Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dục“Nghẹt thở” đồng hành cùng học sinh tuổi dậy thì

“Nghẹt thở” đồng hành cùng học sinh tuổi dậy thì


Những học sinh hành hạ bản thân bằng cách cắt tay, stress mỗi khi đến trường, yêu đồng tính… đã được các chuyên gia tâm lý học đường nỗ lực đồng hành, giúp các em bước tiếp. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của tư vấn học đường trong mỗi trường học, đặc biệt là với học sinh ở tuổi ẩm ương, dễ tổn thương…

Những câu chuyện “nghẹt thở”

Chuyên gia tham vấn Đỗ Thị Trang (Trưởng phòng tham vấn học đường trường Marie Curie, Hà Nội) cho biết, trong giai đoạn tuổi dậy thì, học sinh thường đối mặt với căng thẳng từ học tập, áp lực gia đình, và mối quan hệ bạn bè… 

Nhiều em gặp khó khăn về vấn đề tâm lý, cảm thấy rất bế tắc vì không thể chia sẻ với bố mẹ hay bạn bè. Một số em đã gõ cửa cầu cứu phòng tham vấn học đường của trường.

Như em X. đến phòng tham vấn tâm lý năm em học lớp 11 với những triệu chứng tâm lý rất nghiêm trọng (uể oải, trầm buồn, không chút sức sống). Đặc biệt, em đã hành hạ bản thân bằng việc thường xuyên cắt tay. 

Em cắt nhiều đến mức cả cánh tay chi chít những vết cắt mới và chằng chịt sẹo. Thậm chí, có vài lần, sau khi cắt tay xong, em đã đi lang thang trên sân thượng và nhà trường phải có giám thị giám sát.

Đứa trẻ hạnh phúc dùng tuổi thơ để ôm ấp cuộc đời, đứa trẻ bất hạnh dùng cả cuộc đời để chữa lành tuổi thơ”. Theo đó, trường học có phòng tham vấn tâm lý học đường sẽ kịp thời can thiệp giúp học sinh có thể “chữa lành” những thương tổn, hẫng hụt tâm lý, hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ tinh thần cho các em tốt hơn”.

Thạc sĩ tâm lý Đặng Hoàng An

Đỉnh điểm là trong lễ hội Halloween năm học lớp 11 khi các bạn cải trang bằng đồ giả thì cô học trò lại cải trang bằng đồ thật, trên người toàn dao kiếm thật nên nhà trường đã phải cho em về, không thể ở trường với những “vũ khí” này.

“Nghẹt thở” đồng hành cùng học sinh tuổi dậy thì- Ảnh 1.

Thạc sĩ tâm lý Đặng Hoàng An

Tìm hiểu thì được biết em lớn lên trong hoàn cảnh gia đình rất phức tạp. Bố mẹ không hạnh phúc. Chứng kiến những mâu thuẫn nặng nề của bố mẹ khiến em trầm cảm. Nhân viên phòng tham vấn đã gọi điện cho mẹ của em để cùng hỗ trợ em thoát khỏi những vấn đề tâm lý em đang gặp phải.

Sau một thời gian dài đồng hành, gỡ từng nút thắt, cùng với sự phối hợp của cả bố và mẹ, bạn cùng lớp, em X đã bình thường trở lại và hiện đã là sinh viên đại học.

Hay em H (lớp 10), khi mới vào trường đã không kết nối được với bạn bè cùng lớp. H rất lo lắng, stress khi đến trường, dẫn đến kết quả học tập giảm sút. H không biết làm thế nào khi mỗi ngày đến trường em đều cảm thấy mình bị bỏ rơi, là người thừa. 

H đã tìm đến phòng tham vấn học đường của nhà trường. Ở đây H đã được nhà tham vấn hỗ trợ khám phá các giá trị của bản thân, kĩ năng kết nối và xây dựng mối quan hệ. Sau đó, H đã bắt chuyện được với một số bạn, giải toả được cảm xúc và cảm thấy tập trung hơn khi nghe giảng trên lớp.

Một người mẹ của nữ sinh lớp 8 đã rất bối rối, lo lắng khi biết con gái mình có tình cảm với bạn đồng giới. Đọc được những tin nhắn mà con gái gửi cho người bạn ấy, người mẹ đã run lên vì lo sợ. 

