Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcNghiên cứu xây dựng nền tảng thương mại điện tử riêng cho...

Nghiên cứu xây dựng nền tảng thương mại điện tử riêng cho Việt Nam, có thể định danh


Sáng 5-6, từ 8 giờ đến 8 giờ 50, Quốc hội tiếp tục chất vấn Bộ trưởng Bộ Công thương.

Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, TMĐT sinh ra từ công nghệ số, do đó, cần sử dụng công nghệ để giải quyết các mặt trái của TMĐT và bảo vệ dữ liệu cá nhân khi tham gia TMĐT. Bộ trưởng cho rằng, vừa qua, Nhà nước đã có nhiều giải pháp nhưng thể chế số, công cụ số, kỹ năng số đang theo sau, trong khi giá trị giao dịch TMĐT tăng từ 15-30%/năm.

“Quản lý nhà nước thời gian qua đầu tư chưa nhiều vào phát triển các công nghệ số để thực thi quản lý nhà nước trên không gian mạng. Chúng ta phải coi công nghệ số như là lực lượng quản lý cơ bản trên không gian mạng. Tôi tâm đắc với ý kiến của đại biểu Trần Thị Kim Nhung (Quảng Ninh), đó là dùng công nghệ để quản lý công nghệ”, Bộ trưởng phát biểu. “Cách giải quyết tốt nhất là dùng công nghệ để giải quyết vấn đề công nghệ. Dùng công nghệ để quản lý công nghệ”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định.

Quốc hội sáng 5-6.jpg
Quốc hội sáng 5-6. Ảnh: QUANG PHÚC

Giải pháp quản lý không gian mạng được Bộ trưởng nêu ra đó là thể chế số, công cụ số và con người số – tức là kỹ năng số cho người dân. TMĐT đang phát triển rất nhanh nên thể chế số, công cụ số và kỹ năng số đang theo sau, do vậy, cần đẩy nhanh tốc độ, trong đó phát triển công cụ số có thể nhanh nhất.

Theo Bộ trưởng, trên sàn điện tử, có hàng triệu sản phẩm, theo đó là hàng triệu quảng cáo, không thể dùng sức người để quản lý, mà cần dùng công nghệ số. Công nghệ có thể quản lý toàn diện, có thể giám sát, cảnh báo và ngăn chặn các hành vi trái phép, giao dịch bất thường, nhưng cần dùng công nghệ hiện đại. Ví dụ có thể phát triển phần mềm để phát hiện quảng cáo sai sự thật, phát hiện hàng hóa có dấu hiệu hàng nhái. Các sàn TMĐT có thể xây dựng các thuật toán AI để rà quét và chọn lọc các tài khoản có nguồn quảng cáo vi phạm pháp luật…

Bộ trưởng cho rằng, Việt Nam có thế mạnh là nhiều doanh nghiệp công nghệ số có thể viết các phần mềm xuất sắc, Bộ TT-TT có thể giúp Bộ Công thương quản lý môi trường số sàn TMĐT. Đồng thời, Bộ trưởng đề nghị Quốc hội quan tâm, tăng đầu tư phát triển công nghệ số để quản lý TMĐT và không gian mạng.

Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng.jpg
Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: QUANG PHÚC

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, phải bảo vệ dữ liệu cá nhân như bảo vệ tài sản quan trọng của cá nhân. Nếu không bảo vệ được thì người khác dùng dữ liệu của mình, sử dụng tiền của mình…

Vừa qua, Chính phủ chỉ đạo nhiều giải pháp, hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực này, trong đó TMĐT được coi là lĩnh vực quan trọng cần tăng cường để bảo vệ dữ liệu cá nhân, bảo vệ an ninh an toàn mạng.

Bộ trưởng nhấn mạnh quan điểm, quản lý không gian mạng cũng cần được thực hiện như với đời thực, cơ quan nào quản lý lĩnh vực nào ở đời thực thì cũng quản lý lĩnh vực đó ở trên không gian mạng.

