Trang chủSự kiện70 năm chiến thắng Điện Biên PhủNgày 20/4/1954 quân ta đánh bại nhiều đợt phản kích, chuẩn bị...

Ngày 20/4/1954 quân ta đánh bại nhiều đợt phản kích, chuẩn bị trận địa đánh chiếm sân bay Mường Thanh và đồi A1

Sau khi mất cứ điểm 105 ở phía Bắc, thực dân Pháp vừa tập trung lực lượng mở nhiều cuộc phản kích hòng chiếm lại cứ điểm đã mất, vừa tổ chức cho nhiều đơn vị và phương tiện chiến tranh tăng cường cho tuyến phòng ngự ở ngã tư sân bay Mường Thanh. Nhằm đập tan thế phòng ngự của địch, ngày 20/4/1954, các đơn vị của ta đánh bại nhiều đợt phản kích của địch, mở rộng trận địa xuyên qua hàng rào dây thép gai ở vị trí cuối cùng phía Tây sân bay Mường Thanh và đánh sập một số lô cốt bảo vệ các cứ điểm.
Chú thích ảnh

Anh hùng quân đội Nguyễn Quốc Trị (bên phải) cùng các chiến sĩ nổ súng tấn công sân bay Mường Thanh. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Chuẩn bị trận địa đánh chiếm sân bay Mường Thanh, triệt hẳn đường tiếp tế và tiếp viện của địch

Cứ điểm 105 (Huyghét 6) là một trong những cứ điểm quan trọng, được thực dân Pháp bố trí ở phía Bắc sân bay Mường Thanh, bảo vệ và khống chế khu vực tương đối rộng, nhằm ngăn chặn các cuộc tiến công của ta. Sau một thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt, Tổng Quân ủy quyết định sử dụng một số trung đoàn của Đại đoàn 308 và Đại đoàn 312 tiến công cứ điểm 105.

Phát huy kinh nghiệm đánh lấn, đêm ngày 18/4/1954, Trung đoàn 165 tiêu diệt cứ điểm 105 bảo vệ phía Bắc sân bay Mường Thanh. Như vậy, cứ điểm cuối cùng ở đầu Bắc sân bay Mường Thanh của địch không còn tồn tại.

Sau khi mất cứ điểm 105 ở phía Bắc, thực dân Pháp vừa tập trung lực lượng mở nhiều cuộc phản kích hòng chiếm lại cứ điểm đã mất, vừa tổ chức cho nhiều đơn vị và phương tiện chiến tranh tăng cường cho tuyến phòng ngự ở ngã tư sân bay Mường Thanh. Nhằm đập tan thế phòng ngự của địch, ngày 20/4/1954, các đơn vị của ta đánh bại nhiều đợt phản kích của địch, mở rộng trận địa xuyên qua hàng rào dây thép gai ở vị trí cuối cùng phía Tây sân bay và đánh sập một số lô cốt bảo vệ các cứ điểm.

Để thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt vị trí cuối cùng ở phía Tây và đánh chiếm sân bay Mường Thanh, triệt hẳn tiếp tế và tiếp viện của địch, lãnh đạo, chỉ huy hai Đại đoàn 308 và Đại đoàn 312 quyết tâm cùng động viên các đơn vị tham gia đào hào chia cắt sân bay địch hoàn thành mục tiêu trước kế hoạch.

“Quân ta khẩn trương xây dựng trận địa ngày càng tiến sát gần địch, có nơi chỉ cách hàng rào cứ điểm chừng 10 mét. Các điểm cao phía Đông ta chiếm được, nhất là đồi D1, đã trở thành cứ điểm phòng ngự mạnh để đánh địch phản kích và cũng là trận địa xuất phát tiến công của ta. Hoả lực súng cối, sơn pháo của ta trên các điểm cao này luôn uy hiếp quân địch ngày đêm.”

