Trang chủPolitical ActivitiesNgười đứng đầu địa phương phải nêu cao trách nhiệm trong phòng,...

Người đứng đầu địa phương phải nêu cao trách nhiệm trong phòng, chống thiên tai

(Chinhphu.vn) – Người đứng đầu các địa phương phải nêu cao trách nhiệm trong phòng, chống thiên tai, sự cố vì người đứng đầu là người chỉ huy trực tiếp tại chỗ nên có thể ra quyết định sáng suốt nhất và hợp lý nhất tại thời điểm xảy ra sự cố, thiên tai.
Người đứng đầu địa phương phải nêu cao trách nhiệm trong phòng, chống thiên tai- Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 – Ảnh: VGP/Hải Minh

Sáng 10/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2024.

Tham dự Hội nghị tại điểm cầu Trụ sở Chính phủ có Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, Điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam Pauline Tamesis, đại diện các đối tác phát triển và các tổ chức UNDP, UNICEF, JICA.

Người đứng đầu địa phương phải nêu cao trách nhiệm trong phòng, chống thiên tai- Ảnh 2.

Điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam Pauline Tamesis nhấn mạnh một trong những ưu tiên của LHQ là tài trợ cho việc thể chế hóa các hành động sớm trong quản lý thiên tai – Ảnh: VGP/Hải Minh

Thế giới mất 260 tỷ USD vì thiên tai

Theo Báo cáo tại cuộc họp, năm 2023 trên thế giới và khu vực đã xảy ra nhiều trận thiên tai lớn, phạm vi ảnh hưởng rộng, vượt mức lịch sử, gây thiệt hại rất nghiêm trọng về người và tài sản, điển hình như trận động đất ngày 6/2 tại Thổ Nhĩ Kỳ làm trên 55.000 người thiệt mạng, thiệt hại kinh tế trên 163 tỷ USD hay lũ quét do vỡ đập tại Lybia làm trên 12.300 người chết và mất tích, bão tuyết mạnh nhất trong vòng 100 năm tại 20 bang miền Tây, miền Trung nước Mỹ, hay là năm nắng nóng nhất trong lịch sử…

Tập đoàn tái bảo hiểm Thụy Sĩ Swiss Re ước tính tổng thiệt hại kinh tế do thiên tai gây ra trên thế giới trong năm qua có thể lên đến 260 tỷ USD.

Trong những tháng đầu năm 2024, mua lớn gây lũ, vỡ đê ở sông Ural của Nga làm 6.000 nhà bị ngập và hàng nghìn người phải sơ tán; mưa lũ, sạt lở đất tại Quảng Đông làm 48 người chết, 110.000 người phải sơ tán.

Ở Việt Nam, thiên tai năm 2023 xảy ra cực đoan trên các vùng miền với 1.964 trận thiên tai thuộc 21/22 loại hình, đặc biệt mưa lớn gây sạt lở đất, lũ quét, lũ, ngập lụt trên diện rộng và là năm bất thường khi số lượng bão, áp thấp nhiệt đới ít hơn rất nhiều so với trung bình nhiều năm và không có cơn bão nào đổ bộ vào đất liền.

Năm 2023 cũng xảy ra nhiều sự cố tai nạn trên biển, sập đổ công trình, sự cố hoá chất, độc, xạ, tràn dầu, hoả hoạn, cháy nổ với mức độ nghiêm trọng hơn so với năm trước.

Cả nước ghi nhận 5.331 sự cố, thiên tai làm 1.129 người chết, mất tích; thiệt hại về kinh tế do thiên tai ước tính trên 9.324 tỷ đồng.

Trong những tháng đầu năm 2024, một số đợt thiên tai nghiêm trọng đã xảy ra trên cả nước như rét đậm, rét hại tại khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ; hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở và ngập lụt do triều cường tại đồng bằng sông Cửu Long, nghiêm trọng nhất là tại khu vực Cà Mau.

