Trang chủDu lịchẨm thựcNgười Việt tự hào về phở

Người Việt tự hào về phở


Người Việt tự hào về phở- Ảnh 1.

Phở Thìn(bờ hồ Gươm, Hà Nội) – Ảnh: NAM TRẦN

Lý do bởi nhắc đến ẩm thực Việt Nam, bạn bè quốc tế đều biết đến món phở.

Sẽ phải có kế hoạch phát huy di sản phở

* Thưa bà, một số người ngạc nhiên đặt câu hỏi sao phở lại là di sản phi vật thể, xin bà nói rõ điều này?

Người Việt tự hào về phở- Ảnh 2.

Bà Lê Thị Thu Hiền – cục trưởng Cục Di sản văn hóa – Ảnh: NVCC

– Tri thức dân gian phở Hà Nội và Tri thức dân gian phở Nam Định là hai trong số 588 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. 

Việc “nhận diện” di sản thuộc loại hình nào sẽ căn cứ vào bản chất, biểu hiện và hiện trạng thực hành nổi trội của di sản đó. 

Điều này còn phụ thuộc quá trình tiếp cận, kiểm kê, xây dựng hồ sơ di sản, viết lý lịch khoa học di sản của địa phương.

Đối với phở Hà Nội và phở Nam Định, các kỹ năng, kỹ thuật làm phở là bí quyết riêng, gia truyền của các chủ cửa hàng, trao truyền qua nhiều thế hệ trong dòng họ, gia đình để tạo nên bản sắc riêng.

Sự tinh tế trong việc thưởng thức phở, cũng như sự tồn tại, biến đổi của phở trong đời sống với bao thăng trầm của người Việt từ nhiều đời nay, từ phở “bao cấp”, “phở không người lái”, phở chan cơm nguội, đến chuyện “xách cặp lồng đi mua phở là biết nhà có người ốm”… đã tạo nên một trong những nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực của chúng ta. 

Ngày nay, mỗi người Việt Nam đều có quyền tự hào bởi nhắc đến ẩm thực Việt Nam, bạn bè quốc tế đều biết đến món phở.

Sự khéo léo, tỉ mỉ và tinh tế ấy trong cả việc chế biến và thưởng thức phở chính là các tri thức dân gian liên quan tới ẩm thực truyền thống mà chúng ta được kế thừa từ cha ông và vẫn liên tục duy trì, thực hành, kết tinh thành di sản văn hóa phi vật thể, để được ghi danh.

Người Việt tự hào về phở- Ảnh 3.

Khách Nhật xếp hàng ăn phở tại lễ hội Vietnam Phở Festival 2023 ở công viên Yoyogi, Tokyo (Nhật Bản) tháng 10-2023 – Ảnh: QUANG ĐỊNH

* Việc được “ghi danh di sản” sẽ giúp giữ gìn, phát triển nghề nấu phở ra sao và nó có giúp quảng bá món ăn này rộng rãi hơn?

– Tháng 4 vừa qua, Chính phủ ban hành nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Theo đó, sau khi di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục quốc gia, UBND tỉnh, thành phố có di sản phải xây dựng đề án, chương trình, kế hoạch bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể.

Trong đó việc tổ chức liên hoan, giới thiệu về di sản văn hóa phi vật thể trong nước và quốc tế là một trong những biện pháp góp phần bảo vệ và phát huy giá trị di sản.

Đưa di sản vào danh mục quốc gia là một trong những động lực khích lệ cộng đồng thêm tự hào về di sản, quan tâm và có các hành động cụ thể hỗ trợ nghệ nhân, người thực hành trong bảo vệ và phát huy di sản.

Những quán phở gia truyền qua nhiều thế hệ sẽ được nhiều người biết và tìm đến thưởng thức, lượng khách của quán đông hơn. Đương nhiên, phở vốn nổi tiếng cũng sẽ được nhiều người biết đến hơn nữa.

Người Việt tự hào về phở- Ảnh 4.

Phở gia truyền ba đời cụ Tặng 23 Hàng Tiện, Quang Trung, TP Nam Định – Ảnh: NAM TRẦN

Đã có nhiều nghề chế biến món ăn là di sản quốc gia

* Tiềm năng đưa món ăn này ra với thế giới sẽ khác thế nào sau khi phở được ghi danh?

