Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNgữ liệu đề thi ngữ văn nằm ngoài SGK không làm khó...

Ngữ liệu đề thi ngữ văn nằm ngoài SGK không làm khó học sinh


Ngữ liệu học và thi khác nhau

Tại Công văn 3935/BGDĐT năm 2024 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2024 – 2025 do Bộ GD&ĐT ban hành, Bộ GD&ĐT một lần nữa nhấn mạnh yêu cầu không lấy ngữ liệu trong sách giáo khoa (SGK) làm đề kiểm tra định kỳ môn ngữ văn nhằm giúp học sinh làm quen với định hướng đề thi chuyển cấp.

Thực tế, điều này đã không còn lạ với các học sinh học Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Học sinh tham dự kỳ thi lớp 10 năm học 2024 - 2025.
Học sinh tham dự kỳ thi lớp 10 năm học 2024 – 2025.

Trước đó, tháng 7/2022, trong Công văn 3175/BGDĐT-GDTrH, Bộ GD&ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục trong đánh giá kết quả học tập cuối học kỳ, cuối năm học, cuối cấp học thì tránh dùng lại các văn bản đã học trong SGK làm ngữ liệu xây dựng các đề kiểm tra đọc hiểu và viết để đánh giá chính xác năng lực học sinh, khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn.

Thực hiện văn bản trên, từ năm học 2022 – 2023 đến nay, việc kiểm tra định kỳ, thường xuyên môn ngữ văn được thực hiện đúng hướng dẫn. Như vậy, năm nay là năm thứ 3, các đơn vị, nhà trường không sử dụng ngữ liệu quen thuộc trong SGK để đưa vào đề kiểm tra, đánh giá.

Các thầy cô thừa nhận, ban đầu, việc đổi mới dạy học và kiểm tra, đánh giá môn ngữ văn là khó khăn, thách thức rất lớn đối với cả thầy và trò bởi nếu đọc một văn bản lạ lẫm, học sinh chưa từng nghe thì các em sẽ khó hiểu được ý nghĩa sâu xa của tác phẩm; từ đó không dễ dàng khi phân tích, cảm thụ tác phẩm để có bài viết tốt.

“2 năm trước em từng rất lo lắng khi nghe thông tin về đổi mới dạy và kiểm tra đánh giá ngữ văn vì đây vốn không phải sở trường của em. Vậy nhưng, được học chương trình mới dưới sự hướng dẫn của thầy cô, em dần hình thành được tư duy và biết cách làm bài văn theo cảm nhận của mình một cách độc lập” – Bùi Duy Anh, học sinh lớp 9 tại Cầu Giấy cho biết.

Nỗ lực của cả thầy và trò

Tinh thần đổi mới trong dạy, học và kiểm tra đánh giá với môn ngữ văn đã được thầy cô thông điệp, nhắn nhủ học sinh ngay khi vừa nhận được hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

Thầy và trò cùng đồng hành và nỗ lực trong dạy và học theo chương trình mới.
Thầy và trò cùng đồng hành và nỗ lực trong dạy và học theo chương trình mới.

Theo cô Trần Thanh Mai – giáo viên dạy ngữ văn Trường THCS Chu Văn An, huyện Thanh Trì, Hà Nội, ngữ văn là môn học có thay đổi mạnh mẽ nhất trong chương trình mới, đó là học sinh được học và thi với những ngữ liệu hoàn toàn khác nhau.

Trước đây, học sinh chỉ cần hiểu kiến thức, hiểu nhân vật là làm được bài nhưng giờ phải hiểu mỗi thể loại được khai thác dưới góc nhìn như thế nào mới có thể viết bài văn tốt. Chương trình cũ, các kiến thức trong tác phẩm học sinh đã được học và ôn đi ôn lại còn chương trình mới thì học sinh phải nắm được tư duy và cách làm.

Nhiệm vụ của giáo viên trong quá trình dạy là làm sao để học sinh yêu thích môn văn, tránh nói nhiều, dạy ôm đồm mà phải bám sát yêu cầu của chương trình. Thầy cô chủ yếu tập trung vào hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm, dạy học sinh viết văn; tư duy cấu trúc bài văn, tư duy hành văn, lập ý tưởng dàn ý và nắm chắc kỹ năng, cách viết để không còn tình trạng văn mẫu hay học thuộc.