Đặc biệt, nắng nóng kỷ lục được ghi nhận tại 110/186 trạm quan trắc trên cả nước; động đất được ghi nhận tại các tỉnh, thành phố như Hoà Bình, Lai Châu, Tuyên Quang, Hà Nội, Kon Tum.

Kể từ đầu năm đến nay, thiên tại đã làm 14 người chết, mất tích, thiệt hại vật chất ước tính trên 399 tỷ đồng.

Người đứng đầu địa phương phải nêu cao trách nhiệm trong phòng, chống thiên tai- Ảnh 3.

Các địa phương tham dự Hội nghị theo hình thức trực tuyến – Ảnh: VGP/Hải Minh

Hỗ trợ khắc phục thiên tai đạt mức cao kỷ lục

Về công tác khắc phục hậu quả thiên tai, năm 2023, Chính phủ đã quyết định hỗ trợ 8.500 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương cho 43 tỉnh, thành phố để khắc phục hậu quả thiên tai.

Trong tổng nguồn vốn hỗ trợ trên, Chính phủ dành 4.000 tỷ đồng cho 13 địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long thực hiện các dự án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển.

Đi đôi với việc hỗ trợ, các tổ công tác đã được thành lập do Ban Chỉ đạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì để kiểm tra việc sử dụng nguồn lực hỗ trợ cho các địa phương.

Các địa phương cũng đã ưu tiên, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động phòng, chống thiên tai với tổng kinh phí trên 3.070 tỷ đồng.

Bộ NN&PTNT đã xuất cấp 100 tấn hạt giống lúa, 67 tấn hạt giống ngô, 10 tấn hạt giống rau; 56 tấn và 10.000 lít thuốc hoá chất sát trùng gia súc, gia cầm, thuỷ sản cho các địa phương để kịp thời ổn định sản xuất.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, chưa bao giờ Chính phủ bố trí nguồn ngân sách cho công tác phòng, chống thiên tai nhiều như trong thời gian vừa qua.

Người đứng đầu địa phương phải nêu cao trách nhiệm trong phòng, chống thiên tai- Ảnh 4.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đặc biệt là trước mùa mưa lũ – Ảnh: VGP/Hải Minh

Dự báo diễn biến thời tiết trên cả nước trong thời gian tới

Tổng cục Khí tượng thủy văn nhận định trong thời gian tới thiên tai có khả năng diễn biến phức tạp, khó lường và cực đoan.

Dự báo có thể xảy ra nhiều đợt nắng nóng gay gắt ở nhiều vùng trên cả nước với nền nhiệt độ cao hơn trung bình nhiều năm.

Sau El Nino thì ảnh hưởng của La Nina vào những tháng cuối năm có thể gây mưa lớn, lũ lụt, nhất là tại khu vực miền Trung, đi kèm với đó là sạt lở đất, lũ quét ở vùng núi.

Hiện tượng ENSO duy trì trạng thái trung tính đến tháng 6 với xác suất 80-85%, sau đó có khả năng chuyển sang trạng thái La Nina với xác suất 60-65% và có khả năng kéo dài trong các tháng cuối năm 2024.

Từ tháng 4 đến tháng 6/2024, nắng nóng có khả năng sẽ gia tăng về cường độ và mở rộng dần sang các nơi khác của khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Trung Bộ.

Tại khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ, hiện tượng nắng nóng và nắng nóng gay gắt có khả năng xuất hiện nhiều hơn so với trung bình nhiều năm trong tháng 7-8 tới, đề phòng xảy ra nắng nóng đặc biệt gay gắt.

Nắng nóng có xu hướng giảm dần từ nửa cuối mùa tháng 8 ở Bắc Bộ và từ tháng 9 ở khu vực Trung Bộ.

Dự báo khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ thì tình trạng khô hạn còn tiếp diễn đến nửa đầu tháng 5; Trung Bộ có khả năng xuất hiện khô hạn kéo dài trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 8.

