Trang chủNewsChính trịNgoại giao văn hóa, sức mạnh mềm Việt Nam

Ngoại giao văn hóa, sức mạnh mềm Việt Nam


thay.jpg
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thân mật mời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình dự tiệc trà. ẢNH: TTXVN.

Khi chia sẻ về quan điểm: Ngoại giao văn hóa là công cụ đắc lực của “quyền lực mềm”, Thứ trưởng Hà Kim Ngọc cho rằng: Nếu “quyền lực mềm” là một cái cây, thì ngoại giao văn hóa là bộ rễ vì nó chuyển hóa sức mạnh của nền văn hiến hơn 4.000 năm của dân tộc ta thành sức mạnh mềm của quốc gia ngày nay. Đồng thời, ngoại giao văn hóa cũng là những bông hoa kết tinh và tỏa hương thơm đưa những giá trị văn hóa Việt Nam đến với cộng đồng quốc tế.

Tháng 10/2024, Ủy ban Quốc gia UNESCO của Việt Nam sẽ cùng với UNESCO Paris và tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội nghị lần thứ 8 các công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tham gia sự kiện này có khoảng 400 khách quốc tế là lãnh đạo UNESCO, các đại sứ, chuyên gia và đại diện của những địa phương có công viên địa chất của 44 quốc gia khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Đây có thể là hoạt động ngoại giao văn hóa có quy mô lớn nhất Việt Nam đăng cai trong năm 2024.

“Đối với địa phương và người dân trong nước, 60 danh hiệu vinh danh của UNESCO không chỉ gia tăng lòng tự hào của người dân mà còn là uy tín, hình ảnh của địa phương”, ông Ngọc cho hay, đồng thời phân tích: Ninh Bình, với việc phát huy các giá trị di sản trong đó Di sản thế giới Tràng An là nòng cốt, đã thực hiện hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Hiện nay, trong lực lượng lao động của tỉnh chỉ còn 10% người làm nông nghiệp, 45% làm tại các khu công nghiệp và 45% làm du lịch. Nông nghiệp cũng tập trung vào những sản phẩm sạch, đặc thù, đặc hữu, đặc sản phục vụ du lịch. Doanh thu du lịch năm 2023 nhảy vọt, gấp đôi mức doanh thu năm 2019.

“Như vậy, thành quả của ngoại giao văn hóa trong nhiều năm qua, đặc biệt trong năm 2023 không chỉ góp phần làm cây “quyền lực mềm” của Việt Nam lớn mạnh, xòe tán rộng hơn mà còn lan tỏa kết quả đó đến các địa phương và thấm sâu vào đời sống của nhiều người dân trong cả nước”, Thứ trưởng Hà Kim Ngọc khẳng định.

Văn hóa là con đường ngắn nhất từ trái tim đến trái tim, là nhịp cầu hữu hiệu kết nối với các dân tộc khác, thông qua việc chia sẻ những nét đẹp, giá trị và truyền thống của dân tộc Việt Nam với bạn bè quốc tế. Mỗi ý tưởng, mỗi sự kiện ngoại giao văn hóa được tổ chức đều xuất phát từ tình yêu quê hương, đất nước và niềm tự hào về văn hóa Việt Nam, với mong muốn thể hiện một hình ảnh Việt Nam thân thiện, hòa bình, hợp tác với các quốc gia trên thế giới, cũng như mong muốn chia sẻ những giá trị văn hóa của mình, và học hỏi, tôn trọng những giá trị văn hóa của các quốc gia khác.

Trở lại với các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo cấp cao Việt Nam, theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc, đó không chỉ là những cuộc gặp gỡ chính trị, kinh tế, mà còn là những dịp để thể hiện sự hiếu khách, thân thiện của người Việt Nam.

Hình ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thưởng thức trà, đàm đạo với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình; Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Hàn Quốc dạo ngắm hồ Hoàn Kiếm; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tặng thư pháp “Chân thành, Tình cảm, Tin cậy” cho Thủ tướng Nhật Bản; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tặng sách cho Chủ tịch Quốc hội Cuba… đã gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người dân Việt Nam và các nước bạn.

