Trang chủNewsKinh tếNgười không bán mình cho nước ngoài

Người không bán mình cho nước ngoài

img

Người không bán mình cho nước ngoài - Ảnh 1.

Câu chuyện về ông Lương Vạn Vinh, chủ thương hiệu nước rửa chén Mỹ Hảo nhiều lần từ chối bán mình cho tập đoàn hóa mỹ phẩm lớn trên thế giới vẫn luôn được kể lại như một minh chứng cho sự nỗ lực thoát bị thâu tóm của một thương hiệu Việt sau hội nhập.

Gặp ông Vinh vào một buổi sáng cuối tháng 8 tại TP.HCM, hỏi ông thực hư về câu chuyện từng được “gạ” mua lại công ty với giá hàng chục triệu USD, ông cười giản dị: “Đó là chuyện lâu rồi, từ hơn 10 năm trước. Ban đầu, phía trung gian bảo trả 10 triệu USD, sau một thời gian, họ quay lại “đôn” lên 30 triệu USD. Có lẽ họ nghĩ mình chê rẻ, nhưng thực sự tôi chưa từng có ý định bán công ty để ra giá, trả giá. Các tập đoàn đa quốc gia có nguồn lực mạnh, có thương hiệu toàn cầu được nhiều người biết đến, mình có là gì đâu…. Nhưng mua lại một thương hiệu nội địa, cũng giúp họ giảm bớt một đối thủ cạnh tranh, lấy được hệ thống phân phối có sẵn, và “một mình một chợ” cũng tiện cho việc tăng giá bán. Nhưng bán đi rồi, người nghèo, dân lao động khó mua được gói nước giặt giá rẻ”.

Khó chen chân vào siêu thị, sản phẩm của Mỹ Hảo chọn kênh truyền thống, tiệm tạm hóa để phân phối hàng hóa

Ngọc Dương

Từ chối vài chục triệu đô, một khoản tiền rất lớn từ cách đây vài thập kỷ, ông chủ của thương hiệu nước rửa chén lừng lẫy một thời Mỹ Hảo nói cái lý của mình: Những sản phẩm thông dụng và là nhu cầu hằng ngày của mọi gia đình. Nếu còn Mỹ Hảo bán trên thị trường, người Việt có thể mua được chai nước rửa chén 10.000 – 15.000 đồng. Mỹ Hảo biến mất, không còn doanh nghiệp nội địa làm đối trọng, thì giá sản phẩm cùng loại, cùng chất lượng có thể được nâng lên gấp đôi, thậm chí là gấp ba vì sự lựa chọn giảm đi nhiều.

Người không bán mình cho nước ngoài - Ảnh 3.

Người bán hàng cho biết, giá cả mềm là thế mạnh của sản phẩm Mỹ Hảo

Ngọc Dương

Không chỉ từ chối bán công ty, ông Vinh cũng nhiều lần từ chối sản xuất gia công cho các nhãn hàng lớn. Ông bảo, bán công ty làm “chết” một thương hiệu nhanh chóng. Còn nhận làm gia công sản xuất cho các nhãn hàng nước ngoài là cái chết đến từ từ. Thực tế cho thấy, hỏi mua không được, doanh nghiệp ngoại sẽ quay qua “gạ” gia công cho họ. Nhiều doanh nghiệp đầu tư dây chuyền lớn, nhưng chạy không hết công suất. Nghe mời làm gia công được trả công hậu hĩnh, lại trong thời buổi công nhân cần việc làm, nhà máy cần duy trì hoạt động, sẽ nhận lợi làm ngay. Nhưng đó chính là một kịch bản. Thời gian đầu, họ ký những hợp đồng lớn. DN nội sa đà, bỏ bê việc sản xuất và phát triển kinh doanh hàng hóa riêng, dốc hết lực làm gia công. Rồi đùng một cái, họ tuyên bố ngưng hợp đồng, không thuê nữa. Lúc này, quay lại bán hàng do chính mình sản xuất cũng muộn rồi.

“Khi đó, chỉ còn cách buộc phải bán nhà xưởng, tự biến mất. Đã có một số doanh nghiệp nội địa rơi vào tình cảnh như vậy. Nên có dạo, một công ty thuê tôi gia công sản xuất bột giặt. Tôi đề nghị đầu tư dây chuyền riêng, họ từ chối. Họ muốn làm luôn bằng dây chuyền đang sản xuất. Thấy không ổn, tui từ chối luôn. Từ đó về sau, tôi từ chối mọi lời mời làm gia công, cho dù hợp đồng có béo bở đến chừng nào. Bẫy trên thương trường không biết đâu mà lần”, ông Vinh tâm sự.