– Những năm qua, phở không những là món ăn yêu thích trong tâm thức của người Hà Nội, người Nam Định mà đã được bạn bè quốc tế biết đến.

Như phở đã trở thành danh từ riêng trong hàng loạt từ điển danh tiếng trên thế giới và hiện diện ở 50 quốc gia trên thế giới.

Theo bình chọn từ trang Lonely Planet, Việt Nam là một trong những quốc gia có bảy món ăn được phục vụ trong bát (tô) mang tới trải nghiệm tốt nhất trên thế giới.

Phở Việt còn được tạp chí nổi tiếng Business Insider bình chọn là một trong những món phải ăn thử một lần trong đời đối với những người thích du lịch.

Tờ The Travel công bố danh sách 10 quốc gia có thức ăn ngon nhất thế giới, trong đó có món phở của Việt Nam.

Sau khi được đưa vào danh mục di sản quốc gia, phở sẽ được biết đến nhiều hơn nữa và càng trở thành một sản phẩm văn hóa truyền thống có giá trị đặc biệt trong quảng bá hình ảnh Việt Nam, thúc đẩy phát triển du lịch, phát triển kinh tế – xã hội.

* Không ít người cho rằng chúng ta có một nền ẩm thực rất hấp dẫn, đáng lẽ phải ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ lâu để quảng bá ẩm thực Việt tốt hơn, bà nghĩ sao?

– Ẩm thực của Việt Nam không chỉ đa dạng, phong phú mà còn vô cùng hấp dẫn. Mỗi cộng đồng tộc người, mỗi vùng miền lại có những món ẩm thực đặc trưng riêng gắn với đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng đó.

Tuy nhiên, việc ghi danh di sản văn hóa phi vật thể vào danh mục quốc gia cần tuân thủ những quy định của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa cùng các văn bản hướng dẫn thi hành.

Chúng tôi luôn khuyến khích các tỉnh, thành phố liên tục tiến hành nghiên cứu, kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể, xây dựng hồ sơ khoa học di sản liên quan đến lĩnh vực ẩm thực truyền thống đề nghị đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, bảo đảm khoa học, trên cơ sở nhận diện đầy đủ những biểu hiện văn hóa, giá trị của di sản.

Thời gian qua, đã có nhiều tỉnh, thành phố rất quan tâm tới các tri thức dân gian về ẩm thực truyền thống, cũng như hiểu được tầm quan trọng của các di sản này với phát triển du lịch địa phương nên đã xây dựng hồ sơ khoa học di sản và được ghi danh.

Như nghề làm bánh pía (Sóc Trăng), nghệ thuật chế biến món ăn chay (Tây Ninh), nghề làm nem Lai Vung (Đồng Tháp), nghề làm bánh khẩu xén, bánh chí chọp của người Thái trắng (Điện Biên), nghề làm bánh chưng, bánh giầy (Phú Thọ), kỹ thuật chế biến rượu cần của người Xtiêng (Bình Phước)…

Tới thời điểm hiện tại, đã có 32 di sản thuộc loại hình tri thức dân gian và nghề thủ công truyền thống liên quan tới ẩm thực truyền thống trên tổng số 588 di sản đã được ghi danh trong danh mục quốc gia.

Người Việt tự hào về phở- Ảnh 7.

Phở Phú Gia, quận 3, TP.HCM – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Chị Phúc Thịnh, chủ quán phở Hương Bình (TP.HCM) – đơn vị tham dự Vietnam Phở Festival do báo Tuổi Trẻ tổ chức ngày 5 và 6-10 năm nay tại Seoul (Hàn Quốc), chia sẻ với Tuổi Trẻ:

“Hai năm liên tiếp quán phở của chúng tôi nằm trong hạng mục Bib Gourmand 2024 (quán ngon, giá cả phải chăng) của Michelin Guide. Kể từ khi được vinh danh, quán đón nhiều khách hơn, trong đó rất nhiều khách du lịch.

Giờ nghề phở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thì đó chính là niềm tự hào của những người kinh doanh phở, và cũng là bệ đỡ món phở trở nên phổ biến hơn.

