Trang chủKinh tếNông nghiệpNgười gây dựng thương hiệu nhãn Xuân Thủy ở Hòa Bình

Người gây dựng thương hiệu nhãn Xuân Thủy ở Hòa Bình


Clip: Ông Bùi Văn Lực ở xóm Khoang, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình chia sẻ kỹ thuật chăm sóc cây nhãn.

Xuân Thủy – vựa nhãn của xứ Mường giờ đang thay da đổi thịt từng ngày. Những vườn ngô nối nhau dài tít tắp khi xưa, giờ được thay thế bằng những vườn nhãn rộng thẳng cánh cò bay, quả sai trĩu. Ông Lực là người đã góp công đắp đuổi và thay đổi tư duy sản xuất cả một vùng. 

Hôm chúng tôi đến thăm vườn, cả nhà ông Lực đang tất bật thu hoạch nhãn. Bên ngôi nhà sàn thâm nâu, bày la liệt những nhãn là nhãn. Từng chùm nhãn sáng bóng, quả to đều nằm la liệt. Mùa thu hoạch nhãn cũng là mùa đếm tiền của gia đình ông Lực. Phía sau thành quả mãn nhãn đó là cả một hành trình đầy sáng suốt của người đàn ông đất Mường.

Vườn nhãn đẹp như tranh vẽ “in tiền” đều đều

Năm nay bước sang tuổi 64, ông Lực cũng đã nghỉ hưu và ở nhà dành trọn tâm huyết để chăm sóc vườn nhãn. Người đàn ông đất Mường được bà con nơi đây coi là người đã mang nghề trồng nhãn về với Xuân Thủy.

Hôm chúng tôi đến thăm, ông Lực đang thu hoạch nhãn. Người đàn ông đất Mường dáng người dong dỏng, nước da rám nắng, mái tóc đã điểm bạc lái chiếc xe kéo chở nhãn chạy băng băng trên đường thôn. Vừa về đến nhà, ông đã nhanh tay đóng nhãn cho khách. Giọt mồ hôi lăn dài trên trán, nhưng trên khuôn mặt ông Lực luôn nở nụ cười tươi. 

Người gây dựng thương hiệu nhãn Xuân Thủy ở Hòa Bình- Ảnh 1.

Ông Bùi Văn Lực đang tỉa bớt lá, loại bỏ quả nhãn không đạt yêu cầu để chuẩn bị đóng hộp cho khách hàng. Ảnh: Phạm Hoài.

Đôi bàn tay chai sạn của ông Lực nhanh thoăn thoắt, chẳng mấy chốc 10 thùng nhãn đã đóng xong. Vị khách đợi ở nhà để mua hàng nhìn thùng nhãn có tem mác đàng hoàng tỏ ra rất ưng ý. Đưa hàng cho khách xong, ông Lực mới thở phào nhẹ nhõm. 

“Năm nào cũng có khách đến tận vườn mua hàng. Với họ giá sản phẩm không thành vấn đề, quan trọng là mình giao hàng đảm bảo chất lượng. Năm nay nhãn có sụt giảm sản lượng đôi chút, nhưng lại bán được giá hơn”, ông Lực vui vẻ nói.

Chưa kịp tan tuần trà, ông Lực đã dẫn chúng tôi đi thăm vườn nhãn. Trái với sự khoan thai khi ngồi tiếp khách, vừa bước chân vào vườn, ông Lực trở thành người hoạt bát và khác hẳn. Dường như được chăm sóc vườn nhãn là niềm vui sống của ông. 

Từng cây nhãn gốc to, cành tỏa bốn phía, sai trĩu quả hiện lên giữa bốn bề mây núi. Nhãn được trồng thành hàng, thành lối tựa như những chiếc ô khổng lồ kéo dài tới chân núi. Từng chùm nhãn rủ xuống xếp tầng, xếp lớp. Suốt ngày, ông Lực ở vườn nhãn để tỉa tót từng chùm quả. Ông đưa tay nâng niu chùm nhãn nhẹ nhàng tựa như chăm sóc trẻ nhỏ.

“Trồng cây có quả chỉ là một phần của quá trình. Điều quan trọng với người làm vườn là phải tỉa tót, chăm sóc từng cây, từng quả một nó mới mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất’, ông Lực cho biết.

Người gây dựng thương hiệu nhãn Xuân Thủy ở Hòa Bình- Ảnh 2.

Khu vườn trồng nhãn của ông Bùi Văn Lực ở xóm Khoang, xã Xuân Thủy. Ảnh: Phạm Hoài.