Người không bán mình cho nước ngoài - Ảnh 4.

Các sản phẩm của Mỹ Hảo được người tiêu dùng vùng nông thôn yêu chuộng

Ngọc Dương

Không bán mình, không làm gia công, chỉ sau một thời gian những ông lớn như Unilever, P&G gia nhập thị trường hóa mỹ phẩm của Việt Nam, doanh số của Mỹ Hảo giảm sút gần một nửa. Doanh số từ 30 – 35 tỉ đồng, xuống còn 20 tỉ đồng vào những năm 2007 – 2008. “Sốc” vì sự tụt dốc không phanh, nhưng ông Vinh không nản chí. Ông ráo riết tìm cách giành lấy lại thị phần. Chiết khấu mạnh, chấp nhận không có lãi hoặc lãi rất thấp, bán hàng lưu động khắp mọi ngõ ngách, con hẻm. Đặc biệt, Mỹ Hảo “tung” đội quân tiếp thị tới 500 người đi đến các vùng miền để quảng bá, bán hàng.

“Trong ngành hàng tiêu dùng, xây dựng được hệ thống phân phối là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Không thể lơ là mất cảnh giác được. Tôi cứ đánh du kích như vậy để giữ thị phần của mình trước đã” – ông chia sẻ. Cứ như vậy, Mỹ Hảo “lì lợm” sống cạnh những ông lớn nước ngoài trong ngành bao năm qua.

Người không bán mình cho nước ngoài - Ảnh 2.

Ông Vinh thừa nhận, giữ được doanh nghiệp và hàng công ty sản xuất dù giá bán chỉ bằng 50 – 60% hàng cùng loại của các tập đoàn nước ngoài nhưng vẫn khó chen chân vào kênh bán lẻ hiện đại ở đô thị. “Chính sách kêu gọi người Việt dùng hàng Việt được duy trì nhiều năm, thường xuyên, nhưng hàng Việt không đưa vào được kênh siêu thị, thì người tiêu dùng muốn ủng hộ cũng rất khó”, ông Vinh đau đáu.

Ông phân tích, chiết khấu bán lẻ ở kênh truyền thống, các nhà phân phối lớn là 10 – 12%, trong đó họ chịu mọi chi phí kho bãi, vận chuyển, giao hàng, quản lý…, lãi thu về chỉ khoảng 5 -6%. Chiết khấu tại các cửa hàng, tiệm tạp hóa cộng thêm 20 – 25% nữa, tương đương khoảng 35 – 37%. Còn hệ thống siêu thị đòi chiết khấu từ 35 – 40%, một tỷ lệ rất lớn nhưng nếu không chi thêm các khoản quầy kệ, khuyến mãi khác thì chỉ được trưng bày duy nhất 1 sản phẩm lên quầy. Mà như vậy, người mua vào siêu thị tìm đến “đỏ mắt” cũng không thấy chai nước rửa chén Mỹ Hảo.

Người không bán mình cho nước ngoài - Ảnh 6.

Nằm khiêm tốn trên quầy kệ siêu thị, nhưng hàng hóa Mỹ Hảo lại trải rộng tại các thị trường vùng ven

Không những thế, nếu công ty muốn chạy khuyến mãi giảm giá bán cho người tiêu dùng, siêu thị cũng chỉ cho giảm 1 tuần rồi phải tăng giá bán lại như cũ để họ hưởng lợi.

“Các thương hiệu ngoại mỗi năm chi từ hàng chục đến hàng trăm tỉ đồng để làm quảng cáo. Chúng tôi một năm chi tối đa chưa tới 2 tỉ đồng, chỉ bằng 1%- 2% của họ là đã khó khăn lắm rồi. Trong tỷ lệ ít ỏi đó, chúng tôi cũng chỉ tập trung khuyến mãi, giảm giá và tặng kèm cho khách hàng. Thế nên lâu dần, hàng Việt chưa vào đến cửa siêu thị đã bị ‘đánh dạt’ ra ngoại ô, các tỉnh lẻ” – ông Vinh nói, giọng không giấu nổi buồn bã.

