

Theo vị quan chức này, một lựa chọn là trả cho những kẻ buôn người ở Thổ Nhĩ Kỳ 100-400 Euro (112-448 USD) để nhận tọa độ GPS cụ thể cho các tuyến đường đến Bulgaria.

Sau đó họ trả một số tiền tương tự ở Bulgaria để có tọa độ dẫn đến Serbia, và sau đó lại trả một lần nữa ở Serbia để được mở đường dẫn đến Bosnia. Họ cứ tiếp tục phải chi tiền như vậy cho đến khi đến được Croatia, một quốc gia thành viên EU.

Lựa chọn thứ hai, theo vị quan chức Bosnia, là người di cư phải trả khoảng 10.000 Euro (11.195 USD) cho dịch vụ “trọn gói” hơn.

Dịch vụ này bao gồm một người hộ tống do những kẻ buôn người cung cấp, đưa họ đến từng biên giới trước khi giao họ cho một hướng dẫn viên mới ở phía bên kia. Tài xế địa phương thường chở họ trên những con đường nông thôn nhỏ.

Đối với những kẻ buôn người, Bosnia là tuyến đường được ưa chuộng do biên giới tương đối dễ đi qua và lực lượng biên phòng mỏng.

Năm 2023, 162 người đã bị buộc tội buôn người ở Bosnia. Hầu hết những kẻ bị buộc tội là người Bosnia, cũng như một số công dân Đức, Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ.

Đích đến yêu thích

Trong tương lai, biên giới của Bosnia có thể trở nên dễ dàng xâm nhập hơn nữa, vì gần 1/3 trong số khoảng 1.800 cảnh sát biên phòng của nước này sẽ nghỉ hưu trong vòng 3 năm tới.

Mặc dù EU đã đề nghị giúp đỡ, nhưng các sĩ quan từ cơ quan biên phòng và bảo vệ bờ biển châu Âu Frontex vẫn chưa được triển khai đến Bosnia, một phần là do những bất đồng chính trị liên tục ở quốc gia vùng Balkan này.

Số lượng người di cư đi dọc theo tuyến đường Balkan đã giảm đáng kể so với mức đỉnh điểm vào năm 2015, chủ yếu là do an ninh biên giới được thắt chặt, xu hướng di cư thay đổi và sự hợp tác tốt hơn giữa các quốc gia trong và ngoài EU.

Nguy hiểm rình rập trên tuyến di cư qua Balkan tới “đồng cỏ xanh hơn” ở châu Âu- Ảnh 3.

Những người di cư rời khỏi trại Lipa ở vùng Krajina, phía Tây Bắc Bosnia-Herzegovina, năm 2021. Ảnh: Balkan Insight

Theo dữ liệu từ Ủy ban Người tị nạn và Di cư Serbia, hơn 107.000 người di cư đã đi qua Serbia vào năm 2023. Theo ủy ban này, thời gian lưu trú trung bình của họ tại Serbia là 12 ngày.

Năm 2023, Bộ An ninh Bosnia ghi nhận khoảng 34.400 người di cư đi qua đất nước này. Và cho đến nay trong năm nay, đã có 16.778 người di cư được đăng ký cho đến ngày 18/8.

Trong số đó, có khoảng 14.400 người Afghanistan, 7.100 người Maroc (Morocco), 2.500 người Syria và khoảng 1.000 người từ Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh và Iran.

Rất ít người ở lại Bosnia trong thời gian dài, vì đích đến yêu thích của những người di cư là EU, nơi được cho là có cơ hội việc làm tốt hơn.

Người di cư chủ yếu vượt biên giới vào những tháng ấm hơn, nhiều người dành mùa đông tại 4 trung tâm tiếp nhận trên khắp Bosnia, nơi cung cấp khoảng 4.000 giường.

Dữ liệu chính thức từ Bosnia cho thấy chưa đến 1% người di cư nộp đơn xin tị nạn, với trung bình khoảng 150 đơn mỗi năm. Trong số những đơn đó, chỉ có khoảng 10% được chấp thuận.

Ngoài những rủi ro do môi trường và địa hình gây ra, người di cư còn đối mặt với nhiều vấn đề khác. Ví dụ, các sĩ quan tuần tra biên giới và cảnh sát bị cáo buộc là thường xuyên đánh đập và truy đuổi người di cư qua Balkan.

