Trang chủPolitical ActivitiesNgười làm nghiên cứu dự kiến được hưởng tối thiểu 30% kết...

Người làm nghiên cứu dự kiến được hưởng tối thiểu 30% kết quả thương mại hóa

Sáng 17/2, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu giải trình một số nội dung đại biểu Quốc hội quan tâm về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, các ý kiến tại tổ và 18 ý kiến tại hội trường hôm nay đều nhằm mục tiêu có một nghị quyết thật chất lượng, khả thi và có tính cách mạng, giải quyết một số vấn đề cấp bách, để bước đầu tạo ra ngay sự phát triển đột phá, tạo động lực về KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, để thực hiện được ngay Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị.

Làm rõ một số nội dung đại biểu quan tâm, Bộ trưởng cho biết, về tên gọi của nghị quyết, cơ quan soạn thảo xin đề xuất tên gọi mới: Nghị quyết về thí điểm một số chính sách, cơ chế đặc biệt tạo đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

img

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: QH

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, nghị quyết không có tham vọng tháo gỡ mọi điểm nghẽn, nhất là khi nghị quyết được chuẩn bị trong một thời gian ngắn, mà tập trung vào thí điểm một số ít chính sách, cơ chế đặc biệt, thuộc thẩm quyền Quốc hội, về cơ bản đã rõ và có thể thực thi ngay, đánh trúng vào các điểm nghẽn kéo dài, các vấn đề cấp bách, để tạo ra sự phát triển đột phá, thực hiện được ngay Nghị quyết 57.

Theo Bộ trưởng, tháng 5 tới, Quốc hội sẽ thông qua Luật KHCN và Đổi mới sáng tạo, Luật Công nghiệp công nghệ số và tiếp theo sẽ là các luật liên quan khác. Đây sẽ là cơ hội để chúng ta tiếp tục giải quyết căn cơ hơn các vấn đề về thể chế, chính sách và cơ chế cho KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Nhiều ý kiến phát biểu của các đại biểu sẽ được nghiên cứu tiếp thu khi hoàn thiện các luật này.

Tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, cơ quan soạn thảo nghị quyết sẽ nghiên cứu đưa ra khỏi nghị quyết một số chính sách cần thêm thời gian để nghiên cứu và đánh giá toàn diện các mặt tác động, ví dụ như chính sách về cơ chế tự chủ của tổ chức KHCN.

Về cải cách cơ chế quản lý tài chính trong việc thực hiện nghiên cứu KHCN, giao quyền tự chủ trong sử dụng kinh phí nghiên cứu; về chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu, theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, đây là những nội dung có nhiều vướng mắc kéo dài. Gốc của vấn đề là Nhà nước muốn tránh rủi ro nên đề ra nhiều thủ tục phức tạp, dồn rất nhiều trách nhiệm lên các tổ chức nghiên cứu, và kết quả là các cơ sở nghiên cứu không dám nhận những nghiên cứu lớn, có rủi ro cao, như các nghiên cứu cơ bản.

img

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng giải trình một số nội dung đại biểu quan tâm.

Theo Bộ trưởng, nghiên cứu lại có bản chất rủi ro, là một loại đầu tư có rủi ro cao. Do đó, dự thảo Nghị quyết lần này thí điểm cơ chế khoán chi đối với hầu hết các nghiên cứu mà không phải cam kết kết quả cuối cùng. Nhà nước sẽ quản lý thông qua đánh giá các giai đoạn nghiên cứu để tiếp tục cấp kinh phí, đánh giá các cơ sở nghiên cứu có kết quả để giao thực hiện tiếp các đề tài. Dự thảo Nghị quyết cho phép Nhà nước cấp tiền cho nghiên cứu thông qua cơ chế quỹ.

Dự thảo Nghị quyết cũng quy định về việc miễn trách nhiệm dân sự và không phải trả lại kinh phí nếu nghiên cứu không đi đến kết quả như dự kiến.

“Hi vọng với những chính sách, cơ chế đặc biệt này, với việc phân biệt nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng để có chính sách, cơ chế quản lý khác nhau, tạo thông thoáng cho cả 2, thì chi ngân sách nhà nước cho KHCN đang là 1% sẽ tăng lên tối thiểu 2% như quy định của Luật KHCN, và có hiệu quả”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ.

Chính sách mạnh mẽ để thương mại hóa kết quả nghiên cứu

Về thương mại hóa các kết quả nghiên cứu , theo Bộ trưởng, đây đang là điểm nghẽn lớn kéo dài. Kết quả nghiên cứu phải được thương mại hóa thì mới góp phần cho phát triển kinh tế – xã hội.

Dự thảo Nghị quyết thí điểm việc cho phép cơ sở nghiên cứu được sở hữu và có quyền tự quyết đối với kết quả nghiên cứu, với tài sản hình thành từ nghiên cứu, để chủ động việc thương mại hóa ngay sau khi kết thúc nghiên cứu. Người làm nghiên cứu cũng được hưởng tối thiểu 30% kết quả thương mại hóa, được phép tham gia lập và điều hành doanh nghiệp.