Bên cạnh đó, mỗi cá nhân cũng cần có ý thức để bảo vệ dữ liệu cá nhân của mình, từ việc đơn giản nhất là thường xuyên kiểm tra xem máy tính, điện thoại của mình có bị nhiễm mã độc nào hay không….

1.jpg
Quốc hội sáng 5-6: Ảnh: QUANG PHÚC

Ngày 4-6, trả lời chất vấn về vấn đề TMĐT, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, TMĐT phát triển rất mạnh với tốc độ tăng bình quân 20-25%/ năm, thuộc nhóm 5 nước dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng, quy mô TMĐT đạt trên 20 tỷ USD/năm, chiếm 8% tổng doanh thu hàng hóa tiêu dùng cả nước.

Bộ Công thương đã có Đề án chống hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong TMĐT và triển khai cơ chế trực tuyến 24/7 để tiếp nhận phản ánh của người tiêu dùng cả nước. Riêng trong năm 2023, cổng này đã gỡ bỏ hơn 18.000 sản phẩm và chặn hơn 5.000 gian hàng vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành, tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ về nguồn gốc, xuất xứ để tránh hàng giả, hàng kém chất lượng qua thương mại điện tử.

Tuy nhiên, lĩnh vực TMĐT đang bị thất thu thuế. Thời gian vừa qua, thực tế TMĐT đã giao dịch với một lượng rất lớn, doanh số lên tới gần 21 tỷ USD, nộp thuế trong lĩnh vực này của năm 2023 theo thống kê là gần 100.000 tỷ đồng, tăng 16,1% so với năm 2022.

Mặt khác, một hệ lụy mà người dân bức xúc là dữ liệu cá nhân của người tham gia TMĐT bị lộ lọt.

Trước khi kết thúc phần chất vấn của Bộ trưởng Bộ Công thương, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã trả lời chất vấn, giải trình về một số vấn đề có liên quan.

Giải trình thêm một số vấn đề đại biểu quan tâm liên quan đến TMĐT, Phó Thủ tướng khẳng định, TMĐT sẽ là một xu thế tất yếu và sẽ thay thế dần các chợ, cửa hàng theo thương mại truyền thống. Ở Mỹ mô hình này tăng đến 35%, trong khi Việt Nam cũng là 25%. Về mặt pháp luật, từ năm 2006 đến nay, chúng ta đã 2 lần bổ sung, sửa đổi các luật liên quan đến TMĐT, điều đó cho thấy chúng ta đã quan tâm khá toàn diện đến lĩnh vực này. Hiện đã có Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật Giao dịch điện tử và các nghị định có liên quan. Đặc biệt trong ứng dụng công nghệ thông tin, Việt Nam đã xây dựng được dữ liệu dân cư. Điều này cũng tạo nhiều thuận lợi để chúng ta giải quyết vấn đề. Tuy vậy, quy định về TMĐT ở Việt Nam còn “đi sau các nước”.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trả lời chất vấn,.jpg
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trả lời chất vấn. Ảnh: QUANG PHÚC

Để đảm bảo an toàn, an ninh dữ liệu cá nhân, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, mặc dù đã có nhiều quy định trong hệ thống pháp luật, nhưng việc cập nhật để có sự thống nhất trong các hệ thống pháp luật, việc triển khai ban hành các nghị định, trong đó có sự tích hợp từ các chính sách của các luật là hết sức cần thiết.

Thời gian tới Chính phủ sẽ tiếp tục thể chế, cụ thể hóa các quy định của luật bằng các nghị định để đảm bảo quản lý chặt chẽ thương mại điện tử, bảo vệ dữ liệu cá nhân và vấn đề hàng giả, hàng nhái, quảng cáo sai sự thật trên không gian mạng.