Tại biên giới Bosnia với Croatia, nhiều người di cư đã cáo buộc rằng cảnh sát Croatia đã đánh đập họ và tịch thu tiền, điện thoại di động và các vật dụng khác của họ. Chính quyền Croatia đã bác bỏ những cáo buộc như vậy.

Minh Đức (Theo RFE/RL, Euronews)



Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/nguy-hiem-rinh-rap-tren-tuyen-di-cu-qua-balkan-toi-dong-co-xanh-hon-o-chau-au-204240825130633973.htm

Cùng chủ đề

Gặp mặt, chúc tết 125 kiều bào

Đại diện kiều bào bày tỏ niềm hạnh phúc khi được về thăm quê hương, đón Tết cổ truyền; được chứng kiến nhiều thành tựu phát triển. Nhân dịp đón xuân mới Ất Tỵ 2025, tối 24/2, tại TP Nam...

Ngôi trường mở cửa trở lại sau 52 năm vì một học sinh

(Dân trí) - Ngôi trường nằm trên hòn đảo Kaprije (Croatia) đã mở cửa trở lại sau 52 năm dừng hoạt động vì một cậu bé duy nhất trên đảo đã tới tuổi đi học. Val Mudronja - học sinh duy nhất sống trên đảo Kaprije, Croatia - đã đến tuổi đi học. Dù vậy, đảo Kaprije không có trường học. Suốt 52 năm qua, vì lượng học sinh trên đảo quá ít ỏi nên trường học đã dừng hoạt...

Dự án AI trị giá 500 tỷ USD của Mỹ: Thách thức lớn cho châu Âu

Mỹ đã chính thức khởi động một cuộc đua trí tuệ nhân tạo (AI) với quy mô đầu tư khổng lồ, tạo áp lực lớn lên châu Âu trong việc duy trì vị thế cạnh tranh. ...

Tướng NATO nêu lý do Nga khó tạo đột phá trên chiến trường Ukraine

(Dân trí) - Tướng cấp cao NATO nêu ra lý do mà ông tin rằng Nga sẽ khó tạo được đột phá trên tiền tuyến ở Ukraine trong năm nay. Tướng Christopher Cavoli, Tư lệnh Tối cao Lực lượng Đồng minh NATO tại châu Âu, cho rằng Nga hiện không có đủ tiềm lực quân sự để tạo ra một bước đột phá lớn trên chiến tuyến tại Ukraine.Khi được hỏi rằng liệu chiến sự sẽ diễn biến ra sao vào...

Thủ tướng làm việc với Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam tại châu Âu

Theo đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Séc, chiều ngày 19/1, theo giờ địa phương, tại thủ đô Praha, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp mặt, làm việc với Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam và chuyên gia người Việt Nam tại châu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khám phá những “bí mật khảo cổ” bên trong khu khảo cổ Hậu Lâu tại Hoàng thành Thăng Long

Khu đất rộng cả nghàn m2 bên trong Hoàng thành Thăng Long đang được Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật nghiên cứu về khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều dấu tích sân vườn, hồ ao, hiện vật mang kiến trúc thời Lê sơ và Lê Trung Hưng. Xung quanh khu đất được tiến hành quây tôn nhằm phục vụ việc khai quật không gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh. Theo chia sẻ...

Khám phá Thành Nhà Hồ – Kiệt tác kiến trúc đá của nhân loại

Thành Nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá kỳ vĩ, độc đáo hiếm có tại Đông Nam Á và là kinh đô của nhà nước Đại Ngu – Nhà Hồ do Hồ Quý Ly sáng lập năm 1400 Thành Nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Thành được xây dựng vào năm 1397 trong thời gian 3 tháng dưới...

Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh đắt hàng dịp Tết

Nhiều sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh được khách hàng tin tưởng tìm mua làm quà biếu và sử dụng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều cơ sở kinh doanh các mặt hàng nông sản đạt chứng nhận OCOP ở Hà Tĩnh luôn tất bật chuẩn bị đơn hàng giao cho khách. Các sản phẩm đa dạng về chủng loại, đặc biệt là đảm bảo chất lượng cũng như...

