Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếNgười bệnh mạn tính lấy thuốc 2 tháng/lần, có phải lợi đôi...

Người bệnh mạn tính lấy thuốc 2 tháng/lần, có phải lợi đôi đường?


Bệnh nhân lấy thuốc có bảo hiểm y tế tại bệnh viện quận 1, TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

Bệnh nhân lấy thuốc có bảo hiểm y tế tại bệnh viện quận 1, TP.HCM – Ảnh: DUYÊN PHAN

Đề xuất này được dư luận ủng hộ vì lợi cả đôi đường: giảm gánh nặng hệ thống y tế, thuận lợi cho người dân (nhất là người dân các tỉnh lẻ).

Tuổi Trẻ trích dẫn ý kiến của người bệnh, ý kiến ngành y tế về vấn đề này:

– Ông NGUYỄN ĐỨC HÒA (phó giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam):

Đề xuất dựa trên ý kiến chuyên môn

Ông Nguyễn Đức Hòa

Ông Nguyễn Đức Hòa

Đề xuất này dựa trên ý kiến chuyên môn, với những bệnh nhân mắc bệnh mạn tính thường ổn định, việc thay đổi thuốc không cần thiết phải hằng tháng. Trong thời gian phòng chống dịch COVID-19, Bộ Y tế cũng đã triển khai kê đơn thuốc 3 tháng/lần đối với một số bệnh mạn tính và không có phát sinh biến chứng.

Vì vậy Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất kê đơn thuốc điều trị ngoại trú cho nhóm bệnh nhân này đủ sử dụng tối thiểu 60 ngày, tối đa không quá 90 ngày, thay vì 30 ngày theo quy định hiện nay.

Việc tăng thời gian kê đơn giúp lợi cả đôi đường cho bệnh nhân và bệnh viện. Bệnh nhân kéo dài thời gian tái khám, bệnh nhân không mất công đi lại, thời gian, chi phí… Bên cạnh đó, giảm tải cho bệnh viện trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với bệnh nhân mạn tính đã điều trị ổn định.

Từ năm 2023, chúng tôi đã 2 lần gửi văn bản đề xuất bộ trưởng Bộ Y tế kiến nghị về thời gian kê đơn thuốc. Tôi mong muốn Bộ Y tế nghiên cứu đề xuất, áp dụng càng sớm càng tốt.

– Ông N.V.D. (55 tuổi, TP.HCM, mắc bệnh tiểu đường nhiều năm):

Giảm bớt áp lực cho người bệnh

Tôi mắc bệnh từ nhiều năm nay và đã được điều trị ổn định nhưng hằng tháng phải gác công việc đến bệnh viện khám lại để có đơn thuốc. Trong khi đó đa phần các thuốc được kê đơn hằng tháng đều giống nhau, trường hợp từ 3-6 tháng phải xét nghiệm lại mới điều chỉnh thuốc.

Tôi đề nghị nên phát thuốc cho những bệnh nhân bị bệnh mạn tính trong vòng 60 ngày, như thế sẽ giúp bệnh nhân giảm bớt áp lực.

– Ông PHẠM VĂN NHÂN (65 tuổi, tỉnh Ninh Bình):

Linh hoạt với người bệnh không có điều kiện đi xa

Người bệnh mạn tính lấy thuốc 2 tháng/lần, có phải lợi đôi đường?- Ảnh 3.

Tôi mới phát hiện bị tiểu đường, tăng huyết áp khoảng 3 năm nay, hằng tháng tôi phải đến bệnh viện để tái khám kê lại đơn thuốc. Thế nhưng do lớn tuổi, con cháu không ở gần nên tôi thường phải tự đi bộ rồi đón xe khách đến bệnh viện tỉnh cách nhà 40km để bác sĩ kê đơn thuốc.

Đến bệnh viện người bệnh đông đúc, chen chúc nhau, rất khổ cho bệnh nhân tuổi cao sức yếu như chúng tôi. Tôi rất mong có thể kéo dài thời gian kê đơn thuốc để người bệnh đỡ vất vả.

