Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNghịch lý học phí và lương

Nghịch lý học phí và lương

Trong khi đó, một thực tế tréo ngoe là học phí (HP) đào tạo các ngành khoa học sức khỏe, đặc biệt ngành y khoa hiện đang ở mức rất cao, có nơi lên tới gần 200 triệu đồng/năm.

HỌC PHÍ NGÀNH Y CAO NGẤT NGƯỞNG

Có thể nói chưa bao giờ HP ngành y cao như hiện nay, đặc biệt là ngành y khoa (đào tạo bác sĩ đa khoa) và răng – hàm – mặt (đào tạo bác sĩ răng – hàm – mặt). HP các trường ĐH công lập hiện được quy định trong Nghị định 97 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2021 quy định về cơ chế thu, quản lý HP đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm HP, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Theo HP công bố năm học 2024 – 2025, trường chưa tự chủ được thu tối đa 27,6 triệu đồng/năm (10 tháng); trường đảm bảo chi thường xuyên được thu tối đa 55,2 triệu đồng/năm; trường tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư được thu tới 69 triệu đồng/năm. Chưa kể, với chương trình đạt kiểm định chất lượng, trường ĐH được tự xác định mức thu HP trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật do trường ban hành. Do đó, HP các ngành đào tạo bác sĩ ở các trường ĐH công lập có nhiều mức khác nhau.

Đào tạo bác sĩ: Nghịch lý học phí và lương- Ảnh 1.

Sinh viên y khoa học vất vả, đóng học phí cao, ra trường áp lực công việc lớn nhưng thu nhập không tương xứng

Có thể nói y khoa là một trong những ngành có HP cao nhất hiện nay. Trong đó, trường ĐH công lập đào tạo khối ngành sức khỏe có HP cao nhất phải kể đến Trường ĐH Y Dược TP.HCM, với 2 ngành đào tạo bác sĩ HP trên mức 80 triệu đồng/năm. Trong khi đó, Trường ĐH Y Dược (ĐH Thái Nguyên) có mức HP hơn 30 triệu đồng/năm.

Tại các trường ĐH ngoài công lập, HP ngành y khoa cao nhất thuộc về Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng với 180 triệu đồng/năm. Kế đến là Trường ĐH Tân Tạo và Trường ĐH Nguyễn Tất Thành với 150 triệu đồng/năm.

So với cách đây 10 năm trước, ngành thu HP cao nhất khối ngành y dược hiện nay đã tăng gấp hơn chục lần. Mức trần HP tối đa khối ngành y dược trong năm học 2014 – 2015 chỉ ở mức 800.000 đồng/tháng (tương đương 8 triệu đồng/năm học 10 tháng).

HỌC TẬP, LÀM VIỆC VẤT VẢ, LƯƠNG KHÔNG ĐỦ SỐNG

Không chỉ HP cao, sinh viên ngành y còn phải trải qua quá trình học tập vất vả trong thời gian dài. Tuy nhiên, thu nhập của bác sĩ trẻ trong các cơ sở y tế công lập hiện nay lại không tương thích với sự đầu tư của người học.

Nguyễn Thu Phương tốt nghiệp ngành y khoa Trường ĐH Y Dược TP.HCM năm 2022, sau đó được nhận vào làm việc tại một bệnh viện (BV) TP.Thủ Đức (TP.HCM). Thời gian đầu Phương phải trải qua 2 tháng học việc, với tiền hỗ trợ 1,5 triệu đồng/tháng, 2 tháng thử việc sau đó cô được nhận 85% lương cơ bản (hệ số 2,34) là gần 3 triệu đồng. Hết thời gian này, cô được hưởng nguyên lương cơ bản là 3,5 triệu đồng/tháng.

Với mức thu nhập thấp như vậy, Phương không thể trang trải đủ cho cuộc sống đắt đỏ ở thành phố. Thời gian này do Phương chưa có chứng chỉ hành nghề nên không thể đi làm thêm các ở phòng khám để có thêm thu nhập.

Sau khi học 12 tháng để lấy chứng chỉ hành nghề, Phương vừa làm việc ở TP.Thủ Đức, cuối tuần lại chạy xe về một BV ở Long An làm thêm. Cả tuần cô không nghỉ ngày nào, lại phải thức đêm liên tục. “Nhiều hôm đi từ TP.HCM về Long An, giữa đường em phải cho xe vào lề rồi ngồi ngủ một xíu để có sức làm việc tiếp”, nữ bác sĩ trẻ kể lại.

