Trang chủChính trịChủ quyềnNgười dân Lào Cai bám rừng

Người dân Lào Cai bám rừng


Theo chân người dân đi tuần rừng

Rừng bao đời này rừng vẫn là nơi nuôi dưỡng và gắn bó với cuộc sống đồng bào dân tộc Tày, Mông, Dao… đem đến cho họ cuộc sống ấm no, nhiều gia đình đã thoát nghèo và có cuộc sống khá dần lên nhờ rừng. Với Giang A Chơ, 31 tuổi, ở Nậm Tha, Văn Bàn( Lào Cai), nếu chỉ trông chờ vào mấy thửa ruộng bậc thang có lẽ gia đình anh sẽ trong cảnh triền miên nghèo. Nhưng mọi chuyện đã thay đổi từ khi Giang A Chơ bén duyên nghề chăm sóc bảo vệ rừng.

anh-1.jpg
Cán bộ kiểm lâm trao đổi với người dân công tác bảo vệ rừng

Một tháng Giàng A Chơ chỉ ở nhà với vợ con khoảng 10 ngày thời gian con lại Chơ ở trong rừng để bảo vệ khoảng đồi rừng mà gia đình và thôn mình được giao khoán. Chơ chia sẻ được giao khoán chăm sóc và bảo vệ cùng đội của thôn với hơn 500 ha rừng do vậy hơn 10 năm qua Chơ cứ đi đi, về về như thế. Nghề bảo vệ và chăm sóc rừng rất vất vả,      có lúc bị rắn cắn, có lúc bị sốt rét hành hạ, nhưng A Chơ vẫn kiên trì bám rừng để bảo vệ. Bởi Giàng A Chơ nghĩ “muốn có tiền nuôi con ăn học, cho gia đình bớt nghèo thì cực nhọc một chút có đáng là bao”. Có lẽ hiểu được nỗi vất vả của chồng, vợ và 2 con của Chơ, chẳng trách gì khi Chơ không ở nhà vợ Chơ lại thay Chơ chăm sóc mẹ già và 2 con. Các con của Chơ cũng như trưởng thành hơn so với tuổi, khi bố lên rừng, hai cháu đều tự giác đi học và làm những công việc nhà mà không cần phải nhắc nhở.

Theo chân Giàng A Chơ cùng các anh em trong tổ bảo vệ men theo con đường mòn ngược núi để tuần rừng. Sau trận mưa đêm hôm trước, cả núi rừng, cây cối đều ẩm ướt, dưới mặt đất thỉnh thoảng có một vài chú sâu róm bò lổm ngổm, thỉnh thoảng chúng lại cùng nhau đánh đu trên những ngọn cỏ. Tôi chợt “hết hồn” hét to khi nhìn thấy trên mái tóc của Giàng A Chơ bỗng xuất hiện một con vắt ngọ nguậy, anh vội dùng tay gỡ con vật vứt xuống đất, lấy chân dẫm  rồi quay lại trấn an: Không sao đâu, đừng lo, cứ quấn khăn kín là không sợ vắt và sâu tấn công… Cho dù leo núi nóng toát mồ hôi tôi vẫn không dám bỏ chiếc khăn quấn kín đầu vì sợ những con vật vô tình chui vào người. A Chơ đeo một chiếc túi, trong có nước, đồ dùng đi rừng và một chai rượu .”rượu này là để nếu như gặp mưa rừng hoặc những đêm ngủ trong rừng lạnh quá thì lấy ra uống cho đỡ lạnh” A Chơ phân trần.

bam-rung-1.jpg
Măng vầu một lâm sản được thiên nhiên ban tăng cho người dân Văn Bàn, Lào Cai giúp họ thoát nghèo.

Đường càng lên cao càng heo hút, dốc như dựng đứng hơn sau mỗi bước chân, phải đi đến 12h chúng tôi mới đến lán chỗ mọi người dừng để nghỉ trưa. Vừa lúi húi lấy đồ ăn A Chơ vừa tâm sự: “Người tuần rừng thường ngày ngày ở chốn “thâm sơn cùng cốc” nên cuộc sống thiếu thốn đủ đường. Đồ ăn thường chuẩn bị cho 3,4 ngày sau khi đi tuần một vòng về. Hôm nào gặp mưa rừng thì việc tuần rừng sẽ chậm hơn những hôm khô ráo. Chúng tôi đi tuần thường đi theo một đội khoảng 5,6 người vừa giúp đỡ lẫn nhau, vừa có thể ứng cứu khi gặp lâm tặc, cháy rừng…

