Trang chủNewsThời sựNgười có uy tín với sự phát triển vùng biên giới Ngọc...

Người có uy tín với sự phát triển vùng biên giới Ngọc Hồi

Trong những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) luôn thể hiện vị trí, vai trò quan trọng, là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với Nhân dân địa phương trong công tác tuyên truyền, vận động quần chúng Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và thực hiện các nhiệm vụ ở địa phương… Với những đóng góp thầm lặng, đội ngũ Người có uy tín đã chung tay xây dựng huyện biên giới Ngọc Hồi ngày một phát triển.Cùng với những tập tục lạc hậu trong đời sống sinh hoạt, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết; suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em còn tồn tại…đang là những vấn đề trăn trở trong việc nâng cao chất lượng dân số ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An. Vì thế, nguồn vốn đầu từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025, sẽ là cơ hội, góp phần thực hiện mục tiêu cải thiện tình trạng dân số, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS…Tại cuộc gặp của Chủ tịch nước Lương Cường với Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon, chiều 15/11 (giờ địa phương), nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima (Peru), hai nhà Lãnh đạo vui mừng nhận thấy quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam-New Zealand ngày càng phát triển sâu rộng và hiệu quả, hướng đến kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 5 năm Đối tác Chiến lược vào năm 2025.Tại cuộc gặp của Chủ tịch nước Lương Cường với Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon, chiều 15/11 (giờ địa phương), nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima (Peru), hai nhà Lãnh đạo vui mừng nhận thấy quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam-New Zealand ngày càng phát triển sâu rộng và hiệu quả, hướng đến kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 5 năm Đối tác Chiến lược vào năm 2025.Cùng với những tập tục lạc hậu trong đời sống sinh hoạt, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết; suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em còn tồn tại…đang là những vấn đề trăn trở trong việc nâng cao chất lượng dân số ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An. Vì thế, nguồn vốn đầu từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025, sẽ là cơ hội, góp phần thực hiện mục tiêu cải thiện tình trạng dân số, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS…Với mong muốn hỗ trợ học sinh hoàn cảnh khó khăn, con em đồng bào các dân tộc thiểu số có áo ấm trong mùa đông năm nay, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Điện Biên vừa quyết định trao 1.000 áo ấm tặng 1.000 học sinh tại ba trường trong địa bàn hai huyện: Mường Chà và Mường Ảng, thuộc tỉnh Điện Biên.Nhằm giúp đồng bào Xơ Đăng có sóng viễn thông để liên lạc và lắp đặt camera bảo vệ vườn sâm Ngọc Linh, UBND huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) đã kêu gọi đơn vị viễn thông lắp đặt 2 trạm phát sóng viễn thông tại vùng sóng yếu ở xã Măng Ri và xã Tê Xăng.Tối 15/11, Khoa Công tác Thanh Thiếu niên – Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam tổ chức Chương trình “Sắc thái hoa Ban” nhằm tôn vinh và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Thái, xây dựng cầu nối giữa văn hóa Thái và cộng đồng các dân tộc khác.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 15/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch của đồng bào Khmer tỉnh Kiên Giang. Độc đáo Chợ phiên biên giới Phiêng Khoài. Nỗ lực “vá” rừng bằng cây gỗ lớn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Ngày 15/11, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk phối hợp với UBND huyện Krông Ana tổ chức Triển lãm tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Đắk Lắk – Hội tụ và Bản sắc” và ảnh đẹp về huyện Krông Ana. Tham dự có Bí thư Huyện ủy huyện Krông Ana H’Yâo Knul; Chủ tịch UBND huyện Krông Ana Nguyễn Thanh Vũ; lãnh đạo các phòng, ban của huyện. Về phía Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk có Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Niê Thanh Mai và các văn nghệ sĩ.Chiều 15/11, Ban Tổ chức Giải đua ghe Ngo trong Lễ hội Oóc Om Bóc – Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024 đã bế mạc.Sau 2 ngày tranh tài sôi nổi và quyết liệt, Giải đua ghe Ngo trong khuôn khổ Lễ hội Oóc Om Bóc – Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa – Thể thao – Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024, đã kết thúc trong sự chứng kiến của hàng chục ngàn khán giả.Chiều 15/11, Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 đã khai mạc tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh Gia Lai. Tham dự có lãnh đạo tỉnh Gia Lai, cùng đại diện các đơn vị phối hợp tổ chức Ngày hội và hơn 200 nghệ nhân, nghệ sĩ, thành viên đến từ các địa phương, câu lạc bộ, đội nhóm trong và ngoài tỉnh.Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam cùng các cơ quan liên quan tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh – Hành trình khát vọng 2024” – Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Thôn, làng vùng đồng bào DTTS huyện Ngọc Hồi đang từng ngày đổi thay, trong đó có sự đóng góp rất lớn của đội ngũ Người có uy tín
Vùng đồng bào DTTS huyện Ngọc Hồi đang từng ngày đổi thay, trong đó có sự đóng góp rất lớn của đội ngũ Người có uy tín

