Trang chủPolitical ActivitiesNgày mai (20/5), Quốc hội bắt đầu bầu Chủ tịch nước, Chủ...

Ngày mai (20/5), Quốc hội bắt đầu bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

(ĐCSVN) – Dự kiến cuối giờ sáng ngày 20/5, Quốc hội bắt đầu tiến hành công tác nhân sự và sáng 22/5 sẽ hoàn thành công tác nhân sự.
 

Đây là thông tin được Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường nêu tại họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV, sáng 19/5.

Họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV. 

Sẽ thông qua 10 dự án luật

Giới thiệu dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn cho biết, Kỳ họp thứ 7 sẽ họp phiên trù bị và khai mạc trọng thể vào ngày 20/5/2024, dự kiến bế mạc vào ngày 28/6/2024 theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp thứ 7 được tiến hành theo 02 đợt: Đợt 1: từ ngày 20/5 đến ngày 08/6/2024; Đợt 2: từ ngày 17/6 đến sáng ngày 28/6/2024. Dự kiến tổng thời gian làm việc của Kỳ họp là 26,5 ngày.

Về công tác lập pháp, tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 10 dự án luật, bao gồm: Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật Lưu trữ (sửa đổi); Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Thủ đô (sửa đổi); Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ (theo quy trình tại một kỳ họp); Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) (theo quy trình tại một kỳ họp).

Quốc hội cũng sẽ xem xét thông qua 03 dự thảo nghị quyết, bao gồm: Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An; Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng; Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.

Tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến 11 dự án Luật, bao gồm: Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); Luật Địa chất và khoáng sản; Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi); Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Phòng không nhân dân; Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn; Luật Tư pháp người chưa thành niên; Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.

Về các vấn đề kinh tế – xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác, ông Vũ Minh Tuấn cho biết, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến về các nội dung sau: Xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế – xã hội, ngân sách nhà nước; Xem xét, thông qua các Nghị quyết về Chương trình giám sát và thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2025; Tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023″; Xem xét, quyết định chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông)-Chơn Thành (Bình Phước); Xem xét, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Quốc hội cũng sẽ xem xét phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP) của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len.

 Đồng thời, Quốc hội sẽ cho ý kiến: về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035; về Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (nếu đủ điều kiện sẽ xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7); về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; về Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Tại Kỳ họp, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
 Quốc hội cũng xem xét Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn; xem xét, thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Theo ông Vũ Minh Tuấn, tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định công tác nhân sự theo thẩm quyền.

Quốc hội chưa miễn nhiệm, phê chuẩn Bộ trưởng Bộ Công an tại Kỳ họp thứ 7

 Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu tại họp báo.

Trao đổi cụ thể với báo chí về công tác nhân sự, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, tại Kỳ họp thứ 7 sẽ bầu Chủ tịch nướcChủ tịch Quốc hội

“Theo thiết kế chương trình, dự kiến cuối giờ sáng ngày mai (20/5), Quốc hội bắt đầu tiến hành công tác nhân sự và sáng 22/5 sẽ hoàn thành công tác nhân sự. Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội trước, sau đó sẽ bầu Chủ tịch nước theo quy định” – ông Bùi Văn Cường thông tin.

Theo ông Bùi Văn Cường, do chưa có giới thiệu nhân sự Bộ trưởng Bộ Công an, vì thế tại Kỳ họp này, Quốc hội chưa phê chuẩn, miễn nhiệm đối với chức danh này.

Trao đổi tại họp báo dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội Lâm Văn Đoan cho biết, đây là một dự án luật khó, phức tạp, tác động đông đảo người lao động. Uỷ ban Xã hội đã tiến hành lấy ý kiến các đối tượng chịu tác động, đặc biệt là về vấn đề bảo hiểm xã hội một lần.
 
