Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiNgày xuân kể chuyện múa rồng

Ngày xuân kể chuyện múa rồng

Tại Hà Nội, rất dễ bắt gặp những màn múa rồng điệu nghệ trên đường phố. Rồng xuất hiện trong hầu khắp những sự kiện trọng đại, các dịp lễ, hội lớn của Thủ đô…

static.kinhtedothi.vn-w960-images-upload-2022-09-17-_lan-su.jpg
Múa rồng xuất hiện trong hầu khắp các sự kiện trọng đại ngày lễ lớn ở Thủ đô

Mấy tháng nay, cứ tầm 4 giờ rưỡi chiều là khuôn viên tập luyện của đoàn võ thuật lân sư rồng Tưởng Nghĩa Đường (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) lại rộn ràng tiếng trống. Hàng chục thanh niên của đoàn tề tựu về sân đình để cùng nhau luyện tập những bài múa rồng. Xuân về rồi, các thành viên trong đoàn ráo riết luyện tập để có những tiết mục biểu diễn đặc sắc phục vụ nhân dân.

Võ sư Bùi Viết Tưởng, Trưởng đoàn võ thuật lân sư rồng Tưởng Nghĩa Đường cho biết, múa rồng và múa lân đòi hỏi sự kết hợp nhịp nhàng giữa tiếng trống, tiếng thanh la lúc khoan thai, lúc dồn dập và bộ pháp của người biểu diễn. Nhạc điệu chính là chất xúc tác tạo nên thần thái và sự uy nghiêm của rồng, giúp buổi biểu diễn được thành công.

Với kinh nghiệm 15 năm biểu diễn, võ sư Bùi Viết Tưởng bảo rằng, bất kỳ ai cũng có thể tham gia múa rồng, nhưng để múa tốt và hay thì rất khó. Người trực tiếp tham gia múa rồng phải có sức bền, tâm trạng hào hứng, tập trung cho nhiệm vụ của từng vị trí. Mười người như một, tất cả phải phối hợp nhuần nhuyễn để làm sao toát lên được thần thái của rồng và nét đặc trưng của mỗi tiết mục. Ngoài ra, trong các vai diễn thì người múa đầu rồng phải có kỹ thuật múa điêu luyện bậc nhất, có sức khỏe thật tốt bởi đầu rồng thường nặng và khó điều khiển hơn các bộ phận khác.

Đất Thăng Long là cái nôi phát triển loại hình múa rồng. Với Hà Nội – “thành phố Rồng bay” thì hình tượng rồng lại càng gần gũi, thân thương. Lần giở lịch sử, múa rồng đã được cha ông ta đề cập tới từ rất sớm, và tới nay, loại hình này vẫn phổ biến ở nhiều vùng, đặc biệt là ở thị xã Sơn Tây hay làng Triều Khúc (huyện Thanh Trì)… Nhiều làng vào dịp hội hè, lễ tết còn tổ chức thi múa rồng với các điệu rồng chầu, rồng lượn, rồng bay, rồng uốn khúc…, tạo không khí cho lễ hội truyền thống thêm vui tươi, gửi gắm ước mong về một năm mùa màng bội thu, nhân khang vật thịnh. Đặc biệt, tại Việt Nam, rồng gắn với nền nông nghiệp lúa nước và được coi là vật tổ gắn với truyền thuyết “con rồng, cháu tiên”.

Nói về những kỹ năng để có màn trình diễn múa rồng đặc sắc, võ sư Nguyễn Văn Thực – Chủ nhiệm Câu lạc bộ lân sư rồng Nga My Thượng (huyện Thanh Oai, Hà Nội) cho biết, nếu như múa lân yêu cầu nhiều về kỹ thuật thì múa rồng còn đòi hỏi thêm về sự đoàn kết, ăn ý giữa đội nhóm. Để có những màn biểu diễn nhuần nhuyễn thì các võ sinh phải có sự luyện tập thường xuyên để “bắt” ý nhau. Bởi vậy, võ sư Thực yêu cầu Câu lạc bộ sinh hoạt định kỳ 3 lần/tuần. Các thanh, thiếu niên ở độ tuổi 14 – 25, nếu có nhu cầu đều có thể tham gia Câu lạc bộ miễn phí. Do là bộ môn khó nên ban đầu vào học, các võ sinh sẽ chỉ được tập kỹ năng cảm âm đơn giản, học đánh trống, sau mới bắt đầu tập kỹ thuật điều khiển rồng.