Điểm tựa của thôn, làng

Ngọc Hồi là huyện biên giới và là nơi có nhiều thành phần DTTS cùng sinh sống, điều kiện phát triển kinh tế – xã hội còn gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chính sách dân tộc đã được triển khai sâu rộng tới Nhân dân; khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết giữa các tôn giáo được giữ vững… Những kết quả đó có sự đóng góp tích cực của đội ngũ Người có uy tín.

Ông A Lào - Già làng, Người có uy tín thôn Đắk Răng, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi luôn dành thời gian đọc sách, báo để nắm bắt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phục vụ cho công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân
Ông A Lào – Già làng, Người có uy tín thôn Đắk Răng, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi luôn dành thời gian đọc sách, báo để nắm bắt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phục vụ cho công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân

Điển hình như ông A Lào (dân tộc Xơ Đăng) – Già làng, Người có uy tín thôn Đắk Răng, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, bằng uy tín và kinh nghiệm của mình, ông đã cùng với Chi bộ và các đoàn thể thường xuyên tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Để Nhân dân tin và làm theo, ông luôn đi đầu trong thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua của địa phương. Đặc biệt, hưởng ứng chủ trương xây dựng nông thôn mới, ông đã tình nguyện hiến 300m2 đất và gần 40 cây cà phê để làm đường ra khu sản xuất và góp tiền để làm đường ống đưa nước về cho dân làng sử dụng. Việc làm của ông đã nhận được sự ủng hộ của Nhân dân và chính quyền địa phương.

Ông A Lào chia sẻ: Bản thân tôi luôn học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ, việc gì có lợi cho dân thì tôi làm, giúp được cho dân việc gì thì tôi giúp. Việc tôi hiến đất, cây cà phê cũng chỉ là một phần nhỏ để cùng với chính quyền làm đường giúp cho bà con thuận tiện trong đi lại và làm cho thôn mình khang trang, sạch đẹp hơn.

Anh Thao Đế (dân tộc Xơ Đăng) – Thôn Đăk Răng, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi chia sẻ: Việc làm của già làng, Người có uy tín A Lào rất có ý nghĩa, được bà con trong thôn kính trọng. Giúp bà con có nước sạch để sử dụng và đường đi lại thuận tiện, đỡ vất vả hơn trong những thời điểm mùa mưa. Già làng A Lào còn là tấm gương sáng để bà con trong thôn noi theo.

Từ năm 2021 đến 2024, trên địa bàn huyện Ngọc Hồi có 192 lượt Người có uy tín được bình xét, công nhận. Đội ngũ Người có uy tín thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể ở địa phương trong việc tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để mọi người dân trong cộng đồng biết thực hiện; trọng tâm là thực hiện chính sách dân tộc, chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng, Nhà nước; quán triệt để người dân không nghe, không tin kẻ xấu kích động, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước.

Đội ngũ Người có uy tín luôn đi đầu trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước để phát triển kinh tế
Đội ngũ Người có uy tín luôn đi đầu trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước để phát triển kinh tế

Ông A Nuy – Già làng, Người có uy tín thôn Đăk Giá 2, xã Đăk Ang, huyện Ngọc Hồi cho biết: Trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách dân tộc và gần đây là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, tôi luôn tuyên truyền, vận động để bà con hiểu được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước dành cho đồng bào DTTS. Những chương trình, chính sách đó là nguồn lực để giúp đồng bào DTTS có cuộc sống ổn định hơn nên phải biết trân trọng, phải nỗ lực lao động sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững và xây dựng thôn, làng vững mạnh.