Quả như lời ông Lực chia sẻ, mấy trăm cây nhãn trong vườn được tỉa tót, chăm sóc vô cùng tỉ mỉ. Cây nào cây nấy treo quả và được tạo dáng vô cùng chuẩn. Từng cành, từng chùm nhãn phát triển đều đặn tựa như được xếp hình vậy. Dưới tán nhãn cỏ mọc xanh rì, ông Lực còn kỳ công lắp hệ thống tưới nước tự động cho cây. 

Theo ông Lực, cây nhãn có sức sống mãnh liệt và phát triển rất tốt ở đất Mường. Tuy nhiên, khi ở thời kỳ ra hoa đậu quả, cây nhãn cần rất nhiều nước, do vậy, phải luôn giữ ẩm cho vườn, cây mới phát triển tốt và cho sản lượng cao nhất. 

Ở giữa vườn, ông còn để la liệt những thùng phi nhỏ, đó là nơi ông ủ cá và đậu tương làm “thức ăn” cho vườn nhãn. Cá, đậu tương được ủ men vi sinh, sau một tháng trở thành phân hữu cơ. Nhờ bón loại phân này mà vườn nhãn xanh tốt quanh năm. Quả nhãn có chất lượng hảo hạng. 

“Cả năm vườn chỉ ủ có 3 tạ cá và 2 tạ đậu tương là đủ bón cho mấy trăm cây. Cây được chăm sóc tốt, nên luôn cho sản lượng cao. Dự kiến năm nay, tôi thu được 30 tấn nhãn, sản lượng có giảm đôi chút so với mọi năm, nhưng năm nay lại bán được giá. Dự trừ hết chi phí, gia đình thu được khoảng 300-400 triệu đồng”, ông Lực chia sẻ.

Người gây dựng thương hiệu nhãn Xuân Thủy ở Hòa Bình- Ảnh 3.

Ông Lực dùng cá và đậu tương ủ men vi sinh để bón cho cây nhãn. Ảnh: Phạm Hoài.

Hiện, vườn nhãn của ông Lực được chọn là vườn để xuất khẩu, nên mọi quy trình chăm sóc nhãn đều được ông ghi chép tỉ mỉ. Suốt mấy chục năm qua, vườn nhãn là cái “máy in tiền” đều đều cho gia đình ông. Vui hơn cả là lựa chọn của ông cách đây gần 30 năm đã mang lại cho vùng đất non xanh thủy tú này sự ấm no và sung túc.

Người giúp cây nhãn bén rễ trên đất Xuân Thủy

Ông Lực sinh ra và lớn lên tại vùng đất trù phú, nhưng cuộc sống của bà con người Mường lại gặp rất nhiều khó khăn. Khi đó, cái đói cái nghèo còn hiển hiện trên từng nếp nhà. Gia đình ông Lực lại có tư duy rất tiến bộ, bố ông luôn động viên con cái, muốn thoát nghèo bền vững chỉ cách học lấy cái chữ để thay đổi số phận. 

Là người có chí, đến tuổi trưởng thành thay vì ở nhà lấy vợ sinh con như bao trai Mường khác, ông dành tâm huyết để ôn thi đại học. Những nỗ lực của ông đã được đền đáp, ngày ông nhận báo giấy đỗ Đại học Biên phòng cả xã bàng hoàng. Bởi lẽ từ trước đến nay, xã này chưa từng có ai đi học đại học.

Suốt mấy năm rèn luyện nơi quân trường, ông Lực lại không có may mắn được khoác ba lô đến các đồn biên phòng nơi biên giới để phụng sự nhiệm vụ cao cả. Năm thứ tư tại trường đại học, sức khỏe của ông không được tốt, nên ông xin rời trường về quê nhà. Chàng trai Mường từng là niềm tự hào của cả xã Xuân Thủy trở về với chiếc ba lô rỗng khiến ai cũng chạnh lòng.

Khi đó, đất Mường còn nghèo lắm, ông Thủy tham gia công tác ở xã rồi ông được giữ trọng trách Trưởng ban Văn hóa xã. Sau mỗi nhiệm kỳ, bằng sự nỗ lực của mình, ông được bầu làm Chủ tịch xã rồi Bí thư Đảng ủy xã Xuân Thủy.

Người gây dựng thương hiệu nhãn Xuân Thủy ở Hòa Bình- Ảnh 4.

Nhờ được chăm sóc tốt nên vườn nhãn của ông Lực luôn cho sản lượng cao, quả đẹp. Ảnh: Phạm Hoài.

