Trang chủDestinationsGia LaiNgười dân Ia Piar vượt khó học chữ

Người dân Ia Piar vượt khó học chữ



(GLO)- Đều đặn 3 tháng nay, khi ánh lửa bập bùng trong mỗi nếp nhà sàn cũng là lúc nhiều người dân xã Ia Piar (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) háo hức đi học. Mặc dù đã làm cha, làm mẹ, bàn tay vốn quen cầm cuốc, cầm cày nhưng mong muốn biết được cái chữ để cuộc sống bớt khổ đã thành động lực giúp bà con nơi đây vượt mọi khó khăn đến lớp.

Cả nhà cùng đi học

19 giờ, lớp học xóa mù chữ buôn Mơ Nai Trang sáng ánh điện. Lớp học gồm 50 thành viên (43 nữ và 7 nam), tuổi từ 15 đến 35. Nhiều chị địu theo cả con nhỏ lên lớp. Nhiều gia đình cả nhà cùng nhau đi học. Tiếng đánh vần vang lên đều đều. Những khuôn mặt đen sạm, những bàn tay thô ráp xòe ra làm phép tính đơn giản hoặc vụng về cầm bút tô từng nét chữ chưa tròn. Ai cũng miệt mài, mong học được cái chữ.

Là một trong những học viên được đánh giá tiến bộ nhanh nhất lớp, chị Ksor H’Juôn (SN 1991) kể: Gia đình chị thuộc diện hộ nghèo. Vì hoàn cảnh khó khăn nên 2 vợ chồng đều không biết chữ. Biết tin nhà trường tổ chức lớp xóa mù chữ tại buôn Mơ Nai Trang, anh chị cùng đăng ký học. Cô con gái 8 tuổi cũng theo cha mẹ lên lớp để ôn luyện thêm. “Cả nhà mình cùng đi học, cái gì không biết thì nhờ con chỉ thêm. Bây giờ, vợ chồng mình đã thuộc bảng chữ cái, biết đánh vần, biết viết tên của mình và làm được các phép tính đơn giản”-chị H’Juôn khoe.

Còn anh Rmah Dung (SN 2000) thì chia sẻ: “Ban đầu chỉ có vợ mình đi học. Nhưng vợ biết chữ rồi mà mình kém vợ thì xấu hổ lắm nên phải đi học thôi. Mình rủ thêm anh ruột cùng học. Giờ thì trong buôn nhiều người biết chữ rồi. Mỗi lần lên xã làm thủ tục hồ sơ, mọi người có thể tự ký tên, không cần phải điểm chỉ như trước nữa”.

Ông Ksor Ama Liu-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Mơ Nai Trang-cho biết: Cả buôn có tới 63 hộ nghèo và cận nghèo. Tỷ lệ mù chữ lên tới 75% dân số. Không biết chữ, người dân đến các cơ quan làm giấy tờ đều gặp khó khăn; công tác tuyên truyền các chính sách, chế độ cũng gặp không ít trở ngại. Vì vậy, khi Trường Tiểu học Lý Tự Trọng tổ chức lớp xóa mù chữ, hệ thống chính trị thôn đã vào cuộc cùng thầy cô tuyên truyền, vận động bà con đến lớp. Thật mừng vì bà con đi học đều và tiến bộ nhanh.

Quyết tâm “gieo chữ”

Cô Ksor H’Đơi-giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp xóa mù chữ buôn Mơ Nai Trang-tâm sự: Thời điểm mở lớp, chúng tôi gặp nhiều khó khăn vì phần lớn người không biết chữ đều thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo và là lao động chính trong gia đình. Hàng ngày, bà con đi làm đến tối mịt mới về nên khó sắp xếp thời gian. Nhiều người lại bị chính người thân trong gia đình cấm cản với lý do “phải lên rẫy trồng bắp, trồng mì mới có cái ăn, chứ cái chữ làm sao giúp con mình no bụng được”. Giáo viên phải kết hợp già làng, trưởng thôn đến từng nhà vận động để bà con thấy được lợi ích của sự học mà đến lớp. Sau 3 tháng, học viên đã cơ bản thuộc bảng chữ cái, biết đánh vần, nghe-viết những chữ đơn giản.

