Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếNgười bệnh mạn tính 'lặn lội' hàng chục km hằng tháng để...

Người bệnh mạn tính ‘lặn lội’ hàng chục km hằng tháng để tái khám


Nhiều bệnh nhân mắc bệnh mạn tính điều trị đã ổn định mong muốn tăng thời gian kê đơn thuốc từ tối đa 30 ngày lên tối đa 60 ngày - Ảnh: THU HIẾN

Nhiều bệnh nhân mắc bệnh mạn tính điều trị đã ổn định mong muốn tăng thời gian kê đơn thuốc từ tối đa 30 ngày lên tối đa 60 ngày – Ảnh: THU HIẾN

Mới đây Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất nâng thời gian kê đơn thuốc điều trị bệnh mạn tính đã ổn định (đái tháo đường, tăng huyết áp…) lên tối thiểu 60 ngày và tối đa 90 ngày, thay vì 30 ngày như hiện nay.

Tuổi Trẻ Online đã ghi nhận người bệnh mạn tính vất vả thăm khám tại các bệnh viện hiện nay ra sao.

Gian nan đường tái khám của người bệnh mạn tính

Mắc bệnh tim và tăng huyết áp hơn 10 năm nay, bà Đ.T.T. (74 tuổi, huyện Bình Chánh) phải thường xuyên đến bệnh viện tái khám để được bác sĩ kê đơn thuốc, quãng đường từ nhà đến bệnh viện dài hơn 20km.

Mỗi lần đến bệnh viện, bà T. thường tranh thủ dậy sớm lúc 5h, dọn dẹp đồ đạc để kịp đến 6h lên chuyến xe buýt đầu tiên từ Bình Chánh đến Bệnh viện Nguyễn Trãi (quận 5) tái khám.

Để đến được bệnh viện, bà phải đổi ba chuyến xe buýt liên tục, trước đây bác sĩ thường dặn khám một tháng/lần, nhưng giờ là 3 tuần/lần.

“Sáng tranh thủ dậy sớm để lo việc gia đình xong, tôi đến bệnh viện lúc 10h, bắt đầu thăm khám ít nhất cũng phải mất đến 4 tiếng.

Mỗi lần đi khám là phải tốn hết cả ngày, về đến nhà cũng đã là 4-5h chiều.

Nhiều người bạn, người thân của tôi cũng tái khám 3 tuần/lần, đôi khi không có điều kiện, thời gian nên đến tuần thứ 4, 5 họ thường ra ngoài mua thuốc hoặc mua thuốc theo toa trước đó bác sĩ kê, ít khi quay lại bệnh viện tái khám đúng hẹn”, bà T. tâm sự.

Bà T. cũng cho biết thêm đối với các bệnh mạn tính đã điều trị ổn định, các loại thuốc tái khám là như nhau, nhưng phải tốn thời gian công sức cứ 3 tuần đến bệnh viện tái khám người lớn tuổi sẽ gặp nhiều khó khăn.

Tương tự, trường hợp của bà N.N.H. (70 tuổi, quận 8) gần 10 năm khám bệnh tiểu đường cho biết bà cũng bắt buộc phải tái khám 3 tuần/lần. Thế nhưng thời gian tái khám 3 tuần trôi qua rất nhanh, đi lại vừa tốn thời gian, chi phí.

Bà H. cho hay đi khám, nhiều người bằng tuổi phải bắt xe các tỉnh xa như Cà Mau, Bạc Liêu đến khám rất vất vả.

“Có người bạn tôi, mỗi lần đi khám không đi xe khách được, phải đi taxi, tiền khám không bao nhiêu mà tiền xe thôi đã hơn 2 triệu đồng. Có bệnh nhân ở xa đi từ khuya, sáng mới đến, đợi khám xong lại về, đến kỳ khám lại lên. Như vậy vừa tốn thời gian, lại tốn quá nhiều chi phí di chuyển.