Đây là những chính sách rất mạnh mẽ để thương mại hóa kết quả nghiên cứu, kể cả các kết quả nghiên cứu của những năm trước, tạo ra ích nước lợi nhà. Vì kết quả nghiên cứu được thương mại hóa thì Nhà nước sẽ thu được thuế, tạo ra công ăn việc làm, đất nước có trình độ KHCN cao hơn, đây là cách thu hồi gián tiếp của Nhà nước với các khoản chi KHCN.

Về hạ tầng viễn thông , Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, lúc này cần nhất là nhanh, là đầu tư trước; Nghị quyết 57 có chủ trương Nhà nước phải tham gia đầu tư hạ tầng số. Để đẩy nhanh việc đầu tư các tuyến cáp quang biển do doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, để đi những hướng tuyến khác ngoài khu vực Biển Đông, nhằm tăng tính bền vững cho hạ tầng viễn thông, dự thảo Nghị quyết cho phép chỉ định thầu.

Về dịch vụ viễn thông vệ tinh tầm thấp , đây là công nghệ mới, phủ sóng băng rộng cho vùng sâu, vùng đồi núi rất hiệu quả, để thu hút đầu tư nước ngoài, dự thảo Nghị quyết cho phép thí điểm với sở hữu nước ngoài tới 100%, nhưng phải đảm bảo quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia.

Về chuyển đổi số quốc gia , cũng cần nhất một chữ “nhanh”, nhất là cho 2 năm 2025-2026 để tạo nhanh các nền tảng và động lực cho chuyển đổi số quốc gia trong những năm sau. Dự thảo Nghị quyết cho phép cơ chế chỉ định thầu với một số loại dự án chuyển đổi số. Tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội, cơ quan soạn thảo sẽ tiếp tục giới hạn rõ hơn những trường hợp chỉ định thầu để tránh bị lạm dụng, cũng như bổ sung các quy định về kiểm toán và hậu kiểm.

Về công nghiệp bán dẫn , theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, đây là ngành công nghiệp chiến lược. Việt Nam đặt mục tiêu phát triển đầy đủ tất cả các công đoạn của ngành công nghiệp này. Trong đó khó nhất là nhà máy sản xuất, nhất là nhà máy sản xuất đầu tiên, rất quan trọng cho nghiên cứu, chế thử các chip được thiết kế ở Việt Nam, rất quan trọng cho việc sản xuất các chip chuyên dùng của Việt Nam, đặc biệt là cho quốc phòng an ninh; và rất quan trọng cho đào tạo nguồn nhân lực.

Nhà máy quy mô nhỏ này khoảng dưới 1 tỷ USD, giống như một phòng thí nghiệm hơn là nhà máy, đáng nhẽ Nhà nước nên đầu tư toàn bộ. Nhưng để thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư và vận hành, dự thảo Nghị quyết đề xuất cơ chế hỗ trợ 30% tổng giá trị đầu tư.

Có ý kiến của đại biểu Quốc hội đề xuất mức hỗ trợ cao hơn, tới 50%, nếu làm nhanh hơn, và tối thiểu là 30%; cho phép doanh nghiệp dùng quỹ KHCN để đầu tư vì đây là dự án nghiên cứu phát triển chứ không phải kinh doanh thuần túy; cho phép doanh nghiệp trích quỹ KHCN cao hơn 10% trong một số năm để đầu tư nhà máy.



Nguồn: https://mic.gov.vn/nguoi-lam-nghien-cuu-du-kien-duoc-huong-toi-thieu-30-ket-qua-thuong-mai-hoa-197250217165343386.htm

Cùng chủ đề

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong khuyến nông

Một trong những mực tiêu chung của Chiến lược phát triển khuyến nông đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong khuyến nông; xây dựng hệ thống khuyến nông chuyên nghiệp, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp,...

Phát triển kinh tế xanh phải gắn liền với chuyển đổi số

Tạitoạ đàm "Chuyển đổi xanh: Từ áp lực đến cơ hội kinh doanh", do báo Người Lao động tổ chức ngày 19/2, PGS-TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách, thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, một trong những yếu tố quan trọng của kinh tế xanh là tài chính xanh, dựa trên nền tảng thị trường carbon. Vì thiếu tài chính xanh, không ít doanh nghiệp phải chật vật tính toán...

Lào Cai bãi bỏ 3 quyết định thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ

Theo đó, để đảm bảo triển khai kịp thời quy định về quản lý nhiệm vụ khoa học công nghệ (KHCN) cấp tỉnh, cấp cơ sở sử dụng ngân sách Nhà nước và quy định về đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Lào Cai theo quy định pháp luật hiện hành có liên quan, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Quyết định số 14/2025/QĐ-UBND bãi bỏ toàn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chiến lược dữ liệu quốc gia

Một số mục tiêu chính của Chiến lược dữ liệu quốc gia gồm: Xây dựng thể chế, chính sách: Tập trung nghiên cứu, xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số trong đó quy định các hình thức sở hữu dữ liệu, quyền tài sản dữ liệu, chính sách mua bán dữ liệu, đưa dữ liệu trở thành một loại tài sản được pháp luật bảo vệ và tạo thị trường dữ liệu; Nghiên cứu xây dựng chính sách...