Theo võ sư Nguyễn Văn Thực, khi trình diễn múa rồng, có một số điều cấm kỵ bất thành văn cần được tuân thủ. Chẳng hạn, rồng ở Việt Nam là linh vật chủ về việc làm mưa, tạo nên “phong điều vũ thuận”, bởi vậy khi biểu diễn thì đoàn múa thường sẽ đi đầu, tiếp đến là kiệu cùng lễ vật, nghi trượng. Đến đình hoặc nơi thờ tự, rồng sẽ được cung kính rước vào hậu cung, rồi chủ lễ mới cho làm lễ tế để xin một năm mưa thuận gió hòa. Chưa hết, để có những điệu múa đẹp mắt, các võ sinh phải chuyên tâm khổ luyện. Sự biểu cảm của rồng cũng chính là sự chắp nối những cung bậc cảm xúc. Từ xúc cảm này mới diễn hóa ra các điệu múa như bàn long (chạy vòng tròn), chữ chi (hình chữ S), thủy ba (sóng nước dập dềnh), phong đằng (nhảy lên cao), phong chuyển (gió xoay), phi long (rồng bay)… Múa rồng không thể thiếu “ngọc”. Ngọc là quả bóng được để trong khung sắt, buộc ở cán gậy bằng tre. Đầu gậy treo một quả chuông để khi múa phát ra tiếng. Theo lý giải thì khi rồng ở trong đám mây, nghe tiếng kêu sẽ vờn ra đớp ngọc và điệu múa bắt đầu. Người cầm ngọc cũng phải biết bài để dẫn dắt điệu múa.

Chia tay những điệu trống giục dồn dập, những hình ảnh uyển chuyển nhưng cũng đầy mạnh mẽ của màn biểu diễn rồng, chợt nhận ra hương xuân đã ở rất gần. Cùng với những cành đào, cành mai khoe sắc, những điệu múa rồng, múa lân rộn ràng báo hiệu một mùa xuân mới an lành, hạnh phúc đang về./.

hanoimoi.com.vn

Nguồn

Cùng chủ đề

Ấm áp với áo cardigan cho ngày xuân se lạnh

Không như những chiếc áo khoác cồng kềnh hay áo len dày cộp, áo cardigan nhẹ nhàng và...

Thêm phần ngọt ngào với sắc hồng ngày xuân

Nếu bạn yêu thích sự nhẹ nhàng và nữ tính, sắc hồng pastel là lựa chọn lý tưởng...

Lên đồ ngày xuân ‘chuẩn không cần chỉnh’ với sắc đỏ

Nếu bạn là người yêu thích sự đồng điệu và muốn tỏa sáng tuyệt đối trong sắc đỏ,...

Thời báo Hoàn Cầu ca ngợi nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước

Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Câu chuyện của những người trẻ với ước mơ gìn giữ nghệ thuật dân gian

Xuất phát từ tình cảm và sự ngưỡng mộ dành cho tranh dân gian Việt Nam, Hoàng Nguyễn Khuê Anh và những người bạn đã cùng nhau tạo nên “đứa con tinh thần" Viet Palette. Thông qua dự này, các bạn trẻ lan tỏa giá trị của nghệ thuật dân gian Việt Nam, bảo tồn các dòng tranh như tranh Làng Sình, tranh khảm trai Chuôn Ngọ, mà còn mong muốn đem các giá trị truyền thống này đến gần hơn với thế hệ trẻ.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ðưa sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh của Thủ đô

Giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội đặt mục tiêu có 2.000 sản phẩm được đánh giá, phân hạng trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Với quyết tâm cao, dự kiến hết năm 2024, Hà Nội sẽ hoàn thành mục tiêu Chương trình đề ra cho cả giai đoạn 2021 - 2025, trước 1 năm so với kế hoạch. Trên cơ sở kết quả đạt được, Hà Nội tiếp tục phát triển sản phẩm OCOP cho giai...

