Trang chủChính trịNgoại giaoNgoại giao xuất khẩu cần quyết liệt như ngoại giao vaccine

Ngoại giao xuất khẩu cần quyết liệt như ngoại giao vaccine


Trong bối cảnh doanh nghiệp thiếu đơn hàng nghiêm trọng, TS. Nguyễn Quốc Việt cho rằng, Chính phủ cần có những chính sách thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, thậm chí triển khai ngoại giao đơn hàng – như đã từng làm ngoại giao vaccine.

TS. Nguyễn Quốc Việt: Ngoại giao xuất khẩu cần quyết liệt như ngoại giao vaccine
Nhiều ngành hàng ghi nhận mức sụt giảm 30-40% lượng đơn hàng. (Nguồn: Báo Đầu tư)

Doanh nghiệp khó chồng khó

Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội được Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) mới công bố cho thấy, trong tháng 5/2023, cả nước có hơn 12.000 doanh nghiệp thành lập mới và 5.952 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động.

Tuy nhiên, trong tháng 5 cũng có tới 5.364 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn; 4.717 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và 1.223 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể.

Tính chung 5 tháng đầu năm, 95.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, giảm 3,7% so với cùng kỳ năm trước. Trung bình một tháng có 19.000 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Trong khi đó, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 88.000 doanh nghiệp (55.200 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn; 25.500 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể; 7.300 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể), tăng 22,6% so với cùng kỳ năm trước. Trung bình mỗi tháng có 17.600 doanh nghiệp rút lui khỏi thi trường.

Tổng cục Hải quan cho biết, nửa đầu tháng 5, xuất khẩu của cả nước đạt 11,45 tỷ USD. Lũy kế từ đầu năm đến 15/5, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 230,58 tỷ USD (xuất khẩu đạt 118,58 tỷ USD, nhập khẩu đạt 112 tỷ USD), giảm xấp xỉ 40 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhiều ngành hàng ghi nhận mức sụt giảm 30-40% lượng đơn hàng. Hiện tại, dù đã bước vào giữa quý II/2023 – mùa cao điểm đặt hàng của nhiều ngành như đồ gỗ, dệt may, da giày…, thị trường xuất khẩu vẫn chưa có tín hiệu khởi sắc. Điều này dẫn tới việc cắt giảm lao động tại các nhà máy, doanh nghiệp.

Chia sẻ với phóng viên TG&VN về báo cáo nói trên, TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) thuộc Trường Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội nhận định, những nỗ lực của Chính phủ thời gian qua đã từng bước củng cố niềm tin cho doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển.

Tuy nhiên, doanh nghiệp hiện vẫn gặp nhiều khó khăn, hàng tồn đọng, nợ xấu nguy cơ tăng, thậm chí nhiều doanh nghiệp trong một số lĩnh vực phải ngừng hoạt động, nhất là trong lĩnh vực dệt may, xây dựng, bất động sản, bán lẻ hàng hoá… dẫn đến tình trạng mất hoặc giảm giờ làm, người lao động gặp nhiều khó khăn.

Theo TS. Nguyễn Quốc Việt, báo cáo của Chính phủ cũng như Báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Kinh tế Quốc hội đã thẳng thắn nhìn nhận những khó khăn do tác động của suy thoái kinh tế khiến xuất khẩu giảm, thiếu vốn… đã và đang làm gia tăng thêm áp lực với doanh nghiệp để duy trì hoạt động.

Chính phủ nhận định, tình hình này có thể tiếp tục diễn biến phức tạp, khó khăn hơn trong thời gian tới. Đặc biệt, có việc một số doanh nghiệp lớn hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực phải bán tài sản với giá trị thấp, bị mua lại hoặc sáp nhập để duy trì sản xuất, kinh doanh

Bên cạnh đó, trong quý I/2023, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng lần đầu tiên giảm cả về số thực hiện và đăng ký mới; trong đó số đăng ký mới giảm gần 40%, là mức giảm sâu nhất kể từ 2011.