Phó Thủ tướng cũng đồng tình với ý kiến đại biểu là thể chế hóa để quản lý nền tảng mạng trên xã hội, yêu cầu tuân thủ pháp luật Việt Nam, đảm bảo hài hòa với pháp luật quốc tế; đưa ra các tiêu chí cụ thể liên quan đến an ninh mạng, dữ liệu, giao dịch, hợp đồng, định danh, chữ ký điện tử… “Nếu làm được điều này, có thể thông qua trí tuệ nhân tạo để quản lý các hoạt động trên môi trường số, trong đó quản lý định danh người bán trên TMĐT, cũng quản lý được việc thu thuế, xác định được thông tin cá nhân”, Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng Chính phủ cũng đề nghị Bộ Công thương và Bộ TT-TT nghiên cứu xây dựng nền tảng cho Việt Nam để có thể tích hợp tất cả các hoạt động như định danh, an ninh công nghệ, thanh toán hải quan, thành lập logistics đồng bộ; thành lập cơ quan đa ngành để có thể giám sát được tất cả hoạt động trên TMĐT.

Các đại biểu dự phiên chất vấn sáng 5-6. Ảnh QUANG PHÚC.jpg
Các đại biểu dự phiên chất vấn sáng 5-6. Ảnh: QUANG PHÚC

Liên quan đến thu hút đầu tư, tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA), Phó Thủ tướng cho biết, Việt Nam đã tham gia 16 FTA, nhưng cũng cần nhìn nhận là lợi ích mang lại chưa lớn. Vì vậy, thời gian tới cần triển khai nhanh chóng để đáp ứng các quyết định từ các hiệp định thương mại này. Hơn nữa, thông tin về thị trường cũng như môi trường pháp lý của các nước tham gia FTA; chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa chưa đầy đủ…

Vì vậy, việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp là rất cần thiết; đồng thời cần có hàng rào kỹ thuật để bảo vệ hàng hóa và doanh nghiệp trong nước…

Đối với thu hút FDI, Phó Thủ tướng cho rằng cũng cần có tiêu chí chặt chẽ hơn, thu hút nguồn vốn đầu tư vào công nghệ, cam kết nghiên cứu và chuyển giao cho doanh nghiệp Việt Nam.

Kết thúc phiên chất vấn Bộ trưởng Công thương vẫn còn 43 đại biểu chưa đặt câu hỏi.

PHAN THẢO





Nguồn: https://www.sggp.org.vn/nghien-cuu-xay-dung-nen-tang-thuong-mai-dien-tu-rieng-cho-viet-nam-co-the-dinh-danh-post743077.html

Cùng chủ đề

Bộ Chính trị chuẩn y đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh

Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng–Phó Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh nhiệm kỳ 2020 – 2025. Sáng 23.3, Tỉnh ủy Tây Ninh tổ chức hội nghị...

Trao quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ tại Tây Ninh

(NLĐO) - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên thay mặt Bộ Chính trị trao quyết định cho ông Nguyễn Mạnh Hùng ...

Tinh gọn bộ máy – đột phá tạo động lực phát triển kinh tế

Tại Phiên thảo luận thứ nhất Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2025 với chủ đề: “Giải pháp đột phá để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%” do Báo Người lao động tổ chức sáng 13/3, TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhận định, tăng trưởng từ 8% trở lên trong năm nay và hướng đến 10% trở lên trong những năm tiếp theo là một mục...

Tạo hành lang pháp lý cho công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân

NDO - Việc xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân của nước ta, tạo hành lang pháp lý cho công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân, nâng cao năng lực bảo vệ dữ liệu cá nhân cho các tổ chức, cá nhân trong nước tiếp cận trình độ quốc tế, khu vực Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ...

Phân tích và đề xuất cải cách

(CLO) Sáng ngày 24/2, tại Hà Nội, Tạp chí Cộng sản tổ chức Lễ ra mắt ấn phẩm chuyên đề đặc biệt “Khơi thông điểm nghẽn thể chế để đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới”. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá trị của hồn cốt di sản

Di sản không chỉ đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, mà còn là nền tảng vững chắc để mỗi quốc gia, mỗi dân tộc tự hào về bản sắc của mình trong tiến trình hội nhập quốc tế. Việc trùng tu những công trình hàng trăm, thậm chí cả ngàn năm tuổi, với yêu cầu làm sao gìn giữ được giá trị của hồn cốt di sản là vấn đề không đơn giản. Nhiều năm qua,...