Người có uy tín còn có những đóng góp quan trọng trong việc tham gia các hoạt động xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, thực sự là cầu nối giữa Đảng với dân, là điểm tựa tinh thần trong đồng bào các DTTS. Chính vì vậy, huyện Ngọc Hồi luôn quan tâm triển khai thực hiện kịp thời các chế độ chính sách dành cho Người có uy tín.

Bà Y Lan – Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Ngọc Hồi cho biết: Về triển khai chế độ chính sách đối với Người có uy tín được UBND huyện quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện kịp thời, đầy đủ. Cụ thể như: Thăm hỏi, tặng quà dịp lễ, Tết cổ truyền; hằng năm, đều tổ chức các Hội nghị gặp mặt già làng, Người uy tín nhân dịp Tết Nguyên đán cổ truyền; tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh, khen thưởng những điển hình tiên tiến trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; tổ chức cho đoàn Người uy tín đi tham quan học hỏi kinh nghiệm tại các huyện trong tỉnh.

Chung tay xây dựng quê hương giàu đẹp

Với tinh thần cần cù, sáng tạo, giàu kinh nghiệm trong cuộc sống và mong muốn được cống hiến cho xã hội, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện Ngọc Hồi không chỉ tích cực tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương mà còn đi đầu trong việc học hỏi kinh nghiệm các mô hình sản xuất, biết cách tổ chức sản xuất theo phương pháp khoa học mang lại kinh tế cao. Họ không những biết làm giàu cho bản thân, gia đình mà còn phổ biến, giúp đỡ, hướng dẫn nhiều gia đình các phương thức sản xuất hiệu quả để vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

Ông Phạm Bá Huy (ngoài cùng bên trái) – Người có uy tín thôn Xuân Tân, xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi hướng dẫn người dân cách cạo mủ cao su cho năng suất cao
Ông Phạm Bá Huy (ngoài cùng bên trái) – Người có uy tín thôn Xuân Tân, xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi hướng dẫn người dân cách cạo mủ cao su cho năng suất cao

Ông Phạm Bá Huy (dân tộc Thái) – Người có uy tín thôn Xuân Tân, xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi chia sẻ: Muốn vận động người dân tin, nghe và làm theo thì mình phải tiên phong làm trước. Chính vì vậy, tôi luôn nỗ lực trong lao động, sản xuất để nâng cao đời sống gia đình, hiện gia đình trồng được 2 ha cao su, 1 ha cà phê, 2 sào ao cá, hằng năm mang lại thu nhập hơn 200 triệu đồng. Từ những kiến thức có được trong sản xuất thì tôi cùng chia sẻ, giúp bà con trong thôn chăm sóc cây trồng, vật nuôi đạt hiệu quả hơn.

Ông Ngân Văn Định (dân tộc Thái) – Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn Xuân Tân, xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi cho biết: Ông Phạm Bá Huy là Người có uy tín trong thôn và luôn được bà con tin tưởng, bởi những việc ông làm đều giúp ích cho cộng đồng. Từ sự tuyên truyền, vận động của ông thì bà con đã làm theo và xây dựng cuộc sống ổn định hơn, diện mạo thôn ngày càng phát triển.

Trong thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”, đội ngũ Người có uy tín đã tích cực trong công tác tuyên tuyền, vận động và hướng dẫn để đồng bào DTTS chuyển đổi cơ cấy cây trồng và thay đổi phương thức sản xuất để nâng cao năng suất. Đồng thời, giữ gìn, phát huy phong tục tập quán tốt đẹp, bài trừ những hủ tục lạc hậu, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc và xây dựng đời sống văn hóa mới, nông thôn mới tại cộng đồng dân cư.