Dabaco đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 trên 1.000 tỷ đồng

Dabaco ước tính lợi nhuận sau thuế năm 2024 vượt 5,5% kế hoạch. Bước sang năm 2025, công ty đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 1.007 tỷ đồng, tăng khoảng 30% so với năm 2024. CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (MCK: DBC, sàn HoSE) vừa công bố nghị quyết của HĐQT về một số nội dung đã được thông qua tại cuộc họp đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh năm 2024, phê duyệt kế hoạch năm...

Huế không chỉ có di sản

Ngoài nét cổ kính của lăng tẩm đền đài, của hệ thống di sản văn hóa đồ sộ, Huế còn gây ấn tượng mạnh là thành phố xanh với một ngành du lịch xanh phát triển. Khẳng định thương hiệu thành phố du lịch xanh Hôm nay 30/11, việc Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã trở thành một cột mốc lịch sử, đánh dấu sự phát triển toàn diện của một...

Bài đọc nhiều

Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, sẵn sàng gặp ông Trump, Kiev muốn phương Tây triển khai quân

Tổng thống Nga Vladimir Putin tái khẳng định điều kiện đàm phán hiệp định hòa bình với Ukraine, EU cam kết với Kiev, ông Zelensky muốn phương Tây triển khai quân đội, xả súng tại Mỹ, sóng gió trên chính trường Canada… là những ảnh ấn tượng trong tuần do Reuters, The Guardian… tổng hợp.

Cuba phản đối sau khi bị Mỹ đưa trở lại danh sách quốc gia bảo trợ khủng bố

Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel cho rằng, quyết định của ông Trump vô lý và không có cơ sở thực tế.

Houthi bất ngờ tuyên bố giới hạn oanh kích trên Biển Đỏ

Trung tâm Điều phối hoạt động nhân đạo (HOOC) cho biết, phong trào Houthi tại Yemen sẽ giới hạn các cuộc tấn công, chỉ nhằm vào tàu thương mại liên quan Israel, với điều kiện lệnh ngừng bắn tại Gaza được thực thi đầy đủ.

Ukraine-Nga giao tranh dữ dội ở Avdeevka,lực lượng Kiev vững thành trì

Quân đội Nga tiếp tục tấn công vào các vị trí của Ukraine ở Avdeevka thuộc Cộng hòa Nhân dân Donetsk (tự xưng). Tốc độ tiến quân của Nga được cho là đã giảm trong những ngày gần đây, nhưng các cuộc tấn công bằng súng hạng nặng, máy bay không người lái và những đợt không kích nhằm vào vị trí của Ukraine ở thị trấn và ngoại ô của Avdeevka vẫn diễn ra. Cách đây gần...

Thế giới chịu tổn thất khủng do biến đổi khí hậu

Tình trạng biến đổi khí hậu khó lường đang thúc đẩy các hiện tượng thời tiết cực đoan, gây thiệt hại "khủng" cho con người và nền kinh tế xã hội trên toàn thế giới. ...

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Chợ hoa này ở Đắk Lắk đang đìu hiu, bất ngờ mua bán tấp nập bởi hoa lan rừng-loài hoa quý tộc

Chợ hoa Xuân Ất tỵ 2025, tại Quảng trường 10/3, TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), năm nay mua bán trầm lắng. Bất ngờ, các loại hoa lan rừng-"loài hoa...

Giá vàng hôm nay 25/1/2025 tăng vọt, SJC sát mốc 89 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 25/1/2025 tăng mạnh trong đầu phiên giao dịch tại Mỹ. Giá vàng trong nước đi lên, tiến sát mốc 89 triệu đồng/lượng. Kết phiên 24/1, giá vàng miếng tại SJC đóng cửa ở mức 86,8-88,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 700 nghìn đồng ở cả chiều mua vào và bán ra so với...

Bí quyết gia truyền mắm Dì Cẩn

Thương hiệu mắm Dì Cẩn không còn xa lạ với cả nước, thậm chí vươn ra thế giới. ...

Giảng viên ĐH Bách khoa nói điều đáng buồn về đào tạo sau đại học

PGS.TS Nguyễn Phi Lê, giảng viên ĐH Bách khoa Hà Nội, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo thế hệ trẻ để đáp ứng nhu cầu phát triển trong kỷ nguyên AI và chia sẻ thực trạng đáng buồn trong việc phát triển nguồn nhân lực. Tại Diễn đàn Trí tuệ nhân tạo Việt Nam năm 2024 do...

Mới nhất