Trang chủNewsDu lịchNgười sở hữu vườn kiểng triệu đô ấp ủ làm bảo tàng...

Người sở hữu vườn kiểng triệu đô ấp ủ làm bảo tàng bonsai


Nghề chọn người

Trong thời gian tất bật chuẩn bị Festival Hoa – Kiểng Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp) lần đầu tiên diễn ra từ 30/12/2023 đến 5/1/2024, PV Báo Giao thông đã gặp gỡ một thợ sửa kiểng độc đáo sở hữu vườn nhà kiểng bonsai nhiều cây trị giá hàng tỷ đồng.

Chuyện của ông Lộc - Ảnh 1.

Vườn kiểng bonsai của ông Lộc là nơi để nhiều người học sửa kiểng bonsai và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Thợ sửa kiểng là ông Nguyễn Phước Lộc (53 tuổi, ngụ xã Tân Khánh Đông, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp).

40 năm trước, ông Lộc là sinh viên Đại học Bách Khoa (TP.HCM). Thời điểm này gia đình khó khăn, ông phải xin ở trong ký túc xá của nhà trường.

Được chừng một năm, ông xin ra ngoài ở trong kiốt bán hoa kiểng của mẹ để vừa học tập và phụ bán hoa kiểng theo nghề truyền thống của gia đình.

“Thời điểm này là năm 1993, lúc này, phong trào chơi cây kiểng bonsai trỗi dậy và thịnh hành trên đất Sài Gòn.

Sau những buổi học, tôi ngồi phụ mẹ bán hoa kiểng rồi nghe các chú, các anh sành chơi kiểng bonsai nói chuyện với nhau nên dần dà quen và bắt đầu thấy thích loại cây cảnh này”, ông Lộc bộc bạch.

Xuất thân là người ở làng hoa Sa Đéc và gia đình cũng có truyền thống theo nghề trồng hoa kiểng, sẵn “máu” trong người nên ông bắt đầu tập tành kinh doanh kiểng bonsai.

Lúc còn là sinh viên, nửa tháng ông về nhà một lần và theo đó là những chậu kiểng bonsai được chở theo xe về quê.

Dự tính ban đầu là để chơi nhưng khi thấy cây đẹp, bà con xung quanh hỏi mua nên ông bán và cứ như thế có tiền xoay vòng săn lùng nhiều cây kiểng bonsai đẹp hơn.

“Đang là sinh viên rồi tự dưng trở thành bạn hàng mua bán hoa kiểng lúc nào không biết. Nhưng cũng nhờ việc mua bán như vậy nên có tiền vốn xoay vòng, mua hết cây kiểng bonsai này đến cây kiểng bonsai khác.

Mỗi lần mua được giới thiệu và chia sẻ kinh nghiệm nên mình cũng học được nhiều điều từ thú chơi thú vị này”, ông Lộc nói.

Xác lập kỷ lục cho kiểng bonsai

Thấm thoắt đã gần 40 năm qua, từ một sinh viên Đại học Bách Khoa (TP.HCM), ông Lộc rẽ sang làm thợ sửa kiểng bởi năm 1995, gia đình gặp biến cố nên ông cũng không thể hoàn thành khóa học…

Nghề đã chọn người để rồi ông Lộc ngày càng “ăn nên làm ra” từ nghề sửa kiểng bonsai.

Số tiền chắt góp được xoay vòng kinh doanh đến nay ông đã mua 30.000m2 đất ở thành phố Sa Đéc, sở hữu hàng ngàn chậu cảnh, có những cây trị giá cả chục tỷ đồng.

Chuyện của ông Lộc - Ảnh 2.

Cặp me kiểng bonsai cổ được xác lập kỷ lục năm 2013.

Dạo vườn kiểng bonsai, ông Lộc tâm đắc nhất là cặp me được xác lập kỷ lục bonsai cổ nhất Việt Nam năm 2013.

Chia sẻ về cơ duyên có được cặp me này, ông nói: “Khi mình có đủ kiến thức và kinh nghiệm thì nhìn những cây bình thường cũng ra kiểng bonsai, như cây me này chẳng hạn.

Tình cờ tôi đi qua bên huyện Cái Bè (Tiền Giang) thì gặp được cây me này. Tôi đến và hỏi chủ nhà nhã ý muốn mua nhưng chủ nhà không bán.