Suốt bao đêm, chị trằn trọc, không có giấc ngủ ngon vì nghĩ đến tương lai của con. Chị đã tìm đến chuyên gia tâm lý để xin tư vấn. Chị cũng nghĩ đến việc xin chuyển trường để tách con khỏi người bạn gái. 

Sau một thời gian bế tắc không biết làm thế nào thì chị nhận được điện thoại của chuyên gia tham vấn học đường. Thì ra, trước phản ứng có chút gay gắt của mẹ, con gái chị đã “gõ cửa” phòng tham vấn học đường của trường.

Cùng với sự đồng hành của chuyên gia tham vấn, không lâu sau, con gái chị nhận ra tình cảm đồng giới của mình là ngộ nhận. Trong thời gian con bị tai nạn, chính sự quan tâm quá mức của người bạn gái ấy khiến con lầm tưởng là… yêu. Người mẹ này kể về phòng tham vấn của nhà trường với sự biết ơn.

Hay với trường hợp của Q, một nam sinh lớp 12. Là học sinh giỏi toàn diện, Q. từng được bạn bè ngưỡng mộ vì thành tích học tập xuất sắc và tính cách hòa đồng. Thế nhưng, khi bước vào năm cuối cấp, Q. thay đổi hoàn toàn. Em trở nên trầm lặng, thường xuyên né tránh các buổi học nhóm và lơ là trong việc chuẩn bị cho kỳ thi đại học.

Một ngày nọ, Q. bất ngờ tìm đến phòng tư vấn tâm lý sau khi không thể chịu đựng thêm áp lực từ gia đình. Bố mẹ Q. kỳ vọng em sẽ thi đỗ vào một trường đại học danh giá và thường xuyên nhắc nhở em về những “thành công” của anh chị em họ. 

Điều này khiến Q. cảm thấy mình như một “kẻ thất bại” mỗi khi điểm số không như mong muốn.

Gặp chuyên gia tham vấn, Q đã bật khóc và nói: “Em cảm giác mình sống chỉ để làm hài lòng người khác. Em sợ rằng nếu em không đỗ đại học, em sẽ trở thành nỗi thất vọng của cả gia đình”. 

Qua nhiều buổi tư vấn, chuyên gia tham vấn đã giúp Q. nhận ra giá trị bản thân không chỉ dựa vào thành tích học tập. Q dần học cách đối thoại với bố mẹ về áp lực của bản thân.

“Nghẹt thở” đồng hành cùng học sinh tuổi dậy thì- Ảnh 2.

Chuyên gia tham vấn Đỗ Thị Trang

Tư vấn tâm lý trong trường học còn nhiều hạn chế

Chuyên gia tham vấn học đường không chỉ là người lắng nghe mà còn là người đồng hành, giúp học sinh giải tỏa cảm xúc, tìm lại cân bằng và vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, nhiều trường học vẫn chưa quan tâm đúng mức đến công tác này. 

Theo chuyên gia tham vấn Đỗ Thị Trang, tư vấn học đường rất quan trọng đối với sự phát triển của học sinh bởi không chỉ giúp học sinh vượt qua những khó khăn trong học tập, tâm lý, và mối quan hệ mà còn định hướng và thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho mỗi cá nhân.

“Trong giai đoạn tuổi dậy thì, học sinh thường đối mặt với căng thẳng từ học tập, áp lực gia đình, và mối quan hệ bạn bè. Tư vấn giúp các em giảm lo âu, nâng cao lòng tự trọng và quản lý cảm xúc hiệu quả hơn. 

Bên cạnh đó, việc tư vấn giúp học sinh khám phá bản thân, hiểu được sở thích và thế mạnh của mình, từ đó đưa ra các quyết định phù hợp với nghề nghiệp và cuộc sống. Đặc biệt, vai trò của tư vấn còn ở việc phát hiện và can thiệp sớm các vấn đề như bạo lực học đường, bắt nạt, và trầm cảm, giúp học sinh tránh được những hậu quả nghiêm trọng”, chuyên gia tham vấn Đỗ Thị Trang chia sẻ.

Các chuyên gia tham vấn học đường rất cần có trong trường phổ thông là khẳng định của thạc sĩ tâm lý Đặng Hoàng An (cựu giảng viên Khoa Tâm lý, Trường Đại học Sư phạm TPHCM). 