Người dân Ia Piar vượt khó học chữ ảnh 1

Cô Ksor H’Đơi hướng dẫn học viên lớp xóa mù chữ buôn Mơ Nai Trang tập viết. Ảnh: V.C

Ông Nguyễn Văn Tỉnh-Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Thiện: 2 lớp học xóa mù chữ tại xã Ia Piar được triển khai theo Dự án 5 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh với mục tiêu trên 90% người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông. Chương trình gồm các môn học: Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lý; tổng thời lượng là 1.954 tiết. Học viên được hỗ trợ kinh phí, tài liệu học tập.

Song song với lớp học tại buôn Mơ Nai Trang là lớp xóa mù chữ ngay tại điểm chính Trường Tiểu học Lý Tự Trọng dành cho học viên các thôn, buôn còn lại của xã Ia Piar. Cô Nay HBen là người trực tiếp phụ trách lớp học này. Hơn 20 năm trong nghề, đây là lần đầu tiên cô HBen đảm nhận giảng dạy lớp xóa mù chữ.

Cô trải lòng: “Sinh ra và lớn lên tại xã, tôi hiểu được sự thiệt thòi của người dân nơi đây khi không biết chữ. Vì vậy, tôi tự nhủ mang con chữ đến với bà con là trách nhiệm của bản thân mình. Mục tiêu của lớp học là dạy cho bà con biết đọc, biết viết và tính toán những phép tính đơn giản”.

Theo thầy Bùi Văn Thắng-Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lý Tự Trọng, thực hiện chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, nhà trường đã chủ động xây dựng kế hoạch mở lớp, phối hợp các thôn huy động học viên ra lớp, phân công giáo viên giảng dạy cũng như cán bộ theo dõi, giám sát quá trình thực hiện. Nhà trường đang duy trì 2 lớp xóa mù chữ với 82 học viên.

Do chưa có tài liệu dạy học chính thức nên nhà trường sử dụng bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, xây dựng kế hoạch dạy học bám sát yêu cầu đặt ra của chương trình. Học viên học vào các buổi tối lúc 19-21 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, kéo dài trong 5 kỳ học (tương đương 20 tháng). Hầu hết học viên đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn nên nhà trường tích cực kêu gọi xã hội hóa hỗ trợ bà con hoàn thành chương trình.



Source link

Cùng chủ đề

Người phụ nữ tiên phong trong nghiên cứu xóa mù chữ

Năm 1965, Jeanne gia nhập Trường Cao học Giáo dục Harvard với tư cách là giáo sư chính thức. Bà thành lập Phòng thí nghiệm Đọc hiểu Harvard vào năm 1966 và giữ chức giám đốc trong hơn...

Người học xóa mù chữ được hỗ trợ bao nhiêu tiền?

Chương trình xóa mù chữ là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao dân trí, giảm nghèo đa chiều và phát triển kinh tế - xã hội. Tại tỉnh Cà Mau, chính sách hỗ...

Học xóa mù chữ ở Bình Phước được hỗ trợ thế nào?

Nghị quyết số 30/2023/NQ-HĐND ngày 08/12/2023 của HĐND tỉnh Bình Phước quy định chế độ hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia học xóa mù chữ. Theo đó người dân vùng đồng bào dân tộc...

Bế giảng lớp xóa mù chữ giai đoạn 1 năm 2024 tại bản Đung Giàng

Ngày 02/12, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở xã Hồng Ngài đã tổ chức bế giảng lớp xóa mù chữ giai đoạn 1 tại bản Đung Giàng (xã Hồng Ngài, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) năm 2024. Tham dự có ông Nguyễn Đăng Thức, Trưởng phòng Dân tộc huyện Thuận Châu.Hội chợ Thương mại, Du lịch Quốc tế Việt - Trung (Lạng Sơn 2024) là hoạt động xúc tiến thương...

Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Năm 2022, Nghệ An được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đây là tiền đề quan trọng để địa phương tiếp tục có những bước đi vững chắc trong công tác xóa mù chữ. Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, địa bàn cách trở… đang là những trở ngại đối với công tác xóa mù chữ, đòi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Pleiku: Hơn 100 đại biểu tập huấn OCOP

(GLO)- Sáng 18-12, Phòng Kinh tế TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tập huấn về Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024. Hội nghị có sự tham gia của hơn 100 đại biểu là cán bộ, công chức quản lý Nhà nước của thành phố; đại diện các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh và các xã, phường trên địa bàn.   Trong thời gian 1 ngày, các đại biểu được tư vấn và hỗ...