Đào tạo bác sĩ: Nghịch lý học phí và lương- Ảnh 2.

Sinh viên trúng tuyển làm thủ tục nhập học tại Trường ĐH Y Dược TP.HCM. Ngành sức khỏe hiện nay được xếp vào hàng những ngành có học phí cao nhất

ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Thu nhập hiện nay của Phương gồm lương, phụ cấp, tiền trực đêm ở BV chính là khoảng 8 triệu đồng/tháng, còn ở BV làm thêm là 4 triệu đồng/tháng. “Làm việc không có ngày nghỉ và áp lực như vậy, nhưng chỉ tạm đủ trang trải cho cuộc sống ở TP.HCM. Nhiều lúc em suy nghĩ và rất tủi thân. Nghĩ mình học 6 năm và mất 1 năm nữa để lấy chứng chỉ, quá trình học dài và vất vả hơn nhiều bạn bè, đến khi đi làm thì cũng cực hơn nhiều, mà thu nhập của các bạn gấp 2, 3 lần mình. Xong em lại phải tự an ủi rằng mình chỉ mới ra trường thôi, mình cần tích lũy thêm chuyên môn và kinh nghiệm, đến khi thành một bác sĩ giỏi rồi thì thu nhập sẽ tốt hơn, nhưng quá trình đó chắc sẽ rất dài”, Phương tâm tư.

N.T.K (bác sĩ trẻ làm việc tại TP.HCM) cho biết hiện thu nhập nhận được từ BV trên 10 triệu đồng/tháng. Trong đó, lương cứng khoảng 8 triệu đồng và các khoản thu nhập khác từ: phẫu thuật (3,8 triệu đồng/tháng); thủ thuật (2 triệu đồng/tháng); trực (gần 680.000 đồng/tháng)…

H.B (một bác sĩ đang làm việc tại phòng khám tư) chia sẻ: “Thu nhập trung bình khoảng 900.000 đến 1,5 triệu đồng/ngày và mỗi tuần chỉ làm tối đa 2 ngày. Như vậy, trung bình thu nhập khoảng 4 – 6 triệu đồng/tháng”.

H.B nhìn nhận: “Một bác sĩ ra trường đi thực hành khoảng 1 – 3 năm mới có thu nhập. Mức trung bình thường dưới 6 – 8 triệu đồng/tháng, nếu đi làm thêm ngoài giờ cật lực có thể đạt 12 – 15 triệu đồng/tháng, chưa trừ chi phí phải đầu tư học tập thường xuyên trong tháng đó. Mức này thấp, chưa xứng với công sức làm việc và học tập đã bỏ ra, không đủ để lo chi phí sinh hoạt hằng ngày cho bản thân, chưa nói gì đến lo cho con cái”.

A.Đ (bác sĩ trẻ một BV ở Q.3, TP.HCM) cũng nhìn nhận: “Trong vòng 5 – 10 năm sau khi tốt nghiệp, mức thu nhập chưa thể bằng với số tiền đã đầu tư cho việc học”.

HÀNG LOẠT BÁC SĨ, NHÂN VIÊN Y TẾ CÔNG LẬP NGHỈ VIỆC

Hệ quả trực tiếp của thu nhập thấp, áp lực công việc cao là hàng loạt bác sĩ, nhân viên y tế công lập xin nghỉ việc trong thời gian qua. Mới đây nhất các cán bộ y tế cấp phòng ban chuyên môn Trung tâm y tế TP.Thuận An (Bình Dương) có đơn xin nghỉ việc. Trước đó, trong 7 tháng năm 2022, địa phương này có đến 166 y bác sĩ, nhân viên y tế công lập nghỉ, bỏ việc. Theo báo cáo của Sở Y tế Bình Dương, nguyên nhân dẫn đến tình trạng y bác sĩ, nhân viên y tế nghỉ, bỏ việc do lương và chế độ thấp, môi trường làm việc áp lực, công việc vất vả, tiếp xúc liên tục với các yếu tố nguy hại… Ngoài ra, còn một số nguyên nhân vì hoàn cảnh gia đình, đi học và có sự lựa chọn khác.

