Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiNgày Xuân về Cổ Đạm – Lắng nghe thanh âm mê hoặc...

Ngày Xuân về Cổ Đạm – Lắng nghe thanh âm mê hoặc của ca trù

(CLO) Vào những ngày lập xuân, đặt chân đến xã Cổ Đạm (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh), du khách dễ dàng bị cuốn hút bởi những thanh âm mê hoặc của ca trù. Những giai điệu khi trầm khi bổng, lúc buông lơi, lúc níu kéo, tạo nên một sức hấp dẫn khó cưỡng, khiến bước chân người nghe lưu luyến mãi không rời. Nơi đây, các thế hệ nghệ nhân và ca nương đang tiếp nối nhau gìn giữ, phát huy những giá trị độc đáo của ca trù – một di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc của vùng đất này.

Những nét đặc trưng riêng của ca trù Cổ Đạm 

Dưới chân núi Hồng Lĩnh, những con đường vẫn giữ nguyên vẻ yên ả, những ngôi nhà bình dị như chứng nhân cho bao thăng trầm của thời gian. Nơi đây, từng lớp đào nương tài hoa đã trở thành người thiên cổ, để lại dấu ấn sâu đậm trong dòng chảy văn hóa. Cuối năm, khi ánh nắng đã dịu màu trong làn sương huyền ảo, tôi trở lại Nghi Xuân (Hà Tĩnh), xuôi về miền ca trù Cổ Đạm – vùng đất gắn liền với một loại hình nghệ thuật độc đáo.

ngay xuan ve co dam lang nghe thanh am me hoac cua ca tru hinh 1

Các nghệ nhân thuộc thế hệ ca nương đầu tiên trong phong trào khôi phục ca trù Cổ Đạm

Theo sử sách, vào thế kỷ XVII, ca trù rất thịnh hành và đến cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, dưới sự đóng góp lớn lao của Nguyễn Công Trứ, ca trù ở Nghi Xuân đã trở nên lừng danh khắp thiên hạ. Tuy nhiên, đến thời Pháp thuộc, loại hình nghệ thuật này dần bị mai một. Những năm cuối thập niên 90, hưởng ứng chủ trương xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, cùng với các địa phương khác có truyền thống ca trù, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh đã tổ chức hội thảo về loại hình nghệ thuật này. Từ đó, ca trù Cổ Đạm được khôi phục, mở ra một giai đoạn phát triển mới.

So với ca trù xứ Bắc, ca trù Cổ Đạm mang những nét đặc trưng riêng. Lối hát nhanh và đanh hơn, tiết tấu rõ ràng, không luyến láy. Cách lấy hơi của ca nương cũng có phần thư thái, nhàn nhã hơn. Bên cạnh đó, phần đệm đàn, trống, phách có sự khác biệt nhất định về âm lượng và âm sắc, tạo nên dấu ấn riêng biệt cho ca trù Cổ Đạm.

ngay xuan ve co dam lang nghe thanh am me hoac cua ca tru hinh 2

Những nghệ nhân ca trù cất lên lời hát bằng cả niềm say mê và tâm huyết, gửi gắm niềm tin vào sự trường tồn và phát triển của di sản.

Ca trù Cổ Đạm mang nặng tiếng nói ân tình, thấm đượm bản sắc dân tộc và được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Ngày 1/10/2009, UNESCO đã công nhận ca trù là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Những năm sau đó, với sự quan tâm của nhiều ban, ngành, ca trù dần được khôi phục, tìm lại sức sống và hơi thở mới. Từ mảnh đất này, nhiều thế hệ nghệ nhân ca trù đã ra đời và đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của ca trù Việt Nam, góp phần gìn giữ và lan tỏa giá trị của loại hình nghệ thuật truyền thống độc đáo này.

Bức tranh tươi sáng về sự tiếp nối của ca trù trong tương lai

Lần theo những câu hát cổ, chúng tôi tìm đến ngôi nhà nhỏ ở thôn 8, xã Cổ Đạm, nơi vợ chồng Nghệ nhân ưu tú (NNƯT) Dương Thị Xanh và Trần Văn Đài đang sinh sống. Dù tất bật với công việc mưu sinh hằng ngày, nhưng khi nhắc đến mối lương duyên với ca trù, cả hai đều ánh lên niềm say mê và hứng khởi.

