Trang chủNewsNhân quyềnNGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM (20/10): Việt Nam đạt nhiều thành tựu...

NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM (20/10): Việt Nam đạt nhiều thành tựu về bình đẳng giới


Việt Nam là một trong những quốc gia hoàn thành sớm nhất Mục tiêu thiên niên kỷ về bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ. Việt Nam hiện đang nỗ lực thực hiện Chương trình nghị sự về Phát triển bền vững 2030, trong đó có các mục tiêu về thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái.

Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân phát biểu tại Diễn đàn Phụ nữ Á-Âu lần thứ ba từ điểm cầu Hà Nội (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN).

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chăm lo, thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ quyền và tăng cường vai trò đóng góp của phụ nữ trong mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế – xã hội.

Chiến lược thúc đẩy bình đẳng giới của Việt Nam được thể hiện qua nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII vừa qua đã tiếp tục khẳng định: “Phát huy truyền thống, tiềm năng, thế mạnh và tinh thần làm chủ, khát vọng vươn lên của các tầng lớp phụ nữ; xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế”.

Chủ trương xuyên suốt này được cụ thể hóa bằng các khuôn khổ pháp lý, chính sách của Nhà nước.

Thời gian qua, Việt Nam liên tục bổ sung, hoàn thiện khung khổ pháp lý làm cơ sở giải quyết các vấn đề về bình đẳng giới như: Quốc hội đã ban hành Hiến pháp năm 2013, 7 bộ luật, 161 luật; Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành 15 pháp lệnh, trong đó có khoảng 45 bộ luật, luật có liên quan đến vấn đề bình đẳng giới; Chính phủ ban hành 1.413 nghị định; xem xét lồng ghép vấn đề bình đẳng giới theo quy định của Luật Bình đẳng giới và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Gần nhất, ngày 3/3/2021, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 ban hành cùng Nghị quyết số 28/NQ-CP.

Với những chính sách đó, Việt Nam đã tạo được môi trường, điều kiện thuận lợi để phụ nữ ngày càng khẳng định vị thế, vai trò, tầm quan trọng và có nhiều cơ hội đóng góp cho gia đình, cộng đồng và xã hội.

Bà Tatiana Pugh Moreno Đại sứ Venezuela tại Việt Nam đánh giá cao Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới của Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, nhằm thúc đẩy bình đẳng giới, tạo điều kiện và cơ hội để phụ nữ tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần phát triển bền vững đất nước. Bà Tatiana Pugh Moreno chia sẻ hiện ở nhiều nước trên thế giới phụ nữ vẫn đang phải đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho mình, trong khi đó, tại Việt Nam, Chính phủ đã xây dựng chính sách về bình đẳng giới, coi đây là nhu cầu và là quyền con người cần được bảo vệ và thúc đẩy. Điều này cho thấy, Việt Nam thừa nhận tầm quan trọng của phụ nữ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế và xã hội.

Việt Nam đạt nhiều thành tựu về bình đẳng giới

TTXVN luôn quan tâm đến việc nâng cao vai trò, vị trí của phụ nữ trong việc tham gia vào bộ máy lãnh đạo (Ảnh: TTXVN).

Với những nỗ lực không ngừng trong suốt nhiều năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác bình đẳng giới. Điều này thể hiện rõ nhất ở sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo, quản lý nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị. Việt Nam đứng thứ 60 trên thế giới, đứng thứ 4 ở châu Á và đứng đầu trong Hội đồng Liên minh nghị viện Hiệp hội các nước Đông Nam Á về tỷ lệ nữ tham gia cơ quan dân cử; đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN và thứ 47/187 quốc gia trên thế giới tham gia xếp hạng về bình đẳng giới trong tham chính và trong công tác quản lý.

Hiện nay, tỷ lệ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan Đảng và Nhà nước được nâng cao về số lượng và nhất là về chất lượng. Trong Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII có 19 đồng chí nữ (9,5%), Quốc hội khóa XV đạt tỷ lệ 30,26% nữ đại biểu, cao nhất từ trước đến nay; Ban Chấp hành Đảng bộ cấp tỉnh có 16% đồng chí nữ, hội đồng nhân dân cấp tỉnh có 29% đại biểu nữ… Tỷ lệ các bộ, cơ quan ngang bộ có lãnh đạo chủ chốt là nữ đạt trên 50%.