Nghệ An cũng ghi nhận 119 y, bác sĩ ở các BV công lập xin nghỉ việc trong thời gian từ đầu năm 2021 đến tháng 7.2022. Trong số đó, gần một nửa là bác sĩ và có 2/3 trong số những người xin nghỉ việc đã chuyển ra làm việc tại các BV tư nhân. Ở thời điểm trên, theo thông tin Sở Y tế Nghệ An, một bác sĩ mới ra trường làm việc ở BV công lương chỉ 5 – 7 triệu đồng/tháng, nhưng các BV tư sẵn sàng trả 15 – 20 triệu đồng/tháng. Một bác sĩ nội trú ra trường, BV đa khoa tỉnh Nghệ An trả cao nhất chỉ 15 triệu đồng/tháng, nhưng các BV tư có thể trả 70 – 100 triệu đồng/tháng.

Đào tạo bác sĩ: Nghịch lý học phí và lương- Ảnh 3.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, chuyên gia dịch tễ học, nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh BV Nhi đồng 1 (TP.HCM), cho rằng hiện nay nhân viên y tế trong hệ thống công lập có nhiều áp lực, trong đó có nguyên nhân từ thực tế thu nhập chưa tương xứng và từ những công việc ngoài chuyên môn. Những người muốn ở lại làm việc trong hệ thống công lập, nếu không vì để cống hiến thì vì muốn có môi trường để học hỏi phát triển chuyên môn. Người càng giỏi càng có nhiều lựa chọn, nếu người giỏi rời khỏi hệ thống công lập thì cuối cùng lại bệnh nhân nghèo phải chịu thiệt thòi.

“Nói về thu nhập trong BV công lập, có thể nói chưa tương xứng so với công sức họ bỏ ra chứ không so với ngành nghề khác. Do đó, có thể nói 10 năm đầu tiên sau khi ra trường là giai đoạn ‘dễ chạy’ nhất của nhân viên y tế do thu nhập hạn hẹp trong khi phải làm nhiều việc”, bác sĩ Khanh nhận định.




Nguồn: https://thanhnien.vn/dao-tao-bac-si-nghich-ly-hoc-phi-va-luong-18524102323030931.htm

Cùng chủ đề

Lương thấp, nhân viên trường học nói lời tâm can

Nhiều độc giả Báo Thanh Niên là nhân viên trường học gửi những lời tâm can phía dưới các bài viết của Báo về chủ đề 'Lương thấp, nhân viên trường học mong được gỡ khó'. ...

Lương thấp, nhân viên trường học mong được gỡ khó

Là viên chức trong ngành giáo dục - đào tạo nhưng không phải là giáo viên nên không được hưởng các phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp thâm niên…, nhiều nhân viên trường học có mức lương eo hẹp, đời sống...

Miễn học phí cho sinh viên ngành y: Khó khả thi!

Đề xuất miễn học phí, cấp sinh hoạt phí cho sinh viên ngành y cần được xem xét dưới góc độ ngân sách và công bằng với ngành nghề khác ...

Tranh luận trái chiều đề xuất miễn học phí cho sinh viên ngành Y

Chuyên gia cho rằng, đề xuất miễn giảm học phí cho sinh viên trường y là một chính sách nhân văn, tuy nhiên cÅ©ng tạo sá»± thiếu công bằng với các ngành học khác. Mới đây, Bộ Y tế đề xuất Chính phủ nghiên cứu hỗ trợ 100% học phí và chi phí sinh hoạt cho sinh viên ngành Y giống như với ngành Sư phạm hiện nay.Đầu tư chiến lược vào nguồn lực y tếThS Đường Xuân Tùng, Hiệu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ông Trump thảo luận phương án mua lại TikTok, sẽ sớm có quyết định

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 25.1 cho biết đang thảo luận với nhiều bên về việc mua lại ứng dụng TikTok và sẽ ra quyết định trong vòng 30 ngày. ...

Bài đọc nhiều

Mức lương ngành Quản lý xây dựng có cao?

Hội nhập và phát triển kinh tế đất nước luôn gắn liền với xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu cho các ngành nghề trong xã hội. Đây chính là động lực lớn để phát triển ngành Quản lý xây dựng và thu hút các bạn trẻ đăng ký theo học.Mức lương ngành Quản lý xây dựngQuản lý xây dựng chính là một trong những dịch vụ không thể thiếu khi thực hiện các dự...