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử...

Ngày 11/2/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 04/CT-TTg về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc...

Bài đọc nhiều

Tình hình hoạt động của doanh nghiệp tháng đầu năm 2025

(MPI) - Trong tháng 01/2025, cả nước có gần 10,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là gần 94,1 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký hơn 81,5 nghìn lao động, tăng 6,6% về số doanh nghiệp, giảm 2,4% về vốn đăng ký và giảm 14,8% về số lao động so với tháng 12/2024. So với cùng kỳ năm trước, giảm 30,3% về số doanh nghiệp, giảm 39,3% về số vốn...

Chuẩn bị chu đáo cho Lễ hội Festival gốm, khinh khí cầu quốc tế Đồng Nai 2025

Sáng 12/02, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Dương Minh Dũng và Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng đã chủ trì buổi làm việc với các sở, ngành, doanh nghiệp về công tác chuẩn bị cho Lễ hội Festival gốm, khinh khí cầu quốc tế Đồng Nai 2025 (Festival gốm, khinh khí...

Hội nghị “Tổng kết ngành hàng cá tra năm 2024 và bàn giải pháp triển khai nhiệm vụ năm 2025”…

Báo cáo tại Hội nghị, Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân cho biết, sản lượng cá tra năm 2024 ước tính đạt đạt 1,67 triệu tấn, bằng 99% so cùng kỳ 2023. Tính đến ngày 15/10/2024, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 1,56 tỉ USD, tăng 8,9% so cùng kỳ năm 2023, cả năm ước đạt 2 tỷ USD. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng là không đồng đều do có sự cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia...

Tình hình sản xuất công nghiệp tháng đầu năm 2025

(MPI) - Tết Nguyên đán Ất Tỵ diễn ra trong tháng 01/2025 nên số ngày làm việc ít hơn so với tháng trước và cùng kỳ năm trước. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 01 năm 2025 ước tính giảm 9,2% so với tháng trước và tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,6%. ...

Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản tham dự Triển lãm Supermarket Trade Show 2025

Triển lãm SMTS là một trong những hội chợ triển lãm thường niên về thương mại có quy mô lớn nhất ở Nhật Bản do Hiệp hội Siêu thị quốc gia Nhật Bản chủ trì tổ chức. SMTS là nơi tụ họp của rất nhiều công ty có danh tiếng của Nhật Bản và nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất, bán buôn và bán lẻ, phân phối các sản phẩm thực phẩm vào hệ thống các chuỗi...

Cùng chuyên mục

Chiến lược dữ liệu quốc gia

Một số mục tiêu chính của Chiến lược dữ liệu quốc gia gồm: Xây dựng thể chế, chính sách: Tập trung nghiên cứu, xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số trong đó quy định các hình thức sở hữu dữ liệu, quyền tài sản dữ liệu, chính sách mua bán dữ liệu, đưa dữ liệu trở thành một loại tài sản được pháp luật bảo vệ và tạo thị trường dữ liệu; Nghiên cứu xây dựng chính sách...

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử...

Ngày 11/2/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 04/CT-TTg về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc...

Cống âu Rạch Mọp (Sóc Trăng) góp phần phục vụ sản xuất và kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông…

Cống âu Rạch Mọp khởi công ngày 5/1/2023, tại xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách và xã Song Phụng, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Cống xây dựng trên sông Rạch Mọp với quy mô: chiều rộng thông nước 85m với 2 khoang cống (mỗi khoang rộng 35m), 1 khoang âu thuyền rộng 15m. Ngoài ra, còn có các công trình phụ trợ như nhà quản lý có kết cấu móng, cột bằng bê tông cốt thép, hệ thống...

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đức Liêm và Chính trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng nói chung, về đức Liêm và Chính nói riêng là tài sản quý báu của Đảng và nhân dân ta, vẹn nguyên giá trị, mở đường đổi mới, soi sáng tương lai, trường tồn cùng dân tộc và nhân loại. Hiểu thấu và thực hiện đúng tư tưởng Hồ Chí Minh về...

Mới nhất

Một nước ASEAN tính gia nhập BRICS để “chớp” cơ hội và củng cố vị thế trong thế giới đa cực

Nguyện vọng gia nhập BRICS của Kuala Lumpur mang đến cả cơ hội và thách thức. Trong khi sự tham gia sâu hơn vào BRICS sẽ mở rộng quan hệ đối tác kinh tế và củng cố ảnh hưởng toàn cầu của Malaysia, thì điều này cũng có thể gây ra những vấn đề phức tạp về địa chính trị và thử thách sự thống nhất của ASEAN.

Quỹ thuộc VinaCapital muốn thoái sạch vốn tại Nhà Khang Điền, dự thu về vài trăm tỉ đồng

Một quỹ đầu tư của VinaCapital liên tục bán cổ phiếu KDH của Công ty cổ phần và kinh doanh Nhà Khang Điền. Trong...

Mới nhất