Giữ rừng như giữ nguồn sống của dân nghèo

Theo chân đoàn tuần rừng của Giàng A Chơ vào sâu trong rừng, chúng tôi gặp bạt ngàn những cây vầu già đường kính 16cm A Chơ tâm sự: “ Vầu là cây rừng quý mà thiên nhiên ban tặng cho người dân Văn Bàn chúng em, toàn huyện Văn Bàn hiện có hơn 2.500ha rừng tự nhiên hỗn giao có phân bố cây vầu. Cây vầu không chỉ là cây rừng mà cây vầu còn là cây tạo ra kế sinh nhai giúp bà con Văn Bàn chúng em thoát nghèo nữa.

bam-rung-2.jpg
Người dân Văn Bàn Lào Cai  khai thác măng vầu.

Mỗi năm vào tháng 11 đến tháng 3 bà con nông dân chúng em lại vào rừng vầu khai thác măng mang về bán. Mỗi người một ngày cũng đào được mấy chục kg thu nhập được 200-300 nghìn đồng. 1ha vầu sẽ đào được khoảng 500kg măng trong một năm. Với hơn 2.500 ha người dân sẽ khai thác được khoảng 1.880 tấn măng vầu, tính giá trung bình khoảng 7.000 đồng/kg thì số tiền thu được khoảng 13 tỷ đồng. Đây là nguồn thu không nhỏ góp một phần nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống cho người dân sống trong và gần rừng.

“Xã Nậm Tha chúng em là xã có diện tích rừng vầu lớn nhất huyện Văn Bàn. Trước đây, bà con chủ yếu khai thác về ăn và bán trong huyện nên giá trị kinh tế không cao. Vài năm trở lại đây, măng vầu Văn Bàn được biết đến như loại cây đặc sản, ăn giòn, ngọt, thanh mát và đặc biệt là rất sạch, mọc trong rừng tự nhiên không có bàn tay chăm sóc của con người. Vì vậy, cứ đến mùa măng là thương lái khắp nơi tìm về thu gom, giá măng cũng tăng cao, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân trong thôn”. Do đó, những năm gần đây tỉ lệ hộ nghèo của Nậm Tha giảm đi đáng kể, người dân cũng có ý thức hơn với việc giữ rừng để thoát nghèo.

Cùng đi trong cùng đi trong đoàn tuần rừng chúng tôi có anh Hoàng Công Tưởng cán bộ kiểm lâm của huyện, anh Tưởng cho biết, những năm gần đây, do măng vầu đem lại giá trị kinh tế cao nên người dân khai thác khá bừa bãi. Việc đào bới vô tội vạ không có ý thức đã chặt đứt nhiều rễ chính khiến măng không thể tiếp tục nảy mầm mà còn huỷ diệt cả sức sống của cây mẹ. Trong khi đó, Văn Bàn hiện không có diện tích trồng vầu mà đều là diện tích rừng tự nhiên. Để bảo vệ và gìn giữ rừng, UBND huyện Văn Bàn xây dựng phương án quản lý khai thác măng vầu. Người dân được phép khai thác măng trong rừng vầu, bán thương mại vào thời điểm từ tháng 11 năm trước đến hết tháng 3 năm sau.

bam-rung-3.jpg
Kiểm Lâm Văn Bàn Lào Cai hướng dân người dân khai thác măng vầu để  đảm bảo kế sinh nhai lâu dài và bền vững.

Các tháng còn lại để cho cây măng phát triển trở lại, tạo thành tầng thứ sinh cho rừng vầu phát triển và có nguồn thu cho năm sau.

Để làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, Ban quản lý rừng phòng hộ đã thành lập 7 chốt bảo vệ rừng/2 tổ bảo vệ rừng bán chuyên trách, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Văn Bàn 3 chốt, duy trì lực lượng trực 24/7 tại các chốt và thường xuyên tổ chức tuần tra các diện tích rừng được giao, nhờ đó, những vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp luôn được phát hiện và ngăn chặn, xử lý kịp thời. Do vậy, đến nay diện tích rừng trên địa bàn được giữ vững, không còn điểm nóng về khai thác, săn bắn, phát, phá rừng… trái phép “anh Tưởng cho biết thêm”.

Với người dân huyện Văn Bàn, Lào Cai rừng đã thực sự là rừng vàng khi nó tạo ra thu nhập cho người dân, giúp người dân thoát nghèo bền vững. Còn với tôi chuyến đi rừng này tôi đã được chứng kiến, trải nghiệm sự vất vả của nghề chăm sóc bảo vệ rừng, được nghe kể nhiều kỷ niệm mà người đi tuần rừng trải qua. Đây thật sự là một chuyến đi khó quên với tôi trên miền núi vùng cao Lào Cai.

