Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNguồn thu của đại học Việt Nam khác thế giới ra sao?

Nguồn thu của đại học Việt Nam khác thế giới ra sao?


Trong khi ngân sách nhà nước chiếm phần lớn nguồn thu của nhiều đại học trên thế giới thì tại Việt Nam, học phí đóng vai trò quan trọng nhất với các trường.

Năm 2022, thông tin 5 trường đại học có doanh thu hơn nghìn tỷ đồng được chia sẻ rộng rãi. Trong đó, hai trường công lập gồm Đại học Bách khoa Hà NộiKinh tế TP HCM. Ba trường còn lại thuộc khối tư thục là Đại học FPT, Văn Lang và Công nghệ TP HCM.

Theo báo cáo thường niên của Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2021, tổng thu của trường là gần 1.426 tỷ đồng, trong đó doanh thu hoạt động sự nghiệp chiếm nhiều nhất với hơn 974,8 tỷ. Ngoài ra, trường nhận ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ chính sách và nghiên cứu khoa học, ngân sách cấp cho đầu tư SAHEP (ODA), thu từ các đề tài nghiên cứu khoa học.

Tính riêng doanh thu hoạt động sự nghiệp, học phí đào tạo đại học chiếm phần lớn với hơn 775,8 tỷ (khoảng 79,6% doanh thu hoạt động sự nghiệp và khoảng 54,4% tổng nguồn thu). Phần còn lại đến từ việc khai thác cơ sở vật chất và dịch vụ, các khoản học phí, lệ phí và dịch vụ đào tạo khác.

Ở trường Đại học Kinh tế TP HCM, học phí chiếm 73,6% tổng nguồn thu năm 2021. 22,5% đến từ các hoạt động tư vấn, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, bồi dưỡng; 3,9% từ các hoạt động khác như phát triển các chương trình đào tạo chất lượng cao, tăng cường hợp tác quốc tế, trao đổi sinh viên và giảng viên. Trường không đề cập đến ngân sách nhà nước.

Tính đến tháng 8/2022, cả nước có 141/232 trường đủ điều kiện tự chủ theo quy định của Luật Giáo dục đại học. Tùy mức độ tự chủ, các trường bị cắt một phần hoặc hoàn toàn đầu tư từ ngân sách, khiến học phí chiếm 50-90% tổng nguồn thu.

Như tại Đại học Cần Thơ, tổng nguồn thu của trường năm ngoái đạt gần 1.090 tỷ đồng thì học phí và lệ phí chiếm gần 50%. Ngân sách nhà nước dành cho trường giảm gần 40% so với năm 2021. Đại học Công thương TP HCM không còn được đầu tư từ ngân sách nữa khiến học phí đóng vai trò quyết định sự sống còn.

Báo cáo tại một hội nghị về tự chủ đại học hồi tháng 4, nhóm chuyên gia của World Bank đã đưa ra số liệu về đóng góp của hộ gia đình cho giáo dục đại học sau khi khảo sát một số trường.

Kết quả cho thấy năm 2017, ngân sách nhà nước chiếm 24% tổng nguồn thu các trường công lập được khảo sát; đóng góp của người học (học phí) là 57%. Nhưng đến năm 2021, học phí chiếm tới 77%, nguồn ngân sách chỉ còn 9%.

Có thể thấy, nguồn thu của các trường công lập ngày càng lệ thuộc vào học phí trong bối cảnh ngân sách chi cho giáo dục đại học thấp. Thực tế này trái ngược với các nước có giáo dục đại học phát triển.

Theo các chuyên gia, ba nguồn thu chính của đại học ở cả Việt Nam và thế giới gồm: ngân sách nhà nước, học phí và nguồn thu khác (thu từ chuyển giao công nghệ, hoạt động dịch vụ, hiến tặng, hợp tác công tư,…). Ở nhiều quốc gia, ngân sách nhà nước chiếm phần lớn nguồn thu chứ không phải học phí.

Theo National Center for Education Statistics, năm học 2019-2020, chỉ 20% nguồn thu của các trường công lập của Mỹ đến từ học phí và các loại chi phí thu từ người học, trong khi trợ cấp chính phủ và chính quyền địa phương đóng góp 43%. Số còn lại do doanh nghiệp tài trợ, đầu tư hay từ nguồn thu khác như quà tặng, doanh thu từ các hoạt động giáo dục, bệnh viện…

Tại New Zealand, 42% thu nhập của các trường đại học là từ chính phủ, thông qua trợ cấp học phí, 28% từ học phí và 30% từ nghiên cứu khoa học, thương mại hóa và các nguồn thu khác, theo thống kê của Universities New Zealand – tổ chức đại diện cho các đại học ở quốc gia này.

Ở Australia, gần 35% doanh thu của các trường đại học năm 2020 do chính phủ tài trợ, theo Department of Education, Skills and Employment.

Xét riêng về ngân sách chi cho giáo dục đại học, Việt Nam ở nhóm chi thấp nhất.