Để xác thực điều ông Vinh nói, trong 2 ngày 30 và 31.8 vừa qua, chúng tôi đã khảo sát một số chợ nhỏ và tiệm tạp hóa trong khu vực TP.HCM, từ chợ Bà Chiểu, Hàng Xanh sang chợ Cây Điệp, tuyến đường Phan Văn Trị, Nơ Trang Long, Lạc Long Quân… thì “bói” không ra được một chai nước giặt của Mỹ Hảo hay nước tẩy hay cục xà bông Cỏ May mà doanh nghiệp này sản xuất. Một số tiệm tạp hóa trên đường Nơ Trang Long và Lạc Long Quân cho biết, do ít người mua nên “làm biếng” lấy về bán.

Người không bán mình cho nước ngoài - Ảnh 7.

Giữa rừng nhãn hàng nước rửa chén trong và ngoài nước, Mỹ Hảo khiêm tốn chỉ trưng đúng 1 chai trên quầy kệ cửa hàng tiện lợi

Ngọc Dương

Nhưng “trong cái khó, ló cái may”, Công ty Mỹ Hảo của ông Lương Vạn Vinh là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam đã “đi trước một bước” trong sản xuất gói giặt và xả vải cho một lần giặt với giá 1.000 đồng. Chuyện bắt nguồn từ cách đây gần 15 năm, khi ông sang Malaysia, Philippines, Indonesia… tình cờ phát hiện một số nơi sản xuất những gói nước giặt, xả vải cho một lần dùng khá tiện lợi, giá lại rất rẻ. Sản phẩm được tiêu thụ mạnh tại các thị trường phổ thông.

Việt Nam lúc đó chỉ mới bán gói dầu gội và dầu xả nhỏ, chưa ai làm gói nước giặt, ông mạnh dạn đầu tư nhanh dây chuyền sản xuất. “Doanh thu của công ty giữ được nhờ dòng sản phẩm này. Một gia đình lao động có thể bỏ ra 10.000 đồng, mua vỉ nước xả, dùng cho 10 lần. Đặc biệt, trong thời buổi khó khăn này, một công nhân ở trọ chỉ cần chi 1.000 – 2.000 đồng mua một gói nước giặt, vẫn có thể dùng cho lần giặt gọn gàng sạch sẽ, thay vì phải chi một lần hơn 100.000 đồng để mua chai nước giặt lớn” – ông Vinh hào hứng kể.

Bên cạnh đó, chính sách giá rẻ, chất lượng tốt được công ty duy trì như kim chỉ nam trong hoạt động suốt bao năm qua để giữ thị phần trong cuộc chiến ngày càng khốc liệt trên thị trường hoá mỹ phẩm nội địa. Nếu nước xả vải của các nhãn hàng nổi tiếng bán 440.000 đồng/bình 5 lít, tương đương khoảng 85.000 đồng/lít thì nước xả vải đậm đặc Mỹ Hảo chỉ 120.000 đồng/bình 4 lít, tương đương 30.000 đồng/lít. Bột giặt hiệu Sunro của công ty cũng chỉ 16.000 đồng/bịch 400gram, hay chai nước rửa chén đủ mùi cũng chỉ giá 16.000 đồng/lít…

Ông Vinh chia sẻ: “Cũng dây chuyền đó, nguyên liệu đó, công thức đó… để cho ra mẻ hàng hóa chất lượng gần như nhau, chỉ khác thương hiệu, nhãn mác được khoác bên ngoài thôi. Chúng tôi muốn đưa hàng giá rẻ, chất lượng tốt để người tiêu dùng nội địa có thêm lựa chọn. Tôi khẳng định, giá rẻ là có thật, nhưng không phải giá rẻ mà chất lượng thấp”.

Người không bán mình cho nước ngoài - Ảnh 8.

Người không bán mình cho nước ngoài - Ảnh 3.

Biết kiếm tiền, sống bằng nghề làm nhang từ tuổi lên 10, đến năm 17 tuổi, ông Lương Vạn Vinh đã bán hàng tạp hóa tại chợ Bình Tây (Q.6, TP.HCM). Sau ngày thống nhất đất nước, việc làm ăn khó khăn, ông vào làm cho xí nghiệp sản xuất xà bông cục. Đó cũng là cơ duyên để ông theo đuổi với nghề này.