Bởi duy trì một quán phở qua thời gian là không dễ dàng, nên các danh hiệu có ý nghĩa rất lớn, giúp các nhà hàng tự tin theo đuổi hương vị truyền thống lâu đời.

Sẽ có nghệ nhân nhân dân, ưu tú nấu phở

Sở VH-TT Hà Nội, Sở VH-TT&DL Nam Định tới đây sẽ thực hiện nhiều biện pháp để phát huy giá trị di sản, tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo giới thiệu về phở, bàn luận các vấn đề bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghề nấu phở cũng như tập quán ăn phở.

Hà Nội, Nam Định sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền giới thiệu về di sản, tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm làm rõ nguồn gốc, quá trình hình thành nghề nấu phở.

Tổ chức phỏng vấn, ghi âm, ghi hình quy trình thực hành di sản của những chủ quán phở là nghệ nhân nấu phở lâu năm trong gia đình nhiều đời thực hành nghề, có uy tín được cộng đồng thưởng thức phở bình chọn.

Hỗ trợ nghệ nhân là chủ thể nắm giữ và thực hành nghề nấu phở truyền dạy kinh nghiệm; đề xuất xét tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể đối với những nghệ nhân này.

Hai địa phương còn có kế hoạch hỗ trợ chủ thể thực hành di sản đăng ký nhãn hiệu và thương hiệu theo quy định của pháp luật, nghiên cứu quy hoạch không gian văn hóa thực hành di sản…

Riêng Hà Nội dự kiến xây dựng bản đồ phở Hà Nội nhằm đưa ra những gợi ý, chỉ dẫn cụ thể về những cửa hàng phở ngon ở thủ đô.



Nguồn: https://tuoitre.vn/nguoi-viet-tu-hao-ve-pho-20240816090250493.htm

Cùng chủ đề

Dấu ấn trao đổi văn hóa giữa Việt Nam và Brunei năm 2024

Trao đổi văn hóa và giao lưu nhân dân được xác định là lĩnh vực hợp tác ưu tiên trong tổng thể quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Brunei Darussalam.

Lần đầu thử món phở bò Việt Nam, người dân châu Phi liên tục nói 1 từ

Món phở đậm chất Việt với nước dùng ninh từ xương ống, thịt bò tái giòn, thêm sợi phở mềm và rau thơm đặc trưng khiến những người dân châu Phi lần đầu nếm thử không khỏi xuýt xoa vì ngon. Công Giáp (quê ở Nghệ An) và cộng sự Sơn Thạch là 2 trong số các thành viên quen thuộc của nhóm châu Phi đã gắn bó với Quang Linh Vlogs nhiều năm tại Angola. Ngoài hỗ trợ người dân...

Vị phở yêu thương hôm nay đến Làng Nủ

'Năm nay, Phở yêu thương sẽ đi đâu?' là câu hỏi được các quán phở, người nấu phở ngon gửi đến ban tổ chức trước Ngày của phở 12-12 hằng năm. Chữa lành với Phở yêu thươngGắn bó đều đặn với chương trình Phở...

Phở Thìn Bờ Hồ lên Làng Nủ: Ấm áp vị phở, vị yêu thương

Dù công việc tại hai quán phở Thìn Bờ Hồ (61 Đinh Tiên Hoàng và trên phố Kim Mã) rất bận rộn, cần đến sự coi sóc trực tiếp, nhưng cả hai vợ chồng chị Thu và mẹ đều sẽ lên với bà con Làng Nủ đợt này. ...

Ấn tượng Việt Nam tại Islamabad, Pakistan

Hội chợ từ thiện Bazaar 2024 do Bộ Ngoại giao Pakistan phối hợp với Hội Phụ nữ Đoàn Ngoại giao nước ngoài tại Islamabad (PFOWA) tổ chức với chủ đề “Kết nối đôi tay, hòa nhịp trái tim - Joining Hands, Joining Hearts” diễn ra tại Islamabad, Pakistan, ngày 1/12.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cảnh sát giao thông phát nước cho người dân về quê ăn Tết

Từ ngày 25-1, Phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh Tiền Giang tổ chức các điểm phát nước suối miễn phí cho người dân trên đường về quê ăn Tết. Ngày 25-1 (26 tháng chạp), Phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh...

