Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNguy cơ gánh nặng của trường ĐH

Nguy cơ gánh nặng của trường ĐH

Luật Giáo dục ĐH năm 2012 quy định cơ sở giáo dục ĐH phải triển khai hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục ĐH, tự đánh giá chất lượng đào tạo và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục.

Nhưng kiểm định chất lượng giáo dục dường như đang trở thành gánh nặng của không ít trường ĐH.

Vấn đề này một lần nữa được nêu ra trong tọa đàm rà soát, đánh giá việc thực hiện luật Giáo dục và luật Giáo dục ĐH do Bộ GD-ĐT tổ chức cuối tuần qua, với sự tham gia của đại diện nhiều sở GD-ĐT và cơ sở giáo dục ĐH phía nam.

Kiểm định chất lượng giáo dục: Nguy cơ gánh nặng của trường ĐH- Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn trao đổi tại tọa đàm

BĂN KHOĂN VÌ SAO KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG LÀ BẮT BUỘC

PGS-TS Trần Tiến Khai, Trưởng phòng Đảm bảo chất lượng và phát triển chương trình ĐH Kinh tế TP.HCM, đề xuất nên có quy định chính thức về hội đồng bảo đảm chất lượng của cơ sở giáo dục ĐH. Bởi trong thực tiễn, công tác bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng của trường ĐH thành công hay không phụ thuộc vào mức độ quan tâm của lãnh đạo trường đó và không có sự đồng đều giữa các trường.

PGS-TS Khai nói: “Một vấn đề hầu hết các trường đều băn khoăn là vì sao kiểm định chất lượng là bắt buộc trong khi trên thế giới hầu như không có quốc gia nào bắt buộc việc này? Dĩ nhiên, họ có những chuẩn chung của quốc gia, tương tự Thông tư 01 về chuẩn chất lượng giáo dục. Chuẩn chung thì phải có nhưng có nên bắt buộc hay không?”.

Kiểm định chất lượng giáo dục: Nguy cơ gánh nặng của trường ĐH- Ảnh 2.

PGS-TS Trần Tiến Khai, Trưởng phòng Đảm bảo chất lượng và phát triển chương trình ĐH Kinh tế TP.HCM, đặt ra một số băn khoăn về kiểm định giáo dục

Đại diện ĐH Kinh tế TP.HCM cho rằng có thể việc này là cần thiết trong giai đoạn hiện nay khi cần củng cố chất lượng của hệ thống cơ sở giáo dục ĐH của VN. “Nhưng chúng ta có cần phải chi tiết hóa đến mức tất cả các chương trình đào tạo bắt buộc phải kiểm định hay không? Việc này gây ra gánh nặng tài chính rất lớn cho hệ thống trường ĐH mà không phải trường nào cũng có thể kham nổi, ảnh hưởng đến tiến độ kiểm định chất lượng của trường tương ứng với mong muốn của Bộ và quy định nhà nước”, PGS-TS Khai nêu vấn đề.

CHẠY THEO KIỂM ĐỊNH VÀ NỖI LO GIẢM CHẤT LƯỢNG

Trên quan điểm cá nhân, ông Khai cho rằng có thể khi trường có đến 50 chương trình đào tạo đã được kiểm định, cộng các cơ sở đào tạo khác cũng đã được kiểm định, thì những chương trình còn lại cũng nên được xem đạt mức độ đó. Cách làm này có thể giảm tải cho các trường trong hoạt động kiểm định. Bên cạnh đó, thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận kiểm định chất lượng hiện là 5 năm, nhưng giai đoạn 2 nên kéo dài ra 7 năm để đỡ áp lực cho các trường. Nếu không sẽ rơi vào tình trạng vừa đạt chuẩn kiểm định lại chuẩn bị tái kiểm định.

Liên quan vấn đề này, TS Thái Thị Tuyết Dung, Phó trưởng ban phụ trách Ban Thanh tra – Pháp chế ĐH Quốc gia TP.HCM, cho rằng kiểm định là chính sách tốt nhưng cần có lộ trình. TS Dung nói: “Vừa rồi cảm giác trường ĐH nào cũng chạy theo kiểm định. Khi dồn quá nhiều dẫn đến chất lượng kiểm định có thể không đủ niềm tin nhiều như ban đầu”. Theo TS Dung, cái gốc của vấn đề này chính là vì học phí. Các trường muốn kiểm định đạt được tiêu chuẩn để tự chủ xác định học phí nên chạy theo kiểm định.

