Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếNgười đàn ông 60 tuổi bất ngờ đau đớn vì thoái hóa...

Người đàn ông 60 tuổi bất ngờ đau đớn vì thoái hóa khớp do mắc sai lầm này trong lúc đi bộ tập thể dục

GĐXH – Thoái hoá khớp có liên quan đến tuổi tác, tuy nhiên việc đi bộ tập thể dục với cường độ cao, gây áp lực lên các khớp là nguyên nhân chính khiến khớp gối của ông Minh nhanh bị thoái hoá.

Đi bộ tập thể dục sai cách, người đàn ông bị thoái hóa khớp gối

Để kiểm soát bệnh mỡ máu cao, phòng ngừa bệnh tim mạch, ông Minh (60 tuổi, Trung Quốc) đã thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống, vận động nhiều hơn bằng cách đi bộ tập thể dục.

Theo ông Minh, đi bộ là bài tập dễ dàng cho người cao tuổi. Ông quyết định chọn đi bộ 10.000 bước/ngày. Sau thời gian dài kiên trì như vậy, ông Minh giảm được 5kg, mỡ máu được kiểm soát. Ông vô cùng hài lòng với kết quả này nên vẫn tiếp tục đi bộ, tập thể dục thể thao hàng ngày.‏

Người đàn ông 60 tuổi bất ngờ đau đớn vì thoái hóa khớp do mắc sai lầm này trong lúc đi bộ tập thể dục - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, gần đây ông Minh thường xuyên bị đau đầu gối, cổ chân khiến ông khó di chuyển nên đến viện khám. Sau khi chụp chiếu và làm các xét nghiệm, bác sĩ kết luận ông bị đau do thoái hoá khớp.

Bác sĩ giải thích thoái hoá khớp có liên quan đến tuổi tác, tuy nhiên nguyên nhân chính là do ông Minh đã lớn tuổi nhưng tập thể dục với cường độ cao, gây áp lực lên các khớp và khiến khớp nhanh thoái hoá. 

Bác sĩ cho biết, việc vận động thường xuyên là tốt nhưng cần cân nhắc thể trạng, sức khoẻ, tuổi tác để lựa chọn bộ môn, tần suất phù hợp, tránh gây các chấn thương khiến sức khỏe suy giảm.

Người bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ tập thể dục không?

Thoái hóa khớp gối gây tổn thương sụn và xương, đôi lúc còn kèm theo viêm khớp và suy giảm dịch nhầy trong khớp, dẫn đến sưng khớp và đau nhức. Khi người bệnh vận động sẽ làm tăng ma sát giữa các đầu xương gây đau nhức, khó chịu. Đó là lý do nhiều người bệnh e ngại các hoạt động như đi bộ hay chạy bộ.

Tuy nhiên, theo lời khuyên từ các chuyên gia y tế, việc tránh vận động hoàn toàn có thể khiến khớp gối mất dần độ linh hoạt, lưu thông máu kém hiệu quả và làm co cứng nhiều bộ phận khác như cơ, gân, dây chằng. Điều này không những làm tăng cảm giác đau nhức mà còn làm bệnh tiến triển nhanh hơn.

Trái lại, vận động đều đặn, đi bộ đúng cách không chỉ giúp giảm thiểu cảm giác đau mà còn duy trì sự linh hoạt, cải thiện chức năng của khớp gối. Vậy nên, duy trì thói quen đi bộ là một phần không thể thiếu trong quá trình điều trị và cải thiện tình trạng thoái hóa khớp gối.

Người đàn ông 60 tuổi bất ngờ đau đớn vì thoái hóa khớp do mắc sai lầm này trong lúc đi bộ tập thể dục - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Người bị thoái hóa khớp đi bộ tập thể dục cần biết điều này

– Khởi động trước khi tập luyện: Bạn nên dành 5 – 10 phút để thực hiện các động tác khởi động. Bước này giúp làm nóng cơ thể, thư giãn cơ bắp và khớp gối, giảm thiểu nguy cơ chấn thương khi vận động. Khi kết thúc buổi tập luyện, hãy nhẹ nhàng xoa bóp và vận động khớp gối để giúp cơ thư giãn.

– Đi bộ đúng kỹ thuật: Người bị thoái hóa khớp gối nên đi chậm rãi và sải bước vừa phải. Khi đi nên giữ tư thế nhìn thẳng về phía trước, cằm song song với mặt đất, toàn thân thư giãn, tay vung nhẹ nhàng. Chân tiếp đất từ gót chân, sau đó là toàn bộ bàn chân và cuối cùng là mũi chân.