“Đi làm việc ở xí nghiệp, cuối tuần tìm mua nguyên liệu, tối về nhà mày mò sản xuất, đưa ra chợ bán. Làm bao nhiêu bán hết bấy nhiêu. Một buổi tối sản xuất được 30 ký xà bông, sáng ra đạp xe đi bỏ cho 2 chợ gần nhà là hết hàng, sau tăng lên 100 kg, rồi 200 kg…” – ông Vinh nhớ lại. Đến năm 1978, ông mở cơ sở nhỏ sản xuất xà bông Mỹ Hảo, sau đó là loạt sản phẩm khác ra đời như nước rửa chén, nước tẩy, nước giặt, nước xả vải, nước rửa tay, lau sàn… Trong đó, nước rửa chén Mỹ Hảo là sản phẩm chủ lực, chiếm hơn 60% tổng doanh thu.

Sau 45 năm gầy dựng thương hiệu, ông Vinh tự hào mình đã thành công trong vai trò và định hướng làm hàng giá rẻ cho người tiêu dùng Việt. Đặc biệt, sản phẩm nước rửa chén Mỹ Hảo đã trở nên quen thuộc trong mỗi gia đình, từ những ngày Việt Nam chưa được tháo dỡ lệnh cấm vận. Không dừng lại ở đó, ông chủ Mỹ Hảo vẫn nuôi mộng mở rộng địa bàn trong nước cũng như ra thế giới. “Họ vào ta được thì ta cũng có thể bán qua họ” – ông Vinh nói.

Sản phẩm được bày bán tại Campuchia

Năm 2020, trong đợt cao điểm đại dịch Covid-19, Mỹ Hảo gây xôn xao dư luận khi là một trong số ít công ty Việt Nam được FDA của Mỹ cấp phép xuất khẩu được gel rửa tay qua Mỹ. Trước đó, các sản phẩm nước rửa chén, nước giặt của công ty cũng được bán sang thị trường này. Ngoài ra, Mỹ Hảo còn xuất khẩu sản phẩm ra khoảng 10 thị trường ngoại, tập trung chủ yếu ở châu Á. Trong đó, Campuchia là thị trường thành công nhất.

Ông Vinh thừa nhận, để thâm nhập bất cứ thị trường nước ngoài nào cũng là nỗ lực không nhỏ của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa. Nhưng với người đàn ông này, vấn đề không chỉ là tiêu thụ được hàng, thu tiền về mà quan trọng hơn là lan tỏa thương hiệu Mỹ Hảo, thương hiệu hàng Việt khi ra khỏi biên giới.

Ông kể, tại Campuchia, sản phẩm Mỹ Hảo tiêu thụ rất tốt, mỗi năm đưa qua 120 tấn. Nếu cách đây hơn 10 năm, doanh thu từ thị trường Campuchia từ 10.000 – 20.000 USD thì nay lên trên 100.000 USD và con số này vẫn đang tiếp tục tăng. Thế nhưng, khi ông khi khảo sát thị trường ở nước này thì tìm mãi không thấy hàng của mình bán ở đâu.

Người không bán mình cho nước ngoài - Ảnh 11.

“Có thể họ đã bán sỉ vào một đơn vị nào đó chứ không bán lẻ. Mà nếu vậy, rất thiệt thòi khi tính lan tỏa thương hiệu của mình chậm đi” – ông Vinh nói.

Thế nên, kế hoạch của ông Vinh trong những tháng tới là làm một chuyến sang Campuchia, tìm hiểu để biết khách hàng của mình thế nào, nhu cầu ra sao, cần những mặt hàng nào khác nữa, họ đưa hàng của Mỹ Hảo ra thị trường qua kênh nào. Chứ lâu nay, công ty làm theo đơn đặt hàng của họ. “Doanh thu năm nay giảm 10 – 20% so năm ngoái, bán hàng có chững lại, nhưng tôi cũng nói không với làm gia công dù có đơn vị đặt làm gia công lần nữa. Lợi thế của mình bán hàng trong nước lẫn nước ngoài là giá tốt. Hàng tiêu dùng cạnh tranh về giá cả trong bối cảnh khó khăn này là hướng đi đúng đắn. Tôi nghĩ đơn giản thế này, thay vì lãi 5 – 7%, nay chấp nhận lãi 5% cũng tốt rồi. Phải duy trì được phong độ để chờ bình minh tới”.

Thanhnien.vn

Cùng chủ đề

Người nghèo rưng rưng về quê ăn Tết trên chuyến xe 0 đồng

Những người nghèo Quảng Ngãi tha hương cầu thực ở các tỉnh, thành phía Nam được các mạnh thường quân hỗ trợ vé xe 0 đồng về quê ăn Tết, sum vầy cùng gia đình. Chủ tịch Hội đồng hương huyện Nghĩa Hành tại TP.HCM Huỳnh Kim Tuấn chia sẻ, theo thống kê của hội, số lượng người dân huyện nhà rời quê đi làm ăn xa lên đến hàng chục nghìn người, mỗi dịp Tết đến xuân về,...