Ông A Biu (bên trái) – Già làng, Người có uy tín thôn Kei Joi, xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi hướng dẫn thế hệ trẻ cách làm nghề đan lát truyền thống của dân tộc
Ông A Biu (bên trái) – Già làng, Người có uy tín thôn Kei Joi, xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi hướng dẫn thế hệ trẻ cách làm nghề đan lát truyền thống của dân tộc

Ông A Biu (dân tộc Xơ Đăng) – Già làng, Người có uy tín thôn Kei Joi, xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi chia sẻ: Bà con đã tín nhiệm tôi thì tôi phải có trách nhiệm với bà con, phải tuyên truyền, vận động để bà con chăm lo phát triển kinh tế và giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Từ đó, tôi đã tổ chức dạy đánh cồng chiêng, múa xoang và nghề đan lát truyền thống cho thế hệ trẻ trong thôn. Hiện thôn đã thành lập được 2 đội cồng chiêng, múa xoang và nhiều người đã biết nghề đan lát truyền thống. Điều đó làm tôi rất vui.

Đội ngũ người có uy tín đã có nhiều đóng góp cùng các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân, bảo vệ an ninh, trật tự, tích cực tham gia giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn trong nội bộ Nhân dân, đặc biệt là vận động đồng bào DTTS không tranh dành đất đai, không nghe, không tin và không theo kẻ xấu kích động, xúi giục chống phá chế độ, phá hoại chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng, Nhà nước.

Bà Y Lan – Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Ngọc Hồi cho biết: Bằng uy tín, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, đội ngũ Người có uy tín thực sự là điểm tựa của các thôn, làng vùng đồng bào DTTS ở huyện biên giới Ngọc Hồi. Qua đó, góp phần cùng các cấp ủy Đảng, chính quyền, xây dựng huyện Ngọc Hồi ngày càng phát triển. Hiện, 7/7 xã đạt chuẩn nông thôn mới và huyện đã đạt 6/9 tiêu chí huyện nông thôn mới; thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện đạt trên 50 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2023 giảm còn 2,95%. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào DTTS ổn định, đồng bào DTTS luôn tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế.

Những Người có uy tín trẻ tuổi ở Gia Lai





Nguồn: https://baodantoc.vn/nguoi-co-uy-tin-voi-su-phat-trien-vung-bien-gioi-ngoc-hoi-1731636640654.htm

Cùng chủ đề

Ngọc Hồi (Kon Tum): Phát huy vai trò đảng viên trong vùng đồng bào DTTS

Không chỉ phát huy vai trò gương mẫu trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, những đảng viên là người dân tộc thiểu số (DTTS) ở huyện biên giới Ngọc Hồi (Kon Tum) luôn gần dân, sát dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân để kịp thời phản ánh lên cấp ủy, chính quyền địa phương giải quyết. Qua đó, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ...

Thủ tướng đề nghị các tập đoàn Trung Quốc đầu tư cầu Tứ Liên, Ngọc Hồi và đường sắt đô thị

Chiều tối 9-12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp, làm việc với đoàn lãnh đạo 18 doanh nghiệp, tập đoàn của Trung Quốc. Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp 18 doanh nghiệp tập đoàn của Trung Quốc - Ảnh: VGP Đây là những tập đoàn, doanh nghiệp của dòng họ Nghiêm, dòng họ Trang đến từ 11 tỉnh, thành phố của Trung Quốc do ông Nghiêm Giới Hòa dẫn đầu đang thăm, tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư...

Ga Ngọc Hồi trên tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc

Ga khách đường sắt tốc độ cao Ngọc Hồi kết nối thuận lợi với đường sắt đô thị, đường bộ và đường sắt quốc gia. ...

Ngọc Hồi (Kon Tum): Phát triển Giáo dục và Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS

Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 5, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), cơ sở vật chất của các trường học trên địa bàn huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) được đầu tư cơ bản, đáp...

Ngọc Hồi (Kon Tum): Phát triển Giáo dục & Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS

Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 5, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), cơ sở vật chất của các trường học trên địa bàn huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) được đầu tư...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Khu vực Tây Nguyên là nơi hội tụ của hầu hết thành phần dân tộc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước; là nơi có nền văn hóa đa dạng, phong phú với những đặc trưng riêng biệt. Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, đội ngũ Người có uy tín đã có những đóng góp quan trọng trên hành trình phát triển vùng đất Tây...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.Từ mô hình trồng thử nghiệm của Người có uy tín Hồ Đức...

Bạc Liêu: Thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Bạc Liêu đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho vùng có...