TS. Nguyễn Quốc Việt: Ngoại giao xuất khẩu cần quyết liệt như ngoại giao vaccine
TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) thuộc Trường Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. (Ảnh: NVCC)

Phó Viện trưởng VEPR nhấn mạnh: “Tất cả những khó khăn và tình trạng đầu tư tư nhân chất lượng thấp và đang giảm sút nghiêm trọng như vậy, ngoài những nguyên nhân vĩ mô trong và ngoài nước như đã đề cập, thì còn do những yếu kém về môi trường thể chế, pháp luật… là một rào cản rất lớn cho hoạt động bình thường của doanh nghiệp và người dân, từ đó tạo những phí tổn hữu hình và vô hình, làm giảm hiệu quả và hiệu lực thực thi chính sách”.

Cần triển khai ngoại giao xuất khẩu

Để giải quyết khó khăn trên, TS. Nguyễn Quốc Việt cho rằng, trong ngắn hạn, các chính sách tài khoá cần đóng vai trò chủ đạo trong việc hỗ trợ nền kinh tế phục hồi.

Các chính sách cần được phối hợp một cách nhịp nhàng và có sự điều phối tổng hợp, cũng như tham vấn của các bên liên quan, qua đó từ khâu hoạch định, thực thi đều thông suốt và dựa tối đa vào các giải pháp thị trường, thay vì mệnh lệnh hành chính.

Ông Việt nhấn mạnh: “Thời gian tới, Chính phủ cần có những chính sách thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, thậm chí triển khai ngoại giao đơn hàng, ngoại giao xuất khẩu, như đã từng làm ngoại giao vaccine.

Thời kỳ Việt Nam thiếu vaccine phòng Covid-19, Chính phủ, Bộ Ngoại giao đã có sự chỉ đạo quyết liệt để tất cả các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tìm kiếm các đối tác công và đối tác tư để hỗ trợ cho Việt Nam. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam hiện nay cũng tương tự như vậy. Do đó, ngoại giao xuất khẩu cần quyết liệt như ngoại giao vaccine”.

Ngoại giao đơn hàng nhằm giới thiệu thêm, quảng bá thêm, kết nối thị trường, doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp ở nước ngoài để tận dụng những mối quan hệ, tận dụng các thông tin từ các đại sứ quán, các thương vụ, các đầu mối phụ trách về xúc tiến thương mại, đầu tư ở nước ngoài của Việt Nam. Qua đó, đưa những thông tin về nhu cầu và đơn hàng.

TS. Nguyễn Quốc Việt cũng đề xuất, Chính phủ nên có những tổ công tác đặc biệt để quảng bá thương hiệu một cách đồng bộ giữa các thương hiệu quốc gia với các thương hiệu, sản phẩm xuất khẩu đặc thù.

Tổ công tác đặc biệt này có thể thực hiện những chiến dịch quảng bá và có những đầu tư mang tầm quốc gia kết hợp với các nguồn lực của địa phương và doanh nghiệp, hiệp hội để quảng bá các hình ảnh, sản phẩm là đặc thù, riêng có và là thế mạnh của Việt Nam như: sản phẩm nông sản, đồ gỗ, sản phẩm thủ công…

Ngoài ra, Việt Nam cần tiếp tục cải cách thể chế nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, hiệu quả, thống nhất cho doanh nghiệp là quan trọng nhất; công tác dự báo và đánh giá chính sách cần làm thường xuyên, liên tục và có sự công khai, minh bạch và kịp thời hơn nữa…

Về phía doanh nghiệp, ông Trần Như Tùng, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) kiến nghị, trong ngắn hạn, cần tăng cường xúc tiến thương mại, chương trình làm việc giữa Việt Nam và các quốc gia để mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua Tham tán thương mại; trong đó tập trung vào các quốc gia trong khối Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Liên minh châu Âu (EU) – những nơi mà Việt Nam đã ký những Hiệp định thương mại song phương.





Nguồn

Cùng chủ đề

Một số hội chợ, triển lãm diễn ra tại Ấn Độ trong tháng 2/2025

Các hội chợ tại Ấn Độ đều được tổ chức quy mô lớn, uy tín và hiện đại, thu hút doanh nghiệp trên toàn thế giới tham gia. Ấn Độ là thị trường rộng lớn và đang phát triển mạnh mẽ với quy mô dân số hơn 1,4 tỷ người và nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới. Với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, đặc biệt trong các ngành công nghiệp như thực phẩm,...