Từ cuối tháng 6, khả năng sẽ có bão và áp thấp nhiệt đới xuất hiện trên Biển Đông; có khoảng 11-13 cơn trên Biển Đông, trong đó có khả năng 5-7 cơn bão sẽ ảnh hưởng đến đất liền. Hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới có khả năng sẽ tập trung vào nửa cuối mùa bão từ tháng 9 đến tháng 11.

Tại cuộc họp, các địa phương kiến nghị Trung ương tiếp tục hỗ trợ kinh phí cho các địa phương khắc phục hậu quả thiên tai năm 2023, xây dựng khu tái định cư để di dời bà con trong tình trạng khẩn cấp, nâng cấp các hồ chứa, đập xung yếu, các vị trí đê điều xung yếu.

Các địa phương cũng đề nghị các bộ, ngành Trung ương xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành Nghị định, Quyết định thay thế Nghị định số 02/2017/NĐ-CP và Quyết định số 01/2016/QĐ-TTg đã hết hiệu lực.

Tỉnh Hà Tĩnh, một trong những địa phương có nhiều hồ chứa nhất cả nước (348 hồ chứa với tổng dung tích khoảng 1,6 tỷ m3 nước), mong muốn sớm triển khai dự án xây dựng hồ chứa Trại Dơi đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch.

Hà Tĩnh cũng mong muốn các bộ, ngành Trung ương giúp tỉnh nghiên cứu các giải pháp tổng thể nhằm tăng cường khả năng thoát lũ, giảm thiểu ngập lụt lưu vực sông Ngàn Sâu.

Tỉnh Thừa Thiên Huế kiến nghị các bộ, ngành Trung ương bố trí nguồn lực triển khai sớm việc kiểm định, đánh giá công tác quản lý an toàn đập, hồ chứa thuỷ lợi và thuỷ điện.

Tỉnh Đắk Nông đề xuất phải tập trung nâng cao độ che phủ của rừng và chất lượng che phủ của rừng; có chiến lược tổ chức lại sản xuất nông nghiệp có khả năng thích ứng tốt hơn với sự bất ổn của thời tiết, thiên tai.

Tỉnh Cà Mau, địa phương đang phải đối mặt với 3 thách thức cùng lúc là sạt lở bờ biển, thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô trong khi nguồn nước ngầm đã dùng đến 90%, nguy cơ cháy rừng; kiến nghị khi tổ chức lại bộ máy ban chỉ đạo phòng thủ dân sự theo Luật Phòng thủ dân sự có hiệu lực từ tháng 7/2024, cần chú trọng đúng mức vai trò của các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là ngành nông nghiệp.

Phát biểu tại Hội nghi, Điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam Pauline Tamesis nhấn mạnh một trong những ưu tiên của LHQ là tài trợ cho việc thể chế hóa các hành động sớm trong quản lý thiên tai.

Bà Pauline Tamesis cho rằng Việt Nam cần lồng ghép các hành động sớm vào khung thể chế, cơ chế chính sách và bảo đảm đủ nguồn tài chính cần thiết để thực hiện những hành động sớm trong quản lý thiên tai.

Để có hành động sớm trong quản lý thiên tai thì dữ liệu và thông tin về thiên tai chính xác và đáng tin cậy cùng khả năng phân tích dữ liệu có vai trò rất quan trọng, giúp nắm bắt được thông tin về những đối tượng dễ bị tổn thương nhất, nhất là phụ nữ và trẻ em.

Bà Pauline Tamesis cũng khuyến nghị Việt Nam tăng cường hơn nữa việc trao quyền và ưu tiên sự tham gia của cộng đồng trong quản lý rủi ro thiên tai.