Cung ứng điện dịp Tết nguy cơ sự cố, Bộ trưởng chỉ đạo đặc biệt

Ngày 25-1, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã đến làm việc, kiểm tra công tác đảm bảo cung ứng điện dịp Tết Nguyên đán 2025. Tại Trạm biến áp 220 kV Tây Hồ, ông Nguyễn Anh Tuấn - tổng giám đốc EVNHANOI,...

Những tấm vé nghĩa tình cho công nhân về quê ăn Tết

Sáng 25-1 (26 tháng chạp), lễ tiễn người lao động trong chương trình Chuyến xe mùa xuân - Đưa công nhân về quê đón Tết Ất Tỵ 2025 diễn ra tại Nhà Văn hóa Thanh niên TP.HCM. ...

Hoa lay ơn Phú Yên nở chậm, phải nhập hoa Đà Lạt về bán

Nhiều nhà vườn ở Phú Yên lo lắng khi có đến hơn 80% hoa lay ơn ra hoa chậm không kịp bán vào dịp Tết. Để có hoa bán cho người dân, thương lái phải nhập hoa từ Đà Lạt. ...

Tết về đánh bóng lư đồng, nhớ thương nguồn cội

Như một thông lệ, sau ngày 25 Tết, khi cúng đưa ông bà xong thì người dân miền Tây tập trung lau chùi lư đồng, dọn dẹp bàn thờ, trang hoàng nhà cửa. Dù thuê mướn hay tự làm thì chùi lư ăn...

Bài đọc nhiều

Việt Nam là một trong 20 nền ẩm thực ngon nhất thế giới

Theo chuyên trang ẩm thực TasteAtlas, ẩm thực Việt Nam đứng thứ 19 trong bảng xếp hạng 100 nền ẩm thực ngon nhất thế giới năm 2024. Nguồn: https://tuoitre.vn/viet-nam-la-mot-trong-20-nen-am-thuc-ngon-nhat-the-gioi-20241231100335196.htm

'Kiếp nạn thứ 82' của cây đu đủ: Thân muối chua kho cá cực tốn cơm

Đã từ lâu, những món ăn được chế biến từ quả, lá, hoa đu đủ... được nhiều người biết đến và yêu thích. Thế nhưng, việc dùng phần lõi thân cây đu đủ để làm thực phẩm thì có lẽ không nhiều người biết tới. Mới đây, chị Lê Tình (SN 1987, Hà Tĩnh) khiến cộng đồng người yêu thích trồng rau sạch tại nhà "tròn mắt" trước món ăn mà theo chị rất tốn cơm vào mùa đông....

Phở bò Wagyu, gan ngỗng dát vàng đắt đỏ nhất Việt Nam lên báo Mỹ

Theo CNN Travel, số tiền mà khách hàng phải trả cho một bát phở như vậy vào khoảng 170 USD (4,1 triệu đồng Việt Nam). Tọa lạc ở một trong những khách sạn cao nhất Việt Nam, nhà hàng này cho biết mỗi ngày họ chỉ phục vụ đúng năm bát phở đặc biệt. “Phở là món ăn dân tộc của Việt Nam, được thưởng thức ở mọi nơi, mọi thời điểm trong ngày và tôi muốn bày tỏ...

Khách xếp hàng chờ, bê phở ngồi vỉa hè thưởng thức

Trên phố Ấu Triệu cạnh Nhà thờ Lớn Hà Nội có một quán phở luôn tấp nập người ra người vào mấy chục năm qua. Tại đây, không khó để bắt gặp hình ảnh thực khách xếp hàng dài chờ đợi hay tự tay xếp ghế nhựa, bê phở và ngồi thưởng thức trên vỉa hè. Quán không trưng biển hiệu nhưng thực khách quen gọi là phở Ấu Triệu hay phở Tư Lùn - Ấu Triệu. Chủ quán...