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024. Theo đó, toàn tỉnh có 18 sản phẩm của 7 chủ thể được cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao đợt II-2024, thời gian công nhận 3 năm kể từ ngày...

TP. Pleiku đánh giá, phân hạng 22 sản phẩm OCOP năm 2024

(GLO)- Sáng 28-12, Phòng Kinh tế TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024. Đợt đánh giá, phân hạng lần này có 6 đơn vị tham gia với 22 sản phẩm thuộc các nhóm ngành thực phẩm, đồ uống, dược liệu và chế biến nông sản.   Toàn bộ các sản phẩm đều tham gia đánh giá phân hạng đạt tiêu chuẩn phân hạng OCOP 3 sao, với những mặt hàng tiêu biểu như: tổ yến...

Gia Lai: Sản phẩm OCOP chiếm ưu thế trong giỏ quà Tết

(GLO)- Thị trường giỏ quà Tết tại Gia Lai bắt đầu vào mùa cao điểm. Năm nay, các sản phẩm OCOP địa phương đã được các đơn vị sản xuất, nhà phân phối đưa vào các giỏ quà Tết một cách sáng tạo, độc đáo, mang đậm hương vị Tây Nguyên. Khác với những năm trước, thị trường quà Tết năm nay chứng kiến một sự thay đổi đáng kể trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Thay vì những món...

Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng: Điểm đến du lịch đẳng cấp quốc tế

Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng không chỉ là "viên ngọc xanh" của Quảng Bình mà còn là điểm đến nổi bật trên bản đồ du lịch quốc tế. Với cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, hệ sinh thái đa dạng và các sản phẩm du lịch độc đáo, "Vương quốc hang động" Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) - đã chinh phục hàng triệu du khách trong nước và quốc tế. Điểm đến lý thú Phong Nha -...

Bài đọc nhiều

8 điểm check in đẹp nhất ở Gia Lai

Biển Hồ (hồ T’Nưng) Được mệnh danh là “đôi mắt Pleiku”, Biển Hồ là một hồ nước ngọt nằm ở phía Tây Bắc thành phố Pleiku, cách trung tâm thành phố khoảng 7 km theo quốc lộ 14. Sở dĩ nơi đây có tên gọi là Biển Hồ vì mỗi khi có gió lớn, những cơn sóng lại nhấp nhô trên mặt hồ như sóng biển. Biển Hồ được xem là một trong những hồ nước có vẻ đẹp tự nhiên...

Kbang: Đi tắm suối, cháu bé 5 tuổi tử vong do đuối nước | Báo Gia Lai điện tử

(GLO)- Sáng 28-6, ông Trần Văn Nhơn-Chủ tịch UBND xã Kông Lơng Khơng (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) xác nhận trên địa bàn xã vừa xảy ra 1 vụ đuối nước khiến cháu bé 5 tuổi tử vong.

Gia Lai 24h: Tuyên dương 75 gương thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác | Báo Gia Lai điện tử

(GLO)- Sáng 9-6, tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức chương trình tuyên dương Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác năm 2023; sơ kết 3 năm xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi tỉnh Gia Lai.

https://baogialai.com.vn/tiep-suc-si-tu-mua-thi-post241507.html

(GLO)- Để cổ vũ tinh thần, động viên các sĩ tử vượt qua kỳ thi THPT năm 2023, các tổ chức Đoàn, người dân trong tỉnh Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa. Các hoạt động đã tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho các thí sinh đạt kết quả cao trong kỳ thi quan trọng này.

https://baogialai.com.vn/gia-lai-24h-trung-dau-gia-quyen-su-dung-dat-nhung-khong-duoc-chinh-ly-sang-ten-post241571.html

(GLO)- Sau khi trúng đấu giá hợp pháp các tài sản mà Chi cục Thi hành án dân sự huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) kê biên gồm quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, ông Nguyễn Văn An (trú tại huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên) đã hoàn tất các thủ tục đề nghị Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Ia Grai chỉnh lý sang tên. Tuy nhiên, đơn vị này trả lại hồ sơ với lý do còn nhiều vướng mắc trong việc phân chia tài sản đấu giá. Vì vậy, ông An đã gửi đơn khiếu nại đến nhiều cơ quan.