Suốt những năm tham gia công tác tại xã, ông Lực luôn nung nấu là tìm cách thay đổi tư duy sản xuất của bà con. Nếu cứ trồng ngô, trồng lúa, năm hai vụ như vậy, đời sống của bà con mãi quanh quẩn với cái cày con trâu, đói nghèo sẽ còn ngự trị ở đất này. 

Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, ông đã mạnh dạn về Hưng Yên tìm kiếm giống nhãn Hương Chi để đưa về đất Mường. Ngày ông mang giống nhãn về, bà con ai cũng nghĩ, trồng cây ăn quả bao giờ mới có thu hoạch. Ông Lực lại có niềm tin sắt đá vì đất đồng bãi quê mình cũng tốt tươi không kém gì ở Hưng Yên. Năm đó, ông Lực mua 300 cây nhãn về trồng tại vườn nhà. Ông trồng đúng khoảng cách, cây cách cây 8m. Suốt mấy năm ròng, ông chỉ nhìn thấy cây với đất, chưa có thu hoạch gì. 

“Năm đó tôi mua giống nhãn chiết, mỗi cây giống hết 30.000 đồng. Tổng tiền giống đã “ăn” mất 2 con bò của gia đình. Với số tiền đó, ở đất này, không phải ai cũng dám đầu tư. Hơn nữa, họ cũng không nghĩ cây nhãn sẽ mang lại hiệu quả”, ông Lực bộc bạch. 

Những tâm tư lo lắng đó của gia đình ông được xóa bỏ, khi năm thứ 3 cây nhãn đã cho quả bói. Lúc bóc quả nhãn, đôi bàn tay ông còn run run vì suốt 3 năm qua, những lo lắng của ông tan biến, quả nhãn có cùi dày, vỏ mỏng, ăn ngọt không kém gì ở vùng đất Hưng Yên.

Đến năm thứ 4, cây nhãn lớn nhanh và cho thu hoạch. Vườn cây cho quả, nhưng khi đó ở đất Mường hầu như chưa có thương lái nào vào thu mua. Ông Lực hái nhãn với tâm tư nặng trĩu. Từng thùng nhãn sáng bóng, quả to, ăn ngọt lừ lại chưa biết bán ở đâu. Năm đó, ông đã phải thuê xe tải rồi chở nhãn về chợ Long Biên (Hà Nội) bán lẻ. Không ngờ chuyến đi bán nhãn đó của ông Lực lại mở ra hướng làm ăn mới cho bà con người Mường ở Xuân Thủy. 

“Khi đến chợ Long Biên, tôi vừa mở thùng ô tô ra đã có thương lái đến hỏi mua. Họ ăn thử nhãn và rất ưng ý. Thay vì phải chở nhãn lên chợ bán, họ đã về tận vườn nhà tôi thu mua nhãn với giá trên 30.000 đồng/kg”, ông Lực nhớ lại.

Người gây dựng thương hiệu nhãn Xuân Thủy ở Hòa Bình- Ảnh 5.

Vườn nhãn của gia đình ông Lực được chọn để xuất khẩu đi các nước Châu Âu. Ảnh: Phạm Hoài.

Sau mỗi năm, vườn nhãn lại cho thu hoạch cao hơn., có năm ông thu được cả tỷ đồng từ vườn nhãn. Việc tiêu thụ nhãn những năm đó vô cùng thuận lợi. Sự thành công của ông Lực là nguồn động viên lớn giúp bà con nơi đây trồng nhãn. 

Từ vài hộ trồng ban đầu, đến giờ Xuân Thủy đã trở thành vựa nhãn của đất Mường. Vui hơn cả là vườn nhãn của gia đình ông Lực được chọn để xuất khẩu đi các nước Châu Âu. 

“Việc xuất khẩu nhãn sẽ là hướng chính để vựa nhãn có thu hoạch tốt hơn. Tuy nhiên, muốn làm được điều đó, người trồng nhãn phải tuân thủ chặt chẽ những quy định trong việc trồng và chăm sóc nhãn. Chỉ khi người trồng nhãn đáp ứng được yêu cầu về mẫu mã và sản phẩm, mới có hy vọng đổi đời nhờ cây nhãn”, ông Lực tâm sự.

Theo Phòng NN&PTNT huyện Kim Bôi, diện tích trồng nhãn toàn huyện khoảng 360ha, trong đó, tại xã Xuân Thủy khoảng 180ha. Hai giống nhãn được trồng tại địa phương là Hương Chi và nhãn Miền.