Vợ chồng tôi vốn xuất thân từ gia đình nông dân, ban ngày làm ruộng, tối lại tìm đến nhà cụ Mơn, cụ Nga – những đào nương giàu kinh nghiệm bậc nhất thời bấy giờ ở Cổ Đạm – để nghe hát. Nhờ có chút năng khiếu, lại đam mê và được các cụ tận tình chỉ dạy cách nảy hạt, nhả chữ, ngâm nga…, nên tiếng hát dần thấm vào máu thịt lúc nào không hay”, NNƯT Dương Thị Xanh tâm sự.

ngay xuan ve co dam lang nghe thanh am me hoac cua ca tru hinh 3

Nghệ nhân Dương Thị Xanh và kép đàn Trần Văn Đài tận tâm gìn giữ và nuôi dưỡng niềm đam mê ca trù.

Bén duyên với ca trù không lâu, năm 1995, khi Câu lạc bộ (CLB) Ca trù Cổ Đạm được thành lập, hai vợ chồng nhanh chóng trở thành những thành viên nòng cốt. Đến năm 2002, chị Xanh là một trong bảy nghệ nhân của Hà Tĩnh được cử ra Hà Nội tham gia tập huấn theo dự án khôi phục và bảo tồn nghệ thuật ca trù do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai. Chị nhớ lại: “Hai tháng tập huấn tại Hà Nội là khoảng thời gian vô cùng quý báu đối với tôi. Được sự chỉ dạy tận tình của các nghệ nhân gạo cội và chuyên gia ca trù, tôi không chỉ tiếp thu thêm nhiều kiến thức, kỹ năng mà còn hiểu sâu sắc hơn về giá trị và tinh thần của loại hình nghệ thuật này”.

Từ nền tảng kiến thức chuyên sâu được đào tạo, cùng với những lần tự tìm đến CLB Ca trù Thái Hà (Hà Nội) để học hỏi, vợ chồng chị Xanh đã trở về quê hương, tích cực truyền dạy cho các thế hệ ca nương của CLB Ca trù Cổ Đạm và Nguyễn Công Trứ. Không chỉ góp công đào tạo nhân tài, chị Xanh còn tham gia nhiều kỳ liên hoan ca trù toàn quốc và giành nhiều huy chương vàng danh giá. Năm 2013, chị vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu NNƯT, trở thành nghệ nhân trẻ nhất cả nước thời điểm đó nhận danh hiệu cao quý này.

Hiện nay, CLB Ca trù Nguyễn Công Trứ và CLB Ca trù Cổ Đạm vẫn duy trì sinh hoạt đều đặn hai buổi mỗi tuần. Trên cương vị Phó Chủ nhiệm CLB Ca trù Cổ Đạm, chị Xanh không chỉ tích cực biểu diễn phục vụ du khách tại Khu di tích Nguyễn Công Trứ mà còn miệt mài đào tạo thế hệ ca nương trẻ. “Tôi mong rằng bên cạnh nỗ lực của các nghệ nhân, chính quyền địa phương sẽ có thêm những chính sách quan tâm đặc biệt đến thế hệ trẻ. Không chỉ tiếp lửa cho các em yêu thích ca trù, mà còn tạo ra nhiều sân chơi để các em gắn bó, chung tay bảo tồn và phát huy di sản”, chị Xanh bày tỏ.

Nhìn lại hành trình gìn giữ ca trù ở Nghi Xuân, NNƯT Trần Văn Đài – Chủ nhiệm CLB Ca trù Cổ Đạm với 40 thành viên – ví von rằng, công việc này cũng trải qua đủ cung bậc hỉ, nộ, ái, ố, tựa như chính lời ca trù mà anh gắn bó. Vào khoảng thời gian trước và sau khi ca trù được UNESCO vinh danh (năm 2009), phong trào học và hát ca trù diễn ra sôi nổi, thu hút đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia. Tuy nhiên, sau một thời gian, phong trào dần lắng xuống. Không ít ca nương dù đã nổi danh và đang trong độ chín của sự nghiệp vẫn buộc phải rời bỏ tiếng đàn, lời ca để lo mưu sinh.