Việt Nam nằm trong nhóm 1/3 các nước đứng đầu về tỉ lệ nữ đại biểu Quốc hội và tỷ lệ phụ nữ tham gia lao động với tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội đạt trên 30%. Tỷ lệ nữ đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 đều tăng so với nhiệm kỳ 2010-2015 ở cả 3 cấp tỉnh, huyện và xã. Nhiệm kỳ 2010-2015, tỷ lệ nữ đại biểu hội đồng nhân dân cấp tỉnh là 25,17%, cấp huyện 24,62%, cấp xã 21,71%; tỷ lệ này đã được nâng lên ở nhiệm kỳ 2016-2021 tương ứng là 26,54%, 27,85% và 26,59%. Đến cuối nhiệm kỳ 2011-2015, tỷ lệ UBND các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ ở cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã lần lượt là: 32,14%; 32,64%; 21,95%.

Ngoài ra, thành tựu về bình đẳng giới còn được thể hiện ở khía cạnh giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm; nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động; chú trọng phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao.

Tỷ lệ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ đạt 26,5%, xếp thứ 9/58 quốc gia, nền kinh tế được nghiên cứu; nhiều doanh nhân nữ có uy tín và xếp hạng cao trong khu vực và thế giới. Trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, nhiều phụ nữ đã đoạt giải khu vực và quốc tế. Các nữ đại sứ, nữ cán bộ ngoại giao, nữ công an, nữ quân nhân tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc đã trở thành các “sứ giả” của hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển của nước ta trong hoạt động đối ngoại… Nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học tăng lên đáng kể. Nhiều phụ nữ là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, có 20 tập thể và 49 nhà khoa học nữ xuất sắc trên các lĩnh vực đã được trao tặng giải thưởng Kôvalépxkaia trong 35 năm qua, hàng nghìn nữ trí thức có nhiều thành công trong nước và quốc tế về nghiên cứu khoa học, mang lại giá trị kinh tế cao và tính nhân văn cao cả, sâu sắc.

Các nữ quân nhân lên đường làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình quốc tế (Ảnh: Mạnh Linh/Báo Tin tức).

Việt Nam cũng đã cử các nữ sĩ quan tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi; con số này hiện chiếm khoảng 16% lực lượng của Việt Nam và sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, cao hơn tỷ lệ khuyến khích của Liên hợp quốc. Bà Caitlin Wiesen Trưởng Đại diện Thường trú Chương trình phát triển của Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP), khẳng định những đóng góp của Việt Nam trong Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc với sự cam kết nhằm thúc đẩy sự tham gia của các nữ quân nhân trong các hoạt động này. “Việt Nam cử nữ sĩ quan đầu tiên tham gia Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Nam Sudan vào năm 2018. Từ đó đến nay tỷ lệ nữ trong Lực lượng gìn giữ hòa bình của Việt Nam tăng đều và hiện ở mức cao hơn so với các nước trong khu vực”, bà Caitlin Wiesen nhấn mạnh.

Báo cáo Tổng quan về bình đẳng giới ở Việt Nam năm 2021 do Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ chủ trì cũng khẳng định các nỗ lực và thành tích của Việt Nam.

Theo bà Irene Ohler, Chủ tịch Ban Phụ nữ trong vai trò lãnh đạo (Women in Leadership Committee) của AmCham Việt Nam và nhà sáng lập của tổ chức Lightpath Leadership (là công ty tư vấn phát triển năng lực lãnh đạo) các chương trình chính sách về bình đẳng giới của Chính phủ Việt Nam đã được xây dựng rất toàn diện và kịp thời. Và khi nói về bình đẳng giới tại Việt Nam tôi cho rằng có nhiều tin vui và thành tựu.

Tiếp tục nhận thức đúng về vai trò, vị trí của phụ nữ, công tác phụ nữ và bình đẳng giới

Cần tiếp tục nhận thức đúng về vai trò, vị trí của phụ nữ, công tác phụ nữ và bình đẳng giới. Chúng ta còn nhiều việc phải làm để mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người phụ nữ, để phụ nữ có cơ hội, điều kiện đóng góp cho xã hội, cho đất nước, không để ai bị bỏ lại phía sau; cùng giải quyết và cùng có trách nhiệm trong thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ. Đây là khẳng định của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ đối thoại với Phụ nữ Việt Nam, chủ đề “Thúc đẩy bình đẳng giới và phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế-xã hội” được tổ chức sáng 15/10/2022.