Người đứng đầu địa phương phải nêu cao trách nhiệm trong phòng, chống thiên tai- Ảnh 5.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cùng các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị – Ảnh: VGP/Hải Minh

Tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn

Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng đánh giá cao các cấp, các ngành đã theo dõi sát tình hình; chủ động trong công tác chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả tương đối tốt trên bình diện chung của cả nước so với nhiều năm trước đây; chất lượng dự báo khí tượng thủy văn tiến bộ hơn rất nhiều, là điều rất đáng mừng; cơ chế chính sách có sự điều chỉnh rất kịp thời, nhất là sự ra đời của Luật Phòng thủ dân sự… góp phần làm giảm thiểu tối đa thiệt hại của thiên tai, sự cố trong thời gian qua.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng thẳng thắn nhìn nhận nhận thức của cán bộ, người dân còn có nơi chưa đầy đặn; không phải nơi nào cũng làm tốt việc kiểm tra, giám sát, đôn đốc, kể cả trước khi mùa thiên tai, bão lũ.

Công tác giám sát, dự báo, cảnh báo sớm cũng có những vấn đề cần chấn chỉnh, làm tốt; một số quy định pháp luật chưa thông suốt, còn chồng chéo, hoặc chưa phù hợp, có những quy định đã ban hành cách đây 15 năm.

Trên bình diện chung cả nước, khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng còn hạn chế, nên cần từng bước được đầu tư phát triển.

Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Phó Thủ tướng yêu cầu tập trung chuẩn bị kiện toàn bộ máy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn theo Luật Phòng thủ dân sự, bảo đảm bộ máy mới hoạt động nhanh hơn, mạnh hơn, hiệu quả hơn. Bộ Quốc phòng phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành có liên quan sớm xây dựng Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Phòng thủ dân sự.

Phó Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành tiếp tục hoàn thiện việc sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật; mạnh dạn đề xuất các quy định mới nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ, thuận lợi cho công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

Cần làm tốt hơn, hiệu quả hơn nữa công tác truyền thông nâng cao nhận thức của tất cả mọi người, trước hết là những người có trách nhiệm, thông qua mạng xã hội hoặc tin nhắn điện thoại….

Phó Thủ tướng yêu cầu phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đặc biệt là trước mùa mưa lũ; thường xuyên rà soát, tính toán, cập nhật kịch bản ứng phó thiên tai, sự cố cho sát với thực tiễn nhất.

Cơ quan dự báo khí tượng thủy văn tiếp tục tăng cường chất lượng dự báo sao cho kịp thời, chuẩn xác nhất có thể, Phó Thủ tướng yêu cầu.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị từng địa phương tập trung nâng cao năng lực điều hành của mình; tăng cường trao quyền và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu địa phương bởi đây mới là người chỉ huy trực tiếp tại chỗ, mới có thể ra quyết định sáng suốt nhất và hợp lý nhất tại thời điểm xảy ra sự cố, thiên tai.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh sự cần thiết phải cố gắng huy động nguồn lực đầu tư và các nguồn lực khác cho công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, trong đó chú trọng huy động nguồn lực từ xã hội cho công tác khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố trên tinh thần phát huy truyền thống sẻ chia trong lúc khó khăn, hoạn nạn.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang mong các tổ chức quốc tế tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam, nhất là trong trao đổi, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm của các quốc gia khác; hỗ trợ đào tạo chuyên môn, nhất là trong công tác dự báo chính xác; quan tâm đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại, vốn vay ưu đãi./.

Hải Minh – Cổng TTĐT Chính phủ

Nguồn: https://baochinhphu.vn/nguoi-dung-dau-dia-phuong-phai-neu-cao-trach-nhiem-trong-phong-chong-thien-tai-102240510142856613.htm

Cùng chủ đề

Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc đánh giá cao đóng góp của Việt Nam tại các diễn đàn pháp lý quốc tế

Ngày 26/3, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ) Đặng Hoàng Giang đã có buổi làm việc với Phó Tổng thư ký, Trưởng Văn phòng Pháp lý của LHQ Elinor Hammarskjöld nhân dịp bà tiếp quản vị trí này. Tại buổi làm việc, Đại sứ Đặng Hoàng Giang đã chia sẻ về quá trình tham gia của Việt Nam tại các cơ quan pháp lý LHQ thời gian...