Theo quy định hiện nay, một trong các điều kiện để cơ sở giáo dục ĐH được quyền tự chủ là công khai điều kiện bảo đảm chất lượng, kết quả kiểm định, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm và thông tin khác theo quy định của pháp luật.

Cơ sở giáo dục ĐH khi đạt chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo trình độ ĐH thì được tự chủ mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ ngành phù hợp; khi đạt chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo trình độ ĐH, thạc sĩ thì được tự chủ mở ngành đào tạo trình độ tiến sĩ ngành phù hợp, trừ các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe, đào tạo giáo viên, quốc phòng, an ninh.

Trường ĐH công lập được tự xác định mức thu học phí của chương trình đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trên cơ sở định mức kinh tế – kỹ thuật do trường ban hành, thực hiện công khai giải trình với người học và xã hội.

Thông tin từ Cục Quản lý chất lượng cho thấy so với năm 2020, chương trình đào tạo được công nhận kiểm định chất lượng trong hai năm 2022 và 2023 vượt lên tới 40 – 50%, riêng năm 2022 làm rất nhanh. Đến hết tháng 7.2023, có 399 chương trình đào tạo đã đạt chuẩn kiểm định quốc tế trong tổng số hơn 1.200 chương trình đào tạo đã được kiểm định.

SẼ NGHIÊN CỨU ĐỂ GIẢM TẢI

Trước những băn khoăn nói trên, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho rằng cần nghiên cứu kỹ các ý kiến này bởi đúng thực tế không nước nào bắt buộc phải kiểm định tất cả chương trình đào tạo. Hơn nữa, ngay cả kiểm định cơ sở giáo dục, nhiều cơ sở chưa kiểm định, trong luật không nêu rõ chế tài.

Chia sẻ về hướng tiếp cận sắp tới, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết trong xu hướng giao quyền tự chủ, cơ sở giáo dục có năng lực có thể được giao quyền tự kiểm định hệ thống. Ví dụ, ĐH quốc gia là đơn vị có năng lực tự kiểm định, có thể tự kiểm định các đơn vị thành viên, các chương trình đào tạo trong hệ thống. Sau đó, tổ chức kiểm định bên ngoài sẽ kiểm định lại hệ thống kiểm định của ĐH quốc gia nhưng ở bước này chỉ lấy mẫu một số chương trình. Khi đó, các ĐH quốc gia, ĐH vùng, ĐH lớn có thể được giao làm theo cách này… và cũng là một cách để giảm tải.

Tình trạng “rất khó xử” trong tuyển dụng giáo viên

Cũng tại tọa đàm, nhiều ý kiến trao đổi, thảo luận đánh giá về những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện luật Giáo dục trong giai đoạn 2020 – 2024 và luật Giáo dục ĐH giai đoạn 2019 – 2023. Đồng thời đề xuất giải pháp để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, bất cập, hạn chế. Đáng chú ý là ý kiến của ông Nguyễn Phương Toàn, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Tiền Giang, liên quan vấn đề tuyển dụng giáo viên (GV).

Ông Nguyễn Phương Toàn nêu vướng mắc thực tiễn triển khai liên quan chuẩn trình độ GV. Theo quy định của luật Giáo dục, chuẩn trình độ GV mầm non phải tốt nghiệp CĐ sư phạm, GV dạy từ tiểu học trở lên phải tốt nghiệp ĐH sư phạm. Nhưng trong luật có một khoản mở tại khoản 1 điều 72, trường hợp môn học chưa đủ GV có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo GV thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

Nhưng ông Toàn cho biết trong tuyển dụng lại nảy sinh vấn đề. Theo quy định, sinh viên muốn vào học ngành sư phạm phải đạt điểm sàn của Bộ GD-ĐT. Nhưng những em rớt điểm sàn này lại theo học các trường tư thục hoặc các ngành cử nhân và học thêm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, thì bắt buộc vẫn phải nhận vào.

