TPO – Người dân xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, thành phố Huế (TP Huế) có một ngày ngập tràn niềm vui, hân hoan đón nhận bằng công nhận nghề làm bún Vân Cù là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
TPO – Người dân xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, thành phố Huế (TP Huế) có một ngày ngập tràn niềm vui, hân hoan đón nhận bằng công nhận nghề làm bún Vân Cù là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
![]() |
Ngày 19/2, tại thôn Vân Cù – Nam Thanh, xã Hương Toàn, UBND thị xã Hương Trà (TP Huế) long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng công nhận nghề làm bún Vân Cù là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: Đình Hoàng |
![]() ![]() |
Việc công nhận nghề làm bún Vân Cù là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không chỉ tôn vinh giá trị văn hóa đặc sắc của làng nghề, mà còn mở ra cơ hội phát triển kinh tế, du lịch cho địa phương, mang lại niềm hân hoan, phấn khởi cho cộng đồng dân cư nơi đây. |
![]() |
Làng Vân Cù nằm ven sông Bồ, cách trung tâm TP Huế khoảng 10 km, nổi tiếng với nghề làm bún truyền thống có lịch sử gần 500 năm. Các bậc cao niên trong làng kể rằng, nghề bún ở đây ra đời từ khoảng thế kỷ XVI, gắn liền với quá trình tụ cư lập làng. Hiện nay, làng nghề bún truyền thống Vân Cù có khoảng 135 cơ sở sản xuất, cung cấp bún ra thị trường các nơi. |
![]() |
Điều đặc biệt, Vân Cù là địa phương duy nhất ở miền Trung tổ chức lễ tế vị tổ nghề Bà Bún vào ngày 22 tháng Giêng âm lịch hàng năm, nhằm tri ân Bà Tổ nghề bún của làng. Trong ảnh là ngôi miếu Bà Bún tại làng Vân Cù. |
![]() |
Trong đặc sản bún bò xứ Huế nức tiếng, sản phẩm bún Vân Cù là nguyên liệu được dùng khá phổ biến tại nhiều nhà hàng, quán ăn để tạo nên những bát bún thơm ngon, bắt mắt. Bún Vân Cù có sợi mịn, màu trắng trong, bề mặt bóng, khi ăn không chua mà thơm mùi bột, không bở cũng không quá dai. Hiện mỗi ngày, các cơ sở sản xuất tại Vân Cù cung cấp cho thị trường khắp TP Huế hàng chục tấn sản phẩm bún các loại. Mỗi hộ sản xuất bình quân từ 2-3 tạ bún. |
![]() |
Quy trình sản xuất bún tại đây có sự đặc biệt, đó là không sử dụng bất kỳ chất phụ gia nào, chỉ dùng muối sống để ngâm, vo gạo và nuôi bột, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và giữ được hương vị truyền thống. |
![]() |
Theo thời gian, người dân Vân Cù đã linh hoạt kết hợp giữa phương pháp thủ công và máy móc hiện đại trong quy trình sản xuất, nhằm tăng năng suất và đáp ứng nhu cầu thị trường, đảm bảo hơn về vệ sinh an toàn thực phẩm… |
![]() |
Tuy nhiên, nhiều công đoạn thủ công vẫn được duy trì để đảm bảo chất lượng và hương vị đặc trưng của bún Vân Cù. |
![]() |
Thời gian gần đây, người dân còn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để xử lý môi trường, đặc biệt là xử lý nước thải. Bởi nước thải nghề bún thường gây nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, môi trường không khí rất cao. |
![]() |
Trong ngày lễ đón nhận bằng công nhận nghề làm bún Vân Cù là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, UBND thị xã Hương Trà và xã Hương Toàn đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, quảng diễn nhằm quảng bá, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản này, thu hút đông đảo du khách và người dân tham gia. |
![]() ![]() ![]() ![]() |
Theo lãnh đạo địa phương, nghề làm bún Vân Cù được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển nghề truyền thống xứ Huế, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương và thúc đẩy kinh tế xã hội vùng đất Cố đô. Ảnh: Đình Hoàng. |



Nguồn: https://tienphong.vn/ngay-dac-biet-cua-lang-nghe-bun-truyen-thong-xu-hue-post1718455.tpo