Cùng chuyên mục

Gia Lai – hội tụ và phát triển

Gia Lai được biết đến là cái nôi phát tích của lịch sử loài người với bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời; một vùng đất trù phú với đất đỏ bazan cùng nhiều tài nguyên phong phú, đa dạng và khí hậu ôn hòa. Đây là những yếu tố để Gia Lai trở thành vùng đất mà cộng đồng các dân tộc Việt Nam quy tụ về đây và cùng nhau đoàn kết, chung tay xây dựng quê...

8 điểm check in đẹp nhất ở Gia Lai

Biển Hồ (hồ T’Nưng) Được mệnh danh là “đôi mắt Pleiku”, Biển Hồ là một hồ nước ngọt nằm ở phía Tây Bắc thành phố Pleiku, cách trung tâm thành phố khoảng 7 km theo quốc lộ 14. Sở dĩ nơi đây có tên gọi là Biển Hồ vì mỗi khi có gió lớn, những cơn sóng lại nhấp nhô trên mặt hồ như sóng biển. Biển Hồ được xem là một trong những hồ nước có vẻ đẹp tự nhiên...

Bạn có hẹn với Gia Lai tháng 11 này ?

Truyền hình Gia Lai Nguồn

Bài 4: Lan tỏa những giá trị đến cộng đồng (tiếp theo và hết) | Báo Gia Lai điện tử

Những năm gần đây, nhiều bảo vật quốc gia đã được đến với cộng đồng dưới nhiều hình thức khác nhau: Trưng bày, triển lãm; tạo phiên bản thu nhỏ; ứng dụng công nghệ để giới thiệu, quảng bá… Song, trong 265 bảo vật, vẫn còn nhiều hiện vật "ngủ yên" trong bảo tàng, di tích, trong các bộ sưu tập tư nhân. Thậm chí, còn có những hiện vật phải dầm mưa, dãi nắng. Điều này đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư hơn nữa để bảo vật quốc gia được bảo tồn, phát huy giá trị một cách bền vững.

Công đoàn Việt Nam là nền tảng chính trị, nền tảng xã hội quan trọng | Báo Gia Lai điện tử

Sự ra đời của Công đoàn Việt Nam ngày 28/7/1929 đánh dấu bước ngoặt quan trọng của quá trình phát triển phong trào công nhân Việt Nam, tập hợp giai cấp công nhân đi dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng.

Mới nhất

10 cách kiểm soát calo ngày Tết, ăn nhưng không sợ mập

Việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu calo và đường có thể gây ra tình trạng tăng cân không mong muốn, vậy làm sao để kiểm soát calo những ngày Tết? ...

Đường sắt tổ chức Tết sum vầy tại khu vực Hà Nội

Tối 20.1, Công đoàn ngành Đường sắt đã tổ chức Chương trình “Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng” tại công ty cổ phần xe lửa Gia Lâm - Long Biên, Hà Nội. Đây là hoạt động thường niên nhằm chăm lo cho đời sống tinh thần và vật chất của đoàn viên, người lao động mỗi dịp...

Vì sao chuối tiêu tăng giá chóng mặt tới vài trăm ngàn mỗi nải?

Chuối tiêu là loại quả không thể thiếu trong ngày Tết để bày ngũ quả và thắp hương nên nhu cầu tiêu dùng tăng. Tuy nhiên, năm nay giá chuối tăng mạnh do nguồn cung khan hiếm ở miền Bắc. ...

Hơn 70.000 gia đình Việt cùng Nestlé “Cầu Tết chất lượng” trong tay

Sau một tháng triển khai, chương trình “Cùng Nestlé, Cầu Tết chất lượng trong tay” đã thu hút hơn 70.000 gia đình Việttham gia cùng khám phá Tết chất lượng muôn hình vạn vẻ trên khắp Việt Nam.

Tiện ích mua thuốc online trong ngày Tết

Mua thuốc online trong mùa Tết giúp người dân tiết kiệm thời gian và dễ dàng tiếp cận thuốc khi bận rộn. Mua thuốc online trong mùa Tết giúp người dân tiết kiệm thời gian và dễ dàng tiếp cận thuốc khi bận rộn. Tiện ích mùa...

Mới nhất