Theo Bộ Tài chính, năm 2020 ngân sách chi cho giáo dục đại học ở Việt Nam chưa đến 17.000 tỷ đồng, chiếm 0,27% GDP. Tuy nhiên, con số thực chi chỉ khoảng 0,18% GDP, theo chia sẻ của Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cuối năm ngoái.

So với 38 quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), tỷ lệ này của Việt Nam thấp nhất. Phần trăm GDP trung bình của các nước OECD dành cho giáo dục đại học là 0,935%.





Sinh viên nhập học Đại học Công nghệ TP HCM hồi tháng 9/2022. Ảnh: Thanh Tùng

Sinh viên nhập học Đại học Công nghệ TP HCM hồi tháng 9/2022. Ảnh: Thanh Tùng

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo, nhìn nhận đầu tư ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học quá ít.

“Các trường muốn sống phải thu học phí cao lên dù biết có mâu thuẫn với mức sống của người dân”, ông Nhĩ nói.

Theo ông Nhĩ, việc này gây bất bình đẳng trong giáo dục, khiến người có thu nhập thấp khó tiếp cận giáo dục đại học, từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng, khiến nền kinh tế khó phát triển.

Nhóm chuyên gia của World Bank cũng cho rằng việc lệ thuộc quá nhiều vào học phí gióng lên hồi chuông báo động về tính thiếu bền vững trong tài chính giáo dục đại học, tăng nguy cơ bất bình đẳng về khả năng tiếp cận đại học.

Nhóm khuyến nghị Việt Nam tránh đồng nhất tự chủ tài chính với “tự lực cánh sinh” về tài chính hay hiểu theo nghĩa hẹp là không có hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

“Không có quốc gia với hệ thống giáo dục đại học phát triển nào lại rút dần cho tới giảm hoàn toàn việc tài trợ thường xuyên cho các cơ sở giáo dục đại học, đặc biệt là các đại học định hướng nghiên cứu, như ở Việt Nam”, nhóm nghiên cứu chia sẻ, cho rằng Việt Nam cần nâng mức chi cho giáo dục đại học từ 0,23% lên ít nhất 0,8-1% GDP trước năm 2030.

Trước ý kiến đại học cần đa dạng nguồn thu, ông Nhĩ cho rằng rất khó. Hai hoạt động chính của trường đại học là đào tạo và nghiên cứu. Nghiên cứu khoa học khó được đẩy mạnh khi không có tiền đầu tư. Chưa kể, từ nghiên cứu đến ứng dụng được vào trong sản xuất, tạo ra lợi nhuận rất lâu dài.

“Nếu tự chủ đại học vẫn bị đánh đồng là phải tự chủ hoàn toàn về tài chính thì các trường vẫn phải phụ thuộc nhiều nhất vào học phí để tồn tại”, ông Nhĩ nói.


Dương Tâm



Source link

Cùng chủ đề

Vì sao tài khoản nhiều sinh viên sư phạm bất ngờ có thêm 127 triệu đồng?

(Dân trí) - Nhiều sinh viên đang theo học các ngành sư phạm (đào tạo giáo viên) tại TPHCM nhận được hơn 127 triệu đồng trong tài khoản. Những ngày qua, nhiều sinh viên đang theo học ngành sư phạm (đào tạo giáo viên) tại TPHCM nhận được hơn 127 triệu đồng.Đây là số tiền hỗ trợ sinh hoạt phí do cơ sở đào tạo hoàn trả dành cho sinh viên ngành sư phạm diện địa phương đặt hàng tại...

Cần thay đổi tầm nhìn để tự chủ đại học

Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn, việc chuyển đổi trường đại học thành đại học không chỉ thay tên gọi mà cần thay đổi tầm nhìn để tự chủ đại học thực sự hiệu quả. ...

‘Trường đại học thành đại học không chỉ là thay tên gọi’

Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn, việc chuyển đổi trường đại học thành đại học không chỉ thay tên gọi mà cần thay đổi tầm nhìn để tự chủ đại học thực sự hiệu quả. ...

Đại học Kinh tế quốc dân dự kiến tăng học phí, cao nhất 25 triệu đồng/năm

Năm 2025, Đại học Kinh tế quốc dân dá»± kiến tăng học phí tất cả các ngành học hệ chính quy từ 2 - 3 triệu đồng so với năm ngoái. Năm 2025, Đại học Kinh tế quốc dân dự kiến tuyển sinh 73 mã ngành/chương trình và 3 phương thức tuyển sinh chính.Học phí hệ chính quy chương trình chuẩn năm học 2025 - 2026 theo ngành/chương trình học khoảng từ 18 triệu đồng đến 25 triệu đồng/năm học...

Năm 2025, học phí ngành y, dược có tiếp tục tăng?

Hiện nay, nhóm ngành y, dược có mức thu học phí cao nhất đúng theo quy định của Chính phủ, đặc biệt ở 2 ngành Y khoa và Răng - Hàm - Mặt. Năm học 2024-2025, học phí khối ngành...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Tỉnh Hà Nam Ninh được sáp nhập từ những tỉnh nào?