– Ông NGUYỄN THÀNH TÂM (giám đốc Bệnh viện quận 1, TP.HCM):

Tùy từng bệnh mạn tính xem xét điều chỉnh

Ông Nguyễn Thành Tâm

Ông Nguyễn Thành Tâm

Tùy một số loại bệnh mạn tính các bác sĩ có thể linh hoạt để thay đổi thời gian kê đơn cho người bệnh. Với người bệnh mới phát hiện bệnh thời gian kê đơn thuốc nên tối đa là 30 ngày để các bác sĩ nắm bắt tình hình, làm thêm các xét nghiệm…

Đối với các trường hợp bệnh đã điều trị lâu, ổn định có thể tăng thời gian kê đơn thuốc cho người bệnh trên 30 ngày, đặc biệt là các trường hợp như: nhà xa, đi du lịch, không thể tái khám thường xuyên tại bệnh viện…

Tuy nhiên một số loại bệnh mạn tính có nhiều yếu tố nguy cơ rất dễ gây biến chứng, trở nặng, do đó không được chủ quan mà nên đến bệnh viện để các bác sĩ đánh giá lại.

Ví dụ một số bệnh mạn tính như lipid máu thời gian tái khám nên 1-2 tuần hoặc mỗi tháng để được xét nghiệm, các bác sĩ đánh giá, điều trị thêm hoặc bớt liều thuốc cho bệnh nhân.

– TS TRẦN THANH TÙNG (phó trưởng bộ môn dược lý, Trường đại học Y Hà Nội):

Có thể thực hiện sớm

TS Trần Thanh Tùng

TS Trần Thanh Tùng

Bệnh mạn tính cần điều trị thuốc kéo dài, sau giai đoạn đầu kê đơn nhằm tìm loại thuốc và liều lượng phù hợp trong vòng 15-30 ngày, bác sĩ đánh giá lại và có thể kê đơn cho bệnh nhân lĩnh thuốc trong 60 ngày.

Thực hiện được điều này sẽ tiết kiệm nhân lực y tế, giảm tải cho bệnh viện, đồng thời cũng tiết kiệm thời gian, chi phí cho người mắc bệnh mạn tính. Bộ Y tế nên sớm nhất trí thực hiện quy định kê đơn thuốc điều trị bệnh mạn tính lên 60 ngày.

– Bà TRẦN THỊ OANH (phó giám đốc Bệnh viện đa khoa Đức Giang, Hà Nội):

Bệnh viện giảm thu, nhưng cần nhìn xa hơn

Bà Trần Thị Oanh

Bà Trần Thị Oanh

Tôi ủng hộ việc kê đơn 2 tháng/lần cho bệnh nhân điều trị bệnh mạn tính đã ổn định thay vì 1 tháng/lần như hiện nay. Với đề xuất 3 tháng/lần thì thời gian quá dài, tôi nghĩ là không nên.

Đối với bệnh nhân mắc bệnh mạn tính như cao huyết áp, đái tháo đường bác sĩ sẽ tùy thuộc vào tình trạng cá thể từng bệnh nhân để quyết định cấp thuốc 2 tháng hay 1 tháng/lần. Việc chỉ định cần đảm bảo sức khỏe và tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh.

Nhiều bệnh viện lo ngại thời gian cấp thuốc lên 2 tháng/lần sẽ giảm nguồn thu từ việc thăm, khám. Tôi cho rằng việc giảm thu này sẽ không ảnh hưởng quá lớn đến các bệnh viện, thậm chí nhìn xa hơn bệnh viện sẽ được lợi khi quản lý bệnh tốt, tạo được uy tín với người bệnh.

Nếu cấp thuốc 2 tháng/lần, nghĩa là lượt thăm khám của bác sĩ sẽ giảm đi một nửa, như vậy bác sĩ sẽ có nhiều thời gian tư vấn, tầm soát kỹ hơn, tương tác với bệnh nhân nhiều hơn.