Mang Tết ấm đến với người nghèo

Với tinh thần “Chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, tỉnh Lào Cai đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để chăm lo Tết cho người nghèo. Những phần quà ý nghĩa trước thềm năm mới không chỉ giúp người có hoàn cảnh khó khăn thêm điều kiện để đón Tết vui tươi, đầm ấm. ...

Chăm lo cho nhân dân đón Tết đầm ấm, đủ đầy

Công tác chăm lo Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho người nghèo, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số và người dân sinh sống tại khu vực biên giới luôn được Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tỉnh Lạng Sơn triển khai, hiệu quả, đặc biệt trong dịp Tết đến, Xuân về. ...

Để người dân được đón Tết đầm ấm

Để mỗi người dân được đón Tết cổ truyền đầm ấm, năm nay, Mặt trận và các tổ chức thành viên ở TPHCM và các địa phương lân cận đã và đang tích cực tổ chức nhiều hoạt động chăm lo, những đối tượng là người nghèo, lao động có hoàn cảnh khó khăn… với tinh thần chung tay không để ai bị bỏ lại phía sau. ...

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tặng quà Tết gia đình chính sách tại Bạc Liêu và Cà Mau

Chiều 18/1, tại huyện Hòa Bình, (tỉnh Bạc Liêu), Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng đoàn công tác đã đến thăm, chúc Tết, tặng quà gia đình chính sách, người nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và bàn giao nhà ở thuộc Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khi nào học sinh được nghỉ học vào ngày thứ bảy?

Sở GD-ĐT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có văn bản đề nghị UBND tỉnh này cho phép được thực hiện triển khai dạy và học 5 ngày/tuần, nghỉ thứ bảy, chủ nhật trong thời gian tới. ...

Phương Tây đang học hỏi từ chiến sự Ukraine

Cuộc xung đột Ukraine mang đến cho phương Tây nhiều bài học có thể cần áp dụng khi chiến tranh nổ ra giữa các thế lực quân sự của thế giới. ...

Cuộc chiến không chỉ của riêng ai

Ở một góc nhỏ vùng quê Sóc Trăng, chị Lâm Thị Sim, 52 tuổi, đã dành gần hai thập kỷ để chăm sóc cô con gái mắc bệnh Gaucher - một rối loạn lysosome hiếm gặp. Mỗi ngày, chị bắt đầu bằng công...

Bài đọc nhiều

Bill Gates, Mark Zuckerberg và các tỷ phú đang dùng smartphone gì?

Bill GatesTheo PhoneArena, Bill Gates, đồng sáng lập Microsoft, đang sử dụng mẫu smartphone màn hình gập Samsung Galaxy Z Fold5. Vị tỷ phú cũng đã gắn bó với điện thoại của Samsung trong nhiều năm khi từng sử dụng Galaxy Z Fold3 và Galaxy Z Fold4.Trước đây, ông đã sử dụng điện thoại nắp gập trong nhiều năm. Sau đó, Tim Cook đã thuyết phục ông dùng iPhone bằng cách liên tục gửi sản phẩm miễn phí...

Đầu tư vào Việt Nam sẽ thành công

Chiều ngày 2/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte dự Diễn đàn Doanh nghiệp công nghệ cao Việt Nam - Hà Lan. Diễn đàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp cùng Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam để tổ chức, với sự tham gia của lãnh đạo các bộ ngành, địa phương của hai nước và gần 30 doanh nghiệp công nghệ cao hàng đầu Hà...

Giá vàng ngày 19/1/2025: Đồng loạt giảm mạnh

DNVN - Vào ngày 19/1/2025, thị trường vàng trong nước chứng kiến sự điều chỉnh giảm mạnh đồng loạt. ...

Cách để biết chính xác xe có đang bị phạt nguội hay không

Phạt nguội là hình thức xử phạt người tham gia giao thông có hành vi vi phạm được phát hiện thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng chức năng hoặc được ghi thu bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân hoặc những thông tin, hình ảnh đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội mà lực lượng chức năng không dừng xe xử...
01:45:08

Ngắm hổ mang chúa dài 38m ôm đá quý, linh vật xuân Ất Tỵ 2025 của Phú Yên

(VTC News) - Đường hoa xuân cùng linh vật chào xuân Ất Tỵ 2025 của TP Tuy Hòa vừa lộ diện khiến người dân, du khách và dân cư mạng trầm trồ. Video cụm linh vật Rắn ở Phú Yên khiến dân mạng trầm trồ Đường hoa Xuân Ất Tỵ 2025 tại TP Tuy Hòa (Phú Yên) vừa được khai mạc vào tối 19/1 với linh vật tết mang tên Kim Tỵ Phú Quý - Hổ mang chúa khiến người dân và...