Nhưng không vì thế mà tôi bỏ cuộc, tôi vẫn cứ tới lui, trò chuyện. Thấy vậy, chủ nhà thương và thế là tôi có được cây me bonsai này”.

Còn cây kế bên, ông Lộc không tìm nhưng nó cũng tự đến khi anh bạn của ông đi chơi bên thị xã Cai Lậy (Tiền Giang) phát hiện có cây me tương tự như cây me ông Lộc đang sở hữu nên về báo với ông biết để đến tìm mua.

Đến tìm hiểu, hỏi ra mới biết, cây me ông Lộc mua trước đó với cây me do bạn giới thiệu được cùng một người bỏ công chăm sóc nên có nét gần giống nhau.

Thân cây tuy không lớn nhưng đến nay tuổi chi được giới sành chơi kiểng bonsai tính ra gần 160 năm.

Hiện, cặp me được chăm sóc cẩn thận có chiều cao 6m, tán hình nón đường kính 3,5m, thế tứ diện sơn thủy.

“Người thì có đôi, có cặp, cây kiểng cũng vậy, có cây này thì tự khắc cây khác cũng tìm đến.

Sự khác nhau giữa kiểng cổ và kiểng bonsai là cây kiểng cổ thì người chơi muốn truyền một triết lý phương Đông vào đó nên khi nhìn cây sẽ toát lên giá trị cổ, kỳ, mỹ, văn.

Riêng kiểng bonsai thì lại khác, với bốn tiêu chí là cổ, tự nhiên, thu gọn và chậu cạn.

Tức là khi mình nhìn cây kiểng bonsai mặc dù được bàn tay chăm bón, uốn tỉa nhưng khi rời ra thì cây không còn bóng dáng đôi bàn tay chăm sóc nữa, như ở ngoài tự nhiên”, ông Lộc giải thích.

Và ông cho biết thêm, sau khi xác lập kỷ lục, cặp me bonsai được xác định có giá một triệu USD.

Ngoài ra, trong vườn nhà ông Lộc còn có cây bonsai sanh cổ cũng được xác lập kỷ lục năm 2020 giá 500.000 USD và cặp vạn niên tùng cổ được xác lập kỷ lục năm 2021 cũng có giá 500.000 USD.

Ấp ủ làm du lịch bằng bảo tàng bonsai

Khi trong vườn nhà có nhiều cây kiểng bonsai đẹp, giá trị và để nhiều người cùng sở thích đến chiêm ngưỡng, năm 2007, ông Lộc hình thành nên khu du lịch Hoa kiểng Sa Đéc toạ lạc tại xã Tân Khánh Đông, thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp).

Nơi đây luôn là lựa chọn của khách tham quan khi có dịp ghé qua thủ phủ hoa kiểng lớn nhất miền Tây.

Chị Phan Ngọc Lan (24 tuổi, ngụ TP.HCM) chia sẻ: “Vào dịp cuối tuần và những ngày cận tết như thế này, gia đình được giới thiệu về tham quan làng hoa Sa Đéc để tận mắt chứng kiến người dân chăm sóc hoa và chuẩn bị cho dịp tết Nguyên đán sắp tới.

Nhân dịp này tôi ghé qua tham quan vườn kiểng bonsai, thấy rất đẹp và thú vị vì toàn những cây kiểng có giá trị”.

Chuyện của ông Lộc - Ảnh 3.

Khu du lịch Hoa kiểng Sa Đéc là nơi để du khách trải nghiệm, khám phá và tìm hiểu về thú chơi kiểng bonsai.

Cùng chung đoàn tham quan với chị Lan, ông Nguyễn Văn Võ (56 tuổi) nói: “Thật ra nhiều nơi có những cây kiểng bonsai tôi cũng có ghé qua. Nhưng chưa thấy vườn kiểng nào bề thế và nhiều cây được xác lập kỷ lục như ở đây”.

Mỗi năm, khu du lịch của ông Lộc đón nhiều lượt khách đến tham qua, trải nghiệm cùng những hoạt động thú vị khi được ăn nghỉ tại chỗ với những homestay được bày trí sẵn trong vườn kiểng bonsai của gia đình.

Từ đó, khu du lịch tạo công ăn việc làm và giúp nhiều lao động vừa học nghề sửa kiểng bonsai, vừa có thêm thu nhập trang trải cuộc sống, với tiền lương mỗi tháng từ sáu đến chín triệu đồng.