Bài đọc nhiều

Chủ tịch Quốc hội: Chất vấn ‘hỏi nhanh, đáp gọn’ với Thủ tướng và 3 Bộ trưởng

Chủ tịch Quốc nhấn mạnh, phiên chất vấn 3 Bộ trưởng, Trưởng ngành và Thủ tướng Chính phủ tiếp tục tiến hành theo cách thức “hỏi nhanh, đáp gọn”. Sáng 11/11, phát biểu mở đầu phiên chất vấn kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 15, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, hoạt động chất vấn tiếp tục thực hiện theo đúng quy định của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND; đưa hoạt...

Thủ tướng Chính phủ trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội

(TN&MT) - Chiều 12/11, để làm rõ hơn một số nội dung thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giải đáp thêm các vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. ...

Bắc Cực đang dần trở thành ‘nhà máy’ thải carbon

(CLO) Băng vĩnh cửu ở Bắc Cực đang tan, giải phóng hàng tỷ tấn carbon vào khí quyển. ...

Bộ Khoa học & Công nghệ cảnh báo người dân về 3 hình thức cuộc gọi lừa đảo điển hình

(CLO) Nếu nghi ngờ bản thân bị lừa đảo, người dân cần ngay lập tức báo cáo cho cơ quan chức năng hoặc tổ chức bảo vệ người tiêu dùng để được hỗ trợ, giải quyết và ngăn chặn. ...

Thủ tướng: Thí điểm Khu thương mại tự do là việc mới, khó nhưng phải làm

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, Đà Nẵng sẽ còn nhiều việc khó khăn, phức tạp khi thực hiện Nghị quyết 136 của Quốc hội, trong đó có việc thành lập Khu thương mại tự do. Song nhìn cơ chế đã có, nhận thức đã rõ, nhiệm vụ rất cụ thể. Chiều 31.8, phát biểu tại hội nghị quán triệt, triển khai Nghị quyết 136 (ngày 26.6.2024) của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

Phát huy vai trò xung kích trong giữ gìn và phát huy giá trị di tích lịch sử – văn hóa

VHO - Phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động, phong trào ý nghĩa, chung tay cùng các cấp, ngành, địa phương gìn giữ và phát huy giá trị các di tích lịch sử – văn hóa, các “địa chỉ đỏ” trên địa...

Khởi động dự án nâng cấp, tôn tạo Di tích lịch sử Bến phà II Long Đại

VHO - Ngày 28.4, UBND tỉnh Quảng Bình đã tổ chức lễ khởi công công trình phụ trợ và khởi động dự án nâng cấp, tôn tạo Di tích lịch sử nơi hy sinh của 16 Thanh niên xung phong tại Bến phà II Long Đại ( Quảng Ninh - Quảng Bình). Đây là hoạt động có ý nghĩa...

Công ty Vận tải biển VIMC tiếp nhận và đưa vào khai thác tàu VIMC Harmony – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Ngày 5/4/2025 vừa qua, tại khu neo Hòn Gai – Quảng Ninh, Công ty Vận tải biển VIMC (VLC) đã chính thức tiếp nhận và đưa vào khai thác tàu VIMC Harmony theo hình thức thuê BBC. VIMC Harmony là tàu hàng rời có trọng tải 22.695,1 DWT, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn...

DOJI RA MẮT DÒNG TRANG SỨC TrenD, TÔN VINH XU HƯỚNG ĐA PHONG CÁCH CỦA PHÁI ĐẸP

DOJI chính thức ra mắt dòng trang sức TrenD – Tôn vinh xu hướng đa phong cách, phản chiếu vẻ đẹp khí chất, tự tin và đầy bản lĩnh của người phụ nữ thời đại mới. Trang sức TrenD là tuyên ngôn đa phong cách của phái đẹp. (Ảnh Thumbnail) Trong nhịp sống hiện đại, người phụ nữ đã không...

BIỂU TƯỢNG CAO QUÝ TRONG QUÀ TẶNG KIM BẢO PHÚC

Trong đời sống văn hóa Á Đông, các loài hoa thường hàm chứa những giá trị sâu sắc về tinh thần và nhân sinh quan. Trong số đó, hoa lan và hoa sen được xem là biểu tượng của vẻ đẹp thanh cao, khí chất và sự thuần khiết – những giá trị bất biến theo thời gian. Kim...

Mới nhất