Trang chủChính trịNgoại giaoNgười Thụy Điển sử dụng rất nhiều năng lượng, nhưng lượng khí...

Người Thụy Điển sử dụng rất nhiều năng lượng, nhưng lượng khí thải lại thấp, đây chính là lời giải

Baoquocte.vn. Thụy Điển tiên phong phát triển hệ thống năng lượng xanh, an toàn, bền vững, hướng đến mục tiêu trở thành quốc gia trung hòa Carbon đầu tiên trên thế giới vào năm 2045. Điều gì khiến đất nước Bắc Âu này có tham vọng lớn đến thế?

Người Thụy Điển sử dụng rất nhiều năng lượng, nhưng lượng khí thải lại thấp, đây chính là lời giải
Các tấm pin năng lượng mặt trời tại Cảng Stockholm, Thụy Điển. (Ảnh: Jann Lipka/imagebank.sweden.se

Tháng 6/2024, Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố báo cáo thường niên Thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng hiệu quả năm 2024. Báo cáo sử dụng Chỉ số chuyển đổi năng lượng (ETI) để xếp hạng 120 quốc gia. ETI dựa trên 46 chỉ số, trong đó bao gồm vốn, hiệu quả hoạt động hiện tại về tính bền vững, giáo dục, công bằng và an ninh, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng và chính sách tạo ra một môi trường sẵn sàng chuyển đổi.

Theo báo cáo, điểm ETI trung bình toàn cầu đạt mức cao kỷ lục 56,5 trong năm 2024, tăng 6% kể từ năm 2015, trong đó, Thụy Điển đạt điểm ETI 78,4, đứng đầu danh sách. Chuyên gia của WEF đánh giá, vị trí số 1 của Thụy Điển phản ánh hiệu quả sử dụng năng lượng, cùng với các chính sách khác nhau như cơ chế định giá carbon mà nước này đã áp dụng thành công trong nhiều năm.

“Thụy Điển đã trải qua một hành trình chuyển đổi rất dài, bắt đầu từ những năm 1970 khi phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch, bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng dầu mỏ ở Mỹ. Kể từ đó, đất nước này đã thực sự đa dạng hóa năng lượng, đầu tư mạnh tay vào năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo”, báo cáo viết.

Người Thụy Điển sử dụng rất nhiều năng lượng, nhưng lượng khí thải lại thấp, đây chính là lời giải
Người Thụy Điển sử dụng rất nhiều năng lượng, nhưng lượng khí thải lại thấp hàng đầu thế giới. Lời giải thích ở đây chính là năng lượng tái tạo. (Nguồn: Zuzana/Adobe Stock)

Theo sweden.se, người Thụy Điển sử dụng rất nhiều năng lượng, nhưng lượng khí thải lại thấp hàng đầu thế giới. Lời giải thích ở đây chính là năng lượng tái tạo. Ngay từ năm 2012, quốc gia Bắc Âu với nền kinh tế phát triển này đã đạt được mục tiêu đặt ra cho năm 2020 của chính phủ là sử dụng 50% năng lượng tái tạo. Đối với ngành điện, mục tiêu là sản xuất 100% điện tái tạo vào năm 2040.

Thụy Điển có nguồn cung cấp nước chảy và sinh khối dồi dào, góp phần vào tỷ lệ năng lượng tái tạo cao của quốc gia này, trong đó, thủy điện và năng lượng sinh học là những nguồn năng lượng tái tạo hàng đầu. Thủy điện chủ yếu để sản xuất điện và năng lượng sinh học để sưởi ấm.

Người Thụy Điển sử dụng rất nhiều năng lượng, nhưng lượng khí thải lại thấp, đây chính là lời giải
Khoảng 41% sản lượng điện ở Thụy Điển đến từ thủy điện. Nguồn: vattenfall.com)

Chứng nhận điện xanh

Các chính sách năng lượng của chính phủ Thụy Điển cũng đã thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tái tạo. Chứng nhận điện xanh – một hệ thống hỗ trợ dựa trên thị trường cho sản xuất điện tái tạo – là một ví dụ. Để đủ điều kiện đạt chứng nhận điện xanh, điện phải được sản xuất từ năng lượng gió, mặt trời, địa nhiệt hoặc sóng; nhiên liệu sinh học hoặc các nhà máy thủy điện quy mô nhỏ.

Bên cạnh đó, các nhà bán lẻ điện cũng được yêu cầu mua một phần “điện xanh” như một phần nguồn cung thông thường, trong khi các nhà sản xuất điện nhận được chứng nhận cho điện tái tạo mà họ tạo ra.