Cô Trần Thanh Mai cũng cho hay, không phải đến bây giờ các thầy cô mới hướng dẫn cho học sinh những nội dung này mà ngay khi tiếp xúc SGK mới, Sở GD&ĐT có nhiều buổi hướng dẫn, tập huấn để trong đề kiểm tra định kỳ từ lớp 6, học sinh đã được làm quen với ngữ liệu mới hoàn toàn.

Mặt khác, trong chương trình SGK mới của môn ngữ văn có phần đọc mở rộng. Việc học sinh đọc ngữ liệu mới không có trong sách trở thành hoạt động thường xuyên được quy định trong chương trình. Giáo viên thường xuyên khuyến khích học sinh đọc mở rộng thông qua CLB đọc sách, phiếu đọc, dự án đọc… để các em làm quen với ngữ liệu mới. Do vậy, phụ huynh có thể yên tâm vì các con không quá bỡ ngỡ về điều này.

Cô Nguyễn Thị Nga – giáo viên ngữ văn tại quận Thanh Xuân chia sẻ, đa số học sinh rất hào hứng với hướng triển khai môn ngữ văn theo Chương trình mới. Lý do bởi, quá trình học đỡ nặng mà các em có cơ hội được sáng tạo nhiều hơn.

Điều này được thể hiện rõ qua kết quả các bài kiểm tra thường xuyên và định kỳ của học sinh. Nhiều em thực sự có cách viết và tư duy vượt ngoài sự mong đợi của giáo viên; các em biết đưa dẫn chứng thực tế hay lồng ghép cả nội dung của các môn học khác vào bài viết một cách chính xác, sinh động và thuyết phục. Theo cô Nga, đó là thành công của việc đổi mới dạy, học cũng như kiểm tra đánh giá môn ngữ văn theo chương trình mới.

Để giáo viên có định hướng dạy học và triển khai đề kiểm tra đánh giá các môn học theo chương trình mới, nhất là với học sinh khối 9, Sở GD&ĐT vừa tổ chức tập huấn cho giáo viên các bộ môn, trong đó có giáo viên ngữ văn. Tham gia lớp tập huấn, các giáo viên đã được hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm và thu nhận nhiều kiến thức hữu ích; từ đó tự tin, vững vàng hơn trong việc thực hiện mục tiêu của chương trình là phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/ngu-lieu-de-thi-ngu-van-nam-ngoai-sgk-khong-lam-kho-hoc-sinh.html

Cùng chủ đề

Điểm mới của kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 cấp thành phố

Theo kế hoạch của Sở GD&ĐT Hà Nội, kỳ thi chọn học sinh giỏi TP các môn văn hóa lớp 9 cấp THCS năm học 2024 - 2025 sẽ diễn ra ngày 18/1/2025. Nếu như năm học trước, kỳ thi có 11 môn (ngữ văn, lịch sử, địa lý, toán, vật lý, hóa học, sinh học, tin học, ngoại ngữ, giáo dục công dân, khoa học), thì năm nay, kỳ thi được tổ chức chỉ với 7 môn thi...

đúng yêu cầu, định hướng của Chương trình mới

Việc Bộ GD&ĐT sớm công bố cấu trúc đề thi tham khảo tạo thuận lợi cho kế hoạch dạy - học và quá trình ôn luyện của học sinh. Các thầy cô Hệ thống Giáo dục Học mãi nhận định: "Nội dung các câu hỏi trong đề thi tham khảo có nhiều yếu tố mới mẻ, xuất hiện nhiều câu hỏi ứng dụng thực tiễn, thực hành, bám sát tinh thần của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018".  Đề...

Bộ GD&ĐT chính thức công bố đề tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Năm 2025 là năm đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Để chuẩn bị tốt nhất các điều kiện cần thiết cho tổ chức kỳ thi, đồng thời giúp các nhà trường, giáo viên, học sinh chủ động trong hoạt động ôn tập, dạy và học, ngay từ đầu năm học, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch, chuẩn bị từ sớm,...