Việc khám, lãnh thuốc 2 tháng/lần rất phù hợp với họ. Chúng ta cần linh hoạt, nếu bệnh nhẹ thì tăng thời gian kê đơn, ngược lại nặng thì phải thường xuyên đi khám dưới sự theo dõi của bác sĩ”, bà H. nói.

Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, sáng 22-4, tại Bệnh viện Nguyễn Trãi (TP.HCM), nhiều người cao tuổi mắc bệnh mạn tính đã có mặt từ sớm để được thăm khám.

Chủ yếu người bệnh đã lớn tuổi, mắc các bệnh như: bệnh tim, đái tháo đường, huyết áp, khớp… Nhiều cụ lớn tuổi vẫn phải tự bắt xe đến bệnh viện thăm khám vì không có người nhà đưa đi.

Cần xem xét mức độ bệnh mạn tính

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bác sĩ Trần Quốc Hùng – giám đốc Bệnh viện quận 8 (TP.HCM) – cho biết tại bệnh viện, người bệnh mạn tính thăm khám và điều trị chiếm khoảng 50% đến 60%, chủ yếu là các bệnh như: đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim…

Đối với người bệnh mạn tính đã điều trị ổn định, việc đưa thời gian kê đơn từ tối đa 30 ngày lên tối đa 60 ngày sẽ có lợi cho người bệnh như các trường hợp: tăng huyết áp nhẹ sử dụng 1-2 loại thuốc.

Tuy nhiên, đối với các trường hợp nặng như đái tháo đường nặng phải xài các loại thuốc tiêm, tăng huyết áp nặng phải dùng thuốc liều cao, hen COPD…, việc tăng thời gian kê đơn lên 60 ngày sẽ không có lợi cho người bệnh.

Theo bác sĩ Hùng, hiện nay các trường hợp bệnh mạn tính nếu đã đến bệnh viện thăm khám đa phần bệnh không nhẹ, thuộc dạng nặng, do vậy nếu điều chỉnh thời gian kê đơn cần linh hoạt xem xét kỹ.

Ngoài ra, trường hợp nếu kê đơn thuốc dài ngày, người bệnh trở nặng đến bệnh viện tái khám được kê đơn thuốc mới sẽ lãng phí thuốc cũ, rất khó quản lý thuốc.

Bên cạnh đó, nếu kê đơn dài ngày không có sự kiểm soát có thể dẫn đến trục lợi, lấy thuốc đem ra ngoài bán vì số lượng thuốc nhiều.

Đang nghiên cứu, cân nhắc đề xuất tăng thời gian kê đơn cho người bệnh mạn tính

Ông Nguyễn Trọng Khoa – cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) – cho biết trong thời gian dịch bệnh COVID-19 do giãn cách xã hội, phòng chống dịch bệnh, Bộ Y tế đã triển khai cấp thuốc ngoại trú 3 tháng/lần.

Tuy nhiên để điều chỉnh hoàn toàn thì cần cân nhắc giữa mặt lợi và nguy cơ. Mặt lợi là người dân giảm được thời gian đi lại, bệnh viện giảm gánh nặng.

Kéo dài thời gian kê đơn cũng có thể dẫn đến nguy cơ người bệnh lâu không được thăm khám, không theo sát được diễn biến bệnh có thể gây ảnh hưởng việc điều trị.

“Chúng tôi đang cân nhắc nghiên cứu đề xuất này và sẽ có điều chỉnh văn bản, thông tư hướng dẫn về thời gian kê đơn”, ông Khoa cho hay.



Nguồn

Cùng chủ đề

Cụ ông 95 tuổi thoát nỗi ám ảnh bí tiểu sau ca phẫu thuật tuyến tiền liệt

Các bác sĩ vừa thực hiện thành công phẫu thuật nội soi bóc nhân tuyến tiền liệt bằng laser cho cụ ông 95 tuổi. ...