Tiêu thụ nhiều, phát thải thấp

Ít quốc gia nào tiêu thụ năng lượng bình quân đầu người nhiều hơn Thụy Điển, nhưng lượng khí thải carbon của nước này lại thấp so với các quốc gia khác. Trên website của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), Thụy Điển có lượng khí thải CO2 bình quân đầu người thấp thứ hai trong số các quốc gia thành viên của tổ chức này. Lý do chính là khoảng 70% sản lượng điện ở quốc gia Bắc Âu đến từ thủy điện (41%) và hạt nhân (29%). Thụy Điển hiện có ba nhà máy hạt nhân với 6 lò phản ứng đang hoạt động.

Vào năm 2022, khoảng 19% điện của nước này đến từ năng lượng gió. Các nhà máy nhiệt điện kết hợp (CHP) – chủ yếu chạy bằng nhiên liệu sinh học – chiếm khoảng 9% sản lượng điện.

Người Thụy Điển sử dụng rất nhiều năng lượng, nhưng lượng khí thải lại thấp, đây chính là lời giải
Năm 2000, sản lượng điện gió của Thụy Điển đạt tổng cộng 0,5 TWh, chỉ 2 năm sau (2022), con số này đã là hơn 33 TWh. (Nguồn: https://iea-wind.org)

Các nguồn năng lượng xanh

Năng lượng gió là nguồn năng lượng tái tạo phát triển nhanh nhất trên toàn thế giới trong những năm gần đây và công suất tiếp tục mở rộng ở Thụy Điển. Năm 2000, sản lượng điện gió của Thụy Điển đạt tổng cộng 0,5 TWh, chỉ 2 năm sau (2022), con số này đã là hơn 33 TWh. Hiện có hơn 4.700 tua-bin gió ở Thụy Điển.

Nguồn năng lượng sinh học lớn nhất ở Thụy Điển là rừng. Nước này có nhiều rừng hơn hầu hết các quốc gia khác – chiếm 69% diện tích đất. Năng lượng sinh học chủ yếu được sử dụng để sưởi ấm – cả trong nhà riêng và công cộng – cũng như để sản xuất điện và cho hoạt động sản xuất công nghiệp.

Máy bơm nhiệt sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo bằng cách truyền nhiệt từ lòng đất, nước hồ hoặc không khí. Số lượng máy bơm nhiệt ở Thụy Điển đã tăng đáng kể từ những năm 1990, góp phần làm giảm năng lượng được sử dụng để sưởi ấm và nước nóng trong các tòa nhà.

Ngoài ra, nghiên cứu về ethanol cũng được bắt đầu vào những năm 1980 và Thụy Điển là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực này.

Sử dụng hydro là một phương tiện tiềm năng khác để giảm lượng khí thải carbon dioxide. Cùng với nhiều quốc gia khác, Thụy Điển đang xem xét khả năng sử dụng hydro làm nhiên liệu, hoặc để sản xuất điện hoặc sưởi ấm.

Những ngôi nhà được gọi là nhà thụ động được xây dựng mà không có hệ thống sưởi ấm như thông thường. Thay vào đó, công trình được giữ ấm bằng nhiệt do người ở và các thiết bị điện tỏa ra. Ngôi nhà thụ động đầu tiên của Thụy Điển được hoàn thành vào năm 2001. Kể từ đó, nhiều tòa nhà khác cũng đã được xây dựng tại nước này.





Nguồn: https://baoquocte.vn/nguoi-thuy-dien-su-dung-rat-nhieu-nang-luong-nhung-luong-khi-thai-lai-thap-day-chinh-la-loi-giai-305505.html

Cùng chủ đề

Giá vàng hôm nay vẫn tăng rất mạnh, nhà đầu tư vẫn thua lỗ?

Thời điểm 10h ngày 25/2, giá vàng thế giới tăng cao kỷ lục, kéo theo giá vàng nhẫn, giá vàng miếng SJC trong nước hôm nay tăng rất cao. Giá vàng hôm nay, trong phiên giao dịch rạng sáng 25/2, giá vàng thế giới tiếp tục bứt phá, ghi nhận tuần tăng thứ 9 liên tiếp và chạm mức kỷ lục 2.958 USD/ounce. Đến thời điểm 10h cùng ngày, giá vàng thế giới giảm 0,13% về...