Nguồn: https://danviet.vn/nguoi-gay-dung-thuong-hieu-nhan-xuan-thuy-o-hoa-binh-20240801152211713.htm

Cùng chủ đề

Việt Nam cam kết triển khai chương trình nghị sự về phụ nữ, hòa bình và an ninh

Ngày 25/3/2025, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phối hợp với Australia và Canada tổ chức Hội thảo Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) về chủ đề Phụ nữ, hoà bình và an ninh lần thứ 2 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Hội thảo có sự tham dự của đông đảo đại biểu đến từ các nước tham gia ARF, cơ quan liên quan của...

Xây dựng tình đoàn kết vững chắc ở mỗi khu dân cư

Với phương châm hướng mạnh về cơ sở, góp phần phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nhiều cán bộ Mặt trận tỉnh Hòa Bình đã tiên phong, đi đầu trong mọi hoạt động, từ đó tuyên truyền về chính sách, pháp luật, xây dựng tình đoàn kết vững chắc ở mỗi khu dân cư. ...

Azerbaijan, Armenia tiến gần hòa bình

Cả Azerbaijan lẫn Armenia ngày 13.3 thông báo hai bên đã kết thúc các cuộc đàm phán nhằm giải quyết cuộc xung đột kéo dài hàng thập niên, và đã nhất trí về văn bản của một hiệp ước hòa bình tiềm năng,...

Những nội dung chính trong thực hiện quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021-2030

Theo đó, kế hoạch đề ra 4 nội dung chủ yếu về: dự án đầu tư công; dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công; kế hoạch sử dụng đất; nguồn lực và việc sử dụng nguồn lực để thực hiện quy hoạch.  Trong đó về dự án đầu tư công, sẽ tập trung triển khai thực hiện các dự án đầu tư lĩnh vực giao thông, ưu tiên thực hiện các...

tạo nền tảng vững chắc cho phát triển du lịch

Kinhtedothi – Nhằm tạo bước đột phá trong phát triển "ngành công nghiệp không khói", thời gian qua, các địa phương ở tỉnh Hòa Bình đã tập trung đầu tư hạ tầng, đa dạng sản phẩm du lịch, đẩy mạnh quảng bá tới du khách. Từ năm 2023, xã Hợp Phong (huyện Cao Phong) đã thực hiện mô hình du lịch cộng đồng - sinh thái xóm Mừng. Xóm Mừng có trên 98% là người dân tộc Mường. Để phát...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mây mù bao phủ khu di tích danh thắng ở Hải Dương có lưng tựa núi, trước mặt là sông

Khu di tích danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc thuộc TP Chí Linh (Hải Dương) tựa lưng vào núi Trán Rồng, trước mặt là sông Lục Đầu tạo thành vùng đất quần tụ đủ tứ linh, ngũ nhạc, lục đầu giang. ...

Bài đọc nhiều

Hội Nông dân Sơn La tập huấn, bỗi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động nông thôn mới

Clip: Nông dân Sơn La tích cực tham gia xây dựng nông thôn mớiTích cực thực hiện phong trào thi đua xây dựng nông thôn mớiTriển khai thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng...

Ngăn đà sụt giảm xuất khẩu gỗ

Một trong những giải pháp trọng tâm trong thời gian tới của ngành gỗ trong nước là phát triển bền vững, dựa trên yếu tố cơ bản là sử dụng gỗ có chứng chỉ SFC và sản phẩm giảm phát thải…Đối mặt nhiều khó khăn Hiện nay, mỗi năm ngành gỗ xuất khẩu thu về trung bình trên 10 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn thứ...

Hồng giòn, loại quả ngon này đang chín, bán được giá, cả làng này ở Hà Tĩnh nhà nào cũng vui

Clip: "Đặc sản" hồng giòn Yên Du, Vũ Quang, Hà Tĩnh bước vào mùa thu hoạch.Hồng giòn Yên Du "đặc sản" hút kháchNhững ngày này, gia đình ông Nguyễn Văn Hoàn, ở thôn Yên Du, xã Đức Lĩnh...

Rầm rộ trồng cây, dựng hàng rào trái phép, vì sao hàng chục hộ dân ở Kon Tum lại tháo gỡ đi rồi?

Ngày 17/10, ông Phạm Khắc Nghĩa - Phó Chủ tịch UBND xã Đăk Pék, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum, cho biết đã vận động, thuyết phục thành công 31 hộ dân ở thôn Đăk Ven và thôn 14A, xã Đăk Pét tự nguyện tháo dỡ...