Phó giám đốc Sở GD-ĐT Tiền Giang đã nêu ra một trường hợp “rất khó xử” tại địa phương này. Ông nói: “Một em tốt nghiệp một trường ĐH địa phương, chuyên ngành tiếng Việt và văn hóa VN. Ban đầu, khi em nộp dự tuyển GV sư phạm ngữ văn thì Sở GD-ĐT Tiền Giang không nhận. Tuy nhiên, khi phụ huynh khiếu nại Sở phải xin ý kiến Bộ GD-ĐT và Bộ trả lời giao quyền cho Sở hoặc Sở phối hợp với cơ sở đào tạo. Bắt buộc, chúng tôi làm một văn bản gửi trường ĐH và trường trả lời cho Sở rằng sinh viên ngành tiếng Việt và văn hóa VN đủ tiêu chuẩn, bằng cấp và năng lực tham gia giảng dạy môn ngữ văn cấp THPT”.

“Điều này rất khó xử cho Sở, bởi ngành sư phạm ngữ văn không chỉ đào tạo văn học VN mà còn văn học nước ngoài… Nhưng với văn bản của trường ĐH thì Sở GD-ĐT Tiền Giang bắt buộc phải nhận một sinh viên ngành tiếng Việt và văn hóa VN nếu em đó trúng tuyển”, ông Toàn nhấn mạnh.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn nhìn nhận đây là một trường hợp khá đặc biệt. Do đó, vấn đề ngưỡng đầu vào cần được nghiên cứu kỹ để đảm bảo công bằng cho người học.




Nguồn: https://thanhnien.vn/kiem-dinh-chat-luong-giao-duc-nguy-co-ganh-nang-cua-truong-dh-185241110202950274.htm

Cùng chủ đề

Bỏ tiêu chuẩn ‘ít nhất 1 đề tài nghiên cứu khoa học’ trong kiểm định trường nghề

Quy định mới về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp đã có sự thay đổi khi tập trung hơn vào các tiêu chí, tiêu chuẩn gắn liền với thực tiễn tại các trường nghề hiện nay. ...

Một chương trình nhiều sách giáo khoa: Phản ứng vì hiểu chưa đúng

Một chương trình nhiều sách giáo khoa được áp dụng khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đây là nội dung đã được quy định tại nghị quyết 88/2014 của Quốc hội, tại Luật Giáo dục. Và phải khẳng định đây...

Công bố 208 cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn kiểm định chất lượng

(Dân trí) - Tính đến 31/12/2024 vừa qua, cả nước có 208 cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn kiểm định chất lượng trong và ngoài nước. Bộ GD&ĐT cũng công bố hơn 2.200 chương trình đào tạo giáo dục đại học đạt chuẩn kiểm định chất lượng, tính đến 31/12.Cụ thể, được kiểm định và công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục bởi các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trong nước gồm 196...

Dự kiến bỏ xét tuyển sớm

Bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho biết Ban soạn thảo quy chế tuyển sinh sẽ trình lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo bỏ xét tuyển sớm. ...

Bộ Giáo dục và Đào tạo xây kho học liệu mở kết nối các trường đại học

Giai đoạn 1 đến năm 2026, kho học liệu sẽ có 300 giáo trình, tài liệu giảng dạy đại học. Ở giai đoạn 2, con số này sẽ tăng lên 600. Ở giai đoạn 2, nguồn dữ liệu cũng được mở rộng sang các...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mẹo để tránh ăn quá nhiều trong dịp tết

Tết là dịp để sum họp gia đình, gặp gỡ bạn bè. Khi mọi người đều vui vẻ, đồ ăn, đồ uống thoải mái, rất dễ xảy ra tình trạng ăn nhiều. Nếu không cẩn thận, bạn sẽ tăng thêm vài cân sau...

4 điều ít ngờ tới ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc

Uống thuốc hằng ngày là thói quen của nhiều người, đặc biệt là người cao tuổi có bệnh mạn tính. Không chỉ thuốc tương tác với nhau mà một số loại thực phẩm ít ngờ tới cũng có thể tương tác với thuốc. ...