Những hình ảnh đầy ấn tượng về di sản văn hóa Việt Nam

Trong khuôn khổ Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII, Viện Phim Việt Nam tổ chức triển lãm “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” từ ngày 7 đến 11-11, tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, Hà Nội. Với chủ đề "Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh", triển lãm không chỉ là cơ hội để quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam...

TPHCM tổ chức khuyến mãi tập trung đợt 2

Chương trình khuyến mãi tập trung đợt 2 của TPHCM dự kiến diễn ra từ ngày 15-11 đến 31-12, hứa hẹn mang tới nhiều sản phẩm chất lượng, giá giảm sâu cho người dân mua sắm. Theo Sở Công thương TPHCM, thông qua chương trình, các doanh nghiệp sẽ chủ động thực hiện nhiều hoạt động khuyến mãi với nội dung đa dạng, hấp dẫn để người tiêu dùng mua sắm được những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đảm...

Rực rỡ Festival hoa Mê Linh – lễ hội hoa lớn nhất miền Bắc

Tối 26-12, lễ khai mạc Festival hoa Mê Linh (Hà Nội) lần thứ 2 năm 2024 và xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch, văn hóa đã diễn ra sôi nổi tại Quảng trường trung tâm hành chính huyện Mê Linh. Dự lễ khai mạc có đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, cùng đông đảo người dân địa phương...

Mỳ Quảng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở VHTT-DL tỉnh Quảng Nam cho biết, Mỳ Quảng vừa được đưa vào danh mục di sản phi vật thể quốc gia. Theo đó, Bộ VHTT-DL đã quyết định đưa tri thức dân gian Mỳ Quảng (tỉnh Quảng Nam) vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo đề nghị của UBND tỉnh Quảng Nam, Cục Di sản văn hóa và căn cứ các quy định. Theo UBND tỉnh Quảng Nam,...

Bài đọc nhiều

Những điều tài xế cần lưu ý

Hệ thống phun nhiên liệu và đánh lửa gặp hư hỏng Hệ thống phun nhiên liệu và đánh lửa bao gồm bugi, kim phun nhiên liệu, hai thành phần quan trọng giúp đảm bảo quá trình đốt cháy nhiên liệu trong động cơ diễn ra hiệu quả. Tuy nhiên,...

Tại sao thành phố xốp ở Trung Quốc không thể ngăn ngập lụt?

Thành phố xốp được thiết kế với kỳ vọng ngăn ngập lụt nhưng do chỉ chịu được nhiều nhất 200 mm nước mưa/ngày nên không thể đối phó với lượng mưa bão kỷ lục. Những ngôi nhà ngập trong biển nước ở Bà Dương, Giang Tây. Ảnh: Yahoo Trung Quốc trải qua những trận lụt nghiêm trọng trong vài tuần gần đây, khiến các thành phố ngập nước, nhiều người tử vong và cơ sở hạ tầng bị hư hại....

Ngôi làng cổ 11.000 năm viết lại lịch sử Bắc Mỹ

(NLĐO) - Tàn tích ngôi làng ở miền Trung Canada có thể khiến lịch sử văn minh Bắc Mỹ phải được viết lại. ...

Chân dung người đàn ông Neanderthan 47.000 năm trước

Một nhóm nhà nghiên cứu tái tạo chân dung của người đàn ông cổ đại sống cách đây hàng chục nghìn năm dựa trên bộ hài cốt tìm thấy trong hang động ở Pháp. Người đàn ông trong hang động ở Pháp có nhiều nét đặc trưng của người Neanderthal. Ảnh: Cícero Moraes Năm 1908, một nhóm tu sĩ Thiên Chúa giáo phát hiện hài cốt của một người đàn ông chôn bên trong hang động ở tỉnh La Chapelle-aux-Saints...