Theo NNƯT Trần Văn Đài, dù nức tiếng khắp vùng, nhưng việc truyền dạy ca trù ở Cổ Đạm từng gặp rất nhiều khó khăn. Bởi lẽ, những ca nương có nghề như cụ Phan Thị Mơn, cụ Trần Thị Gia, cụ Phan Thị Nga, cụ Hà Thị Bình khi ấy đều đã ngoài tám mươi. Hơn nữa, do đặc thù của ca trù Cổ Đạm, các cụ chủ yếu am tường về không gian diễn xướng cửa đình với các thể cách như: tứ quý, đại thạch, chúc hỗ…, nên việc khôi phục các thể cách căn bản gặp không ít trở ngại. Chính vì vậy, bên cạnh việc lĩnh hội những làn điệu do các cụ truyền dạy, vợ chồng anh chị cùng cán bộ Trung tâm Văn hóa huyện Nghi Xuân đã tìm đến Giáo phường Ca trù Thái Hà, Lỗ Khê (Hà Nội) để học hỏi, phục dựng không gian hát cửa đình, cửa thờ.

ngay xuan ve co dam lang nghe thanh am me hoac cua ca tru hinh 4

Cổ Đạm xưa rộn ràng giáo phường ca trù, Cổ Đạm nay vẫn vang tiếng hát từ những đào nương chân lấm tay bùn, ngày làm ruộng, tối quây quần truyền dạy di sản cho thế hệ sau.

Bằng những nỗ lực không mệt mỏi, vợ chồng NNƯT Dương Thị Xanh và Trần Văn Đài đã giúp CLB Ca trù Cổ Đạm phát hiện và đào tạo nhiều nhân tố mới. Những ca nương trẻ như Tú Anh, Phương Anh, Cẩm Tú, Quỳnh Như, Minh Ngọc, Thu Hà… đã xuất sắc giành nhiều huy chương, giải thưởng lớn tại các liên hoan ca trù toàn quốc.

Chia sẻ về tình hình phát triển ca trù tại quê hương, Chủ nhiệm CLB Ca trù Cổ Đạm Trần Văn Đài khẳng định, hiện nay, tại “đất tổ” ca trù, có đến bốn, năm thế hệ có thể hát ca trù thành thạo. Thoạt nghe, tiếng hát “y a ngắc ngư” có vẻ kén người, nhưng càng lắng nghe, người ta càng bị cuốn vào từng câu chữ, từng nhịp phách ngân vang. Bao lần lời hát “Trong như tiếng hạc bay qua” cất lên, cũng bấy nhiêu lần làm thổn thức những tâm hồn tao nhân, mặc khách.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, dòng mạch dân gian vẫn âm thầm chảy trong những vỉa tầng văn hóa của làng Cổ Đạm. Lối hát ca trù giòn sắc, ít luyến láy nhưng đầy cuốn hút vẫn được các nghệ nhân lặng lẽ gìn giữ, truyền nối. Và khi mùa xuân trở lại trên những cánh đồng lúa mênh mông, trên hàng dương xanh thẫm dẫn vào làng, thì mùa xuân cũng đang trở về trong tiếng hát, tiếng đàn, trong nhịp sênh phách réo rắt mê hồn nơi những ngôi nhà lặng lẽ dưới chân Ngàn Hống… Hẳn rằng, ca trù Cổ Đạm đã, đang và sẽ tiếp tục gieo nhịp bồng bềnh, liêu trai, neo giữ bền lâu trong lòng bao thế hệ mai sau.



Nguồn: https://www.congluan.vn/ngay-xuan-ve-co-dam-lang-nghe-thanh-am-me-hoac-cua-ca-tru-post332617.html

Cùng chủ đề

Va chạm với ô tô tải, xe chở khách lật nghiêng bên quốc lộ

Vụ va chạm giữa xe khách và ô tô tải trên quốc lộ 1A đoạn qua Đèo Ngang (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) khiến tài xế và một số hành khách bị thương. Khoảng 20h tối 26/1, xe khách giường nằm mang BKS 82B - 002.97 (chưa rõ danh tính tài xế) chở hành khách về quê đón Tết, lưu thông trên quốc lộ 1A theo hướng từ Nam ra Bắc. Khi đi đến quốc lộ 1A, đoạn qua...

Mưa to gió lớn 27 Tết, quất đào đổ la liệt, tiểu thương co ro đợi khách

Mưa to kèm theo gió lớn đã khiến hàng loạt chậu quất, đào ở điểm bán cây cảnh đổ la liệt. Nhiều tiểu thương ở Hà Tĩnh co ro trong gió rét chờ khách đến mua. Ngày 26/1 (tức 27 Tết), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu khắp các khu vực trong tỉnh Hà Tĩnh. Tại TP Hà Tĩnh xảy ra mưa to, gió lớn khiến hàng trăm chậu đào, quất cảnh ngã đổ la liệt. Nhiều tiểu...