[Ảnh] Khai mạc Triển lãm ảnh “Hành trình 30 năm Việt Nam tham gia ASEAN”

NDO - Sáng 25/2, tại Học viện Ngoại giao diễn ra lễ khai mạc Triển lãm ảnh "Hành trình 30 năm Việt Nam tham gia ASEAN". Sự kiện diễn ra trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN năm 2025 với sự tham dự của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. NDO - Sáng 25/2, tại Học viện Ngoại giao diễn ra lễ khai mạc Triển lãm ảnh "Hành trình...

Những mảnh đời trắng đêm mưu sinh trong giá rét

TPO - Hà Nội những ngày rét đậm, ngoài trời lạnh cắt da thịt, nhiệt độ có thời điểm xuống mức 12 độ C. Khi cả thành phố chìm vào giấc ngủ cũng là lúc những phận đời nơi chợ đêm bước vào công việc nặng nhọc, người công nhân môi trường lội nước làm sạch dòng sông. 25/02/2025 | 09:40 ...

Bộ Tư lệnh TP.HCM ra quân huấn luyện năm 2025

Sáng 25-2, Bộ Tư lệnh TP.HCM tổ chức lễ ra quân huấn luyện năm 2025 và phát động đợt thi đua cao điểm “Thần tốc - Quyết thắng”, làm trước cho toàn quân. ...

TP Hồ Chí Minh phát động thi đua cao điểm ‘Thần tốc

Ngày 25/2, Bộ tư lệnh TP Hồ Chí Minh tổ chức Lễ ra quân huấn luyện năm 2025 và phát động đợt thi đua cao điểm “Thần tốc - Quyết thắng” trước toàn quân. Năm nay, Bộ Tư lệnh TP...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá cà phê lao dốc mạnh trên toàn sàn, trong nước có “miễn nhiễm”, thị trường vẫn trong cơn khát?

Ngành công nghiệp cà phê có khả năng phục hồi và đã vượt qua những cơn bão. Sự biến động dai dẳng của thị trường gần đây và giá bán lẻ tăng cao đặt ra những thách thức và cơ hội mới, được cho sẽ định hình lại ngành cà phê toàn cầu, cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Định hình tương lai nông nghiệp ASEAN trước ngã rẽ đổi mới và phát triển bền vững

Sáng 25/2, một trong những sự kiện khởi động Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 là tọa đàm “Thúc đẩy nông nghiệp thông minh vì an ninh lương thực khu vực”, diễn ra tại Học viện Ngoại giao.

Hà Nội phải là đơn vị tiên phong, đi đầu về thực hiện quy định dạy thêm, học thêm

Ngày 24/2, Đoàn kiểm tra của Bộ GD&ĐT đã làm việc với Sở GD&ĐT Hà Nội về việc thực hiện Thông tư số 29 quy định về dạy thêm, học thêm.

Khai mạc Triển lãm ảnh tái hiện hành trình 30 năm Việt Nam đồng hành cùng ASEAN

Sáng 25/2, Học viện Ngoại giao tổ chức Triển lãm ảnh với chủ đề “Hành trình 30 năm Việt Nam tham gia ASEAN” (28/7/1995-28/7/2025).

Mỹ ca ngợi Hội đồng Bảo an thông qua nghị quyết về xung đột Ukraine là “bước ngoặt lịch sử”

Ngày 24/2 (theo giờ bờ Đông của Mỹ), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã thông qua một nghị quyết kêu gọi nhanh chóng chấm dứt xung đột ở Ukraine.

Bài đọc nhiều

OPEC+ có thành viên mới

Ngày 18/2, Bộ trưởng Khoáng sản và năng lượng Brazil Alexandre Silveira cho biết, quốc gia này đã quyết định gia nhập Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đối tác (OPEC+).

Chính sách thuế quan của Tổng thống Trump “đốt nóng” kinh tế toàn cầu, ASEAN liệu có bình yên vô sự?

Nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump sẽ mang đến những thách thức mới trong một hệ thống quốc tế vốn đã căng thẳng. Dù chưa có những động thái rõ rệt nhưng nền kinh tế ASEAN được cho là sẽ chịu nhiều ảnh hưởng từ những chính sách của chính quyền Mỹ trong giai đoạn sắp tới.

Giá cà phê thế giới giảm cả tuần, trong nước vẫn tăng không ngừng, xuất khẩu sẽ thế nào trong năm 2025?

Cà phê trên cả hai sàn quốc tế giảm mạnh đã được dự báo, do đã tăng quá mạnh trước đó, đầu cơ đổ dồn tăng mua trên sàn dẫn đến hiện tượng bán tháo trong tuần qua. Tuy vậy giá cà phê nội địa vẫn tăng tốt trong bối cảnh nguồn cung từ Việt Nam thấp.