Học sinh áp lực bởi phương án bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10

“Chúng em không muốn môn thứ 3 là bốc thăm” Bốc thăm môn thứ 3 tại kỳ thi lớp 10 là phương án đề xuất của Bộ GD&ĐT trong dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT sẽ xin ý kiến rộng rãi. Mục đích của việc này nhằm đưa ra một số tiêu chí khung để thực hiện thống nhất cho các địa phương trên cả nước và tránh...

Xây dựng quy chế tuyển sinh vào lớp 10, tốt nghiệp THPT với 3 nguyên tắc

Theo Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng, Bộ đang khẩn trương xây dựng quy chế thi tuyển sinh vào lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT dựa trên 3 nguyên tắc, quan điểm cốt lõi. Trong đó, ông nhấn mạnh: “Không gây áp lực, không gây tốn kém cho phụ huynh học sinh, học sinh và xã hội.” Đây là tinh thần chỉ đạo xuyên suốt trong Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2023  về đổi mới căn bản toàn diện...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm ngày Tết

Các yếu tố nguy cơ ngộ độc thực phẩm cấp tính trong ngày Tết Ngộ độc thực phẩm là khi cơ thể nhiễm các chất độc trong quá trình ăn uống. Ngộ độc thực phẩm cấp tính là do nhiễm vi sinh vật hoặc hóa chất với liều lượng lớn với các biểu hiện đặc trưng gồm: đau bụng; Buồn nôn, nôn mửa; Đi ngoài phân lỏng liên tục, trong phân hoặc chất nôn có thể có máu; Sốt, ớn...

Ngắm những linh vật rắn Ất Tỵ 2025 tại Bình Dương

Kinhtedothi-Linh vật rắn TP Thủ Dầu Một có màu vàng, trông uy nghi với đầu đội vương miện. Còn tại thành phố mới, khu vực trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương là chú rắn robot thông minh, nhiều màu sắc, tượng trưng cho sự phát triển và không ngừng đổi mới trong ứng dụng khoa học, công nghệ. Ngắm những linh vật rắn Ất Tỵ 2025 tại Bình Dương ...

Khẳng định vai trò trung tâm của cả nước

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội và Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội là 2 nội dung quan trọng và cần thiết triển khai cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và TP Hà Nội. Báo Kinh tế & Đô thị đã có cuộc trao đổi với KTS Lê Hoàng Phương - Giám đốc Trung tâm kiến trúc, quy hoạch Hà Nội - Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn...

Bệnh viện sẵn sàng ứng trực cấp cứu, điều trị người bệnh dịp Tết

Chủ động nhiều biện pháp, xử lý cấp cứu kịp thời  Trong những ngày nghỉ Tết Nguyên đán, BV Nhi T.Ư sẵn sàng nhiều biện pháp, kế hoạch nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh cấp cứu, KCB và phòng chống dịch bệnh cho các em nhỏ trước, trong và sau Tết. BV vẫn tiếp nhận khám, cấp cứu và điều trị bệnh cho trẻ em như thường lệ, đồng thời triển khai các biện pháp chủ động. BV...

Đề xuất chi tiết cơ cấu tổ chức mới của Chính phủ

Kinhtedothi-Cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ - đó là nội dung chính của Tờ trình do Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký gửi Chính phủ về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV. Theo Tờ trình, phương án cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV gồm 14 bộ...

Bài đọc nhiều

Tỉnh Hà Nam Ninh được sáp nhập từ những tỉnh nào?

Lâm Hoàng Nguồn: https://vtcnews.vn/tinh-ha-nam-ninh-duoc-sap-nhap-tu-nhung-tinh-nao-ar911805.html

Hiệu trưởng trường THPT Lê Hồng Phong, THPT Gia Định và nhiều trường TP.HCM phải báo cáo, giải trình

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã ban hành kế hoạch tổ chức kiểm điểm theo thông báo số 613/TB-SGDĐT ngày 16-2-2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo. Kế hoạch này căn cứ thông báo số 613/TB-SGDĐT từ ngày 16-2-2023 của Sở...

Hơn 6.400 thí sinh thi học sinh giỏi quốc gia, lần đầu có môn tiếng Nhật

Năm nay là năm đầu tiên môn tiếng Nhật được đưa vào kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; năm đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo áp dụng phương thức vận chuyển đề thi qua hệ thống của Ban Cơ yếu Chính phủ trên phạm vi toàn quốc. ...