Dịch vụ khắc chữ, tạo hình trên dưa hấu hút khách ngày Tết

TPO - Những quả dưa hấu xanh qua bàn tay khéo léo của các bạn trẻ đã được khắc câu chữ, dán thêm những hình ảnh liên quan đến Tết đang là mặt hàng thu hút người dân ở Hà Tĩnh. 25/01/2025 | 12:33 TPO -...

Ngư dân phấn khởi vì được nhiều hải sản sau chuyến biển cuối năm

Ra khơi chuyến biển cuối cùng của năm rồng, nhiều tàu thuyền của ngư dân trúng đậm các mẻ hải sản có giá trị. Theo anh Trường, dịp này hầu hết tàu thuyền ra khơi đều đánh bắt được nhiều loại hải sản có...

Cảng cá lớn nhất Hà Tĩnh vẫn nhộn nhịp những ngày cận Tết

Từ sáng sớm, hàng trăm tiểu thương đã có mặt tại cảng cá lớn nhất Hà Tĩnh để mua bán những mẻ cá tươi từ các tàu thuyền mới vào bờ để đem bán tại thị trường trong và ngoài tỉnh. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lễ hội Gò Đống Đa 2025 bùng nổ nghệ thuật hoành tráng

(CLO) Cứ đến ngày mùng 5 tháng Giêng, Lễ hội Gò Đống Đa lại được tổ chức trọng thể mở đầu cho các lễ hội truyền thống của dân tộc, để tưởng nhớ người Anh hùng áo vải cờ đào của dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ. Năm nay, Lễ...

Món ăn ‘tinh thần’ không thể thiếu

(CLO) Tết Nguyên Đán được xem là lễ hội ý nghĩa nhất trong văn hóa của người Việt Nam, trong rất nhiều hoạt động văn hóa ngày Tết, việc cho tặng, biếu và đọc báo ngày Tết cũng dần trở thành nét đẹp đầu năm, nhắc nhở chúng ta về giá...

Người tị nạn Myanmar đối mặt với cuộc sống bấp bênh ở Thái Lan

(CLO) Kể từ cuộc đảo chính quân sự 4 năm trước, hàng triệu người Myanmar đã bỏ nhà cửa và chạy trốn khỏi đất nước để tìm kiếm sự an toàn ở các quốc gia láng giềng. ...

Chú gấu 238 kg ẩn náu trong ngôi nhà sau cháy rừng Los Angeles

(CLO) Đám cháy Eaton ở Los Angeles không chỉ khiến cư dân phải sơ tán mà còn ảnh hưởng đến động vật hoang dã. Sở Cá và Động vật hoang dã California đã đưa một con gấu lớn ra khỏi một ngôi nhà ở Altadena. ...

Hàng nghìn người về rước pháo tại làng Đồng Kỵ, TP Bắc Ninh

(CLO) Ngày 1/2/2025 ( tức mùng 4 tháng Giêng Âm lịch), hàng nghìn người dân cùng du khách tứ phương đã đổ về làng Đồng Kỵ (TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) để tham gia lễ hội rước pháo. Đây là một trong những lễ hội giàu bản sắc truyền thống...

Bài đọc nhiều

Tìm về cội nguồn văn hóa Lào tại Lễ hội Voi tỉnh Xayaboury 2025

Lễ hội Voi tỉnh Xayaboury của Lào năm nay sẽ diễn ra từ ngày 18-24/2 với nhiều hoạt động hấp dẫn nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước.

Khách lì xì con gái 500k, tôi nên lì xì cho 2 đứa con của họ bao nhiêu? Người EQ cao ứng xử vừa...

Lì xì ngày Tết thế nào cho khéo, để vừa vui trẻ con, vừa không mất lòng người lớn?. ...