Do kinh nghiệm sống và khả năng tự giải quyết vấn đề còn hạn chế, học sinh thường gặp khó khăn trong việc xử lý những áp lực hoặc vấn đề cá nhân. Trong khi đó, nhà trường và phụ huynh – hai môi trường giáo dục chính – đôi khi không thể giải quyết triệt để những vấn đề hoặc các em ngại chia sẻ.

Một số phụ huynh, giáo viên và học sinh chưa đánh giá đúng mức vai trò của tư vấn học đường. Nhiều người vẫn coi đây là dịch vụ phụ hoặc chỉ cần khi có vấn đề nghiêm trọng.

Chuyên gia tham vấn Đỗ Thị Trang

Chuyên gia tham vấn Đỗ Thị Trang cho biết, các trường phổ thông đã bắt đầu quan tâm đến tư vấn học đường. Một số trường tổ chức các chương trình, hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về sức khỏe tâm lý, kỹ năng sống và kỹ năng học tập cho học sinh. 

Một số trường tiên tiến hoặc tư thục đã đầu tư mạnh mẽ vào đội ngũ tư vấn, giúp học sinh tiếp cận các dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp. Tuy nhiên, mức độ đầu tư và hiệu quả ở các trường phổ thông chưa thực sự đồng đều, còn tồn tại nhiều hạn chế.

“Nhiều trường chỉ bố trí giáo viên kiêm nhiệm thay vì chuyên gia tư vấn được đào tạo bài bản. Các chuyên gia tư vấn thường phải làm việc với quá nhiều học sinh, dẫn đến khó đáp ứng nhu cầu của từng cá nhân. 

Bên cạnh đó, nhiều trường chưa có phòng tư vấn riêng hoặc chỉ có không gian nhỏ, thiếu tính riêng tư, không tạo được sự an toàn để học sinh thoải mái chia sẻ. Ngoài ra còn là hạn chế về ngân sách. Các trường công lập thường gặp khó khăn trong việc đầu tư cho các hoạt động tư vấn vì thiếu kinh phí. 

Điều này dẫn đến việc tổ chức các chương trình hỗ trợ tâm lý còn hạn chế và thiếu tính lâu dài. Cần có sự đầu tư hơn về nhân sự, cơ sở vật chất và các chương trình dài hạn để giúp học sinh phát triển toàn diện cả về trí tuệ lẫn cảm xúc. 

Sự phối hợp giữa nhà trường, phụ huynh và xã hội là yếu tố then chốt để nâng cao hiệu quả của tư vấn học đường” – chuyên gia tham vấn Đỗ Thị Trang phân tích.



Nguồn: https://phunuvietnam.vn/nghet-tho-dong-hanh-cung-hoc-sinh-tuoi-day-thi-20241224154001074.htm

Cùng chủ đề

Những ‘chàng trai Peter Pan’ mãi không chịu lớn, ít muốn ràng buộc trong tình yêu

Peter Pan là nhân vật từ câu chuyện cổ tích nổi tiếng với đặc điểm cậu không bao giờ chịu lớn. Chính vì đặc điểm ấy mà cái tên Peter Pan cũng được đặt cho một hội chứng tâm lý được một số người đánh giá là 'nguy hiểm cho cả tình yêu và xã hội'. ...

Học sinh cần được dạy “bản lĩnh online” trước khi tiếp xúc AI

(NLĐO)- Tùy vào độ tuổi của học sinh, nhà trường và phụ huynh cần dạy trẻ "bản lĩnh online" trước khi tiếp xúc với AI ...

Bộ đội tên tửa, truyền lửa cho học sinh

(NLĐO) - Ấn tượng nhất là khi nhạc nổi lên, chiến sĩ trẻ - hạ sĩ Nguyễn Thanh Tú với "vũ điệu lính trẻ", làm hàng trăm học sinh làm theo trong tiếng reo hò ...

Ba lưu ý quan trọng trong tuyển sinh lớp 1, lớp 6, trái tuyến tại TP HCM

(NLĐO) - Đối với trường hợp học trái tuyến, địa phương cần ban hành văn bản xác định rõ các đối tượng được ưu tiên xét tuyển, tạo cơ sở pháp lý để phân loại ...