Việc tổ chức những sự kiện ngoại giao văn hóa và trải nghiệm gần gũi với văn hóa địa phương thể hiện sự kết nối và hiểu biết giữa Việt Nam và các quốc gia khác ở nhiều mặt. Trước hết, theo ông Ngọc, đó là sự quan tâm và tôn trọng của Việt Nam đối với các nền văn hóa khác, cũng như sự tự hào và tự tin về bản sắc văn hóa Việt Nam. Thứ hai là sự khám phá và tận dụng những điểm tương đồng cũng như sự đa dạng văn hóa giữa các quốc gia, góp phần tăng cường, thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc. Thứ ba là gửi đi thông điệp về sự phát triển và hội nhập của Việt Nam, cũng như mong muốn hợp tác với các quốc gia khác trong việc xây dựng một thế giới hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển bền vững.

Câu chuyện đưa chúng tôi quay trở lại những ngày tháng 7/2023 trong chuyến thăm của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tới Áo, lần đầu tiên, một dàn nhạc giao hưởng của Việt Nam với các nghệ sĩ như nghệ sĩ ưu tú Bùi Công Duy (violin), nghệ sĩ ưu tú Tấn Minh, nhạc trưởng Trần Nhật Minh và nhiều nghệ sĩ tên tuổi khác đã tháp tùng Chủ tịch nước đi thăm và biểu diễn tại đất nước này.

Nói về điều đó, ông Hà Kim Ngọc cho biết, các nghệ sĩ tài năng của chúng ta đã khéo léo mượn chính “ngôn ngữ âm nhạc” của bạn để kể câu chuyện về văn hóa Việt Nam, từ đó thông điệp truyền tải được tiếp nhận một cách tự nhiên và đầy cảm xúc. Buổi biểu diễn khắc sâu hơn ấn tượng tốt đẹp về Việt Nam trong lòng người dân Áo. Chương trình được yêu thích và phải kéo dài thêm 40 phút để đáp lại sự hưởng ứng sự nhiệt tình từ khán thính giả Áo.

Sự hưởng ứng của công chúng chính là minh chứng rõ ràng nhất thể hiện nền âm nhạc của chúng ta đã và đang hội nhập quốc tế sâu rộng, tiếp thu tinh hoa nhân loại, làm giàu kho tàng âm nhạc dân tộc.

Sau đó, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước đến Nhật Bản đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản, các nghệ sĩ Việt Nam – Nhật Bản đã cùng nhau có một buổi biểu diễn vô cùng đặc sắc, tinh tế, tạo ấn tượng mạnh mẽ, được khán giả đánh giá rất cao.

Mỗi ý tưởng, mỗi sự kiện ngoại giao văn hóa được tổ chức đều xuất phát từ tình yêu quê hương, đất nước và niềm tự hào về văn hóa Việt Nam, với mong muốn thể hiện một hình ảnh Việt Nam thân thiện, hòa bình, hợp tác với các quốc gia trên thế giới, cũng như mong muốn chia sẻ những giá trị văn hóa của mình, và học hỏi, tôn trọng những giá trị văn hóa của các quốc gia khác.

Chia sẻ việc mới đây, Việt Nam đã trở thành Phó Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO, ông Ngọc khẳng định: Chúng ta rất tự hào được tín nhiệm bầu là một trong những Phó Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Kỳ họp lần thứ 42, đại diện cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương và trúng cử vào Ủy ban Di sản Thế giới với số phiếu rất cao. Đây là thành công của Việt Nam trong quá trình triển khai Nghị quyết Đại hội XIII về đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, hiệu quả, đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương.

Đồng thời, đây cũng là minh chứng cho thấy chúng ta đã đi đúng hướng, triển khai hiệu quả Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030, nhận được sự ủng hộ rộng rãi của các nước.

“Nhận thức đây là cơ hội tốt để Việt Nam chủ động, tích cực đóng góp thực chất hơn vào quá trình điều hành, định hình các chính sách, quyết định quan trọng của UNESCO, góp phần bảo vệ lợi ích quốc gia, phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước, Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài sẽ đồng bộ triển khai, hiện thực hóa các ý tưởng tận dụng các sáng kiến của UNESCO, cùng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, các di sản và danh hiệu UNESCO khác của Việt Nam”, Thứ trưởng Hà Kim Ngọc khẳng định.