Việt Nam và Canada ký kết hợp tác trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Chiều 26/3, thông tin từ Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam cho biết, từ ngày 22-28/3/2025, Đoàn công tác của Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam (Bộ Quốc phòng), do Thiếu tướng Phạm Mạnh Thắng, Cục trưởng làm Trưởng đoàn có chuyến thăm và làm việc tại Canada nhằm tăng cường hợp tác song phương trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. ...

Biểu tình lan rộng ở Thổ Nhĩ Kỳ, hơn 1.100 người bị bắt

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 24.3 khẳng định các cuộc biểu tình rầm rộ trong nước những ngày qua đã trở thành "phong trào bạo lực". ...

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ chỉ trích các cuộc biểu tình ở Istanbul

(CLO) Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan hôm thứ Hai tuyên bố rằng các cuộc biểu tình phản đối vụ bắt giữ Thị trưởng Istanbul Ekrem Imamoglu đã biến thành "phong trào bạo lực" và cảnh báo Đảng Nhân dân Cộng hòa (CHP) đối lập sẽ phải chịu trách nhiệm...

Nguy cơ AI khơi mào chiến tranh hạt nhân không phải chuyện viễn tưởng

(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quảng Phú Cầu – ‘Nam châm’ hút khách du lịch miền di sản ngoại đô

Ứng Hòa, vùng đất giàu truyền thống văn hóa nằm ở phía Nam Thủ đô Hà Nội, đang dần khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch với những tiềm năng chưa được khai thác hết. Trong bức tranh đa sắc màu ấy, làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu nổi lên như một điểm sáng, không chỉ lưu giữ nghề thủ công truyền thống mà còn mang trong mình tiềm năng du lịch to lớn, góp phần...

Lịch thi đấu UEFA Euro 2024 và COPA AMERICA 2024; Công an cảnh báo tội phạm cá độ

(Chinhphu.vn) - Giải vô địch bóng đá Châu Âu (EURO 2024) và giải vô địch bóng đá Nam Mỹ năm 2024 (COPA AMERICA 2024) diễn ra từ ngày 15/6/2024 đến ngày 15/7/2024. Đây là những sự kiện thể thao lớn, thu hút đông đảo người xem. Đồng thời cũng là thời điểm phát sinh, gia tăng các hình thức cá độ bóng đá, lôi kéo số lượng người chơi lớn, gây ra rất nhiều hệ lụy, suy thoái kinh...

Thủ tướng chỉ rõ những ‘tài sản vô giá’ để Ninh Bình bứt phá, phát triển nhanh, bền vững

(Chinhphu.vn) - Chỉ rõ "1 trọng tâm, 2 quyết tâm, 3 động lực" để Ninh Bình phát triển nhanh, bền vững, Thủ tướng nhấn mạnh nguồn lực quan trọng nhất vẫn là con người, phát huy tính tự lực, tự cường, truyền thống lịch sử, văn hóa hào hùng của vùng đất Cố đô Hoa Lư, dựa vào công nghiệp và dịch vụ để bứt phá, chú trọng xây dựng giá trị thương hiệu di sản, du lịch, phát...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Bình

(Chinhphu.vn) - Sáng 28/5, tại tỉnh Ninh Bình, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó có mục tiêu đến năm 2035, tỉnh Ninh Bình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Bình - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Cùng tham dự Hội nghị có các đồng...

