Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiNgười Cơ Tu mở hội tạ ơn núi rừng

Người Cơ Tu mở hội tạ ơn núi rừng


“MÂM CỖ BÀY TRÊN BÀN PARA

Luân phiên tái hiện lễ hội của các đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn H.A Lưới, lần đầu tiên tại Ngày hội VH-TT-DL các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên-Huế diễn ra giữa tháng 5.2024, lễ hội Tấk ka coong của người Cơ Tu được tổ chức với những phần nghi thức đặc sắc. Tham gia lễ hội với vai trò chủ lễ, già làng Hồ Văn Sáp (83 tuổi, trú tại xã Lâm Đớt, H.A Lưới) cho hay lễ Tấk ka coong được phục dựng theo đúng tập quán truyền thống từ xa xưa. “Ngày trước, cứ 3 – 4 năm, lễ hội lại được tổ chức một lần cùng ka coong, cùng xứ mường. Lễ hội là dịp để tạ ơn các vị thần đã ban cho con cháu, bản làng người Cơ Tu cuộc sống bình yên, no đủ… đồng thời cầu xin các vị thần tiếp tục che chở cho bản làng”, già Sáp nói.

Những lễ hội độc đáo: Người Cơ Tu mở hội tạ ơn núi rừng- Ảnh 1.

Nam thanh, nữ tú người Cơ Tu say mê với “vũ điệu dâng trời” tâng tung za zã

Dõi theo các nghi thức, tôi chứng kiến cộng đồng người Cơ Tu chia lễ hội thành 4 phần chính. Ngày cử lễ, già làng cùng các trưởng tộc, trưởng họ sẽ tiến hành lễ đầu tiên là chôn cây nêu (Choh cọ) được trang trí rất đẹp mắt. Đây là nghi thức đặc biệt quan trọng bởi người Cơ Tu quan niệm cây nêu như một lời mời, dấu hiệu nhận biết để Yàng (trời) và các vị thần về với lễ hội. Già Sáp bảo cây nêu phải vững chãi khi buộc trâu cũng là nghi lễ thứ 2 (Tong ti rỉ), bởi nó biểu thị cho sự trường tồn của bản làng, sự đoàn kết của cộng đồng.

Ngày trước, khi người Cơ Tu còn tiến hành lễ đâm trâu (Chươt ti rỉ), cột nêu phải được chôn kiên cố và có thể chịu được sự giằng kéo của con trâu. Nay không còn cảnh đổ máu từ lễ đâm trâu nên cột nêu cũng được thiết kế nhẹ nhàng hơn. Dẫu vậy, người Cơ Tu khi tái hiện lễ đâm trâu đều có các hoạt động văn hóa đặc sắc, nhất là cảnh nam thanh nữ tú trong trang phục truyền thống, say sưa nhảy múa theo điệu tâng tung za zã. Sau phần này, nghi thức cuối cùng là lễ Tấk ka coong với phần dâng mâm cỗ lên các vị thần bởi những chàng trai, cô gái Cơ Tu đẹp người, đẹp nết. Tôi đứng sát bên và nghe rõ lời khấn nguyện của già làng Hồ Văn Sáp: “Ơi Yàng! Mâm cỗ lễ hội Tấk ka coong bày trên bàn Para cao ráo sạch sẽ. Kính mời thần núi, thần rừng, thần sông, thần suối đến thưởng thức…”.

Những lễ hội độc đáo: Người Cơ Tu mở hội tạ ơn núi rừng- Ảnh 2.

Lễ vật cúng thần núi được đặt trên bàn Para

Bàn Para được thiết kế độc đáo với 3 tầng. Trong đó, tầng cao nhất nằm chính giữa, 2 tầng 2 bên ngang bằng nhau. Bên trên bàn Para được che bằng một tấm thổ cẩm dài. Chân bàn được buộc những thân mía tươi còn nguyên lá và các tua rua trang trí vót từ cây nứa. Những món ăn dâng lên các vị thần được chế biến từ vật tế, như: trâu, bò, dê, heo, gà… cùng các món bánh a koat, a zưh, âng coh… được làm từ những hạt nếp than dẻo thơm. Ngoài ra còn có các hiện vật, như thổ cẩm, cồng, chiêng, chum, ché, chiếu…