Doanh nghiệp Việt tìm cơ hội kinh doanh tại Ambiente Frankfurt 2025

Hội chợ Ambiente Frankfurt 2025 diễn ra từ ngày 7-11/2 tại Frankfurt, Đức tạo cơ hội cho doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội kinh doanh và giới thiệu sản phẩm. 60 doanh nghiệp Việt tham gia hội chợ Ngày 7/2/2025 (giờ địa phương), tại Frankfurt - CHLB Đức đã khai mạc Hội chợ Ambiente Frankfurt 2025. Đây là sự kiện hàng đầu thế giới về hàng tiêu dùng và quà tặng được tổ...

Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Ấn Độ

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ sẽ tổ chức hội thảo trực tuyến có chủ đề Ngân sách Ấn Độ năm 2025 và cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Ấn Độ. ...

Cơ hội để kinh tế Việt Nam bứt phá

Góp mặt trong mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, nên việc sửa đổi Luật Hoá chất được kỳ vọng sẽ mang lại cơ hội bứt phá cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Hoá chất - ngành công nghiệp quan trọng Theo Cục Hóa chất (Bộ Công Thương), hóa chất có mặt trong đa số các lĩnh vực của đời sống xã hội, ngành công nghiệp hóa chất đã...

Tăng trưởng kinh tế cần tạo sự cạnh tranh lẫn nhau

Theo TS. Nguyễn Đình Cung, mục tiêu tăng trưởng kinh tế càng cao thì giải pháp phải đủ lớn, đặc biệt giải pháp là hành động chứ không chỉ trong nghị quyết. Chia sẻ với phóng viên mới đây, TS Nguyễn Đình Cung – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, mục tiêu tăng trưởng GDP phải tương xứng với các giải...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ông Trump hé lộ cuộc điện đàm với Tổng thống Putin về tương lai xung đột ở Ukraine

Trong một cuộc phỏng vấn ngày 7/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hé lộ về cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin nhằm thảo luận việc chấm dứt xung đột ở Ukraine.

Sẽ có 221 khu công nghiệp quy hoạch phát triển mới đến năm 2030

Theo quy hoạch đã được phê duyệt của 63 địa phương, Việt Nam đến năm 2030 sẽ có 221 khu công nghiệp (KCN) quy hoạch phát triển mới, 76 KCN phát triển mở rộng và 22 khu công nghiệp điều chỉnh quy hoạch.

Dù trời giá rét, lễ khai hội Tây Yên Tử tỉnh Bắc Giang vẫn thu hút hàng chục nghìn người

Sáng 9/2, dù thời tiết Bắc Giang rất lạnh, hàng chục nghìn người dân và du khách vẫn có mặt tại quảng trường trung tâm dự lễ khai hội.

Hàng Việt trước nguy cơ gia tăng phòng vệ thương mại từ Mỹ

Hàng Việt xuất khẩu sang Mỹ trong năm 2025 cần cẩn trọng hơn trước chính sách thương mại mới của nước này, cùng với đó là rủi ro gia tăng từ các vụ việc phòng vệ thương mại.

65 doanh nghiệp Việt Nam góp mặt tại “sân chơi” của các thương hiệu mạnh

Từ 7-11/2, tại thành phố Frankfurt, bang Hessen của Đức diễn ra Ambiente 2025 - Hội chợ hàng đầu thế giới về hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ và trang trí nội thất. Hội chợ thu hút 4.660 doanh nghiệp từ gần 170 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia. Năm nay, Việt Nam có 65 doanh nghiệp trưng bày sản phẩm tại "sân chơi" lớn dành cho các thương hiệu mạnh này.

Bài đọc nhiều

Văn phòng Trung ương Đảng cần tiên phong gương mẫu đi đầu trong ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Chiều 7/2, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị bàn giao nhiệm vụ công tác của Chánh văn phòng Trung ương Đảng.

Đồng chí Nguyễn Duy Ngọc giữ chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng

Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã trao quyết định và tặng hoa chúc mừng đồng chí Nguyễn Duy Ngọc.

Đức cân nhắc để Dòng chảy phương Bắc 2 “tái sinh”, vì không muốn phụ thuộc vào may rủi

Chính quyền Đức đang cân nhắc tái khởi động đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) để vận chuyển hydro xanh hoặc khí đốt tự nhiên từ Phần Lan.