Bên cạnh đó việc giảm nguồn thu từ số lượt thăm khám nhưng số tiền này vẫn là tiền nằm trong quỹ bảo hiểm y tế và có thể sử dụng trong những nội dung khác. Bệnh viện có thể sử dụng hiệu quả nguồn quỹ hơn như làm các xét nghiệm chuyên sâu hơn cho các bệnh nhân tiến triển thay vì những xét nghiệm bình thường để quản lý bệnh hằng tháng.

– Ông NGUYỄN TRỌNG KHOA (phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh – Bộ Y tế):

Cần cân nhắc kỹ lưỡng

Ông Nguyễn Trọng Khoa

Ông Nguyễn Trọng Khoa

Trong thời gian dịch bệnh COVID-19 do giãn cách xã hội, phòng chống dịch bệnh, Bộ Y tế đã triển khai cấp thuốc ngoại trú 3 tháng/lần. Tuy nhiên để điều chỉnh hoàn toàn thì cần cân nhắc giữa mặt lợi và nguy cơ. Mặt lợi là người dân giảm được thời gian đi lại, bệnh viện giảm gánh nặng.

Kéo dài thời gian kê đơn cũng có thể dẫn đến nguy cơ người bệnh lâu không được thăm khám, không theo sát được diễn biến bệnh có thể gây ảnh hưởng việc điều trị. Chúng tôi đang cân nhắc nghiên cứu đề xuất này và sẽ có điều chỉnh văn bản, thông tư hướng dẫn về thời gian kê đơn.

Người bệnh mạn tính lấy thuốc 2 tháng/lần, có phải lợi đôi đường?- Ảnh 8.

Thời gian kê đơn thuốc điều trị mạn tính tại các nước

Ở phần lớn quốc gia trên thế giới, thời gian kê đơn thuốc điều trị mạn tính nằm trong khoảng từ 28 đến 30 ngày. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều nước cân nhắc việc kéo dài thời gian kê đơn thuốc.

Tại Úc, tháng 4-2023, cơ quan hữu quan nước này chấp thuận việc kê đơn thuốc lên đến 60 ngày cho 320 loại thuốc khác nhau. Các loại thuốc được áp dụng chủ yếu nhằm điều trị bệnh tim, huyết áp cao, béo phì…

Với sự thay đổi này, Chính phủ Úc ước tính mỗi bệnh nhân sẽ tiết kiệm lên đến 180 AUD/năm (2.900.000 đồng). Trong vòng bốn năm, cả nước có thể tiết kiệm lên đến 1,6 tỉ AUD.

Tại Thái Lan, từ năm 2016, Bệnh viện quân y Phramongkutklao tiến hành thí điểm cho tất cả bệnh nhân được kê đơn thuốc 3 tháng (90 ngày).

Nghiên cứu công bố hồi tháng 5-2023 bởi đội ngũ khoa học tại bệnh viện này và ĐH Chulalongkorn cho thấy việc cho tất cả bệnh nhân được kê đơn thuốc 90 ngày đã góp phần tăng tỉ lệ chấp hành đơn thuốc của người bệnh.

Tại Anh, bộ y tế không đặt ra giới hạn cứng nào mà chỉ quy định thời lượng của mỗi đơn thuốc “cân bằng giữa sự thuận tiện cho bệnh nhân và tình trạng bệnh lý lâm sàng, việc tiết kiệm chi phí và sự an toàn của người bệnh”.



Nguồn

Cùng chủ đề

Đảm bảo lợi ích tối đa cho khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Một vấn đề được phản ánh nhiều là sự chênh lệch về chất lượng khám chữa bệnh giữa bảo hiểm y tế với sử dụng dịch vụ. Bộ Y tế đã ban hành nhiều quy định để đảm bảo lợi ích tối đa cho người dùng bảo hiểm y tế. Một vấn đề được phản ánh nhiều là sự chênh lệch về chất lượng khám chữa bệnh giữa bảo hiểm y tế với sử dụng dịch vụ. Bộ Y tế...