ĐỘC ĐÁO NÉT VĂN HÓA GIỮ RỪNG

Bà Lê Thị Thêm, Trưởng phòng VH-TT H.A Lưới, cho biết mới đây qua nghiên cứu, sưu tầm các lễ hội tiêu biểu của các dân tộc trên địa bàn, Phòng đã chọn 6 lễ hội tiêu biểu đại diện cho 3 dân tộc (Cơ Tu, Pa Kôh, Tà Ôi). Theo đó, lễ hội nào có quy mô lớn hơn sẽ được tổ chức trước. “Hai năm trước, chúng tôi tổ chức tái hiện 2 lễ hội của dân tộc Pa Kôh và Tà Ôi. Năm nay, chúng tôi tiếp tục tái hiện lễ hội Tấk ka coong của đồng bào Cơ Tu. Từ những nghi thức của lễ hội có thể thấy từ xa xưa, đồng bào đã hình thành nét văn hóa tôn thờ mẹ thiên nhiên, núi rừng hết sức độc đáo. Bởi vậy, lễ hội tạ ơn thần núi, thần rừng sẽ khơi dậy ý thức giữ rừng không chỉ riêng với người Cơ Tu mà còn cả với cộng đồng”, bà Thêm nói.

Những lễ hội độc đáo: Người Cơ Tu mở hội tạ ơn núi rừng- Ảnh 3.

Các già làng tiến hành lễ cúng thần linh tại lễ hội Tấk ka coong

Trong khi Tấk ka coong được người Cơ Tu ở A Lưới thực hiện vào những ngày nông nhàn của các tháng mùa hè hằng năm thì với người Cơ Tu vùng cao (Cơ Tu đ’riu) như ở Tây Giang (Quảng Nam) thì lễ hội khai năm tạ ơn rừng thường được tổ chức vào tháng giêng mỗi năm, trong 3 ngày 2 đêm. Năm 2024 là năm thứ 7, H.Tây Giang tổ chức lễ hội và dần trở thành “thương hiệu” của địa phương, thu hút du khách mỗi dịp đầu năm mới.

“Đây là dịp con cháu tập trung về làng và thể hiện lòng biết ơn mẹ của đại ngàn năm qua phù hộ, độ trì, dân làng khỏe mạnh, được mùa, được việc… Rừng còn dân phát triển, rừng mất dân suy vong. Đó là mục đích, ý nghĩa đích thực xưa nay ông bà người Cơ Tu làm lễ khai năm tạ ơn rừng”, nhà nghiên cứu Bh’riu Liếc (nguyên Bí thư Huyện ủy Tây Giang) cho biết.

Ông Liếc phân tích thêm lễ hội khai năm tạ ơn rừng tạo thành nền nếp, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ định kỳ, thể hiện lòng biết ơn chân thành với trời đất – rừng núi, ông bà – tổ tiên. Khi gần kết thúc lễ hội, điều không thể thiếu đó là già làng nói chuyện, động viên mọi người có trách nhiệm trong việc quản lý, bảo vệ rừng, bảo vệ văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc… Tại H.Tây Giang, nhân dịp này, chính quyền kết hợp gặp gỡ, động viên khen thưởng tập thể, cá nhân xuất sắc trong công tác bảo vệ rừng để khích lệ tinh thần “giữ rừng như giữ làng”. Có lẽ nhờ thế mà H.Tây Giang đang gìn giữ nhiều rừng cổ thụ, như rừng lim, rừng đỗ quyên…, nhất là rừng pơ mu với quần thể 725 cây đã được công nhận là Cây Di sản VN. (còn tiếp)

Phát triển lễ hội thành sản phẩm du lịch

Phó chủ tịch UBND H.A Lưới Nguyễn Văn Hải cho biết để tổ chức lễ hội Tấk ka coong, huyện đã mời các già làng, người có uy tín để tìm hiểu các nghi lễ, lễ vật… đảm bảo lễ hội được tái hiện đầy đủ, trang trọng nhưng cũng phù hợp với đời sống văn hóa hiện nay. Thời gian tới, huyện sẽ nghiên cứu đưa các lễ hội truyền thống của các đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có lễ hội Tấk ka coong, vào khai thác tại các địa điểm nhằm bảo tồn văn hóa và phát triển du lịch…