Làm việc tại vườn kiểng bonsai của ông Lộc được bảy năm, anh Nguyễn Phúc Hậu (45 tuổi, ngụ xã An Thạnh Trung, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) cho biết, với niềm đam mê kiểng bonsai và biết được vườn kiểng của ông Lộc có nhiều loại cây có giá trị nên anh xin đến làm việc và được học nghề.

“Tôi đến đây làm việc và ăn ở luôn ở vườn kiểng bonsai. Bữa nào ông Lộc mở lớp dạy nghề sửa kiểng thì tôi vô học ké và ra thực hành tại vườn nên nhanh lên tay nghề lắm”, anh Hậu cho biết thêm.

Chị Lê Nguyễn Thảo Nguyên (23 tuổi, ngụ xã Tân Khánh Đông, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) nói: “Hai vợ chồng tôi xin vô làm việc tại khu du lịch của ông Lộc. Thu nhập hàng tháng của hai vợ chồng giúp cuộc sống trở nên tốt hơn, đỡ vất vả hơn so với trước”.

Bà Võ Thị Bình, Phó chủ tịch UBND thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp) thông tin: “Theo tôi được biết thì anh Lộc rất đam mê kiểng bonsai và có nhiều kiến thức về lĩnh vực này.

Điều này giúp anh sưu tầm nhiều cây kiểng bonsai có giá trị, góp phần tạo nên sự phong phú cho Làng hoa Sa Đéc.

Đồng thời, cũng chính từ sự đam mê mà anh Lộc mạnh dạn tiếp nhận và đào tạo nhiều người có cùng sở thích với mong muốn nhân rộng mô hình kiểng bonsai.

Từ đó, xây dựng nên điểm du lịch khác biệt nhằm tạo điểm nhấn để thu hút đông đảo khách gần xa đến tham quan, trải nghiệm”.

“Trong tương lai tôi sẽ xây dựng khu du lịch Hoa kiểng Sa Đéc thành bảo tàng bonsai để khi du khách đến đây sẽ được chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và kỹ thuật tạo tác kiểng bonsai.

Ngoài ra, tôi cũng hình thành đội ngũ hướng dẫn viên chỉ để chia sẻ cho du khách biết về lịch sử của những cây kiểng bonsai được tôi xác lập kỷ lục và hiện đang được trưng bày tại khu du lịch này”, ông Lộc nói.

Hiện nay, tổng diện tích trồng hoa, kiểng ở Sa Đéc gần 950ha, tập trung nhiều ở xã Tân Khánh Đông (324ha) và phường Tân Quy Đông (320ha).
Toàn thành phố có khoảng 4.000 hộ sản xuất hoa, kiểng, chiếm khoảng 50% số hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố; hơn 200 cơ sở kinh doanh hoa, kiểng. Sa Đéc có 4 hợp tác xã, 1 quỹ tín dụng, 10 tổ hợp tác và 3 hội quán hoạt động có liên quan đến ngành hàng hoa, kiểng.
Thủ phủ hoa kiểng lớn nhất miền Tây hiện có khoảng 2.000 chủng loại hoa, kiểng các loại. Trong đó, kiểng công trình, trang trí nội thất chiếm 65%, hoa các loại là 20%, kiểng cổ bonsai 15%.
Các loại hoa phổ biến là cúc mâm xôi, hoa lưu ly, hướng dương, dạ yến thảo, cúc đồng tiền, cát tường, dừa cạn, mẫu đơn, lan các loại… Cùng với các loại hoa, nhiều nhà vườn ở Sa Đéc có thu nhập cao từ nghề trồng kiểng như mai vàng, các loại kiểng lá, các loại kiểng cổ bonsai…



Nguồn

Cùng chủ đề

Nam công nhân thu hàng trăm triệu đồng mỗi dịp Tết nhờ bonsai hình con giáp

(Dân trí) - Vốn đam mê cây cảnh, hơn 5 năm qua, anh Đậu Thanh Tùng theo đuổi công việc nuôi trồng, chế tác và kinh doanh bonsai dừa, sáng tạo hình linh vật 12 con giáp. Tất bật dịp TếtTrong khu vườn rộng 150m2 tại huyện Bình Chánh (TPHCM) bày hàng trăm chậu bonsai dừa hình thù độc đáo, anh Đậu Thanh Tùng (44 tuổi) tỉ mẩn chăm sóc từng chiếc lá, khắc, gọt từng quả dừa để tạo...