Robot hút lau giặt sấy Bespoke Jet Bot công nghệ AI diệt khuẩn 99,99%

Công ty Điện tử Samsung Vina đã ra mắt robot hút lau giặt sấy Bespoke Jet Bot mới với công nghệ AI, tự động hoàn toàn mọi công đoạn hút – lau – giặt – sấy và nổi bật nhất là khả năng diệt khuẩn giẻ lau với hơi nước 100°C, ngăn ẩm mốc và mùi hôi hiệu quả. Với 5 cảm biến thông minh (cảm biến mã hóa bánh xe,...

Cùng chuyên mục

Cơ bản vẫn là chủ động đào tạo nhân tài

PV: Thưa ông, chúng ta có hẳn Nghị quyết về sử dụng người tài, từ thực tế tham gia các Hội đồng khoa học, quan điểm của ông về vấn đề này như nào?GS.VS Đào Trọng Thi: Chúng...

Ngăn chặn hơn 530.000 vụ lừa đảo tài chính nhằm vào các doanh nghiệp

Tội phạm mạng đã và đang lợi dụng các liên kết lừa đảo tài chính để xâm nhập vào hệ thống của các doanh nghiệp. Hãng bảo mật Kaspersky vừa cho biết đã ngăn chặn thành công hơn nửa triệu lượt truy cập vào...

AI đang tiến gần hơn tới trí tuệ con người

Tại hội nghị công nghệ GTC vừa diễn ra, Nvidia – gã khổng lồ trong lĩnh vực sản xuất chip – đã gây ấn tượng mạnh khi công bố nền tảng chip AI mới mang tên Blackwell Ultra....

Sự sống kỳ lạ đã ra đời nhờ lỗ đen quái vật?

(NLĐO) - Các hành tinh mang sự sống có thể đang ẩn nấp ở nơi tưởng chừng chết chóc nhất trong các thiên hà. ...

An toàn trong thời đại công nghệ cao

Theo Europol, AI “vô tình” đã giúp tội phạm gia tăng hiệu quả trong nhiều lĩnh vực như buôn bán ma túy, buôn người, tội phạm mạng và trộm cắp danh tính. Chuyên gia công nghệ Bruce Schneier,...

Mới nhất

Tuổi trẻ VIMC vinh dự nhận bằng khen của Đoàn Thanh niên Chính phủ – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Ngày 18/4, Ban Thường vụ Đoàn Thanh niên Chính phủ đã tổ chức Hội nghị tổng kết Tháng Thanh niên năm 2025. Đoàn Thanh niên VIMC được trao tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc trong tổ chức, triển khai Tháng Thanh niên năm 2025. Phát biểu tại Hội nghị, Phó Bí thư Đảng ủy Chính phủ Lại...

Bộ giải pháp chuyển đổi số của VNPAY ghi dấu ấn tại Sao Khuê 2025 với danh hiệu sản phẩm xuất sắc

Mới đây, hai giải pháp công nghệ do VNPAY phát triển là Nền tảng ký văn bản và hợp đồng điện tử VNeDOC và Giải pháp định danh trực tuyến VNPAY eKYC được trao danh hiệu “Sản phẩm xuất sắc” tại Giải thưởng Sao Khuê 2025. VNeDOC – Quản lý và ký kết văn bản, hợp đồng điện tử...

Ứng dụng AI không nên tự phát mà cần cộng hưởng để tạo ra giá trị lớn

Đây là nhận định của ông Lê Hồng Quang – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần MISA trong khuôn khổ buổi trao đổi làm việc với Hội các nhà quản trị doanh nghiệp...

Ống thép Hòa Phát tự hào góp phần đưa nhà ga T3

Ống thép Hòa Phát đã cung cấp đúng tiến độ 2.400 tấn các chủng loại ống tròn đường kính cỡ lớn, ống tôn mạ kẽm… với chất lượng hàng đầu, góp phần đưa Công trình nhà ga hành khách T3 về đích sớm hơn dự kiến, khánh thành ngày 19/4/2025, chào mừng kỷ niệm 50 năm thống nhất đất...

Mới nhất