Về căn cứ đóng bảo hiểm xã hội và bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội, ông Lâm Văn Đoan nhấn mạnh đây là vấn đề liên quan trực tiếp tới cải cách tiền lương. Hiện nay Chính phủ đã có báo cáo gửi Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. “Chúng tôi đang căn cứ theo đề xuất của Chính phủ để tính toán mức điều chỉnh trong Luật bảo hiểm xã hội làm sao đảm bảo quyền lợi tối ưu cho người lao động trước và sau cải cách tiền lương, không có khoảng cách quá xa giữa người đang hưởng mức tiền lương mới khi nghỉ hưu với người nghỉ hưu trước 1/7/2024. Đây là vấn đề khó, đòi hỏi cần phải có sự nghiên cứu thận trọng, Uỷ ban đang phối hợp với các cơ quan để tiếp tục nghiên cứu để trình Quốc hội phương án tối ưu nhất” – ông nói.

Về đề xuất mức tham chiếu tính bảo hiểm xã hội thay cho mức lương cơ sở đóng bảo hiểm xã hội, ông nhấn mạnh, theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW của Trung ương, khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở – mức lương này đã được sử dụng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, tính hưởng lương hưu, trợ cấp xã hội và nhiều chính sách khác. Đến 1/7/2024 mức lương cơ sở sẽ được bãi bỏ và Chính phủ đề xuất sử dụng mức tham chiếu tính bảo hiểm xã hội.

Trả lời câu hỏi mức tham chiếu cụ thể là gì? Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội cho biết, hiện nay các cơ quan của Chính phủ đang tính toán các phướng án phù hợp để làm sao mức tham chiếu không thấp hơn mức lương cơ sở và các cơ quan Quốc hội cũng đang tiến hành xem xét hoàn thiện vấn đề này. Theo ông, do đây là vấn đề tác động lớn tới người lao động, người nghỉ hưu nên việc tính mức tham chiếu cần được tính toán chặt chẽ./.

Kim Thanh – Cổng TTĐT Đảng Cộng sản Việt Nam

Nguồn: https://dangcongsan.org.vn/noidung/tintuc/Lists/Tinhoatdong/View_Detail.aspx?ItemID=2950

Cùng chủ đề

Việt Nam sẵn sàng mở cửa cho thị trường thịt bò của Brazil

(Dân trí) - Việt Nam và Brazil tiếp tục nâng tầm và cụ thể hóa hơn nữa khuôn khổ Đối tác Chiến lược, đưa hợp tác trên tất cả các lĩnh vực lên một tầm cao mới, đáp ứng tiềm năng và nhu cầu phát triển của hai nước. Ngày 28/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội kiến với Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva.Hai nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục nâng tầm và cụ thể...

Thực hiện mạnh mẽ cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy từ Trung ương đến cơ sở

Đây là thời điểm tiến hành mạnh mẽ, toàn diện, đồng bộ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy từ Trung ương đến cơ sở nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu năng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị - Tổng Bí thư nói. Theo TTXVN, Tiểu ban Nhân sự Đại hội 14 của Đảng hôm nay tổ chức phiên họp thứ tư, xem xét một số nội dung sửa đổi, bổ sung dự...

Những hình ảnh Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng

(NLĐO) - Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp xem xét một số nội dung sửa đổi, bổ sung dự thảo Phương hướng công tác nhân sự Đại hội XIV của Đảng. ...

Những đột phá trong lĩnh vực lập pháp khẳng định sự đổi mới tư duy trong công tác xây dựng pháp luật

Ngày 25/3, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, nhiệm kỳ khóa XV để thảo luận, góp ý kiến về các dự án luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. ...

Kỳ họp thứ 9 mang tính lịch sử đối với đất nước

(NLĐO) - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh Kỳ họp Quốc hội thứ 9 khoá XV diễn ra vào tháng 5 tới đây có ý nghĩa quan trọng, mang tính lịch sử đối với đất nước. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà được công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới

Vào hồi 17 giờ 40 ngày 16/9 giờ địa phương, tại Thủ đô Riyadh (Ả-rập Xê-út), Kỳ họp lần thứ 45 của Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO đã thông qua hồ sơ đề cử, công nhận quần thể Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà (thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng) là Di sản Thiên nhiên thế giới.   Đoàn Việt Nam tham gia Kỳ họp lần thứ 45 của Ủy ban Di...