Giới khoa học bối rối khi Trái Đất có 2 ngọn núi bí ẩn cao gấp trăm lần Everest

Kể từ khi Edmund Hillary và Tenzing Norgay lần đầu tiên chinh phục đỉnh núi Everest vào năm 1953, chinh phục đỉnh cao nhất thế giới này đã trở thành mục tiêu của hầu hết các nhà leo núi trên hành tinh.Theo tờ Dailymail, tuy nhiên, ngọn núi nổi tiếng này không thể so sánh với hai ngọn núi bí ẩn, cao hơn 100 lần so với đỉnh Everest 8.800 mét.Với chiều cao khoảng 1.000 km, các “hòn...

Tết Ất Tỵ: Coca-Cola xác lập kỷ lục độc đáo, trình diễn pháo hoa chào năm mới

Ngày 11 - 12/1 tại Lễ hội Chào đón Năm mới trên Quảng trường Nguyễn Huệ TP.HCM, Coca Cola đã xác lập kỷ lục ấn tượng: số lượng lời chúc năm mới được gửi thông qua món ăn nhiều nhất Việt Nam và thế giới. Lấy ý tưởng từ văn hóa ẩm thực ngày Tết, Coca-Cola đã biến các món ăn truyền thống thành phương tiện truyền tải những lời chúc ý nghĩa. Từ ngày 20/12/2024 đến 05/01/2025, hơn 68.686...

Tận thấy cây mai tiền tỷ, khế thế đổ ‘nhất long họa bì’

TPO - Cây mai gần trăm tuổi, cây khế dài 9m có thế “nhất long hoạ bì” được trưng bày tại chợ hoa, vườn cây cảnh ở Đắk Lắk có giá tiền tỷ. Bên cạnh đó, các nhà vườn cũng trình làng những cây cảnh thuộc ‘ký ức tuổi thơ’ bán với giá từ 50-100 triệu đồng/cây. 18/01/2025 | 14:36 ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trồng nhiều cây xanh trên các tuyến quốc lộ qua các tỉnh Bắc Trung Bộ

Hơn 320 cây xanh vừa được Khu Quản lý Đường bộ II (Khu QLĐB II), Cục Đường bộ Việt Nam trồng mới trên các tuyến quốc lộ qua địa bàn các tỉnh Bắc Trung Bộ ngay từ ngày đầu năm mới Ất Tỵ 2025. ...

Đoàn công tác của Quốc hội khảo sát dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Hôm nay (4/2), Đoàn công tác Quốc hội do ông Nguyễn Minh Sơn, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội làm trưởng đoàn đã đi khảo sát thực tế Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. ...

Hà Nội tổ chức lại giao thông nút giao đường Phan Trọng Tuệ

Sở GTVT Hà Nội vừa thông báo phương án điều chỉnh tổ chức giao thông tại khu vực nút giao đường Phan Trọng Tuệ - ngõ 250 - Tả Thanh Oai (huyện Thanh Trì). ...

Hơn 1.700 tỷ đồng bồi thường, tái định cư tuyến đường kết nối sân bay Long Thành

Đường tỉnh 773 của Đồng Nai sẽ đi qua huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Long Thành để kết nối giao thông đến siêu sân bay Long Thành. ...

Một bé trai 8 tuổi suýt mất vành tai phải do bị chó nhà cắn

Bệnh viện Nhi Hà Nội vừa tiếp nhận bé trai 8 tuổi bị chó...

Bài đọc nhiều

Cần Thơ – An Giang đón hơn 1,1 triệu lượt khách du lịch trong những ngày đầu năm Ất Tỵ

Trong những ngày đầu năm mới Ất Tỵ 2025, các khu, điểm du lịch trên địa bàn TP Cần Thơ và tỉnh An Giang đã đón hơn 1,1 triệu lượt khách tham quan, hành hương, tăng 10% so với dip tết Nguyên đán 2024. ...

Nghệ An đón hơn 430 nghìn lượt du khách dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

NDO - Ngày 2/2, Sở Du lịch tỉnh Nghệ An cho biết, trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, toàn tỉnh Nghệ An đón hơn 430 nghìn lượt khách về tham quan, chiêm bái. Theo ông Trần Xuân Cường, Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Nghệ An, dịp nghỉ Tết Nguyên đán năm nay kéo dài trong 9 ngày, thời tiết khá thuận lợi cho các hoạt động tri ân, tham quan, vui...