Từ ngày 1-7 khám chữa bệnh với bảo hiểm y tế, người bệnh thêm nhiều quyền lợi

Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1-7, người tham gia BHYT sẽ có thêm nhiều quyền lợi, như không phân biệt địa giới hành chính theo tỉnh. Chia sẻ tại hội nghị triển khai quy định mới...

Đề xuất nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho học sinh

Ngày 27/3, Bộ Y tế tổ chức hội nghị triển khai một số quy...

Đề xuất nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho học sinh lên 50%

Dự kiến, dự thảo Nghị định sẽ được trình Chính phủ để thông qua vào ngày 15/5 và có hiệu lực từ 1/7/2025, thay thế Nghị định số 146/2018, Nghị định số 75/2023 và Nghị định số 02/2025 của Chính phủ. Dự thảo Nghị định mới tập trung vào 4 tồn tại Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hai người phụ nữ hiếm hoi trong lịch sử từng được trao huy chương Fields

Trong số 64 nhà toán học được trao huy chương Fields ở lĩnh vực toán học chỉ có hai người phụ nữ. Đó là nhà toán học người Iran Maryam Mirzakhani và nhà toán học người Ukraine Maryna Viazovska. Đến năm 2022, nhà toán...

Tuyển giáo viên trước sáp nhập đơn vị hành chính: Nơi tự tạm dừng, nơi tiếp tục tuyển

Tại tỉnh Ninh Thuận có huyện tiếp tục tuyển giáo viên để đảm bảo việc dạy học, nhưng có nơi lại tạm dừng vì lý do sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính. Ngược lại, UBND huyện Ninh Phước cũng đã có thông...

Sữa tăng trưởng chiều cao có thật sự cần thiết cho con?

Các diễn viên, MC quảng cáo đã khẳng định như "đinh đóng cột" là con họ và những người quen biết sử dụng sữa này đã giúp tăng chiều cao 3-5cm sau 3 tháng? Không có chuyện ấy đâu. Uống sữa thông thường, bổ...

Vì sao ly hôn tập trung ở thành phố lớn?

Theo báo cáo kết quả điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024 của Tổng cục Thống kê vừa được công bố cho thấy TP.HCM có tỉ lệ ly hôn, ly thân cao nhất cả nước với 263.000 người, đứng sau là Hà Nội với hơn 146.000 người. ...

Đừng tự nuốt ‘chén đắng’ do gian dối thi cử

Nhiều quảng cáo về chuyện thi hộ các chứng chỉ tiếng Anh, trong đó có nhiều chứng chỉ quốc tế uy tín đang công khai trên mạng. "Thi hộ chứng chỉ ngoại ngữ. Thanh toán khi biết điểm. PTE-IELTS-TOEIC. Cam kết đạt mục tiêu,...

Bài đọc nhiều

Cần chú ý với món ăn kiểu lên men như cải chua, dưa hành, củ kiệu

Thực phẩm lên men là một món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có nhiều loại thực phẩm lên men từ thực vật lẫn động vật như dưa hành, củ kiệu, kim chi, cà pháo, cải chua, nem chua, lạp xưởng... Các món...

Số lần squat cần tập mỗi ngày để thấy hiệu quả

Squat là bài tập cơ bản nhưng cực kỳ hiệu quả trong việc tăng cường sức mạnh và cải thiện độ bền cơ bắp, đặc biệt là phần thân dưới. Cần tập squat bao nhiêu lần mỗi ngày để có kết quả phụ...

Cách phòng bệnh cúm đơn giản theo y học cổ truyền, ai cũng làm được

Thời gian qua, ca mắc bệnh cúm mùa gia tăng. Với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, mỗi người dân có thể nâng cao sức khỏe của bản thân bằng vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ và các phương pháp đơn giản. ...