“Đại đoàn 312 đã xây dựng hệ thống trận địa ngày càng tiến gần vị trí địch. Các chiến sĩ Đại đoàn ngày đêm giữ vững từng tấc đất trên các điểm cao E, D, C. Những trận địa phòng ngự được củng cố, công sự, hào giao thông, hào chiến đấu, ụ súng, vị trí dự bị. Đài quan sát D1 trở thành cứ điểm phòng ngự mạnh của Đại đoàn có trận địa hỏa lực cho sơn pháo và súng cối với công sự kiên cố. Có nơi ta và địch chỉ cách nhau từ 10 đến 12m. Có chiến sĩ bắn tỉa một mình dùng ba loại súng…

Từ kinh nghiệm bắn tỉa của Trung đoàn 36 thuộc Đại đoàn 308 phát triển lên thành chiến thuật đánh lấn. Một trong những trận tiêu biểu của chiến thuật đánh lấn là trận tiến công cứ điểm 206 (một cứ điểm ở sát sân bay) của Trung đoàn 36 vào đêm ngày 22/4/1954.”

Trong khi đó, “các chiến sĩ Trung đoàn 36 thuộc Đại đoàn 308, cũng bắt đầu gặp một khó khăn mới. Chiến hào vào gần cứ điểm thì “con cúi” giảm tác dụng, nó không ngăn được hỏa lực lướt sườn cũng như lựu đạn từ trong đồn ném ra và còn làm lộ vị trí của bộ đội. Một số chiến sĩ bị thương. Tốc độ đào chiến hào chậm hẳn lại. Mấy chiến sĩ tân binh, vốn là du kích ở địch hậu, đề nghị cho đào dũi, khoét ngầm dưới mặt đất vào tới lô cốt địch, vừa giảm thương vong vừa giữ được bí mật. Lúc đầu, cán bộ ngại làm theo cách này sẽ kéo dài thời gian chuẩn bị. Nhưng khi cho một tổ đào thử, thấy không chậm hơn đào chiến hào lộ thiên, vì có thể đào cả ban ngày. Phương án đào dũi được chấp nhận, tuy có vất vả, nhưng tránh được thương vong.”

“Khi vòng vây của quân ta áp sát sân bay, Bộ Chỉ huy Chiến dịch phán đoán: Khi ta đánh vào bất cứ điểm nào xung quanh sân bay, thế nào địch cũng phản kích. Bộ Chỉ huy chủ trương dùng hỏa lực thật mạnh đánh bọn phản kích. Đồng chí Vương Thừa Vũ được giao nhiệm vụ chỉ huy chung hỏa lực đánh địch phản kích, Chỉ huy phó là đồng chí Đàm Quang Trung.

Cụm hỏa lực gồm có năm đại đội lựu pháo, tất cả hỏa lực súng cối của hai Đại đoàn 308, 312 và hai trung đoàn bộ binh. Kế hoạch hiệp đồng giữa pháo binh và bộ binh được tổ chức thống nhất. Các đại đội pháo tính toán xong địa điểm thì bắn vào các ngã ba, đường cơ động và vị trí tập kết của địch. Chỉ huy phó Đàm Quang Trung và các tiểu đoàn trưởng pháo lên đỉnh Hồng Lếch chỉ thị từng mục tiêu trên thực địa.

Chập tối ngày 20/4/1954, đại đội lựu pháo 803, theo kế hoạch đã thống nhất với Hồng Sơn – Trung đoàn trưởng Trung đoàn 36, bắn 20 phát vào cứ điểm 206. Trung đoàn trưởng Trung đoàn 36 lệnh cho đơn vị hò hét xung phong, nhưng thực ra đó là xung phong giả, còn anh em vẫn tiếp tục đào hào lấn dần vào hàng rào địch.”

Chú thích ảnh

Bộ đội ta tấn công các vị trí xung yếu của địch trên đồi A1, ngày 6/5/1954. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Đào đường hầm ngầm để đặt bộc phá trên đồi A1

Sau nhiều ngày tích cực đào hào chuẩn bị cho đợt tiến công thứ 3, “chiến hào của các đơn vị tiếp cận địch đến mức cán bộ và chiến sĩ thuộc địa hình cứ điểm sắp tiến công như địa hình một đồn địch đắp trên thao trường đã qua nhiều lần diễn tập.