Cùng chuyên mục

Ngày Hải quan quốc tế năm 2025 gắn với nhiều mục tiêu

Chủ đề năm 2025 được Tổ chức Hải quan Thế giới lựa chọn là “Cơ quan Hải quan cam kết thực hiện nhiệm vụ vì mục tiêu: Hiệu quả, an ninh và thịnh vượng" Ngày 24/1, Tổng cục Hải quan thông tin, Tổ chức Hải quan Thế giới ra thông báo về ngày Hải quan quốc tế 26/1/2025 νới chủ đề: “Cơ quan Hải quan cam kết thực hiện nhiệm vụ vì mục tiêu Hiệu quả,...

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội chúc Tết công nhân thi công Vành đai 4

Kinhtedothi - Sáng 24/11, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn đã đến kiểm tra tiến độ, thăm, chúc Tết và tặng quà động viên các công nhân viên, người lao động đang làm việc trên công trường Dự án đường Vành đai 4 tại Hà Nội. Với quyết tâm chính trị, sự ủng hộ, đồng thuận của Nhân dân đối với dự án, kết quả tháo gỡ khó khăn trong thực hiện các dự án thành...

Gia hạn cuộc thi đến 18-2

(NLĐO) - Cuộc thi "Chạm đến tương lai cùng Metro" gia hạn đến 18-2-2025, mở rộng chủ đề sáng tạo, trao giải ngày 22-2-2025 tại Ga Bến Thành. ...

Tương lai của AI dưới thời Tổng thống Donald Trump

Là cường quốc về AI, nước Mỹ dưới chính quyền Tổng thống Donald Trump được dự báo sẽ triển khai những chính sách AI mới, tác động mạnh mẽ với thế giới. Điều chỉnh quy định AI Ngay sau khi quay lại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump đã thực hiện một động thái mang tính biểu tượng liên quan đến tương lai của trí tuệ nhân tạo (AI). Ông đã loại bỏ...

Bộ Công an hướng dẫn người dân cách nhận diện website lừa đảo

Nhằm hướng đến mục tiêu bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) xây dựng trang thông tin tinnhiemmang.vn Theo Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an), trong thời đại số, việc sử dụng Internet trở nên phổ biến, với lượng thông tin và website khổng lồ, đa dạng là phương tiện đắc lực cho người dùng...

Mới nhất

Bác sĩ mách cách bảo vệ đường tiêu hóa trong kỳ nghỉ Tết cổ truyền

NDO - Chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng và lịch sinh hoạt trong dịp Tết Nguyên đán có thể bị đảo lộn, dẫn đến nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe đường tiêu hóa, đặc biệt ở những bệnh nhân có bệnh lý mạn tính như trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày mạn...

Mỗi nơi mỗi vẻ, từ dễ thương đến uy nghiêm

Đến thời điểm này, việc tạo hình linh vật rắn của năm 2025 ở các tỉnh miền Tây Nam bộ gần như đã hoàn tất. Cùng là rắn nhưng ở mỗi địa phương có cách tạo hình riêng, từ dễ thương đến uy nghiêm, mạnh mẽ. ...

NSND Thanh Lam hát cùng NSƯT Đăng Dương trong chương trình truyền hình trực tiếp “Ý Đảng lòng dân”

Chương trình "Ý Đảng lòng dân" kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ có sự góp mặt của NSND Thanh Lam, NSƯT Đăng Dương, NSƯT...

“Phát sốt” với vườn treo lủng lẳng các trái xoài mang hình con rắn ở Hậu Giang

Anh Bùi Văn Thức ở tỉnh Hậu Giang đưa ra thị trường sản phẩm mới lạ trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đó là trái xoài có hình con...

Gia hạn cuộc thi đến 18-2

(NLĐO) - Cuộc thi "Chạm đến tương lai cùng Metro" gia hạn đến 18-2-2025, mở rộng chủ đề sáng tạo, trao giải ngày 22-2-2025 tại Ga Bến...

Mới nhất