Khai thác và quản lý Hệ thống thông tin quốc gia về hợp tác xã

(Chinhphu.vn) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành Thông tư số 9/2024/TT-BKHĐT quy định biểu mẫu thực hiện thủ tục đăng ký tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và quy định về nội dung thông tin, việc cập nhật, khai thác và quản lý Hệ thống thông tin quốc gia về hợp tác xã. Theo Thông tư, công tác xây dựng, cập nhật, khai thác và quản lý Hệ thống thông tin...

Bài đọc nhiều

Đưa quan hệ Việt Nam – Trung Quốc ngày càng thực chất, hiệu quả hơn

VOV.VN - Hướng tới dấu mốc quan trọng năm 2025, dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc, hai bên khẳng định nỗ lực phấn đấu thúc đẩy, đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới, ngày càng thực chất, hiệu quả hơn. Hoạt động đối ngoại đặc biệt quan trọng  Chuyến thăm cấp Nhà nước đến Trung Quốc là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ...

Tết đoàn viên tại quận Cam, bang California, Hoa Kỳ

Trong không khí Tết đầm ấm, ngày 18/2, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco tổ chức chương trình Xuân Quê hương mừng Tết Giáp Thìn 2024 tại quận Cam, bang California, Hoa Kỳ. Quang cảnh Xuân Quê hương năm 2024 tại quận Cam, bang California, Hoa Kỳ. (Nguồn: TLS Việt Nam tại San Francisco) Đây là chương trình Xuân Quê hương thứ 2 trong dịp Tết cổ truyền năm nay, sau thành công của chương trình Xuân Quê...

Trở về Tết Trung thu xưa qua những tư liệu cổ được trưng bày tại Hà Nội

(Dân trí) - Nhiều tư liệu cổ về Tết Trung thu xưa đang được trưng bày tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ ở 50 Đào Duy Từ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Nhiều hoạt động nằm trong khuôn khổ sự kiện "Tết Trung thu truyền thống 2023" đang được tổ chức tại khu phố cổ Hà Nội. Ghi nhận tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ (50 Đào Duy Từ, Hoàn Kiếm, Hà Nội), nơi...

Các khoản đầu tư tỷ USD của SK Group, chaebol lớn thứ 3 Hàn Quốc ở Việt Nam

SK Group lớn cỡ nào? Tính theo doanh thu, SK Group là tập đoàn kinh tế gia đình (chaebol) lớn thứ 3 Hàn Quốc chỉ sau Samsung và Hyundai. Năm 2023, tập đoàn này ghi nhận doanh thu 99,64 tỷ USD, giảm nhẹ so với mức 102,53 tỷ USD của năm trước. Chữ SK không phải viết tắt của South Korea (Hàn Quốc) mà là Sunkyong - công ty dệt may - tiền thân của tập đoàn. Doanh nghiệp này bắt...

Việt Nam vẫn có 6 tỉ phú USD, những vị nào năm qua gia tăng tài sản?

Năm 2024 đã khép lại, Việt Nam vẫn duy trì 6 cái tên trong bảng xếp hạng tỉ phú USD, theo dữ liệu cập nhật trên Forbes. Trong đó, có tỉ phú tăng thêm tài sản ròng, ngược lại có những đại gia bị suy giảm tài sản. Ông Phạm Nhật Vượng - tỉ phú giàu nhất Việt Nam - xuất hiện cùng hai con trai tại lễ trao giải thưởng VinFuture - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH Theo dữ liệu trên Forbes, 6 tỉ...

Cùng chuyên mục

Các luật, nghị quyết thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 phục vụ hiệu quả cho công cuộc sắp xếp bộ...

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra vào sáng nay (16/4), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã truyền đạt Chuyên đề "Về sửa đổi hiến pháp và pháp luật; phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI...

Thúc đẩy hợp tác giáo dục đại học giữa Việt Nam và Cuba

Chiều 15/4, tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc đã có buổi tiếp và làm việc với ông Reynaldo Velázquez Zaldívar, Thứ trưởng Bộ Giáo dục Đại học Cuba. Quang...