Việt Nam coi trọng phát triển mối quan hệ láng giềng tốt đẹp với Campuchia

Tiếp Bộ trưởng Bộ Thanh tra Vương quốc Campuchia Huot Hak, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam coi trọng phát triển mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài với Campuchia.   Chiều 10/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Thanh tra Vương quốc Campuchia Huot Hak dẫn đầu đoàn đại biểu Bộ Thanh tra Vương quốc Campuchia đang...

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Phấn đấu đến năm 2030, cả nước xoá bỏ hoàn toàn tình trạng nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu; hoàn thành xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội.   Ảnh minh họa: PV  Ngày 24/5/2024, thay mặt Ban Bí thư, đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã ký ban hành Chỉ...

Tăng cường giải quyết quyền, lợi ích của người lao động và hoạt động công đoàn

(ĐCSVN) - Theo Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 là năm bứt phá để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025. Vì vậy, Thủ tướng đề nghị trong công tác thực hiện Quy chế phối hợp giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cần thực hiện tốt "1 nhiệm vụ trung tâm, 3 quan tâm, 5 đẩy mạnh.."   Ngày...

Đề xuất nhóm cơ chế, chính sách đặc thù cho phát triển vùng Trung du và miền núi phía Bắc

(ĐCSVN)- Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị các địa phương trong Vùng Trung du và miền núi phía Bắc cần đưa ra các chính sách phù hợp với tình hình thực tế; triển khai hiệu quả các chương trình, đề án của Hội đồng điều phối tại tỉnh; đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, có phướng án ứng phó với biến đổi khí hậu và triển khai triệt để chuyển đổi số…   Ngày 24/5, tại Phú...

Bài đọc nhiều

Ninh Bình định vị thương hiệu “tuyệt sắc miền cố đô”

Với định hướng đưa Ninh Bình trở thành trung tâm du lịch hàng đầu trong khu vực và vươn tầm thế giới, những năm qua tỉnh Ninh Bình đã tập trung phát triển hạ tầng đồng bộ song song với việc xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù mang đậm bản sắc của vùng đất cố đô. Với thương hiệu...

‘6 điều hơn’ trong quan hệ Việt Nam – Nhật Bản sau 50 năm thiết lập quan hệ

Điểm lại những dấu mốc và thành quả lớn trong 50 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản với nhiều bước tiến vượt bậc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, có "6 điều hơn": Tình cảm sâu sắc hơn; sự chân thành được cảm nhận rõ hơn; tin cậy cao hơn; hiệu quả và thực chất hơn; hợp tác ngày càng mở rộng hơn về phạm vi, quy mô; ngày càng hiểu nhau và yêu quý nhau...

Bài học kinh nghiệm qua kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng UBND tỉnh Quảng N

Vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm lãnh đạo công tác kiểm tra để vi phạm, gây hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại và nguy cơ thiệt hại lớn tiền, tài sản của Nhà nước; một số cán bộ, lãnh đạo vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tạo dư luận xấu trong xã hội, làm ảnh hưởng, giảm uy tín của tổ chức đảng và chính quyền...

Viettel công bố chuỗi giải pháp tự động hóa toàn diện cho ngành Logistics

Ngày 1/10, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel công bố Chuỗi giải pháp tự động hóa toàn diện cho ngành Logistics tại Ngày hội Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến thăm gian hàng Viettel tại sự kiện và đánh giá cao vai trò của các nền tảng công nghệ đối với hạ tầng số, hạ tầng logistics quốc gia. Chuỗi giải pháp tự động hóa toàn diện...

Dạo một vòng chợ hoa Tết rực rỡ giữa phố cổ Hà Nội

Hà Nội - Dọc các phố Hàng Mã, Hàng Lược, Hàng Khoai, Hàng Rươi... đang tấp nập người dân và du khách dạo chơi, tranh thủ mua sắm Tết. Laodong.vn Nguồn:https://laodong.vn/du-lich/kham-pha/dao-mot-vong-cho-hoa-tet-ruc-ro-giua-pho-co-ha-noi-1452084.html

Cùng chuyên mục

Các luật, nghị quyết thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 phục vụ hiệu quả cho công cuộc sắp xếp bộ...