Mụn ơi, chào mi! – Tuổi Trẻ Online

Mụn là một trong những nỗi lo lớn nhất của các bạn trẻ ở tuổi dậy thì. Đến tuổi này, tự nhiên da mặt bỗng dưng nổi loạn với những hạt mụn li ti đáng ghét. Tại sao mụn lại hoành hành trên gương...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

TPHCM mở rộng đối tượng thi tuyển lớp 10 chuyên

Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong và Trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa được phép tiếp nhận thí sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở ở các tỉnh, thành phố khác. ...

Nestlé MILO tiếp tục đồng hành cùng Giải Tiền Phong Marathon 2025, lan tỏa ý chí bền bỉ

Với cam kết nâng cao sức bền cho thế hệ trẻ Việt Nam, Nestlé MILO đồng hành cùng Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 66 - năm 2025 (Tiền...

Hướng đi tất yếu của doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân bắt nhịp với xu hướng phát triển bền vững, kinh tế xanh như thế nào để có đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội? ...

Vượt qua rào cản để cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Đồng hành cùng sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân, các nữ doanh nhân đang vượt qua nhiều rào cản để cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới. ...

Vinamilk hỗ trợ nước uống, sữa tại sự kiện diễu hành áo dài và xếp hình bản đồ Việt Nam

Đồng hành với sự kiện Diễu hành áo dài và Xếp hình bản đồ Việt Nam do Báo Phụ nữ Việt Nam tổ chức vào sáng 29/3, Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tài trợ...

Bài đọc nhiều

Trường Đại học Nông Lâm TPHCM công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm

Năm 2024, Trường Đại học Nông Lâm TPHCM dự kiến tuyển sinh 5.095 chỉ tiêu cho cơ sở chính tại TPHCM và 2 phân hiệu tại Gia Lai và Ninh Thuận. Trường sử dụng 5 phương thức xét tuyển, gồm:Tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển; Xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc THPT (xét học bạ); Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ...

Nam sinh ở Lâm Đồng bị tai nạn gãy chân không thể tiếp tục thi tốt nghiệp

Ngày 28.6, thông tin từ Hội đồng thi điểm thi trường THPT Nguyễn Du, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, sáng nay, em Trần Tuấn Anh sẽ dự thi các bài thi Khoa học Xã hội gồm 2 môn Lịch sử và Địa lý (theo chương trình Giáo dục Thường xuyên).Tuy nhiên, đến thời gian phát đề thi, em Trần Tuấn Anh có dấu hiệu sức khỏe không bảo đảm để làm bài thi. Thế nên, Hội...

Đề thi, đáp án 13 môn thi học sinh giỏi quốc gia THPT 2024-2025

(Dân trí) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố toàn bộ đề thi và đáp án của 13 môn thi học sinh giỏi quốc gia THPT 2024-2025. Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông (THPT) năm học 2024-2025 được tổ chức vào ngày 25-26/12/2024.Cả nước có 6.482 thí sinh dự thi, tăng 663 thí sinh so với năm học 2023-2024.Các thí sinh dự thi với 13 môn thi gồm: toán, lý, hóa, sinh,...

Thạc sĩ Hà Ngọc Anh giúp thế hệ trẻ nuôi dưỡng ước mơ vươn tầm thế giới

“Xuất thân từ gia đình quân đội có truyền thống học thuật và có cơ hội trải nghiệm nhiều vị trí đặc biệt, thành công trong vai trò cầu nối thương mại Việt - Mỹ. Dù ở đâu,...

Đề xuất thi tốt nghiệp THPT sớm: Giáo viên chỉ kịp dạy xong chương trình

(Dân trí) - Nhiều trường THPT ở các tỉnh thành chưa hoàn tất chương trình lớp 12. Thời gian học sinh được ôn tập ngắn nếu thi tốt nghiệp vào đầu tháng 6. Nếu thi tốt nghiệp THPT sớm, học sinh không có thời gian để ôn tập"Gần cuối tháng 5, học sinh mới xong toàn bộ nội dung kiến thức lớp 12. Như vậy các em sẽ chỉ có khoảng 2 tuần ôn tập nếu lịch thi tốt nghiệp...