– Cường độ tập luyện phù hợp: Khi bắt đầu tập luyện bạn không nên đi bộ quá 60 phút mỗi ngày và lựa chọn thời điểm bạn cảm thấy thoải mái nhất để tập luyện. Có thể bắt đầu bằng cách đi bộ ngắn, khoảng 5 – 10 phút mỗi lần và nghỉ ngơi giữa các đoạn đường. Dần dần, khi đã quen, hãy cố gắng tăng cường thời gian và quãng đường đi bộ để nâng cao hiệu quả tập luyện.

– Lựa chọn thời điểm thích hợp: Đi bộ vào sáng sớm và buổi tối đều mang lại những lợi ích riêng biệt. Buổi sáng giúp khởi động xương khớp và cải thiện tập trung, đồng thời giảm tần suất và cường độ đau. Đi bộ buổi tối hỗ trợ điều hòa cơ thể và cải thiện giấc ngủ, giúp ngăn ngừa tình trạng cứng khớp vào sáng hôm sau.

– Dừng tập khi cảm thấy đau: Trong quá trình đi bộ, nếu bạn cảm thấy đau nhiều ở khớp gối, hãy tạm ngừng và không nên cố gắng đi tiếp. Điều này giúp tránh làm tổn thương thêm khớp.



Nguồn: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/nguoi-dan-ong-60-tuoi-bat-ngo-dau-don-vi-thoai-hoa-khop-do-mac-sai-lam-nay-trong-luc-di-bo-tap-the-duc-172250219102216787.htm

Cùng chủ đề

Bác sĩ chỉ thói quen hằng ngày âm thầm hủy hoại cơ thể bạn sau tuổi 50

Nếu bạn muốn tuổi 50 là những năm tháng ý nghĩa, thì đã đến lúc bạn phải bắt đầu coi trọng sức khỏe của mình. ...

6 mẹo giúp người huyết áp cao bảo vệ sức khỏe tim mạch

Huyết áp cao nếu không được kiểm soát tốt, có thể dẫn đến các biến cố nguy hiểm đến tính mạng như đau tim và đột quỵ. ...

Làm sao để tránh cảm giác làm việc chán nản sau kỳ nghỉ dài?

Sau kỳ nghỉ kéo dài, nhiều người cảm thấy khó khăn khi quay trở lại công việc. Cảm giác chán nản, uể oải và mất động lực là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Luật sư đưa ra 1 mảnh giấy thì nín lặng

Đùn đẩy chăm sóc khi cha già ốm đau, nhưng nghe tin cha được bồi thường tiền giải phóng mặt bằng, hai người con trai trở nên ân cần hiếu thảo bất ngờ. ...

Hàn Quốc có 2 mỹ nhân sở hữu nhan sắc “nữ thần” nhưng chỉ thích mặc đồ đơn giản

Suzy và Kim Ji Won chọn phong cách thời trang đơn giản nhưng vẫn hút mắt. ...

Người đàn ông 32 tuổi bị đột quỵ nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người không ngờ tới

GĐXH - Người đàn ông bị đột quỵ nhồi máu não với dấu hiệu không điển hình là mất khả năng nuốt. ...

Loại quả ‘thần dược mùa xuân’ giúp ngăn ngừa lão hóa, tăng cường miễn dịch được bán đầy ở chợ Việt

GĐXH – Vào mùa xuân, loại quả này được ví ‘thần dược mùa xuân’ giúp ngăn ngừa lão hóa, được bán đầy ở chợ Việt. Bạn có thể tận dụng để làm vài món ngon dưới đây. ...

Cần lưu ý gì khi lựa chọn thuốc giảm đau?

Cho dù đó là đau đầu hay đau mạn tính do viêm khớp... thuốc giảm đau giúp chúng ta thoát khỏi cơn đau. Mặc dù mang lại sự giảm đau tạm thời nhưng thuốc cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, cần phải dùng phù hợp và đúng cách. ...

Bài đọc nhiều

Bộ Y tế thông tin mới nhất về virus gây bệnh cúm tại Việt Nam

Trong nước hiện không sự gia tăng đột biến so với số ca mắc được ghi nhận cùng kỳ hàng năm trước đây, với các tác nhân chủ yếu là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B. ...