Đại sứ Caroline Beresford: Thắt chặt hơn nữa sợi dây gắn kết hai nước Việt Nam – New Zealand

Từ ngày 25-28/2, Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon sẽ thăm chính thức Việt Nam và dự Diễn đàn Tương lai ASEAN lần thứ hai. Đại sứ New Zealand tại Việt Nam Caroline Beresford trả lời phỏng vấn báo chí. Ảnh: TTXVN phát Nhân dịp này, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam Caroline...

Minh chứng cụ thể cho sự đóng góp của Việt Nam vào tương lai ASEAN

Đại sứ Indonesia tại Việt Nam Denny Abdi chia sẻ kỳ vọng về Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 và vai trò của Việt Nam trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược của ASEAN.

Cùng chuyên mục

Giá cà phê lao dốc mạnh trên toàn sàn, trong nước có “miễn nhiễm”, thị trường vẫn trong cơn khát?

Ngành công nghiệp cà phê có khả năng phục hồi và đã vượt qua những cơn bão. Sự biến động dai dẳng của thị trường gần đây và giá bán lẻ tăng cao đặt ra những thách thức và cơ hội mới, được cho sẽ định hình lại ngành cà phê toàn cầu, cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Định hình tương lai nông nghiệp ASEAN trước ngã rẽ đổi mới và phát triển bền vững

Sáng 25/2, một trong những sự kiện khởi động Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 là tọa đàm “Thúc đẩy nông nghiệp thông minh vì an ninh lương thực khu vực”, diễn ra tại Học viện Ngoại giao.

Khai mạc Triển lãm ảnh tái hiện hành trình 30 năm Việt Nam đồng hành cùng ASEAN

Sáng 25/2, Học viện Ngoại giao tổ chức Triển lãm ảnh với chủ đề “Hành trình 30 năm Việt Nam tham gia ASEAN” (28/7/1995-28/7/2025).

Siết vòng vây trừng phạt, Mỹ nhắm vào dầu mỏ của Iran, “gọi tên” 30 cá nhân và tàu thuyền có liên quan

Ngày 24/2, Bộ Tài chính Mỹ thông báo, Washington đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với hơn 30 cá nhân, tàu thuyền vì vai trò của các thực thể này trong hoạt động bán và vận chuyển các sản phẩm liên quan đến dầu mỏ của Iran.

Sau Mỹ, đến lượt EU “ngỏ ý” muốn thỏa thuận khoáng sản với Ukraine, Ba Lan mong muốn điều này

Ngày 24/2, Ủy viên châu Âu phụ trách chiến lược công nghiệp Stephane Sejourne cho biết, Liên minh châu Âu (EU) đã đề xuất một thỏa thuận với Ukraine về "khoáng sản thiết yếu".

Mới nhất

Công nghệ điện gió ngoài khơi sẽ có mặt tại Vietship 2025

Triển lãm Vietship 2025 về công nghệ đóng tàu, công trình ngoài khơi sẽ diễn ra từ ngày 5-7/3/2025 tại Hà Nội quy mô 200 gian hàng của hơn 100 doanh nghiệp. Triển lãm quy tụ hơn 100 doanh nghiệp trong và ngoài nước Triển lãm Vietship 2025 do Công ty Công nghiệp...

SASCO, công ty kinh doanh đồ ăn thức uống, phòng chờ ở sân bay Tân Sơn Nhất lãi lớn

Trung bình cứ 100 đồng doanh thu trong năm vừa qua, Sasco - doanh nghiệp có chuỗi bán lẻ lớn nhất sân bay Tân Sơn Nhất, thu về gần 15 đồng lợi nhuận sau khi trừ mọi chi phí. ...

Người bệnh nặng “thở phào” vì không phải xin giấy chuyển tuyến

Sau 2 tháng thực hiện Thông tư 01, các bệnh viện tuyến trên tiếp nhận bệnh nhân dự kiến tăng nhẹ, người bệnh không còn lo lắng khi không phải xin giấy chuyển tuyến, tiết kiệm được thời...

Thành phố Đà Nẵng vinh danh, tri ân y bác sĩ nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam

NDO - Sáng 25/2, Thành phố Đà Nẵng long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955-27/2/2025) và Trao tặng giải thưởng “Tỏa sáng Blouse trắng” năm 2024. Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Văn Quảng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy,...

Vì sao giá tiêu tăng cao, nông dân chỉ bán ra nhỏ giọt?

Giá tiêu ở Đồng Nai đang tăng cao nhưng sản lượng bán ra từ nông dân còn ít do mới thu hoạch đầu vụ, do nhiều người trữ tiêu chờ giá...

Mới nhất