Cơ hội vàng cho các nhà khởi nghiệp Việt Nam trên toàn thế giới

Cuộc thi khởi nghiệp GVB Prize 2025 là nơi để các ý tưởng sáng tạo của Việt Nam có thể vươn ra thế giới, đặc biệt là trong bối cảnh các xu hướng chuyển đổi xanh và số hóa ngày càng được chú trọng.

Giá cà phê robusta lên đỉnh cao, arabica thiết lập kỷ lục mới, lý do xuất khẩu sang thị trường truyền thống sụt giảm

Trong tháng 1/2025, Việt Nam xuất khẩu 154.635 tấn cà phê, kim ngạch xuất khẩu đạt 799,48 triệu USD. Trong đó, cà phê nhân xuất khẩu đạt 137.568 tấn, kim ngạch 694,93 triệu USD, giảm 38,2% về khối lượng nhưng tăng 8,8% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam.

Cùng chuyên mục

Hàng Việt trước nguy cơ gia tăng phòng vệ thương mại từ Mỹ

Hàng Việt xuất khẩu sang Mỹ trong năm 2025 cần cẩn trọng hơn trước chính sách thương mại mới của nước này, cùng với đó là rủi ro gia tăng từ các vụ việc phòng vệ thương mại.

65 doanh nghiệp Việt Nam góp mặt tại “sân chơi” của các thương hiệu mạnh

Từ 7-11/2, tại thành phố Frankfurt, bang Hessen của Đức diễn ra Ambiente 2025 - Hội chợ hàng đầu thế giới về hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ và trang trí nội thất. Hội chợ thu hút 4.660 doanh nghiệp từ gần 170 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia. Năm nay, Việt Nam có 65 doanh nghiệp trưng bày sản phẩm tại "sân chơi" lớn dành cho các thương hiệu mạnh này.

Các nhà quản lý quỹ đầu tư châu Á “đau đầu” vì thuế quan Mỹ

Các biện pháp áp thuế quan mạnh tay và sự thay đổi chính sách liên tục từ chính quyền mới của Mỹ đang tạo ra thách thức lớn cho các nhà quản lý quỹ đầu tư châu Á. Đó là làm thế nào để bảo vệ danh mục đầu tư trước những biến động khó lường của thị trường.

Bài toán an ninh năng lượng cùng “cuộc chia tay giằng xé” giữa EU và khí đốt Nga

Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, các nước Liên minh châu Âu (EU) đã tập trung tăng cường an ninh năng lượng, nhưng dường như "cuộc chia tay" với khí đốt Nga chẳng mấy dễ dàng.

Kinh tế Việt Nam 2025: Vững bước tăng trưởng

Kết quả tăng trưởng kinh tế đáng phấn khởi, tự hào năm 2024 góp phần tạo đà, tạo lực, tạo thế, tạo niềm tin và hy vọng để Việt Nam đạt được thành tựu cao hơn trong năm 2025 và giai đoạn 2026-2030.

Mới nhất

Hai cháu nhỏ 3 tuổi chết đuối thương tâm

(NLĐO) – Gia cảnh hai cháu đều rất khó khăn. Sau khi xảy ra sự việc, chính quyền địa phương hỗ trợ gia đình lo hậu sự...

Cáp treo Tây Ninh, lữ hành Vietravel, công viên Đầm Sen kinh doanh ra sao năm qua?

Nhiều công ty du lịch lữ hành trong năm qua ghi nhận kết quả kinh doanh sụt giảm, có nơi thoái vốn ở các công ty con và giải thể hàng loạt chi nhánh, văn phòng đại diện. ...

Ít nhất 31 phiến quân và hai lính biệt kích thiệt mạng trong cuộc đấu súng

(CLO) Ít nhất 31 phiến quân và hai lính biệt kích Ấn Độ thiệt mạng trong cuộc đấu súng dữ dội tại khu rừng rậm ở miền trung Ấn Độ vào...

Một giống nho mới, trông như ngón tay, ngon như hàng nhập khẩu chính thức được phép trồng đại trà tại Ninh Thuận

Theo thông tin từ TS.Phan Công Kiên, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố (Bộ Nông nghiệp và PTNT), giống nho NH04-102 chính thức...

Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn ăn phở gà mỗi ngày?

Ăn phở gà hằng ngày có thể mang lại cả lợi ích và tác hại, tùy thuộc vào khẩu phần, cách chế biến và tình trạng sức khỏe của từng người. ...

Mới nhất