Lâm Hoàng Nguồn: https://vtcnews.vn/tinh-ha-nam-ninh-duoc-sap-nhap-tu-nhung-tinh-nao-ar911805.html

Hiệu trưởng trường THPT Lê Hồng Phong, THPT Gia Định và nhiều trường TP.HCM phải báo cáo, giải trình

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã ban hành kế hoạch tổ chức kiểm điểm theo thông báo số 613/TB-SGDĐT ngày 16-2-2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo. Kế hoạch này căn cứ thông báo số 613/TB-SGDĐT từ ngày 16-2-2023 của Sở...

Hơn 6.400 thí sinh thi học sinh giỏi quốc gia, lần đầu có môn tiếng Nhật

Năm nay là năm đầu tiên môn tiếng Nhật được đưa vào kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; năm đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo áp dụng phương thức vận chuyển đề thi qua hệ thống của Ban Cơ yếu Chính phủ trên phạm vi toàn quốc. ...

Cùng chuyên mục

Lời chúc Tết 2025 hài hước nhất dành cho bạn trai cùng lớp

Thời khắc năm mới sắp đến, việc gửi lời chúc Tết hài hước nhất dành cho các bạn trai cùng lớp sẽ giúp tình bạn ngày càng thân thiết. Tết Nguyên Đán 2025 sắp đến rồi, hãy gửi cho các bạn trai cùng lớp những lời chúc thật ý nghĩa và hài hước trong ngày quan trọng này. VietNamNet gợi ý những lời chúc để bạn dành tặng những người bạn trai cùng lớp trong dịp đầu năm mới cho tình...

Vượt qua kỳ thi sát hạch luật sư tại Mỹ, nữ sinh Việt sở hữu thành tích ấn tượng

(NLĐO) - Kỳ thi thi sát hạch luật sư bang California kéo dài 2 ngày. Ngày đầu, thí sinh làm 6 bài luận, ngày thứ trả lời 200 câu trắc nghiệm trong vòng 6 giờ. ...

Bản thân em cũng gặp cám dỗ

Hoa khôi Trường Đại học Thương mại 2024 Trần Minh Thu rất giỏi giang và năng động. Song hành với việc học, cô tham gia các hoạt động, các sự kiện như một cách để tăng thêm trải nghiệm của bản thân. ...

Thưởng Tết cho giáo viên: Làm sao để nhà giáo ‘vui như Tết’?

Trải qua hơn 38 năm công tác, tôi chưa bao giờ biết tiền thưởng Tết là gì. Cũng có năm chúng tôi được phát tiền vào dịp Tết nhưng thực tế đó là tiền tiết kiệm chi trong ngân sách chi thường xuyên của các trường còn kết dư chia cho giáo viên. Tết Ất Tỵ 2025 lại đến. Những ngày này đến trường, nhiều thầy cô có cùng tâm sự: “Tết đến là thêm nhiều nỗi lo!". Có cô giáo...

Cùng con gìn giữ những giá trị của Tết xưa

Là người yêu Tết, luôn mong các con cảm nhận được những giá trị, ý nghĩa mà Tết mang lại, chị Lê Vân Anh (Hà Nội) luôn cố gắng giữ chút không khí Tết xưa cho các con...

Mới nhất

Quán ăn ‘độc lạ’ ở Long An ngày giáp Tết, bà chủ ra đường mời khách ăn miễn phí

Chỉ trong 2 buổi tối, cả ngàn tô bánh canh đã được gia đình bà Lê Thị Ngọc Hoa và các nhân viên, bạn bè phục vụ miễn phí cho những người lao động, sinh viên trên đường từ TPHCM, Bình Dương về miền Tây đón tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Tối 25/1 (tức ngày 26 Tết), trên hành...

Giữa khu rừng nằm ở 3 tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước có một cái bàu, là nơi ở của 500 con cá...

Bàu Sấu được coi là trái tim của Vườn Quốc gia Cát Tiên, khu rừng nằm trải dài trên 3 tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước. Được Công ước Ramsar...

Lời chúc Tết 2025 hài hước nhất dành cho bạn trai cùng lớp

Thời khắc năm mới sắp đến, việc gửi lời chúc Tết hài hước nhất dành cho các bạn trai cùng lớp sẽ giúp tình bạn ngày càng thân thiết. Tết Nguyên Đán 2025 sắp đến rồi, hãy gửi cho các bạn trai cùng lớp những lời chúc thật ý nghĩa và hài hước trong ngày quan trọng này. VietNamNet gợi ý...

Vượt qua kỳ thi sát hạch luật sư tại Mỹ, nữ sinh Việt sở hữu thành tích ấn tượng

(NLĐO) - Kỳ thi thi sát hạch luật sư bang California kéo dài 2 ngày. Ngày đầu, thí sinh làm 6 bài luận,...

Hai dự án lớn thông xe, cửa ngõ TP HCM thông thoáng

(NLĐO) - Cầu Bà Hom và đường Dương Quảng Hàm giai đoạn 1 chính thức thông xe, giúp giảm ùn tắc, cải thiện giao thông ...

Mới nhất