Nguồn: https://thanhnien.vn/nhung-le-hoi-doc-dao-nguoi-co-tu-mo-hoi-ta-on-nui-rung-185241129230427095.htm

Cùng chủ đề

Hàng triệu người dân Trung Quốc đổ về quê ăn Tết Nguyên đán

(CLO) Ngày 24/1, hàng triệu người Trung Quốc đã đổ về các nhà ga và sân bay, mang theo vali lớn cùng quà tặng như giỏ trái cây để trở về quê hương đón Tết Nguyên đán bên gia đình. ...

Khách quốc tế trải nghiệm Tết Việt tại lễ hội Home Hanoi Xuan 2025

Đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 tại khu đô thị Mailand Hanoi City đã chính thức mở cửa đón khách từ ngày 16/1 với nhiều hoạt động tôn vinh văn hóa Việt. Đường hoa được tổ chức tại khu đô thị Mailand Hanoi City (Bắc An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội) đến hết ngày 3/2 (tức Mùng 6 Tết) với nhiều hoạt động nổi bật. Trong lễ khai mạc sáng 16/1 tiếng trống khai hội và màn múa lân rồng...

Hàng trăm cội hoàng mai khoe dáng bên bờ sông Hương trước thềm xuân mới

Lễ hội Hoàng mai bên bờ sông Hương trước thềm xuân Ất Tỵ 2025 quy tụ những “tuyệt tác mùa Xuân” của các nghệ nhân, nhà vườn nổi tiếng trên vùng đất Cố đô Huế. ...

Cherry đổ bộ siêu thị Tết, rẻ chưa từng có

Mỗi kg cherry Chile về Việt Nam đang được bán tại hệ thống siêu thị thuộc Saigon Co.op với giá chỉ 199.000 đồng/kg, rẻ nhất thị trường. Ông Võ Trần Ngọc - giám đốc kinh doanh Saigon Co.op - nhấn mạnh: "Saigon Co.op luôn...

Nhiều sự kiện lớn, lễ hội đặc sắc tại Bình Định dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Ngày 17/1, Sở Du lịch tỉnh Bình Định tổ chức công bố các sự kiện, lễ hội đặc sắc diễn ra dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 và các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch sẽ tổ chức trong năm 2025. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ông Trump thảo luận phương án mua lại TikTok, sẽ sớm có quyết định

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 25.1 cho biết đang thảo luận với nhiều bên về việc mua lại ứng dụng TikTok và sẽ ra quyết định trong vòng 30 ngày. ...

Váy denim, slip… trở lại thịnh hành với phiên bản trang nhã hơn

Những bộ váy của những năm 2000 sẽ trở lại vào mùa xuân năm 2025, với vẻ quyến rũ...

Bài đọc nhiều

Dân trồng phật thủ rục rịch phục vụ khách hàng dịp Tết 2025

(CLO) Trước thềm Tết Nguyên đán 2025, người dân làng trồng phật thủ Đắc Sở (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) lại rục rịch phục vụ khách đến mua phật thủ về cúng gia tiên dịp Tết cổ truyền năm nay. ...

Bộ trưởng VHTTDL Mỗi địa phương cần sáng tạo để phát triển du lịch đêm

Đa dạng hóa sản phẩm du lịch đêm: Bài toán cần lời giải sáng tạo Vấn đề thu hẹp đào tạo nguồn nhân lực nghệ thuật cũng được đưa ra thảo luận. Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng thừa nhận rằng, nếu không có...

Xác minh nhóm yoga nằm, ngồi giữa đường chụp hình tại Thái Bình

"Tôi cũng mới được anh em báo cáo việc nhóm phụ nữ trải thảm tập yoga nằm giữa đường chụp ảnh gây xôn xao dư luận. Tôi đã giao anh em tìm hiểu chính xác tuyến đường và xác minh danh tính nhóm phụ nữ để mời lên làm việc, từ đó có biện pháp xử lý", vị lãnh đạo Công an...