Nguồn

Cùng chủ đề

ChatGPT thêm công cụ Deep Research, cạnh tranh DeepSeek

OpenAI khẳng định với công cụ Deep Research mới nhất, ChatGPT có thể 'hoàn thành trong vài chục phút những việc mà con người phải mất đến nhiều giờ'. Theo AFP ngày 3-2, gã khổng lồ công nghệ Mỹ OpenAI công bố một công...

Gần 3,6 triệu hành khách qua các sân bay Việt Nam dịp Tết

Trong dịp Tết Ất Tỵ, có xấp xỉ 3,6 triệu hành khách thông qua các sân bay Việt Nam, tăng 16% so với cùng kỳ 2024. Hành khách quốc tế và nội địa đều tăng so với cùng kỳ. Thông tin từ Cục Hàng...

1,2 triệu lượt khách tham quan, hơn 1.500 bài báo đưa tin

(NLĐO)- Điểm nhấn của Đường hoa Nguyễn Huệ năm nay là linh vật, đã mang lại nhiều cung bậc cảm nhận và nhận được vô vàn lời khen từ người dân và du khách ...

Chủ tịch Samsung được tuyên trắng án

Tòa phúc thẩm Hàn Quốc đã tuyên bố Chủ tịch Samsung Lee Jae-yong trắng án trong vụ sáp nhập hai công ty con của tập đoàn hồi năm 2015. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ông Nguyễn Thanh Nghị nhận thêm nhiệm vụ mới tại Đảng bộ các cơ quan Đảng TPHCM

Ông Nguyễn Thanh Nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM đã được phân công thêm nhiệm vụ Bí thư Đảng ủy các Cơ quan Đảng TPHCM nhiệm kỳ 2020 – 2025. Ngày 3/2,...

Phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” ở Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng

Ngày 3/2, tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng (TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) đã diễn ra Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ năm 2025. ...

Ngành Giáo dục Hà Nội phát động phong trào Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ

Ngành Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội phát động phong trào Tết trồng cây một cách thiết thực, tránh phô trương, hình thức, lãng phí. Sở GDĐT Hà Nội vừa ban hành kế hoạch tổ chức phong trào...

Thủ tướng chúc mừng năm mới 2025 và giao nhiệm vụ cho ngành Ngân hàng

Thủ tướng đề nghị ngành Ngân hàng tiếp tục điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ chắc chắn, linh hoạt, hiệu quả; tạo hệ sinh thái tài chính, ngân hàng tốt, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô. ...

Xuân ấm miền biên viễn

Khi hoa đào chớm nở, cũng là lúc đồng bào miền biên viễn Mường Lát hoà trong lời ca, tiếng khèn. Năm nay cây sắn được mùa, nguồn thu từ việc xuất khẩu lao động mang về cho địa phương này hàng trăm tỷ đồng, giúp bà con tươi vui, phấn khởi, sẵn sàng chào đón một năm mới với niềm tin thắng lợi. ...

Bài đọc nhiều

Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của Cách mạng Việt Nam

Các chuyên gia, nhà quản lý ở Lào khẳng định dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam trở thành người chủ của đất nước, mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc, từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong suốt 95 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo sự nghiệp cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đưa nhân...

Tổng Thư ký LHQ gửi lời chúc mừng Xuân Ất Tỵ tới lãnh đạo và nhân dân Việt Nam

Nhân dịp ngày làm việc đầu tiên của năm Ất Tỵ 2025, Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres đã gửi những lời chúc tốt đẹp nhất tới lãnh đạo và nhân dân Việt Nam. Ngày 30/1/2025 (tức mùng...

Việt Nam luôn coi trọng đẩy mạnh quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt với Maroc

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Tổng Thư ký Hạ viện Maroc, Chủ tịch Hiệp hội Tổng Thư ký Nghị viện Thế giới Najib El Khadi. (Ảnh Duy Linh) Quốc hội hai nước đã ký Thỏa thuận hợp tác từ năm 2017. Chủ tịch Quốc hội đề nghị hai bên rà soát và tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các nội dung hợp tác...