Bất chấp DeepSeek, Zuckerberg thề chi hàng trăm tỷ USD cho AI

DeepSeek gây bất ngờ với mô hình ngôn ngữ lớn chất lượng cao, chi phí thấp. Tuy nhiên, Mark Zuckerberg vẫn cam kết duy trì chi phí đầu tư 'khủng' cho AI. Thị trường chứng khoán Mỹ rơi vào hoảng loạn hôm 27/1 sau khi startup DeepSeek của Trung Quốc bất ngờ nổi tiếng nhờ phát triển mô hình ngôn ngữ lớn với chi phí thấp. Cổ phiếu Nvidia giảm 17%, làm “bốc hơi” gần 600 tỷ USD vốn hóa. Tuy...

Người phụ nữ mất tiền rồi được lì xì hơn 150 triệu đồng đêm giao thừa sắp có nhà mới

Bà Hoa chia sẻ tết Ất Tỵ vui nhất đời, gửi lời cảm ơn mọi người đã lì xì giúp bà "đỡ khổ đỡ lo", trong khi công an xã dự định dùng số tiền này xây cho bà căn nhà mới và dành một phần hỗ trợ sinh kế. ...

Cùng chuyên mục

Thiêng liêng ngày Tết Nguyên đán

Tết Nguyên đán là nét văn hóa truyền thống đã ăn sâu vào tâm trí người Việt Nam qua bao đời nay, là dịp để cả nhà sum họp, đoàn tụ sau một năm làm việc vất vả. Tết là dịp đoàn viên của những người con xa quê. Tết cũng là dịp bày tỏ sự biết ơn đối với đấng sinh thành, ông bà, tổ tiên. ...

Lễ hội Gò Đống Đa 2025 bùng nổ nghệ thuật hoành tráng

(CLO) Cứ đến ngày mùng 5 tháng Giêng, Lễ hội Gò Đống Đa lại được tổ chức trọng thể mở đầu cho các lễ hội truyền thống của dân tộc, để tưởng nhớ người Anh hùng áo vải cờ đào của dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ. Năm nay, Lễ...

Khi 1 người ngoài 50 tuổi, có “3 người thân không nên xa rời, 3 tiền không nên tiêu, 3 nơi không nên đến”

Để có cuộc sống bình yên, người trung niên cần tuân thủ những nguyên tắc dưới đây. Họ sẽ bảo toàn được cuộc sống an nhàn, hạnh phúc. ...

Tưng bừng hội rước pháo Đồng Kỵ, Bắc Ninh

(Tổ Quốc) - Ngày 1/2 (tức mùng 4 Tết Ấy Tỵ), phường Đồng Kỵ, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh tổ chức Lễ hội Rước pháo Đồng Kỵ Xuân Ất Tỵ 2025, thu hút hàng nghìn người dân và du khách thập phương. ...

Tết Việt vẹn tròn sắc vị nhờ 5 món ăn nhà nào cũng làm

Tết cổ truyền là dịp gia đình đoàn tụ, sum vầy và cùng nhau thưởng thức những món ăn truyền thống đậm đà hương vị. Thịt đôngVới nhiều gia đình miền Bắc, thịt đông là món ăn không thể thiếu mỗi dịp Tết Nguyên đán. Từng miếng thịt mềm mướt, mộc nhĩ...

Mới nhất

Lễ hội Gò Đống Đa 2025 bùng nổ nghệ thuật hoành tráng

(CLO) Cứ đến ngày mùng 5 tháng Giêng, Lễ hội Gò Đống Đa lại được tổ chức trọng thể mở đầu cho các lễ hội truyền thống của dân tộc, để...

Lãnh đạo các chính Đảng chúc mừng nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng ta

Lãnh đạo chính Đảng các nước đã gửi điện mừng tới Ban chấp hành Trung ương và Tổng Bí thư Tô Lâm nhân dịp kỷ niệm 95...

Thái Lan và 15 quốc gia chung tay đẩy lùi nạn di cư bất hợp pháp qua biên giới

Thái Lan đã thảo luận với đại diện từ 15 quốc gia để tìm biện pháp ngăn chặn tình trạng di cư bất hợp pháp qua biên giới và tăng cường hợp tác quốc tế để giải quyết vấn đề này.

Đã có 205 trường hợp cấp cứu do pháo nổ, pháo hoa

Báo cáo công tác khám chữa bệnh trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ ngày 29/1 (tức Mùng 1 Tết) của Bộ Y tế cho biết, trong vòng 24 giờ qua, đã có 205 trường hợp phải khám và cấp cứu do pháo nổ, pháo hoa. Tin mới y tế ngày 30/1: Đã có 205 trường hợp cấp cứu do...

Mới nhất