Cùng chuyên mục

Món ngon bình dị nhưng đủ vị trong mâm cỗ ngày Tết cổ truyền ở miền Nam

Món ngon trong mâm cỗ ngày Tết cổ truyền ở miền Nam không quá cầu kỳ nhưng đủ vị chua, cay, mặn, ngọt… Miền Nam nước ta được trời phú nhiều sản vật, đủ loại cây trái sum sê. Với điều kiện vùng miền và tính cách hào sảng, người dân ở đây sáng tạo ra rất nhiều món ngon. Dù người miền Nam không quá khắt khe trong việc bày biện mâm cỗ ngày Tết cổ truyền nhưng có một...

Người giữ lửa nghề tương ở Đường Lâm

Gần trọn cuộc đời, ông Hà Hữu Thể (ở thôn Mông Phụ, làng cổ Đường Lâm, huyện Sơn Tây, Hà Nội) đã gắn bó với công việc làm tương. Với ông, làm tương không chỉ là một nghề mưu sinh mà còn là cách giữ gìn hồn quê, truyền thống văn hóa của cha ông. Nghề tương "cũng lắm công phu" Gặp ông Hà Hữu Thể trong những ngày đầu Xuân Ất...

Bộ sưu tập ‘mâm cơm tài chính’ vừa khoa học vừa đủ chất, thiết thực hàng ngày

GĐXH - Chỉ với hơn 100.000 đồng, bạn đã có ngay một mâm cơm gia đình giàu chất dinh dưỡng, đa dạng món ăn theo xu hướng 2025. Hãy cùng tham khảo một số những món ăn dưới đây để thêm ngay vào thực đơn hàng ngày của gia đình...

Những mâm cúng ông Công ông táo theo tone màu khiến các anh chồng ‘xuýt xoa’

GĐXH - Trong không khí rộn ràng của 23 tháng Chạp vừa qua, các mẹ đảm đã có dịp trổ tài vào bếp và cho ra đời những thành phẩm mâm cúng lễ theo tone màu rất hiện đại nhưng lại không mấy khác với truyền thống. ...

Mới nhất

Thông xe nút giao IC 13 nối TP Yên Bái với cao tốc Nội Bài

Dự án nút giao IC13 (đoạn Km 122+800) cao tốc Nội Bài - Lào Cai, tổng mức đầu tư hơn 362 tỷ đồng, chính thức đi vào hoạt động vào 17h chiều nay (25/1). ...

Sun World Ba Na Hills hội tụ gần 400 nghìn bông tulip dịp Tết Ất Tỵ

Dịp Tết Ất Tỵ, du khách đến Đà Nẵng có cơ hội chiêm ngưỡng hàng ngàn bông hoa tulip quý hiếm và xinh đẹp khoe sắc trong Lễ hội hoa trên đỉnh Bà Nà cùng vô vàn trải nghiệm Tết cổ truyền độc đáo, hấp dẫn. Đến hẹn lại lên, lễ hội hoa xuân tại khu du lịch Sun World...

Những tấm vé nghĩa tình cho công nhân về quê ăn Tết

Sáng 25-1 (26 tháng chạp), lễ tiễn người lao động trong chương trình Chuyến xe mùa xuân - Đưa công nhân về quê đón Tết Ất Tỵ 2025 diễn ra tại Nhà Văn hóa Thanh niên TP.HCM. ...

Món ngon bình dị nhưng đủ vị trong mâm cỗ ngày Tết cổ truyền ở miền Nam

Món ngon trong mâm cỗ ngày Tết cổ truyền ở miền Nam không quá cầu kỳ nhưng đủ vị chua, cay, mặn, ngọt… Miền Nam nước ta được trời phú nhiều sản vật, đủ loại cây trái sum sê. Với điều kiện vùng miền và tính cách hào sảng, người dân ở đây sáng tạo ra rất nhiều món ngon. Dù...

Không khí lạnh đổ bộ, miền Bắc rét đậm từ 27 Tết, Nam Bộ đêm Giao thừa chỉ 20 độ

Từ ngày 26/1 (tức 27 tháng Chạp), miền Bắc bắt đầu chuyển rét đậm, rét hại, khả năng xảy ra băng giá, sương muối. Đợt không khí lạnh này nền nhiệt thấp nhất dưới 3 độ; Nam Bộ khả năng đêm Giao thừa chỉ 20 độ. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (25/1,...

Mới nhất