Hà Nội tổ chức phiên chợ nông sản tiêu biểu và sản phẩm OCOP chào Xuân Ất Tỵ 2025

Từ ngày 22 đến 27-12, tại 33 Nguyễn Chí Thanh (quận Ba Đình, Hà Nội), Hội Nông dân thành phố Hà Nội tổ chức "Phiên chợ nông sản tiêu biểu, chất lượng cao và sản phẩm OCOP" mừng Xuân Ất Tỵ 2025. Phiên chợ nhằm giới thiệu, quảng bá nông sản chất lượng cao, thân thiện với môi trường; sản phẩm OCOP và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống từ các huyện, thị xã trên địa bàn...

Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu từ ngày 31-10 đến ngày 4-11

Chiều 25-10, Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp tổ chức buổi giới thiệu thông tin “Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu”. Theo đó, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) Vũ Bá Phú cho biết, từ ngày 31-10 đến ngày 4-11-2024, tại Khu đô thị Vinhomes Ocean Park 3, tỉnh Hưng Yên diễn ra triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu. Quy mô triển lãm...

Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An (Ninh Bình): “Dấu chấm xanh” trên bản đồ du lịch

Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An (Ninh Bình): “Dấu chấm xanh” trên bản đồ du lịch Năm 2014, Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới nhờ những giá trị nổi bật toàn cầu. Phát triển du lịch bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái và đa dạng hóa sản phẩm nhằm thu hút khách du lịch là những giải...

Bí ẩn bảo vật quốc gia: Hành trình di sản Hà Nội

Trải qua hơn 1.000 năm lịch sử, Hà Nội là nơi lưu giữ những di sản vô cùng quý giá. Thủ tướng vừa quyết định công nhận 33 hiện vật, nhóm hiện vật là bảo vật quốc gia đợt 13 năm 2024, trong đó, có ba bộ sưu tập hiện vật từ Hoàng thành Thăng Long là đầu phượng thời Lý, bình ngự dụng và gốm Trường Lạc thời Lê sơ. Bộ sưu tập bảo vật quốc gia tại Hoàng...

Bài đọc nhiều

Madam Nhung: Hành trình chinh phục thực khách bằng ẩm thực chay tinh tế

Trong nhịp sống hiện đại, khi mà các vấn đề về sức khỏe và môi trường ngày càng được quan tâm, việc lựa chọn một chế độ ăn uống lành mạnh trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Với những lợi ích sức khỏe không thể phủ nhận như giảm cân, cải thiện làn da và tăng cường hệ miễn dịch, ăn chay đã trở thành một xu hướng sống của nhiều người. Madam Nhung là thương hiệu...

Dân trồng phật thủ rục rịch phục vụ khách hàng dịp Tết 2025

(CLO) Trước thềm Tết Nguyên đán 2025, người dân làng trồng phật thủ Đắc Sở (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) lại rục rịch phục vụ khách đến mua phật thủ về cúng gia tiên dịp Tết cổ truyền năm nay. ...

Bộ trưởng VHTTDL Mỗi địa phương cần sáng tạo để phát triển du lịch đêm

Đa dạng hóa sản phẩm du lịch đêm: Bài toán cần lời giải sáng tạo Vấn đề thu hẹp đào tạo nguồn nhân lực nghệ thuật cũng được đưa ra thảo luận. Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng thừa nhận rằng, nếu không có...

Nữ sinh năm 3 và cơ duyên hai lần đi học trao đổi ở Nhật Bản

Cù Khánh Linh nhận được cơ hội học chuyển tiếp tại Đại học Waseda, ngôi trường từng đào tạo 8 đời thủ tướng Nhật Bản, ngay khi trở về sau một kỳ học trao đổi tại Đại học Kansai ở Osaka. Cù Khánh Linh, sinh viên Trường ĐH Việt Nhật, ĐH Quốc gia Hà Nội vừa trở về từ Nhật Bản, sau khi hoàn thành một kỳ học trao đổi tại Đại học Kansai (Osaka). “Chuyến đi này đã cho...