Thủ tướng nêu rõ, chúng ta còn nhiều việc phải làm để mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho nhân dân nói chung và người phụ nữ nói riêng, để phụ nữ có cơ hội, điều kiện đóng góp cho xã hội, cho đất nước, không để ai bị bỏ lại phía sau. Từ đầu năm tới nay, Thủ tướng Chính phủ đã có các cuộc gặp gỡ, đối thoại với nông dân, người lao động, doanh nghiệp trong và ngoài nước để cùng nhau chia sẻ, tìm các giải pháp thiết thực, hiệu quả, xử lý những khó khăn đang hiện hữu và cả trong tương lai.

Theo Thủ tướng, cuộc đối thoại này là để lắng nghe, chia sẻ, cùng giải quyết và cùng có trách nhiệm trong thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ ở 3 nhóm chủ đề: Phụ nữ với phát triển kinh tế; Phụ nữ và các vấn đề an sinh xã hội, bình đẳng giới; Phụ nữ và thế hệ tương lai.

“Chúng ta cần nhìn lại những việc đã làm được, chưa làm được để tiếp tục có các giải pháp nhằm cải thiện, tạo động lực, truyền cảm hứng làm việc, cống hiến của chị em phụ nữ ngày càng tốt hơn. Tất nhiên, cuộc đối thoại không thể giải quyết được tất cả các vấn đề, nhưng ít ra chúng ta phải có ý thức, không ngừng giải quyết các vấn đề nảy sinh, nỗ lực, quyết tâm phấn đấu vươn lên” – Thủ tướng chia sẻ. Những vấn đề thuộc thẩm quyền của cấp nào thì cấp đó xử lý, giải quyết, mỗi người trên cương vị, thẩm quyền, trách nhiệm của mình phải cố gắng làm hết mình, không phải nêu ra rồi để đấy. Những vấn đề đã “chín”, đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, được đa số đồng tình thì tiếp tục thực hiện; những vấn đề chưa có quy định hoặc vượt quy định thì mạnh dạn thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội.

(theo TTXVN)



Nguồn

Cùng chủ đề

Dạy thêm, học thêm ở Mỹ diễn ra như thế nào?

MỸ - Dạy thêm, học thêm không bị cấm theo luật liên bang nhưng phải tuân thủ các quy định địa phương để đảm bảo tính công bằng, tránh xung đột lợi ích và quyết định học thêm thường dựa vào khả năng, điều kiện của từng học sinh. Theo tổ chức phi lợi nhuận Liên minh Hỗ trợ Sau giờ học (Afterschool Alliance), gần 10,2 triệu học sinh, chiếm khoảng 18% tổng số học sinh trên toàn nước Mỹ,...

Bất ngờ giảm mạnh nhất tuần

Giá vàng hôm nay 22/02/2025: Mỗi lượng vàng miếng SJC và vàng nhẫn đồng loạt giảm hơn nửa triệu đồng. Đây cũng là mức giảm mạnh nhất trong 6 ngày qua. Giá vàng hôm nay 22/02/2025 Tại thời điểm khảo sát lúc 4h ngày 22/02/2025, giá vàng hôm nay trên sàn giao dịch của một số công ty như sau: Tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn...

Có thật sự vô hại?

Nhiều người thường coi đồi mồi là tình trạng 'hiển nhiên' của da khi lớn tuổi nên ít để tâm. Tuy nhiên, hiểu biết kỹ về đồi mồi cũng có thể giúp phòng và khống chế sự phát triển của chúng, thậm chí...