Mang Tết ấm đến với những bệnh nhân bảo hiểm y tế

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đang triển khai chương trình 'Không để ai bị bỏ lại phía sau' mang Tết ấm đến với bệnh nhân bảo hiểm y tế. Tiếp thêm những ngọn lửa ấm áp Trong không khí Xuân Ất Tỵ đang gần kề, chương trình “Không để ai bị bỏ lại phía sau” đang được Bảo hiểm Xã hội Việt Nam triển khai hàng loạt tại các địa phương. Với...

Bất ngờ với nghiên cứu về người lớn tuổi ăn thịt heo

Thịt heo vốn ít được khuyến khích cho chế độ ăn uống lành mạnh. Thế nhưng, nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nutrients đã phát hiện điều bất ngờ về một trong những loại thịt phổ biến...

Phát hiện điều kỳ diệu từ thói quen uống trà xanh ở người lớn tuổi

Là một trong những đồ uống được yêu thích nhất thế giới, trà xanh được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe. Đặc biệt, nhiều người lớn tuổi có thói quen nhâm nhi trà mỗi ngày. ...

6 thực phẩm giúp phòng ngừa đột quỵ vào mùa đông

Đậu nành Đậu nành rất giàu protein, chất xơ, omega3, tốt cho hệ tim mạch vì không làm tăng lượng cholesterol xấu LDL trong máu, cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu. Sử dụng 40g đậu nành hoặc các chế phẩm từ đậu nành mỗi ngày trong vòng ít nhất 1 tháng có thể giúp lượng cholesterol giảm đến khoảng 93%, hạn chế nguy cơ đột quỵ. Song song đó, mỗi ly sữa đậu nành còn có thể cung...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đảm bảo cung cấp điện dịp Tết Ất Tỵ và mùa khô 2025 cho người dân TP.HCM

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng lưu ý các đơn vị triển khai kế hoạch cung cấp điện vào dịp Tết Ất Tỵ và chuẩn bị từ sớm kế hoạch cung cấp điện vào mùa khô 2025 cho người dân TP.HCM. Về...

Công nhân háo hức lên chuyến xe Công đoàn về ăn Tết cùng gia đình

9 chuyến xe Công đoàn xuất phát từ Bình Phước đưa hàng trăm công nhân ra các tỉnh miền Trung, miền Bắc đón Tết, sum họp cùng gia đình. Theo lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Phước, trong dịp Tết Nguyên đán...

GELEX cán mốc lợi nhuận 3.616 tỉ đồng

Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX (HoSE: GEX) vừa đạt tổng doanh thu hợp nhất 33.759 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 3.616 tỉ đồng trong năm 2024. Mảng khu công nghiệp và bất động sản tiếp tục duy trì sức hút...

Giới trẻ Hà Nội ùn ùn đi sắm Tết, phố phường đông vui đến khuya

Nhiều người trẻ ở Hà Nội đi sắm Tết sau khi kết thúc ngày làm việc cuối cùng. Các tuyến phố đông đúc từ chiều đến đêm, nhiều cửa hàng trong tình trạng quá tải. ...

Khách đông kín sân bay Tân Sơn Nhất, đứng nằm ngồi vật vã, xếp hàng dài vô tận

Chen chúc, nhích từng chút để chờ làm thủ tục tại Sân bay Tân Sơn Nhất. Bên trong nhà ga khan ghế ngồi, khách nằm vật vạ dưới đất để chờ hãng thông báo giờ bay mới sau nhiều giờ chậm chuyến (delay). ...

Bài đọc nhiều

FPT Long Châu, Eisai Việt Nam và Hội bệnh Alzheimer hợp tác cùng nâng cao nhận thức về bệnh Alzheimer tại Việt Nam

08/03/2023 11:30 FPT Long Châu, Eisai Việt Nam và Hội bệnh Alzheimer và rối loạn thần kinh nhận thức Việt Nam đã ký kết hợp tác thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng và chất lượng chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân Alzheimer tại Việt Nam. Thông qua dự án cùng FPT Long Châu, đồng hành với VnADA, Eisai kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao nhận thức cho hàng triệu người...