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra vào sáng nay (16/4), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã truyền đạt Chuyên đề "Về sửa đổi hiến pháp và pháp luật; phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI...

Thúc đẩy hợp tác giáo dục đại học giữa Việt Nam và Cuba

Chiều 15/4, tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc đã có buổi tiếp và làm việc với ông Reynaldo Velázquez Zaldívar, Thứ trưởng Bộ Giáo dục Đại học Cuba. Quang...

Tham vấn báo cáo về ảnh hưởng của giáo viên đến kết quả học tập của học sinh

Ngày 4/4, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo tham vấn “Báo cáo về ảnh hưởng của giáo viên đến kết quả học tập của học sinh”. Dự hội thảo có đại...

Lễ bế giảng lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp khóa 48/2024

Lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương khóa 48/2024 gồm 63 học viên là cán bộ, công chức, viên chức của Thanh tra Chính phủ. Quá trình tham gia lớp học, các học viên đã được nghe giới thiệu 27 chuyên đề và 6 chuyên đề báo cáo của hai nhóm kiến thức cơ bản: Phần kiến thức chung và phần kỹ năng cơ bản. Kết thúc khoá học, 63 học viên lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao...

Thanh tra Chính phủ họp giao ban cấp vụ tháng 3

Báo cáo tại cuộc họp cho thấy, trong tháng 3/2025, Tổng Thanh tra Chính phủ và các đồng chí Phó Tổng Thanh tra Chính phủ tham dự đầy đủ các cuộc họp của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ theo chương trình, kế hoạch công tác và đột xuất. Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ chỉ đạo các cục, vụ, đơn vị nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ...

Mới nhất

Ước tồn Quỹ BOG tại Petrolimex ngày 24.4.2025

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex/ PLX/ Tập đoàn) điều chỉnh giá mặt hàng xăng dầu từ 15 giờ 00 ngày 24.4.2025 - chi tiết xem tại TCBC công bố trên website   www.petrolimex.com.vn.Trong chu kỳ điều chỉnh giá xăng dầu từ ngày 17.4.2025 đến trước thời điểm 15 giờ 00 ngày 24.4.2025, Quỹ bình ổn giá xăng...

Petrolimex điều chỉnh giá xăng dầu từ 15 giờ 00 phút ngày 24.04.2025

Hà Nội, ngày 24.04.2025, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex/Tập đoàn - mã chứng khoán: PLX) chính thức điều chỉnh giá xăng dầu, theo đó mức giá mới như sau:Mức giá mới có hiệu lực từ thời điểm 15 giờ 00 phút ngày 24 tháng 04 năm 2025 cho đến kỳ điều hành giá xăng dầu tiếp...

Tuổi trẻ VIMC vinh dự nhận bằng khen của Đoàn Thanh niên Chính phủ – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Ngày 18/4, Ban Thường vụ Đoàn Thanh niên Chính phủ đã tổ chức Hội nghị tổng kết Tháng Thanh niên năm 2025. Đoàn Thanh niên VIMC được trao tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc trong tổ chức, triển khai Tháng Thanh niên năm 2025. Phát biểu tại Hội nghị, Phó Bí thư Đảng ủy Chính phủ Lại...

Bộ giải pháp chuyển đổi số của VNPAY ghi dấu ấn tại Sao Khuê 2025 với danh hiệu sản phẩm xuất sắc

Mới đây, hai giải pháp công nghệ do VNPAY phát triển là Nền tảng ký văn bản và hợp đồng điện tử VNeDOC và Giải pháp định danh trực tuyến VNPAY eKYC được trao danh hiệu “Sản phẩm xuất sắc” tại Giải thưởng Sao Khuê 2025. VNeDOC – Quản lý và ký kết văn bản, hợp đồng điện tử...

Mới nhất