Người nước ngoài đón Tết Việt chỉ một lần là thấy mê

Lần đầu đến Việt Nam giảng dạy, cô Hong Ha Young (người Hàn Quốc) được sinh viên mời về quê ở Bình Thuận đón Tết nguyên đán cùng với gia đình. Hiểu rõ về Tết Việt Anh Warren Bisset (người Anh) cho biết đã...

Cùng chuyên mục

Người nước ngoài đón Tết Việt chỉ một lần là thấy mê

Lần đầu đến Việt Nam giảng dạy, cô Hong Ha Young (người Hàn Quốc) được sinh viên mời về quê ở Bình Thuận đón Tết nguyên đán cùng với gia đình. Hiểu rõ về Tết Việt Anh Warren Bisset (người Anh) cho biết đã...

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của ĐHQG TP. Hồ Chí Minh

Năm 2025, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh (ĐHQG Hồ Chí Minh) sẽ tổ chức 2 đợt thi đánh giá năng lực (ĐGNL).

Nữ sinh mang dự án thúc đẩy sự phát triển của thanh thiếu niên ra thế giới

TPO - Đam mê triết học, văn chương, Phạm Bùi Gia Khanh, học sinh lớp 11 (khối 12), trường Quốc tế Anh Hà Nội (BIS Hà Nội) giành Huy chương Vàng cuộc thi Toán học UKMT của Vương quốc Anh và là người sáng lập Dự án Chalk Road (Con đường phấn), một sáng kiến nhằm hỗ trợ học sinh các tỉnh miền núi khó khăn phát triển toàn diện bản thân. TPO - Đam mê triết...

Tết xưa và tết nay của giáo viên, học sinh

Cuối năm, một số đồng nghiệp là giáo viên, từng trải qua nhiều thời kỳ học tập và dạy học, hàn huyên với nhau về tết cổ truyền Việt Nam. ...

Thêm nhiều địa phương “chốt” môn thứ ba thi lớp 10

Một số địa phương vừa thông báo về việc dự kiến/chốt môn thi thứ ba trong kỳ thi lớp 10 năm học 2025-2026.

Mới nhất

Rực rỡ sắc hoa đào trên độ cao 800 m ở Bình Định

TPO - Nằm ở độ cao 800m so với mặt nước biển, xã Vĩnh Sơn, huyện miền núi Vĩnh Thạnh được ví như “Đà Lạt của Bình Định” bởi khí hậu ôn đới, nhiều thắng cảnh đẹp hội tụ nơi vùng sơn cước này. Nơi đây, có vườn hoa đào rực rỡ đang đua nhau khoe sắc ngày...

Doanh nghiệp của ông trùm hàng hiệu xin đầu tư mở rộng Sân bay Phú Quốc

Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPPG) do ông Nguyễn Hạnh làm Chủ tịch HĐTV vừa đề xuất tham gia đầu tư, phát triển Nhà ga hành khách T2 Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc với công suất 6 triệu hành khách/năm. Doanh nghiệp của ông trùm hàng hiệu xin đầu tư mở rộng Sân...

Việt Nam – Trung Quốc tăng cường hợp tác phát triển du lịch hướng đến kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại...

Ngày 22/01, Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh đã có buổi tiếp và làm việc với ông Hình Cửu Cường - Tham tán Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam. Cùng dự có lãnh đạo...

Giá bán nhiều loại rau củ, thịt heo… vẫn giữ ổn định dù vào cao điểm Tết

Ngày 27 và 28 Tết được xem là hai ngày cao điểm của sức mua nhưng do năm nay mức tiêu thụ tương đối chậm nên giá bán phần lớn ổn định, thậm chí có mặt hàng giảm giá. ...

“Đất” trong hành trình cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh

(TN&MT) - Trong bài thơ “Người đi tìm hình của nước”, nhà thơ Chế Lan Viên đã viết: “Kìa bóng Bác đang hôn lên hòn đất/ Lắng nghe trong màu hồng hình đất nước phôi thai”. Trong 2 câu thơ đều có 2 chữ đất, đất đai và đất nước. ...

Mới nhất