Tham vấn báo cáo về ảnh hưởng của giáo viên đến kết quả học tập của học sinh

Ngày 4/4, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo tham vấn “Báo cáo về ảnh hưởng của giáo viên đến kết quả học tập của học sinh”. Dự hội thảo có đại...

Lễ bế giảng lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp khóa 48/2024

Lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương khóa 48/2024 gồm 63 học viên là cán bộ, công chức, viên chức của Thanh tra Chính phủ. Quá trình tham gia lớp học, các học viên đã được nghe giới thiệu 27 chuyên đề và 6 chuyên đề báo cáo của hai nhóm kiến thức cơ bản: Phần kiến thức chung và phần kỹ năng cơ bản. Kết thúc khoá học, 63 học viên lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao...

Thanh tra Chính phủ họp giao ban cấp vụ tháng 3

Báo cáo tại cuộc họp cho thấy, trong tháng 3/2025, Tổng Thanh tra Chính phủ và các đồng chí Phó Tổng Thanh tra Chính phủ tham dự đầy đủ các cuộc họp của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ theo chương trình, kế hoạch công tác và đột xuất. Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ chỉ đạo các cục, vụ, đơn vị nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ...

Mới nhất

Sản lượng thép thô của Hòa Phát đạt 2,66 triệu tấn trong quý 1, tăng 25%

Quý 1/2025, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 2,66 triệu tấn thép thô, tăng 25% so với cùng kỳ. Sản lượng bán hàng thép cuộn cán nóng, thép chất lượng cao, thép xây dựng và phôi thép đạt 2,38 triệu tấn, tăng 29% so với quý 1/2024. Sản lượng sản xuất và bán hàng quý 1/2025 tăng trưởng...

Những bước đi mạnh mẽ của Cảng Hải Phòng trên hành trình hội nhập quốc tế – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Việc bắt tay cùng tập đoàn vận tải biển hàng đầu thế giới MSC để triển khai các tuyến vận tải thương mại tại cụm cảng nước sâu Lạch Huyện cho thấy Cảng Hải Phòng đang có những bước tiến dài hướng ra thị trường toàn cầu. Chiều 16/4, tàu container mang tên MSC MAKALU III thuộc tuyến vận...

KỲ VỌNG KCN DỐC ĐÁ TRẮNG – DẤU MỐC MỚI CHO KHU KINH TẾ VÂN PHONG – Tổng công ty Viglacera

“Kỳ vọng vào KCN Dốc Đá Trắng”, “KCN Dốc Đá Trắng: Phát huy lợi thế phát triển kinh tế - xã hội Khánh Hòa”, “Sắp có dự án khu công nghiệp hơn 1.807 tỷ đồng tại Khu kinh tế Vân Phong”, là nhan đề chính của hàng loạt bài báo của các cơ quan báo chí trung ương...

Nâng tầm thẩm mỹ với ứng dụng kính siêu trắng cho thiết kế mặt dựng – Tổng công ty Viglacera

Là loại vật liệu đón ánh sáng, tạo nên các không gian kiến trúc đa dạng, kính siêu trắng góp phần làm thay đổi bộ mặt kiến trúc đô thị, tạo bước chuyển biến lớn trong hiện đại hóa công trình xây dựng. Với những ưu điểm nổi bật, kính siêu trắng ứng dụng ngày càng rộng rãi...

BÌNH THUẬN ĐÓN 85.000 LƯỢT KHÁCH TRONG DỊP GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG

Trong 3 ngày nghỉ lễ (5 – 7.4), Bình Thuận đã đón khoảng 85.000 lượt khách, trong đó có 3.500 lượt khách quốc tế. Tổng doanh thu du lịch ước đạt khoảng 237 tỷ đồng. Nhờ kỳ nghỉ kéo dài, hạ tầng giao thông thuận tiện và loạt sự kiện hấp dẫn, Bình Thuận tiếp tục khẳng định vị...

Mới nhất