Người La Hủ trồng sâm Lai Châu

Tuy nhiên hiện nay, chính sách hỗ trợ và công cụ quản lý trong phát triển giống sâm Lai Châu còn hạn chế; hạ tầng giao thông đến bản còn khó khăn. Để giải quyết vướng mắc này cần phát triển và hình thành chuỗi liên kết sản xuất giữa người dân và doanh nghiệp; chuyển giao khoa học công nghệ về giống, quy trình chăm sóc, thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm.Ông Đao...

Cùng chuyên mục

Trồng các loại rau củ ưa lạnh, làm 3 vụ, bán quanh năm, một nông dân là tỷ phú Kon Tum

Với mong muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập, ông A Phố, nông dân tỷ phú Kon Tum ở thôn Kon Chênh (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) đã làm giàu với mô hình trồng rau củ xứ lạnh, mang lại thu nhập hàng trăm triệu...

Cà na Thái là đặc sản Cà Mau, loài cây dại ra quả dại ngờ đâu lại làm món quà vặt ăn bén miệng

Có lẽ do chưa phát huy được giá trị kinh tế nên hiện nay cây cà na không còn hiện hữu nhiều như xưa, nhưng đâu đó trên những nẻo đường quê, bên hông nhà, sân vườn các hộ gia đình ở vùng nước ngọt trong tỉnh Cà Mau, vẫn có...

Loài tôm khổng lồ của Việt Nam được giới nhà giàu Trung Quốc săn lùng, 2 tháng năm 2025 đã bán được 204 triệu...

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu tôm của Việt Nam ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở một số thị trường quan trọng, trong đó, xuất khẩu tôm hùm...

Mới nhất

COVERINGS 2025 CHÍNH THỨC KHAI MẠC – VIGLACERA GÂY NGẠC NHIÊN TẠI TRIỂN LÃM LỚN NHẤT BẮC MỸ CHUYÊN NGÀNH GẠCH MEN & ĐÁ...

Ngày 29/4/2025, lúc này là 21h30 theo giờ Việt Nam, bên kia bán cầu, tại Orlando, Florida nước Mỹ, Triển lãm lớn nhất tại Bắc Mỹ chuyên ngành gạch men và đá tự nhiên Coverings 2025 chính thức khai mạc. Chúng tôi đã ngay lập tức nhận được những tin tức mới nhất gửi về từ ông Mai...

Hội Kiến trúc sư Việt Nam tăng cường hợp tác toàn diện với Cuba và mở rộng kết nối quốc tế – Tổng công...

Đầu tháng 5/2025, TS.KTS Phan Đăng Sơn – Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam và các KTS đã có chuyến công tác chính thức tại Cuba nhằm thúc đẩy hợp tác nghề nghiệp, giao lưu học thuật và phát triển mạng lưới kiến trúc sư trẻ giữa hai quốc gia có mối quan hệ hữu nghị...

NOVAGROUP ĐỒNG HÀNH CÙNG THỂ THAO CÔNG AN NHÂN DÂN PHÁT TRIỂN CÁC BỘ MÔN THỂ THAO TRỌNG ĐIỂM, NÂNG CAO VỊ THẾ THỂ...

Lễ kết nạp Hội viên tổ chức và Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác có sự tham dự của: Giáo sư Tiến sỹ Trần Văn Thuấn – Thứ trưởng Bộ Y tế; Trung tướng Nguyễn Ngọc Toàn – Trợ lý Ủy viên Bộ Chính trị - Bộ trưởng Bộ Công an, Cục trưởng Cục Công tác...

Tăng trưởng vượt bậc, vươn tầm quốc tế

Thị trường GPU dành cho trí tuệ nhân tạo (AI GPU) đang ghi nhận tốc độ tăng trưởng vượt bậc, do nhu cầu triển khai khối lượng công việc AI tại các trung tâm dữ liệu ngày càng gia tăng. Theo dự báo của Gartner, doanh thu từ GPU AI toàn cầu sẽ tăng từ 13,1 tỷ USD...

Nỗ lực kết nối số quốc gia & phát triển AI vì người Việt

Năm 2024, thị trường công nghệ thông tin Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng, khi 78,8% dân số sử dụng Internet và 75,2% tham gia mạng xã hội, vượt xa mức trung bình toàn cầu 63,9%, theo báo cáo We Are Social 2025.  Trong bối cảnh này, Zalo tiếp tục giữ vững vị thế là công...

Mới nhất