Công phu hơn cả là việc chuẩn bị đánh vào hầm ngầm trên đồi A1. Anh em cán bộ đã đặt cho vị trí này một cái tên rất khá đúng: Cái đinh của tập đoàn cứ điểm. Một cái đinh mà địch quyết chốt chặt, còn ta quyết nhổ đi bằng được. Cho đến khi đợt tiến công thứ ba bắt đầu, ta và địch đã trải qua một tháng giành giật nhau từng tấc đất trên điểm cao này. Đối với địch, đồi Al còn thì tập đoàn cứ điểm còn. Đối với ta, diệt đồi A1 để mở đường tiêu diệt toàn bộ quân địch còn sống sót trong tập đoàn cứ điểm.”

“Sau bốn lần tiến công vẫn không chiếm được đồi A1, Chỉ huy trưởng chiến dịch, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhiều lần trao đổi trong Cơ quan Tham mưu về cao điểm này. Một người dân địa phương trước đây tham gia xây dựng ngôi nhà trên đồi A1 kể lại: Đó là một ngôi nhà tuy kiên cố nhưng không có gì là đặc biệt, khi mới xây không có hầm ngầm.

Nghe bộ đội tả lại căn hầm, người này cho rằng có thể quân Nhật trong thời gian đóng ở Điện Biên Phủ đã xây dựng căn hầm này đề phòng máy bay Mỹ ném bom, hoặc có thể quân Pháp đã cải tạo hầm đựng rượu cũ thành hầm ngầm. Về sau mới biết, trong hai tháng xây dựng công sự, quân Pháp đã dùng những gạch, đá từ ngôi nhà trên đồi, biến hầm rượu thành một căn hầm trú ẩn tương đối kiên cố với rất nhiều đất đổ bên trên…

Bộ Chỉ huy chiến dịch chỉ thị cho Cục Quân báo tiến hành nắm chắc hệ thống hầm ngầm tại A1. Theo chỉ đạo của Cục Quân báo, đồng chí Nguyễn Ngọc Bảo, Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 122 dẫn một tổ trinh sát tiềm nhập, điều tra, xác định vị trí hầm ngầm địch cố thủ tại đồi A1. Tổ trinh sát đã phát hiện rõ hầm ngầm của địch; đưa đến quyết tâm của Bộ Chỉ huy chiến dịch là: muốn tiêu diệt được A1 phải bí mật đưa bộc phá vào đánh đúng hầm ngầm, diệt được hầm ngầm mới diệt được A1.

Công binh đề nghị đào một đường hào men theo đường 41, tách rời A1 với A3, cũng là cắt đứt đường tăng viện của quân Pháp. Trung đoàn 174 đề nghị đào thêm một đường hầm từ trận địa tại A1 tới dưới hầm ngầm, đưa bộc phá với số lượng lớn vào đặt rồi cho nổ. Công binh của đơn vị tính toán sẽ hoàn thành công trình này trong vòng 14 ngày và bảo đảm đào đúng hướng.

Đơn vị thực hiện nhiệm vụ đào hầm ngầm và đánh bộc phá là Đại đội công binh M83 của Trung đoàn công binh 151 thuộc Đại đoàn công – pháo 351. Một đội đặc biệt gồm 25 cán bộ, chiến sĩ do đồng chí Nguyễn Phú Xuyên Khung, cán bộ công binh của Bộ, trực tiếp chỉ huy, đã tiến hành công việc ngay trước mũi súng quân Pháp và trong tầm kiểm soát của lựu đạn địch.