Đặc sắc hội thi vẽ trang trí trâu Đọi Sơn

Trong khuôn khổ Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2025, ngày 3/2 (mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam diễn ra hội thi vẽ trang trí trâu với sự tham gia của 20 hoạ sỹ.Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn: Cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốtHà Nam: Tưng bừng khai hội Tịch điền Đọi Sơn Xuân Giáp Thìn 2024Hà Nam: Hội thi vẽ trang...

Lễ kỷ niệm 1985 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Lễ kỷ niệm 1985 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-2025) và khai hội Đền Hai Bà Trưng năm 2025 được tổ chức trọng thể sáng 3/2 tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hai Bà Trưng (Hà Nội).Lễ hội Đền Hai Bà Trưng lần đầu tiên được tái hiện bằng công nghệ 3D MappingDi sản tinh thần vô giá của hai vị nữ Anh hùng dân tộc Hai Bà TrưngHội Phết Hiền Quan: Tri...

Cùng chuyên mục

Ngành du lịch Việt Nam bội thu sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025

NDO - Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngành du lịch cả nước ước đón và phục vụ khoảng 12,5 triệu lượt khách nội địa, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2024. Số lượng khách quốc tế tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm ngoái, đồng thời, nhiều tỉnh, thành phố ghi nhận mức doanh thu trên nghìn tỷ đồng. Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm nay kéo dài tận 9 ngày,...

Rộn ràng mùa lễ hội trên “cao nguyên trắng” Bắc Hà

NDO - Sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trong tháng 2 và tháng 3/2025, huyện Bắc Hà (Lào Cai) sẽ khai hội nhiều lễ hội văn hóa dân gian đặc sắc. Mở đầu là Festival Cao nguyên trắng “Nghiêng say mùa Xuân” gắn với Lễ hội Nhảy lửa huyện Bắc Hà năm 2025 từ ngày 8/2 tại sân vận động Trung tâm huyện. Tiếp theo là hội báo xuân trưng bày các ấn phẩm báo,...

Trao biểu trưng “Làng du lịch tốt nhất năm 2024” của UN Tourism cho làng rau Trà Quế

(Tổ Quốc) - Sáng 4/2, tại Làng rau Trà Quế (xã Cẩm Hà, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam), lãnh đạo UBND TP Hội An đã trao biểu trưng "Làng du lịch tốt nhất năm 2024" của Tổ chức Du lịch Liên Hợp Quốc (UN Tourism) cho đại diện Làng rau...

Đặc sắc Lễ hội Roóng Poọc cầu mùa của người Giáy ở tỉnh Lào Cai

Lễ hội Roóng Poọc của người Giáy, Lào Cai, phản ánh ước nguyện về cuộc sống dân an, vật thịnh; toàn bộ diễn trình nghi lễ và các trò chơi gắn với tín ngưỡng phồn thực, cầu vạn vật sinh sôi, nảy nở.Yên Bái: Hàng nghìn người tham gia Lễ hội cầu mùaLễ hội Tịch điền Đọi Sơn: Cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt250 diễn viên biểu diễn múa bát ở Lễ hội Lồng Tồng...

thu gần 1.000 tỷ đồng từ du lịch trong dịp Tết

Kinhtedothi - Theo Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình, trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, tỉnh đón 700.490 lượt khách du lịch, ước tính thu về gần 1.000 tỷ đồng, tăng gần 20% so với dịp Tết 2024.  Công suất sử dụng phòng lưu trú đạt từ 80-85%. Ninh Bình giữ vững vị trí top đầu các điểm đến về du lịch của cả nước. Cùng với đó, lượng khách đông đúc còn thúc đẩy hoạt động kinh doanh dịch...

Mới nhất

Thêm lợi ích sức khỏe của trà bạc hà, lưu ý khi dùng

Bạc hà, không chỉ được xem như một loại thảo mộc phổ biến mà còn là phương thuốc tự nhiên được ứng dụng...

Bí ẩn ‘kim tự tháp Nam Cực’ và thuyết âm mưu về người ngoài hành tinh

Một cấu trúc hình kim tự tháp nổi bật giữa biển tuyết ở Nam Cực đã làm dấy lên các thuyết âm mưu về người ngoài hành tinh. ...

Báo in ngày 5-2: Phải niêm yết giá!

(NLĐO) - Cẩn trọng đặt phòng qua ứng dụng, mạng xã hội; An toàn giao thông, nhìn từ những con số và Metro số 1 thúc đẩy phát triển đường sắt đô thị;... ...

Mới nhất