 Rừng vầu thuộc loài thứ sinh, hình thành sau nương rẫy hoặc sau khi rừng nguyên sinh đã khai thác. Cây sinh trưởng chủ yếu bằng hệ thống thân ngầm nằm dưới mặt đất 20-30cm, đôi khi có thân ngầm chồi lên trên mặt đất. Mùa sinh trưởng từ tháng 12 năm trước đến tháng 5 năm sau, mầm măng phát triển dưới mặt đất, sau đó phát triển nhô nên khỏi mặt đất. Theo các kỹ sư nông nghiệp, thời điểm thu hái măng tốt nhất vào buổi sáng, khi măng bắt đầu nhô lên khỏi mặt đất 10 – 20cm. Vị trí cắt măng là phần tiếp giáp giữa thân ngầm và thân măng.



Nguồn

Cùng chủ đề

Giữ rừng cho con cháu

Đồng bào các dân tộc sinh sống quanh núi Cư H'lăm không bao giờ đụng đến rừng, mà chung tay bảo vệ rừng thiêng ...

Những người ăn Tết vội vã, đón xuân giữa rừng già

(NLĐO) - Khi mọi người sum vầy bên gia đình, chúc nhau những điều tốt đẹp đầu năm thì cũng là lúc cán bộ kiểm lâm chuẩn bị hành trang đi tuần tra bảo vệ rừng. ...

Đóng góp trung hòa carbon trên ứng dụng Grab

Grab Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Ninh Thuận và Quỹ Hỗ trợ và Phát triển Cộng đồng Sống bền vững nhằm tiếp tục là một phần của chương trình Trồng Rừng Giữ Nước. ...

‘Số hóa’ công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Thái Nguyên

Chỉ hơn 1 năm làm quen, lực lượng cán bộ của Ban Quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ tỉnh Thái Nguyên đã sử dụng ứng dụng SMART rất thành thạo. Ban Quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ tỉnh Thái Nguyên thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, xây dựng, sử dụng và phát triển hơn 19.000ha rừng đặc dụng trên địa bàn 7 xã và 1 thị trấn của huyện Võ Nhai. Đồng thời quản lý hơn...

Chiêm Hoá (Tuyên Quang) chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng: Hoàn thành cao tốc Quảng Ngãi

Sáng 9/2, trong chương trình công tác tại Quảng Ngãi, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã đi khảo sát hai dự án đường bộ quan trọng trên địa bàn là đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh và cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, động viên lực lượng thi công và tiếp tục tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy các dự án. ...

Thủ tướng kiểm tra việc xóa nhà tạm, nhà dột nát tại Quảng Ngãi

Sáng 9/2, trong chương trình công tác tại Quảng Ngãi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã thăm hộ gia đình ông Trần Trung Kiên tại xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức, kiểm tra việc thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát của tỉnh Quảng Ngãi. ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tại khu lưu niệm đồng chí Phạm Văn Đồng

Sáng 9/2, trong chương trình công tác tại Quảng Ngãi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới dâng hương tại khu lưu niệm cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng tại quê hương đồng chí. ...

Cán bộ Quảng Nam phải bám đất, bám người, “sống chết” với Quảng Nam để tỉnh đi đầu trong phát triển

Chiều 8/2, tại thành phố Tam Kỳ, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam về tình hình kinh tế-xã hội, kết quả triển khai các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong chuyến công tác tại Quảng Nam năm 2022, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025, giải quyết các đề xuất, kiến nghị của tỉnh, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. ...

Thủ tướng dâng hương tri ân các anh hùng liệt sĩ và Mẹ Việt Nam anh hùng

Sáng 8/2, bắt đầu chương trình công tác tại tỉnh Quảng Nam, địa phương có số liệt sĩ, số Mẹ Việt Nam Anh hùng nhiều nhất cả nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã đến dâng hoa, dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Quảng Nam và Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng (xã Tam Phú, TP. Tam Kỳ). ...

Bài đọc nhiều

Khẩn trương chuẩn bị thẩm tra dự án Luật Địa chất và Khoáng sản

Đề cập về công tác lập pháp và giám sát trong năm 2024, tại cuộc họp tổng kết, đánh giá công tác năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024 của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức mới...

Đã có gần 40 ý kiến góp ý của các Bộ, địa phương và tổ chức về dự thảo Luật Địa chất và Khoáng...