Thuốc Tamiflu điều trị cúm, dùng sao cho đúng?

Dùng Tamiflu cần đúng thời điểm, đúng đối tượngHiện số ca mắc cúm vẫn...

Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang “nóng”

Theo thống kê từ Bộ Y tế, trong năm 2024, Việt Nam ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, tăng 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca). Tin mới y tế ngày 6/2: Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang “nóng”Theo thống kê từ Bộ Y tế, trong năm 2024, Việt Nam ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, tăng 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca). ...

Người trẻ cũng dễ gặp biến chứng do cúm nếu chủ quan

NDO - Sau khi tự test cúm tại nhà và có kết quả dương tính, người bệnh đã tự dùng Tamiflu trong 2 ngày. Tuy nhiên, tình trạng còn sốt cao và mệt mỏi khiến người bệnh phải đến khám tại Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện E trong tình trạng mắc cúm B bội nhiễm. Tiếp tục ghi nhận gia tăng ca mắc cúm Người bệnh N.T.T (nữ, 73 tuổi, ở Hà Nội) nhập viện...

Hiến máu tình nguyện ở Đà Nẵng có thể nhận 2/3 số tiền của người hiến máu lấy tiền

Người hiến máu tình nguyện ở Đà Nẵng có thể nhận được 2/3 số tiền của người hiến máu lấy tiền. ...

Cùng chuyên mục

Tin tức sáng 21-2: Xâm nhập mặn xu hướng tăng, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long chủ động ứng phó

Tin tức đáng chú ý: Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng tăng, mùa khô 2024-2025 cao hơn trung bình nhiều năm; Bà Nguyễn Trần Phượng Trân làm phó trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách TP.HCM... ...

Phải chăng đây là thủ phạm làm bùng phát đột quỵ bí ẩn ở người trẻ?

Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên toàn cầu. Một số nguyên nhân đã biết gây ra đột quỵ bao gồm cholesterol cao, huyết áp cao, rung nhĩ, béo phì, bệnh tim, tiểu đường, hút thuốc... ...

4 chỉ dấu cho thấy bạn đang có trái tim khỏe

Một trái tim khỏe mạnh không chỉ giúp cơ thể hoạt động hiệu quả mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nghiêm trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ sức khỏe trái tim mình. ...

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương thăm, chúc mừng Bệnh viện Thống Nhất

Ngày 20-2, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, đã đến thăm, chúc mừng Bệnh viện Thống Nhất, TP.HCM nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2). Biểu dương những nỗ lực và thành tích...

Bệnh viện Thống Nhất cần xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ chuyên môn giỏi

NDO - Chiều 20/2, tại Thành phố Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đã đến thăm, chúc mừng Bệnh viện Thống Nhất, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955-27/2/2025). Từ một bệnh viện có 450 giường, chủ yếu thực hiện nhiệm vụ khám và điều trị về nội và ngoại chung,...

Mới nhất

Tổ chức nhiều sự kiện du lịch nhưng ‘không thấy du khách, chỉ thấy đại diện cơ quan nhà nước’

Các sản phẩm du lịch gắn với sự kiện, lễ hội đang được nhiều địa phương triển khai như một cách để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Thế nhưng nhiều sự kiện vắng bóng du khách. ...

Chiến lược dữ liệu quốc gia

Một số mục tiêu chính của Chiến lược dữ liệu quốc gia gồm: Xây dựng thể chế, chính sách: Tập trung nghiên cứu, xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số trong đó quy định các hình thức sở hữu dữ liệu, quyền tài sản dữ liệu, chính sách mua bán dữ liệu, đưa dữ liệu trở thành một...

Mỗi người Việt xài gần 90kg nhựa một năm

Năm 1990, mức tiêu thụ nhựa bình quân đầu người tại Việt Nam khoảng 3,8kg/năm. Sau gần ba thập kỷ, con số này đã tăng hơn 21 lần, đạt 81kg/người vào năm 2019. ...

Phải chăng đây là thủ phạm làm bùng phát đột quỵ bí ẩn ở người trẻ?

Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên toàn cầu. Một số nguyên nhân đã biết gây...

4 chỉ dấu cho thấy bạn đang có trái tim khỏe

Một trái tim khỏe mạnh không chỉ giúp cơ thể hoạt động hiệu quả mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh tim...

Mới nhất