Cùng chuyên mục

Tuyển giáo viên trước sáp nhập đơn vị hành chính: Nơi tự tạm dừng, nơi tiếp tục tuyển

Tại tỉnh Ninh Thuận có huyện tiếp tục tuyển giáo viên để đảm bảo việc dạy học, nhưng có nơi lại tạm dừng vì lý do sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính. Ngược lại, UBND huyện Ninh Phước cũng đã có thông...

Đừng tự nuốt ‘chén đắng’ do gian dối thi cử

Nhiều quảng cáo về chuyện thi hộ các chứng chỉ tiếng Anh, trong đó có nhiều chứng chỉ quốc tế uy tín đang công khai trên mạng. "Thi hộ chứng chỉ ngoại ngữ. Thanh toán khi biết điểm. PTE-IELTS-TOEIC. Cam kết đạt mục tiêu,...

TP Hồ Chí Minh thông báo kế hoạch tuyển sinh lớp 10 công lập năm học 2025-2026

Học sinh tốt nghiệp THCS năm học 2024 - 2025, tại TP Hồ Chí Minh trong độ tuổi quy định đều được tham gia dự thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập theo 2 phương thức  xét tuyển và thi tuyển. Phương thức xét tuyển chỉ dành riêng cho học sinh đã tốt nghiệp Trường THCS - THPT Thạnh...

TPHCM mở rộng đối tượng thi tuyển lớp 10 chuyên

Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong và Trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa được phép tiếp nhận thí sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở ở các tỉnh, thành phố khác. ...

Danh sách học sinh các tỉnh lọt đội tuyển dự thi Olympic quốc tế năm 2025

Bộ GD-ĐT vừa công bố kết quả kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm 2025. Theo đó, có 37 học sinh lọt vào danh sách này. Từ ngày 25 - 27/3, Bộ GD-ĐT tổ chức kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm 2025. Kỳ thi năm nay có sự tham gia của 187 thí sinh đến từ các tỉnh, thành phố trên...

Mới nhất

Giáo sư Nguyễn Ngọc Huệ với những dấu ấn trong sự phát triển của ngành Hàng hải Việt Nam – Tổng công ty Hàng...

Ngành hàng hải Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm trong suốt quá trình phát triển, và trong bối cảnh đó, những nhân vật lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược như Giáo sư Nguyễn Ngọc Huệ đã đóng một vai trò không thể thiếu. Với hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giao thông vận...

Cho phép khai quật khảo cổ giai đoạn 2 tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

VHO - Bộ VHTTDL vừa có quyết định số 1064 về việc cho phép khai quật khảo cổ giai đoạn 2 tại di tích quốc gia Tháp đôi Liễu Cốc, phường Hương Xuân (thị xã Hương Trà, thành phố Huế). Quá trình khai quật năm 2024, đoàn khảo cổ cũng phát hiện và thu được khối lượng lớn di...

Điện Thái Hòa là di sản văn hóa đầu tiên ở Việt Nam đạt tiêu chuẩn Công trình xanh LOTUS

VHO - Ngày 19.4, Hội đồng Công trình xanh Việt Nam (VGBC) đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế trao chứng nhận “Công trình xanh LOTUS” cho di tích điện Thái Hòa - Đại Nội Huế. Đây là lần đầu tiên một công trình di sản văn hóa thế giới UNESCO đạt tiêu...

Hòa Phát đạt hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế quý 1, tăng 16% so với cùng kỳ

Ngày 17/4/2025 tại Hà Nội, Tập đoàn Hòa Phát tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua kế hoạch năm 2025 với doanh thu dự kiến 170.000 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2024. Lợi nhuận sau thuế dự kiến là 15.000 tỷ đồng, tăng 24,8% so với năm...

ĐƯỜNG VÀO SÂN BAY PHAN THIẾT HOÀN THÀNH: BƯỚC TẠO ĐÀ CHO HẠ TẦNG HÀNG KHÔNG PHÁT TRIỂN

Sau hơn 1 năm nỗ lực thi công, dự án đường vào sân bay Phan Thiết đã cơ bản hoàn thành. Đây là đường kết nối Cảng hàng không quốc tế Phan Thiết (sân bay Phan Thiết) với đường ven biển Võ Nguyên Giáp (dẫn ra Mũi Né - Bàu Trắng), kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy...

Mới nhất