Tình yêu và khát vọng cống hiến cho quê hương

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đến nay có khoảng 6 triệu người ở 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó hơn 80% là các nước phát triển. Thời gian qua, công tác về người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai tích cực, hiệu quả, thể hiện rõ tình cảm và trách nhiệm của Đảng, Nhà nước trong việc chăm lo cho cộng đồng. Việc thể chế hóa, triển khai thực hiện...

Chủ trương làm bạn với các nước đã thúc đẩy Việt Nam phát triển

Bộ trưởng Diana Mondino cho biết, việc bà đến thăm Việt Nam ngay khi vừa nhậm chức cho thấy tầm quan trọng của mối quan hệ với Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Argentina. Bà khẳng định, Việt Nam là một điển hình của một quốc gia thành công nhờ hội nhập mạnh mẽ và ngoại thương sôi động. Theo bà bộ trưởng, phương châm Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các...

Cùng chuyên mục

Ông Nguyễn Thanh Nghị nhận thêm nhiệm vụ mới tại Đảng bộ các cơ quan Đảng TPHCM

Ông Nguyễn Thanh Nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM đã được phân công thêm nhiệm vụ Bí thư Đảng ủy các Cơ quan Đảng TPHCM nhiệm kỳ 2020 – 2025. Ngày 3/2,...

Thủ tướng chúc mừng năm mới 2025 và giao nhiệm vụ cho ngành Ngân hàng

Thủ tướng đề nghị ngành Ngân hàng tiếp tục điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ chắc chắn, linh hoạt, hiệu quả; tạo hệ sinh thái tài chính, ngân hàng tốt, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô. ...

Những lặng thầm chưa nói

Tốt nghiệp ngành Điều khiển tàu biển, năm 2015, Hoàng Ngọc Chung về làm nhiệm vụ điều hành các con tàu kiểm ngư, thuộc Kiểm ngư Việt Nam, lực lượng chuyên trách thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chung cho biết, ngoài nhiệm vụ điều hành con tàu, chở đại biểu đi thăm quần đảo Trường...

Khát vọng hòa bình từ vùng đất lửa Quảng Trị

Từng chịu nhiều đau thương, mất mát, chứng kiến sự tàn khốc, hủy diệt của chiến tranh, Quảng Trị chính là vùng đất mang khát vọng hòa bình bất diệt của dân tộc Việt Nam. Bảo tàng cách mạng sống...

Thủ tướng dâng hương tại Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Cao Bằng

Kính cẩn nghiêng mình trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ nhớ ơn các anh hùng, liệt sỹ anh dũng hy sinh trong chiến dịch Biên giới năm 1950. ...

Mới nhất

Dự kiến cuối năm khởi công đường sắt 8 tỷ USD Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Theo kế hoạch dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng sẽ được trình Quốc hội xem xét trước 10/2, khởi công vào cuối năm nay. Tại hội nghị giao ban công tác tháng 1 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 2/2025 diễn ra vào sáng nay (3/2), lãnh đạo Vụ Kế hoạch-Đầu...

Nhiều mác tàu chạy xuyên Tết phục vụ khách du xuân

Lần đầu tiên trên chuyến tàu cuối cùng khởi hành trước thềm năm mới có toa xe cộng đồng được trang trí mang đậm phong vị Tết cổ truyền phương Nam với mai vàng, các trò chơi dân gian... phục vụ hành khách đón Giao thừa năm Ất Tỵ cũng như suốt hành trình tàu. Thời khắc Giao thừa...

3 điểm nổi bật của ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 1/2025 là gì?

Chỉ số Nhà quản trị mua hàng ngành sản xuất Việt Nam (PMI) đạt kết quả 48,9 điểm trong tháng 1/2025. Sáng 3/2/2025, S&P Global công bố báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam tháng 1/2025. Trong đó có 3 điểm nổi bật: Sản lượng và số lượng...

‘Bát bún riêu giá 400.000 đồng’ và chuyện minh bạch giá cả dịp lễ, Tết

Từ chuyện ba bát bún riêu ở Hà Nội giá 1,2 triệu đồng và bốn con sò điệp Nhật ở Vũng Tàu giá 1,4 triệu đồng, cần đặt ra tính minh bạch của các hàng quán trong dịp lễ, Tết. ...

Mới nhất