Bài đọc nhiều

Hà Nội hàng loạt trường công lập hạ điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10

Hôm qua (10/7), Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung (đợt 2) vào lớp 10 các trường trung học phổ thông công lập chuyên và không chuyên  năm học 2023-2024. Khi hạ điểm chuẩn, nhà trường được nhận học sinh có nguyện vọng...

Phát động Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54, năm 2025

(ĐCSVN) - Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU giúp học sinh tăng cường khả năng viết văn, làm phong phú thêm sự tinh tế trong tư duy, góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc và giúp các em hiểu biết thêm về vai trò của bưu chính trong đời sống xã hội. Ngày 11/11, tại trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp...

Khoảng 36 cơ sở giáo dục Đại học Pháp sẽ đến găp gỡ trực tiếp sinh viên Việt Nam

Bienvenue en France! - triển lãm giáo dục Đại học Pháp lớn nhất trong năm do Campus France Việt Nam và Đại sứ Quán Pháp tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 30/9 tại TP. Hồ Chí Minh (Khách sạn Rex Saigon) và 1/10 tại Hà Nội (khách sạn Pullman Hanoi).

Cùng chuyên mục

Bổ nhiệm lại ông Phạm Ngọc Thưởng giữ chức Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 226/QĐ-TTg ngày 24/1/2025 bổ nhiệm lại ông Phạm Ngọc Thưởng giữ chức Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quyết định trên có hiệu lực từ...

Đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá của Bộ Công an năm 2025, thêm 2 mã bài thi

Kỳ thi đánh giá tuyển sinh Công an nhân dân năm 2025 sẽ có 4 mã bài thi, thay vì 2 mã bài thi như năm ngoái. Bộ Công an vừa công bố dạng thức đề thi và đề thi tham khảo kỳ thi...

Đề tham khảo kỳ thi đánh giá của Bộ Công an năm 2025

Bộ Công an vừa công bố đề tham khảo kỳ thi đánh giá của Bộ Công an năm 2025. Năm nay, dạng thức đề thi có một số điều chỉnh, trong đó phần tự chọn có các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học và Địa lý. Đề thi đánh giá của Bộ Công an gồm ba phần: Tự luận bắt buộc, trắc nghiệm bắt buộc và trắc nghiệm tự chọn. Thí sinh làm bài trong 180 phút với tổng...

Giáo viên Hà Nội sẽ được thưởng theo Nghị định số 73 của Chính phủ

Giáo viên làm việc tại các trường công lập của Hà Nội thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục sẽ được hưởng quyền lợi theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP. ...

Vui mừng nghe tin sẽ nhận “quà đầu xuân”

Ngày cuối cùng của năm, rất đông giáo viên Hà Nội vui mừng nghe tin sẽ được nhận tiền thưởng Tết Nguyên đán 2025 và động viên nhau chờ đợi nhận "quà đầu xuân". ...

Mới nhất

Công nhân háo hức lên chuyến xe Công đoàn về ăn Tết cùng gia đình

9 chuyến xe Công đoàn xuất phát từ Bình Phước đưa hàng trăm công nhân ra các tỉnh miền Trung, miền Bắc đón Tết, sum họp cùng gia đình. ...

Tọa đàm Đầu tư phát triển công nghệ cao tại Việt Nam

(MPI) - Trong khuôn khổ chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), trưa 21/1 (theo giờ địa phương), tại Davos, Thụy Sĩ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao và...

Nhiều chuyến bay bị ảnh hưởng bởi sương mù ở Nghệ An, Thanh Hóa

Có 7 chuyến bay đến sân bay Vinh, sân bay Thọ Xuân phải chuyển hướng đến sân bay Nội Bài và nhiều chuyến bay bị ảnh hưởng dây chuyển bởi sương mù trong ngày 24-1. ...

GELEX cán mốc lợi nhuận 3.616 tỉ đồng

Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX (HoSE: GEX) vừa đạt tổng doanh thu hợp nhất 33.759 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 3.616 tỉ đồng trong năm 2024. ...

Công ty cao su doanh thu 5.000 tỉ đồng có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Đình Khoát - thành viên hội đồng quản trị, giữ chức vụ tổng giám đốc Công ty cổ phần Công nghiệp Cao su miền Nam (Casumina). ...

Mới nhất