Đang nằm võng, nam sinh lớp 10 ở Đắk Lắk bị đánh vỡ đầu, gãy tay

TPO - Công an đang điều tra, làm rõ vụ nam sinh lớp 10 ở Đắk Lắk bị đánh vỡ đầu, gãy tay, phải nhập viện điều trị. TPO - Công an đang điều tra, làm rõ vụ nam sinh lớp 10 ở Đắk Lắk bị đánh vỡ đầu, gãy tay, phải nhập viện điều trị. Nam sinh lớp 10 bị đánh vỡ đầu, gãy tay Ngày...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mái ấm gia đình Việt: Bé gái mồ côi ước mơ có tiền xây mộ cho mẹ

Hai nhân vật đều không biết mặt cha từ nhỏ, em Nguyễn Hải Duyên mất đi chỗ dựa sau khi mẹ đột ngột qua đời, còn Nguyễn Thị Nhi cũng hiếm khi có được...

Ngành Đường sắt và Ngân hàng Phát triển Việt Nam tăng cường hợp tác chiến lược

Sáng nay 21/2, tại trụ sở 118 Lê Duẩn Hà Nội, Tổng công ty ĐSVN đã có buổi tiếp đón và làm việc với đoàn công tác của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) do Chủ tịch HĐQT Lê Văn Hoan làm trưởng đoàn. Tham dự buổi làm việc có Chủ tịch HĐTV Đặng Sỹ Mạnh, TGĐ Hoàng Gia Khánh, Phó TGĐ Hoàng Năng Khang và lãnh đạo các ban TCKT, KHKD, Công ty CPVT Đường sắt...

Tổng công ty ĐSVN và Trường ĐH Công nghệ GTVT ký thỏa thuận hợp tác

Ngày 20/02, tại Trường Đại học Công nghệ GTVT (UTT) đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa nhà trường và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), nhằm phát huy thế mạnh của mỗi bên, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực đường sắt. Tham dự buổi lễ có ông Hoàng Gia Khánh - Tổng Giám đốc VNR, ông Hoàng...

Petrolimex điều chỉnh giá xăng dầu từ 15 giờ 00 phút ngày 20.02.2025

Hà Nội, ngày 20.02.2025, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex/Tập đoàn - mã chứng khoán: PLX) chính thức điều chỉnh giá xăng dầu, theo đó mức giá mới như sau:Mức giá mới có hiệu lực từ thời điểm 15 giờ 00 phút ngày 20 tháng 02 năm 2025 cho đến kỳ điều hành giá xăng dầu tiếp theo của liên Bộ Công Thương – Tài Chính; được công khai tại website petrolimex.com.vn và các Công ty xăng...

Ước tồn Quỹ BOG tại Petrolimex ngày 20.02.2025

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex/PLX/Tập đoàn) điều chỉnh giá mặt hàng xăng dầu từ 15 giờ 00 ngày 20.02.2025 - chi tiết xem tại TCBC công bố trên website   www.petrolimex.com.vn.Trong chu kỳ điều chỉnh giá xăng dầu từ ngày 13.02.2025 đến trước thời điểm 15 giờ 00 ngày 20.02.2025, Quỹ bình ổn giá xăng dầu (BOG) hình thành tại Petrolimex là:- Ước trích: 0 đồng;- Ước chi: 0 đồng;- Ước tồn: 3.081 tỷ đồng (Ba nghìn...

Bài đọc nhiều

Điểm hẹn Việt Nam

Bạn nghĩ gì nếu Việt Nam là địa điểm tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Nga rất được quốc tế trông đợi?

Cải thiện khả năng tiếp cận nước sạch và sinh kế của hơn 10.000 người tại Ninh Thuận và Cà Mau

Hơn 10.000 người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em tại các khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của hạn hán và xâm nhập mặn ở Ninh Thuận và Cà Mau, đã được tiếp cận tốt hơn với nguồn nước sạch và cải thiện sinh kế nhờ dự án “Nước là Sự sống”.

Thành phố Hồ Chí Minh: thêm 3 mô hình một cửa hỗ trợ trẻ em bị bạo lực, xâm hại

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành 3 quyết định về việc thành lập mô hình một cửa tiếp nhận và cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại, mang thai ngoài ý muốn đến khám và điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh. ...

Tình nguyện viên Hàn Quốc tại Việt Nam: hướng tới một cộng đồng đoàn kết và sẻ chia

Từ ngày 17-21/2, hai đoàn tình nguyện viên của Hội Chữ thập đỏ tỉnh Daejeon - Sejong và thành phố Seoul (Hàn Quốc) triển khai nhiều hoạt động tại huyện Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh) và huyện Gia Viễn (Ninh Bình). Đây là cơ hội để các bên tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm và cùng chung tay nâng cao sứ mệnh nhân đạo, hướng tới một cộng đồng đoàn kết và sẻ chia. ...