Chú thích ảnh

Bộ đội ta tấn công các vị trí xung yếu của địch trên đồi A1, ngày 6/5/1954. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Đêm ngày 20/4/1954, công việc đào hầm ngầm bắt đầu. Mọi người phải làm trong tư thế ngồi nghiêng như móc hàm ếch. Để đảm bảo bí mật, an toàn, công việc ngụy trang cửa hầm được làm rất công phu. Ngoài cửa hầm có mái che phủ đất để vừa chống lựu đạn và mảnh pháo từ trên cao ném xuống vừa che mắt địch. Đất đá đào ra đều cho vào bao dù đưa ra ngoài, sau khi đổ còn ngụy trang rất kỹ.

Đất đồi A1 cực kỳ rắn, Tiểu đội trưởng Lưu Viết Thoảng lựa chọn một tổ công binh khỏe nhất mở cửa hầm. Cả đêm đầu chỉ khoét được vào vách núi mỗi chiều 90cm. Quân Pháp không ngừng bắn súng và ném lựu đạn, khiến ba chiến sĩ ta bị thương. Bản thân Tiểu đội trưởng Lưu Viết Thoảng cũng bị ngất vì sức ép. Và ba đêm mới đào xong cửa hẩm.

Khi đào sâu vào lòng núi được 10m, lực lượng ta phải đối mặt thêm khó khăn: Thiếu không khí, đèn, đuốc mang vào hầm đều bị tắt, số đất moi từ lòng núi ra ngày càng nhiều trong khi lại không được để cho quân Pháp phát hiện. Các chiến sĩ phòng ngự tại A1 đã có kế hoạch chiến đấu không cho quân Pháp tiến xuống cửa hầm. Càng đào vào sâu, công việc càng khó khăn vì vừa thiếu ánh sáng vừa thiếu không khí, nên bộ đội phải liên tục thay nhau ra ngoài để thở. Trên chiến hào, nơi nào thuận lợi có thể quan sát địch, ta đều bố trí lực lượng bắn tỉa, một tổ chừng bốn đến năm người yểm trợ thêm cho công binh đào hầm.

Đường hầm khi hoàn thành dài tới 82 mét và dẫn lên tận đỉnh đồi A1, nơi đặt khối bộc phá 1.000kg. Phần lớn lòng đường hầm rất nhỏ hẹp, chỉ đủ cho một người lách trườn lên.”

Trong khi đó, “Tướng Navarre (Nava) gửi về Pháp bản báo cáo tình hình quân sự ở Đông Dương. Theo Navarre (Nava), cuộc tổng phản công của ta đã diễn ra sớm 8 tháng trước thời hạn đã dự kiến. Tướng Navarre (Nava) đề nghị với chính phủ Pháp hoặc ngừng bắn trước khi thương lượng, hoặc thương lượng mà không ngừng bắn, trong lúc đó thì tích cực chuẩn bị một quân đoàn tác chiến mới, người của Pháp, trang bị và tiền của Mỹ, để tiến hành một cuộc chiến tranh mới bằng những phương tiện khổng lồ…”

Phối hợp với chiến trường Điện Biên Phủ:

“Tại đồng bằng Bắc Bộ, bộ đội ta phục kích trên đường 5, gần Như Quỳnh (Hưng Yên) tiêu diệt 1 tiểu đoàn địch thuộc GM3, thu 85 súng trường; 25 trung, tiểu liên; phá hủy 3 xe tăng của địch.”

Hoàng Yến (tổng hợp) (TTXVN)

Cùng chủ đề

Triển lãm ảnh về Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên

(Tổ Quốc) - Sáng 24/3, Bảo tàng Tổng hợp Quảng Bình phối hợp cùng Trường THPT Lương Thế Vinh (TX. Ba Đồn - Quảng Bình) tổ chức khai mạc triển lãm chuyên đề "Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên-Cuộc đời và sự nghiệp" giới thiệu những tư liệu, hình ảnh lịch sử...

Dâng hương tưởng niệm 150 năm ngày mất của danh nhân Đặng Huy Trứ

Đây là hoạt động văn hóa, giáo dục, đồng thời là dịp để tri ân và tưởng nhớ đến những cống hiến to lớn của danh nhân Đặng Huy Trứ cho quê hương và đất nước. Theo Bảo tàng lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế, Đặng Huy Trứ...