“Hóa ra tình yêu chân thành là vậy”

Hình ảnh chụp tại giường bệnh hé lộ câu chuyện tình yêu xúc động của một cặp vợ chồng. ...

Cùng chuyên mục

Bài Văn khấn cúng Tất niên Tết Nguyên đán Ất Tỵ chi tiết, đầy đủ

Lễ cúng tất niên là một phong tục truyền thống lâu đời của người Việt, diễn ra vào những ngày cuối năm âm lịch, không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn là dịp để các thành viên gia đình sum họp. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Cúng Tất niên hay còn gọi là lễ Tất niên là một nghi thức nhằm ghi nhận việc kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới. Cúng Tất niên có thể...

Dọn bàn thờ đón Tết như thế nào cho đúng phong thuỷ?

Dọn dẹp bàn thờ đón Tết vào dịp cuối năm cực kỳ quan trọng, không được làm qua loa, sơ sài, vì như vậy sẽ khiến tiêu tán tài lộc. Theo văn hóa tâm linh phương Đông, bàn thờ là nơi hiện diện của các vị thần linh, của ông bà tổ tiên,...

Đề nghị công an xử lý vụ thanh niên hít xà đơn trên metro TPHCM

TPO - Công ty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 đề nghị Công an TPHCM chỉ đạo các đơn vị liên quan mời nam thanh niên hít xà đơn trên metro đến làm việc và xử lý theo quy định của pháp luật. TPO - Công ty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 đề nghị Công an TPHCM chỉ đạo các đơn vị liên quan mời nam thanh niên hít xà đơn trên metro đến...

Hình ảnh khiến cô em chồng bị cả dòng họ chì chiết

Bộ nail mới khiến cô gái khóc hết nước mắt trước ngày Tết. ...

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Xuân hội tụ” và “Dịu dàng sắc Xuân”

(Tổ Quốc) - Chương trình nghệ thuật “Xuân hội tụ” và “Dịu dàng sắc Xuân” với những tác phẩm đặc sắc diễn ra vào tối ngày 28/1 (đêm Giao thừa) và 29/1 (Mồng 1 Tết) tại công viên bờ Đông cầu Rồng, Đà Nẵng. ...

Mới nhất

Nhà lãnh đạo thân Nga vào “cuộc đua bầu cử” lần thứ bảy, ai sẽ được lựa chọn là Tổng thống nhiệm kỳ mới?

Các cử tri Belarus đã bắt đầu đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 26/1 để chọn ra người đứng đầu đất nước trong số 5 ứng cử viên.

Mưa to gió lớn 27 Tết, quất đào đổ la liệt, tiểu thương co ro đợi khách

Mưa to kèm theo gió lớn đã khiến hàng loạt chậu quất, đào ở điểm bán cây cảnh đổ la liệt. Nhiều tiểu thương ở Hà Tĩnh co ro trong gió rét chờ khách đến mua. Ngày 26/1 (tức 27 Tết), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu khắp các khu vực trong tỉnh Hà Tĩnh. Tại TP Hà...

Điện gió ngoài khơi mở “cánh cửa” mới cho hợp tác Việt Nam

Hợp tác Việt Nam - Na Uy trong năng lượng sạch, đặc biệt là điện gió ngoài khơi đang mở ra cơ hội phát triển bền vững giữa 2 nước trong thời gian tới. Trong những năm gần đây, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Na Uy đã có những bước phát triển đáng...

Tiểu thương xả hàng, cắt lỗ vẫn vắng khách mua

Tết Nguyên đán đã cận kề, thị trường cây trang trí Tết tại thành phố Hà Nội đang hạ nhiệt; nhiều tiểu thương bắt đầu xả cây, cắt lỗ giá nào cũng bán. Chưa tới 3 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thị trường cây Tết đang có dấu hiệu hạ nhiệt,...

Bài Văn khấn cúng Tất niên Tết Nguyên đán Ất Tỵ chi tiết, đầy đủ

Lễ cúng tất niên là một phong tục truyền thống lâu đời của người Việt, diễn ra vào những ngày cuối năm âm lịch, không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn là dịp để các thành viên gia đình sum họp. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Cúng Tất niên hay còn gọi là lễ Tất niên là một nghi...

Mới nhất