Đáp án đề thi toán chuyên vòng 2 trường chuyên Sư phạm

Hơn 1.500 học sinh thi vào lớp 10 Toán và Tin, trường chuyên Sư phạm Hà Nội, chiều nay làm đề thi môn Toán chuyên trong 120 phút. Dưới đây là phần lời giải chi tiết của thầy Võ Quốc Bá Cẩn, Nguyễn Lê Phước, Nguyễn Tiến Dũng (giáo viên trường Archimedes Academy, Hà Nội), thầy Nguyễn Văn Quý (giáo viên câu lạc bộ CMATH), thầy Trần Đức Hiếu (giáo viên trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam) và...

Cùng chuyên mục

Sinh viên cật lực làm thêm mong kiếm vài triệu đồng dịp Tết

TPO - Thay vì về quê từ sớm, nhiều sinh viên ở các trường đại học chọn ở lại Hà Nội làm thêm đến ngày giáp Tết với mục tiêu đạt được vài triệu đồng sau hơn tuần làm việc. TPO - Thay vì về quê từ sớm, nhiều sinh viên ở các trường đại học chọn ở lại Hà Nội làm thêm đến ngày giáp Tết với mục tiêu đạt được vài triệu đồng sau hơn...

Dạy thêm là ‘cái bóng’ của giáo dục chính khóa, cần tiến tới bỏ hẳn

TPO - TS Đặng Tự Ân - Giám đốc Quỹ hỗ trợ đổi mới Giáo dục phổ thông Việt Nam cho rằng, Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT vừa ban hành như luồng gió mới, làm triệt tiêu tận gốc những tiêu cực dạy thêm học thêm, hướng tới sẽ tự mất đi và chấm dứt hoạt động dạy thêm học thêm trong các nhà trường. TPO - TS Đặng Tự Ân - Giám đốc Quỹ hỗ trợ...

Người trẻ gieo mầm xuân từ những giọt máu hồng

(NLĐO) – Những ngày cuối năm hối hả, khi mọi người đang tất bật chuẩn bị đón Tết, nhiều bạn trẻ ở TP HCM vẫn dành thời gian gieo mầm xuân cho cộng đồng. ...

5 giáo sư thế hệ 9x được phong hàm dưới 30 tuổi

Học vấn của những giáo sư trẻ được bổ nhiệm chức danh dưới 30 tuổi luôn nhận được sự quan tâm của nhiều người.

Thêm một số tỉnh, thành chốt môn thứ ba thi lớp 10

Một số địa phương vừa thông báo về việc dự kiến/chốt môn thi thứ ba trong kỳ thi lớp 10 năm học 2025-2026. Mới đây, Sở GD-ĐT Hải Phòng ra thông báo về môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm học 2025-2026. Cụ thể, môn thi được chọn là Ngoại ngữ, bao gồm một trong các môn Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Nga, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn Quốc, Tiếng Trung Quốc. Thí sinh sẽ làm bài thi dưới dạng...

Mới nhất

Khách du lịch đến Nha Trang dịp Tết Nguyên đán 2025 dự kiến tăng cao

Kinhtedothi-Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh dự kiến đưa đón khoảng 181.889 hành khách. Nhiều khách sạn, resort tại Nha Trang - Khánh Hòa gần như kín phòng trong những ngày Xuân. Du khách dự kiến tăng mạnh Ngày 26/1, ông Nguyễn Minh Khôi - Phó Giám đốc Cảng hàng không quốc tế...

Mưa gió quật tơi tả chợ hoa, tiểu thương lo ‘mất Tết’

Tiểu thương buôn bán hoa, cây cảnh ở Nghệ An như ngồi trên đống lửa khi thời tiết mưa gió ngày cận Tết Ất Tỵ 2025. ...

Tiểu thương Đà Lạt đốt lửa sưởi ấm chờ khách mua cây cảnh, hoa chưng Tết Nguyên đán 2025

Mặc dù trời lạnh, sương xuống vào ban đêm nhưng tiểu thương Đà Lạt (Lâm Đồng) bán cây cảnh, hoa vẫn kiên trì đốt lửa sưởi ấm chờ khách đến mua về chưng Tết Âm lịch 2025. ...

Cháy dữ dội, ngọn lửa bao trùm lên nhiều ki-ốt tại chợ Yên Minh

(NLĐO) - Nhiều ki-ốt bán quần áo, hàng tạp hóa, giày dép trong chợ Yên Minh bị lửa thiêu rụi vào chiều 27 Tết (26-1 dương lịch) ...

Mới nhất