Cùng chuyên mục

Bộ Công an và UN Women thúc đẩy thực hiện Chương trình Hành động quốc gia về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh

Ngày 20-21/2, Bộ Công an phối hợp cùng Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) đã tổ chức hội thảo nhằm thúc đẩy triển khai Chương trình Hành động quốc gia về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh (WPS) 2024–2030.

Trên con đường xuyên lòng hồ Bản Vẽ

Trong thanh âm hỗn tạp từ những chiếc máy xúc cỡ lớn phá đá, dỡ đất… hình hài của con đường trọng điểm vào các xã vùng lòng hồ Bản Vẽ (Tương Dương, Nghệ An) đã hiện ra. Con đường nhỏ xinh, như sợi chỉ vàng vắt vẻo qua bao triền núi để phá thế cô lập, bế tắc bao đời của một vùng đất.Sống lâu đời bên hồ nước tự nhiên có diện tích lớn nhất khu vực...

Đồng bào Mnông làm du lịch cộng đồng

Sống lâu đời bên hồ nước tự nhiên có diện tích lớn nhất khu vực Tây Nguyên (hồ Lắk), buôn Jun, thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk còn giữ được nhiều bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Mnông. Cuối năm 2024, buôn Jun được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk công bố là điểm đến du lịch cộng đồng, tiếp thêm động lực để đồng bào...

Thúc đẩy triển khai Chương trình hành động quốc gia về phụ nữ, hòa bình và an ninh

Trong hai ngày 20 - 21/2, Bộ Công an phối hợp với Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức hội thảo nhằm thúc đẩy triển khai Chương trình hành động quốc gia về phụ nữ, hòa bình và an ninh (NAP WPS) 2024 - 2030 của Việt Nam. Hội thảo có sự tham gia của 40 lãnh đạo cấp cao của Bộ Công...

Cải thiện khả năng tiếp cận nước sạch và sinh kế của hơn 10.000 người tại Ninh Thuận và Cà Mau

Hơn 10.000 người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em tại các khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của hạn hán và xâm nhập mặn ở Ninh Thuận và Cà Mau, đã được tiếp cận tốt hơn với nguồn nước sạch và cải thiện sinh kế nhờ dự án “Nước là Sự sống”.

Mới nhất

Bế mạc sự kiện môi trường tầm quốc gia tại Quảng Nam

(NLĐO) - Năm Phục hồi đa dạng sinh học Quốc gia lần đầu được tổ chức với nhiều hoạt động ý nghĩa, lan tỏa thông điệp chung...

Buổi chiều ở chợ Bến Thành trong mắt sinh viên truyền thông đa phương tiện

Chiều 21-2, 50 sinh viên khối ngành truyền thông đa phương tiện Trường đại học Nguyễn Tất Thành thực hành tác nghiệp thực tế buổi đầu tiên tại chợ Bến Thành, TP.HCM. ...

Rùa biển thay đổi cách làm tổ để ứng phó với biến đổi khí hậu

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành theo dõi rùa xanh và rùa đầu to làm tổ ở Cyprus đã phát hiện ra rằng chúng quay trở lại nơi làm tổ thường xuyên sớm hơn mỗi năm để tránh tình trạng cho nhiệt độ tăng cao. Đối với loài rùa biển, nhiệt độ quyết định giới tính sinh học...

Chi gần 20 triệu USD mua tàu mới, vận tải Hải An đặt kế hoạch kỷ lục

Nếu đạt mục tiêu doanh thu hơn 4.200 tỉ đồng, năm 2025 sẽ đánh dấu mức doanh thu cao nhất trong lịch sử hoạt động của Hải An từ khi thành lập năm 2009. ...

Phát triển thị trường chứng khoán ổn định, an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững, hội nhập

NDO - Sáng ngày 21/2, Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng đã chủ trì “Hội nghị chuyên đề và định hướng phát triển thị trường chứng khoán trong xu hướng hội nhập” do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chủ trì tổ chức cùng chuỗi sự kiện Hội nghị Tiểu ban Khu vực châu Á-Thái Bình Dương...

Mới nhất