Công đoàn GTVT thăm, tặng quà các thương, bệnh binh nhân ngày 27/7

Sáng nay (27/7), Chủ tịch Công đoàn GTVT Việt Nam Phạm Hoài Phương đã...

Ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Geneva

Cách đây 70 năm, ngày 20/7/1954, Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được ký kết. Hiệp định Geneva là kết tinh thành quả đấu tranh quật cường và bền bỉ của quân và dân ta, từ chiến thắng Việt Bắc - Thu Đông 1947 đến Chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950 và Chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ. Việc buộc thực dân Pháp và các bên có liên...

[Ảnh] Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng, liệt sĩ tại thành phố Điện Biên Phủ

NDO - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, chiều 6/5, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương đã đến đặt vòng hoa và dâng hương tưởng niệm các Anh hùng, liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia A1, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Dự lễ viếng có các đồng chí:...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sản phẩm OCOP tưng bừng chào Tết

Với tiêu chuẩn bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, rõ nguồn gốc xuất xứ, mẫu mã đẹp nên nhiều sản phẩm OCOP của các địa phương trong tỉnh Nghệ An đã được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn để  làm quà biếu, tặng trong dịp Tết Nguyên đán. Đây cũng là mùa vụ quan trọng nhất trong năm đối với nhiều chủ thể OCOP. Nâng tầm giá trị đặc sản địa phương Từ phương thức chế biến truyền...

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, làm việc tại Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng

Chiều 22/1/2025, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương đến thăm, làm việc, kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng. TTXVN/Báo Tin tức Nguồn:https://baotintuc.vn/thoi-su/tong-bi-thu-to-lam-tham-lam-viec-tai-bo-tu-lenh-bo-doi-bien-phong-20250122153352869.htm

Xây dựng Tràng An xứng tầm di sản thế giới: Nơi hội tụ những giá trị đặc biệt ​

Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới năm 2014. Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á này giờ đây không chỉ là một di sản thế giới xanh - sạch - đẹp, động lực chính cho sự phát triển kinh tế - xã hội của...

Liên kết, xúc tiến du lịch nông thôn và sản phẩm OCOP

Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần 2 năm 2024 (diễn ra từ ngày 28/11-4/12), ngày 28/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị “Liên kết, xúc tiến du lịch nông thôn và sản phẩm OCOP giữa Long An với TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long”. Tại hội...

Mai anh đào khoe sắc trên buôn làng người K’Ho ở Lâm Đồng

Những ngày cuối năm, hoa mai anh đào đồng loạt bung nở khoe sắc trên những buôn làng của người K’Ho thuộc huyện Lạc Dương (Lâm Đồng). Nhiều du khách, nhất là các bạn trẻ đã tìm đến tham quan, chụp ảnh với mai anh đào trước kỳ nghỉ Tết cổ truyền sắp tới. Advertisements   X   TTXVN/Báo Tin tức Nguồn:https://baotintuc.vn/anh/mai-anh-dao-khoe-sac-tren-buon-lang-nguoi-kho-o-lam-dong-20250121160141206.htm

Bài đọc nhiều

Nơi lưu giữ giá trị lịch sử Chiến thắng Điện Biên Phủ

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ nằm trên trục đường Võ Nguyên Giáp, thuộc phường Mường Thanh, Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Đây là công trình văn hóa, nơi lưu giữ hàng nghìn tài liệu, hiện vật gắn liền với Chiến thắng Điện Biên Phủ "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu". Vnews Nguồn

Nơi lưu giữ ký ức của người Pháp về Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến dịch Điện Biên Phủ, Cơ quan Truyền thông và Sản xuất Nghe nhìn Bộ Quốc phòng Pháp (ECPAD) đã cho ra mắt cuốn sách ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ, trong đó có nhiều bức ảnh lần đầu được công bố. Cơ quan này cũng tham gia sản xuất phim tài liệu về chiến tranh Đông Dương, và giới thiệu tới công chúng trang web về những bức ảnh tư liệu...