Hôn mê, ngộ độc khí do đốt than sưởi ấm

Bệnh nhân nữ, 67 tuổi, nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu sau khi sử dụng bếp than sưởi ấm trong phòng kín. Tin mới y tế ngày 17/1: Hôn mê, ngộ độc khí do đốt than sưởi ấmBệnh nhân nữ, 67 tuổi, nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu sau khi sử dụng bếp than sưởi ấm trong phòng kín. Hôn mê, ngộ độc...

Cùng chuyên mục

Nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu qua đời

NDO - Thông tin từ Bộ Y tế tối 24/1 cho biết, nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã qua đời lúc hơn 17 giờ chiều nay tại Hà Nội. Trước đó, nguyên Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu có thời gian điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai từ giữa năm 2024 trong tình trạng khá nặng, nhưng sau đó bệnh chuyển biến tốt hơn. Nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu sinh ngày...

Mẹo để tránh ăn quá nhiều trong dịp tết

Tết là dịp để sum họp gia đình, gặp gỡ bạn bè. Khi mọi người đều vui vẻ, đồ ăn, đồ uống thoải mái, rất dễ xảy ra tình trạng ăn nhiều. Nếu không cẩn thận, bạn sẽ tăng thêm vài cân sau...

Cảnh báo thời tiết lạnh, mưa phùn, rét đậm

Ngày 26/1/2025, đợt không khí lạnh tăng cường sẽ gây mưa phùn và rét cho các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Mưa nhỏ sẽ tiếp tục lan ra miền Trung và duy trì đến hết ngày 28/1 (29 Tết Nguyên Đán). Tết Nguyên đán 2025: Cảnh báo thời tiết lạnh, mưa phùn, rét đậmNgày 26/1/2025, đợt không khí lạnh tăng cường sẽ gây mưa phùn và rét cho các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc...

WHO thừa nhận khó khăn tài chính khi Mỹ rời đi

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sẽ cắt giảm chi phí và xem xét chương trình y tế nào cần ưu tiên sau khi ông Trump ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi cơ quan này. Trong một tài liệu nội bộ gửi tới...

Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu qua đời

Thông tin từ Bộ Y tế tối 24/1 cho biết, TS.BS Nguyễn Quốc Triệu - Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế đã qua đời lúc hơn 17h chiều nay tại Hà Nội. ...

Mới nhất

Khai mạc chợ hoa xuân “trên bến dưới thuyền”

(NLĐO) - Chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" ở quận 8, TP HCM sẽ được tổ chức đến hết ngày 29 tháng Chạp. ...

Phương án mới về thu gom, vận chuyển, xử lý rác

(NLĐO)-Công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải đảm bảo an ninh chất thải trên địa bàn TP HCM. ...

Hai tuyến metro tại Hà Nội hoạt động thế nào trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ?

Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) vừa công bố lịch chạy tàu hai tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - ga Hà Nội trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. ...

Năm bản lề triển khai Chiến lược Chuyển đổi, lãi trước thuế SHB tăng 25% đạt 11.543 tỷ đồng

Kết thúc 2024 - năm bản lề của Chiến lược Chuyển đổi, SHB ghi nhận kết quả kinh...

Đêm muộn, các phương tiện vẫn nối đuôi nhau về quê nghỉ Tết, đường Vành đai 3 trên cao bất ngờ vắng

Hơn 22 giờ ngày 24/1 (25 tháng Chạp), các tuyến đường cửa ngõ Hà Nội vẫn ùn tắc khi hàng nghìn phương tiện nối đuôi nhau di chuyển về quê đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Cảnh ùn...

Mới nhất