Thứ trưởng cũng chỉ đạo cụ thể 2 đơn vị về vấn đề tổ chức hội thảo (chủ trì tổ chức hội thảo, cơ quan chủ trì, thành phần mời tham gia hội thảo); việc xây dựng các báo cáo thành phần của hồ sơ dự...

Xây dựng dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước – người dân

Theo ông Cao Thanh Vũ, về quản lý cấp phép khai thác khoáng sản trong dự án đầu tư xây dựng công trình, hoạt động cải tạo đất nông lâm nghiệp, thực tế đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình có phát...

Bộ TN&MT nhận được 6 nhóm ý kiến lớn góp ý cho dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản

Phát biểu kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên đánh giá cao những ý kiến góp ý rõ ràng của các thành viên Ban soạn thảo dự án Luật Địa chất và Khoáng sản, đồng thời đề nghị Cục Khoáng sản Việt...

Nhiều ý kiến về địa chất, khoáng sản và công cụ kinh tế

Liên quan đến đấu giá tại khu vực có nhiều loại khoáng sản, Luật Đấu giá tài sản quy định đấu giá theo một loại khoáng sản, do vậy nhóm đề xuất bổ sung thêm một khoản để quy định trường hợp đối với một mỏ...

Cùng chuyên mục

“Hoàng Sa – Trường Sa” qua dấu tích nghiên cứu biển của tàu De Lanessan

(NLĐO) - Tàu De Lanessan của Viện Hải dương học có mặt trên khắp các đảo ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là minh chứng chủ quyền của Việt Nam ...

Phối hợp triển khai công tác dân vận năm 2025

(NLĐO) –Vùng Cảnh sát biển 2 tặng 80 suất quà “Tết Hải đảo” cho các hộ gia đình chính sách, hoàn cảnh khó khăn ở quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. ...

“Tết Hải đảo – Xuân ấm áp, thắm tình quân dân” đến với người dân tiền tiêu Lý Sơn

(NLĐO) – Nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức nhằm mang đến không khí xuân mới Ất Tỵ 2025 cho bà con huyện đảo lý Sơn. ...

Mang Tết ra đảo tiền tiêu

Các đại biểu cảm nhận rõ hơn tinh thần kiên cường, ý chí sắt đá của các chiến sĩ nơi đầu sóng ngọn gió ...

Tàu Cảnh sát biển 9002 lên đường thực hiện nhiệm vụ trực Tết

(NLĐO) - Chính uỷ Vùng Cảnh sát biển 2 đã đến động viên cán bộ, chiến sĩ tàu CSB 9002 lên đường thực hiện nhiệm vụ trực Tết. ...

Mới nhất

Trai làng tranh nhau bắt vịt dưới ao, 3 chàng trai may mắn ẵm luôn 12 triệu đồng

Ngày 12 tháng Giêng hàng năm, làng Lại Yên (huyện Hoài Đức, Hà Nội) diễn ra hội thi bắt vịt dưới ao, thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách tới theo dõi và cổ vũ. ...

Khi nào Hà Nội thành lập các sở mới?

UBND thành phố Hà Nội yêu cầu cơ quan chuyên môn hoàn thiện hồ sơ sắp xếp tổ chức bộ máy để kịp tiến độ trình HĐND thành phố phê duyệt thành lập các sở mới trước ngày 20/2/2025. ...

Nỗi niềm trước thềm Thông tư 29

Thông tư 29 có hiệu lực từ 14/2 đang gây xôn xao, trăn trở cho các bậc phụ huynh, các em học sinh và cả các thầy, cô giáo trên giảng đường. Chỉ còn ít ngày nữa, từ 14/2 tới, Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chính thức có hiệu lực,...

Nhộn nhịp thị trường đồ cúng Rằm tháng Giêng trên ‘chợ mạng’

Trên ‘chợ mạng’, những mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng được quảng cáo dày đặc với mức giá chỉ từ 800 nghìn đồng/mâm. Ngày Rằm tháng Giêng (hay còn gọi là Tết Thượng Nguyên) là một ngày lễ quan trọng để người Việt Nam thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên, thần linh, mong...

Đồng Nai đón 14 dự án xông đất đầu năm, tổng vốn đầu tư gần 738 triệu USD

Chiều 7/2, UBND tỉnh Đồng Nai trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 8 dự án đầu tư mới và 6 dự án tăng vốn với tổng số vốn đăng ký gần 738 triệu USD. Đồng Nai đón 14 dự án "xông đất" đầu năm, tổng vốn đầu tư gần 738 triệu USDChiều 7/2, UBND tỉnh Đồng Nai...

Mới nhất