Sẩn ngừa khắp người, người phụ nữ 51 tuổi ở Phú Thọ đi khám bất ngờ dương tính với giun đũa chó mèo

GĐXH - Nghi ngờ người bệnh nhiễm ký sinh trùng dẫn đến sẩn ngứa khắp người, bác sĩ chỉ định xét nghiệm và cho kết quả dương tính giun đũa chó mèo IgG (1,037 OD). ...

Cùng chuyên mục

Cắt bỏ thận do chủ quan khi mắc sỏi niệu quản

Bệnh viện Đa khoa Hà Nội vừa tiến hành phẫu thuật cắt bỏ thận phải cho một bệnh nhân 40 tuổi do biến chứng của sỏi niệu quản. Trước đó, bệnh nhân đã chủ quan, không điều trị kịp thời, dẫn đến mất chức năng thận. Bệnh nhân H. (40 tuổi, Ninh...

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng

GĐXH - Men gan thấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy dinh dưỡng, suy gan, rối loạn chuyển hóa và tăng nguy cơ nhiễm trùng. ...

Sữa tăng trưởng chiều cao có thật sự cần thiết cho con?

Các diễn viên, MC quảng cáo đã khẳng định như "đinh đóng cột" là con họ và những người quen biết sử dụng sữa này đã giúp tăng chiều cao 3-5cm sau 3 tháng? Không có chuyện ấy đâu. Uống sữa thông thường, bổ...

Biến chứng nguy hiểm của zona thần kinh, bác sĩ cảnh báo điều ai cũng cần biết

Bệnh zona thần kinh tương đối lành tính, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nặng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ông N.V.P., 68 tuổi, trú tại xã...

Xuất hiện vi rút lạ gây ho ra máu ở Nga

Một loại vi rút chưa rõ nguồn gốc khiến bệnh nhân ho ra máu và sốt cao, trong khi xét nghiệm COVID-19 và cúm đều cho kết quả âm tính. Ban đầu, những người mắc vi rút lạ này sẽ cảm thấy mệt mỏi...

Mới nhất

Tuổi trẻ VIMC vinh dự nhận bằng khen của Đoàn Thanh niên Chính phủ – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Ngày 18/4, Ban Thường vụ Đoàn Thanh niên Chính phủ đã tổ chức Hội nghị tổng kết Tháng Thanh niên năm 2025. Đoàn Thanh niên VIMC được trao tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc trong tổ chức, triển khai Tháng Thanh niên năm 2025. Phát biểu tại Hội nghị, Phó Bí thư Đảng ủy Chính phủ Lại...

Bộ giải pháp chuyển đổi số của VNPAY ghi dấu ấn tại Sao Khuê 2025 với danh hiệu sản phẩm xuất sắc

Mới đây, hai giải pháp công nghệ do VNPAY phát triển là Nền tảng ký văn bản và hợp đồng điện tử VNeDOC và Giải pháp định danh trực tuyến VNPAY eKYC được trao danh hiệu “Sản phẩm xuất sắc” tại Giải thưởng Sao Khuê 2025. VNeDOC – Quản lý và ký kết văn bản, hợp đồng điện tử...

Ứng dụng AI không nên tự phát mà cần cộng hưởng để tạo ra giá trị lớn

Đây là nhận định của ông Lê Hồng Quang – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần MISA trong khuôn khổ buổi trao đổi làm việc với Hội các nhà quản trị doanh nghiệp...

Ống thép Hòa Phát tự hào góp phần đưa nhà ga T3

Ống thép Hòa Phát đã cung cấp đúng tiến độ 2.400 tấn các chủng loại ống tròn đường kính cỡ lớn, ống tôn mạ kẽm… với chất lượng hàng đầu, góp phần đưa Công trình nhà ga hành khách T3 về đích sớm hơn dự kiến, khánh thành ngày 19/4/2025, chào mừng kỷ niệm 50 năm thống nhất đất...

Mới nhất