Hiệp định Geneva – Đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam

Ngày 19/7, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam”.   Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo. (Ảnh: SƠN TÙNG) Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng...

Cùng chuyên mục

Bài Văn khấn cúng Tất niên Tết Nguyên đán Ất Tỵ chi tiết, đầy đủ

Lễ cúng tất niên là một phong tục truyền thống lâu đời của người Việt, diễn ra vào những ngày cuối năm âm lịch, không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn là dịp để các thành viên gia đình sum họp. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Cúng Tất niên hay còn gọi là lễ Tất niên là một nghi thức nhằm ghi nhận việc kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới. Cúng Tất niên có thể...

Dọn bàn thờ đón Tết như thế nào cho đúng phong thuỷ?

Dọn dẹp bàn thờ đón Tết vào dịp cuối năm cực kỳ quan trọng, không được làm qua loa, sơ sài, vì như vậy sẽ khiến tiêu tán tài lộc. Theo văn hóa tâm linh phương Đông, bàn thờ là nơi hiện diện của các vị thần linh, của ông bà tổ tiên,...

Đề nghị công an xử lý vụ thanh niên hít xà đơn trên metro TPHCM

TPO - Công ty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 đề nghị Công an TPHCM chỉ đạo các đơn vị liên quan mời nam thanh niên hít xà đơn trên metro đến làm việc và xử lý theo quy định của pháp luật. TPO - Công ty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 đề nghị Công an TPHCM chỉ đạo các đơn vị liên quan mời nam thanh niên hít xà đơn trên metro đến...

Hình ảnh khiến cô em chồng bị cả dòng họ chì chiết

Bộ nail mới khiến cô gái khóc hết nước mắt trước ngày Tết. ...

Mới nhất

Lập nhóm công tác liên ngành thúc đẩy kết nối tuyến cao tốc giữa Việt Nam – Campuchia

Nhóm công tác liên ngành giúp Bộ trưởng Bộ GTVT thúc đẩy kết nối tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài của Việt Nam với tuyến cao tốc Phnôm Pênh – Bà Vẹt của Campuchia sẽ do thứ trưởng Bộ GTVT làm trưởng nhóm. Lập nhóm công tác liên ngành thúc đẩy kết nối tuyến cao tốc giữa Việt Nam...

Lượng hành khách đến sân bay Tân Sơn Nhất tiếp tục tăng trong ngày 27 Tết

Kinhtedothi - Lượng khách tăng mạnh vào dịp tết Nguyên đán khiến sân bay Tân Sơn Nhất tiếp tục đông đúc, dự kiến có thể đạt hơn 146.000 lượt, với 984 chuyến bay phục vụ trong hôm nay 26/1 (tức 27 Tết). Theo ghi nhận từ đêm 25/1 đến rạng sáng ngày 26/1/2025 (ngày 27 tháng Chạp năm Giáp Thìn...

Khách du lịch đến Nha Trang dịp Tết Nguyên đán 2025 dự kiến tăng cao

Kinhtedothi-Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh dự kiến đưa đón khoảng 181.889 hành khách. Nhiều khách sạn, resort tại Nha Trang - Khánh Hòa gần như kín phòng trong những ngày Xuân. Du khách dự kiến tăng mạnh Ngày 26/1, ông Nguyễn Minh Khôi - Phó Giám đốc Cảng hàng không quốc tế...

Mưa gió quật tơi tả chợ hoa, tiểu thương lo ‘mất Tết’

Tiểu thương buôn bán hoa, cây cảnh ở Nghệ An như ngồi trên đống lửa khi thời tiết mưa gió ngày cận Tết Ất Tỵ 2025. ...

Tiểu thương Đà Lạt đốt lửa sưởi ấm chờ khách mua cây cảnh, hoa chưng Tết Nguyên đán 2025

Mặc dù trời lạnh, sương xuống vào ban đêm nhưng tiểu thương Đà Lạt (Lâm Đồng) bán cây cảnh, hoa vẫn kiên trì đốt lửa sưởi ấm chờ khách đến mua về chưng Tết Âm lịch 2025. ...

Mới nhất

Giá trong nước đi ngang