Sắp phát hành bộ tem bưu chính Việt Nam thứ tám về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tem bưu chính kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 – 2024) là 1 trong 2 đề tài tem vừa được Bộ TT&TT bổ sung vào chương trình đề tài tem bưu chính năm 2024, cùng với đề tài kỷ niệm 150 năm thành lập Liên minh Bưu chính thế giới UPU. Ban Tem bưu chính, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) cho hay, với việc bổ sung thêm 2 đề tài tem trên,...

Điều đặc biệt ở đội hình ‘Cô Ba dũng sĩ’ tham gia diễu binh chiến thắng Điện Biên Phủ

92 cô gái trong khối nữ du kích miền Nam tượng trưng cho hình ảnh "Cô Ba dũng sĩ" với tinh thần kiên cường, bất khuất, vượt qua khó khăn cùng với các khối diễu binh Quân đội chuẩn bị kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những ngày này tại Trung tâm Huấn luyện quân sự Quốc gia 4 (Hà Nội) luôn hừng hực khí thế bởi tiếng điều lệnh, tiếng dậm chân luyện tập hăng say của hàng...

Lần trở về sau 70 năm làm đám cưới tại hầm Đờ Cát

Vượt quãng đường hơn 1.800km từ thành phố Hồ Chí Minh, Giáo sư, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Toản đã về thăm lại Điện Biên trong những ngày cả nước đang hướng về mảnh đất lịch sử. Nơi đây,tròn 70 năm về trước, bà và chồng là Trung tướng Cao Văn Khánh,đã cùng nhau chiến đấu trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Nghẹn ngào xúc động, bà đã thắp hương tưởng niệm cho các chiến sĩ, đồng đội tại...

Cùng chuyên mục

Những người kể chuyện về Điện Biên

Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” để lại cho Điện Biên Quần thể di tích Chiến trường Điện Biên Phủ với hơn 40 điểm di tích thành phần. Các điểm di tích lịch sử cùng Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là nòng cốt để tỉnh Điện Biên phát triển du lịch. Tại các điểm di tích, đội ngũ hướng dẫn viên không chỉ đóng vai trò cầu nối,...

Chuyên án phản gián TN25 và 3 cô gái xinh đẹp ở hậu phương Điện Biên Phủ

(Dân trí) - Chiến công lớn nhất của lực lượng Công an Nhân dân bảo đảm an ninh, an toàn, bí mật cho Chiến dịch lại không nằm ở mặt trận hay ở hậu phương trực tiếp mà là ở cách xa Điện Biên Phủ hơn 400km. Bước vào Đông Xuân 1953-1954, Bộ Chính trị nhận thấy cần tăng cường lực lượng Công an Nhân dân để đủ sức hoàn thành các nhiệm vụ trong năm cuối cùng của cuộc...

Điện Biên Phủ – Võ Nguyên Giáp: Hai cái tên song hành trong chiều dài lịch sử

Điện Biên Phủ là nơi ghi dấu ấn tài năng của một vị tướng huyền thoại trong lịch sử Việt Nam cận - hiện đại. Và Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người đã ghi tên địa danh Điện Biên Phủ trên bản đồ thế giới. Hai cái tên Võ Nguyên Giáp và Điện Biên Phủ có lẽ trong lịch sử Việt Nam cận - hiện đại là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất, dù rằng chưa có sự...

Ngày 7/5/1954: Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng

Ở phía tây, Đại đoàn 308 giải quyết xong cứ điểm 310 còn gọi Nà Noọng (Claudine 4), đưa trận địa tiến công của đơn vị áp sát cách sở chỉ huy Đờ Cát-xtơ-ri khoảng 300m. Đến 9 giờ sáng, các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao, sẵn sàng chuyển sang tổng công kích. Thời điểm kết thúc trận quyết chiến lịch sử đã tới gần, Bộ chỉ huy chiến dịch tập trung theo dõi tình hình để...

Điện Biên Phủ: Những dấu ấn đặc biệt

TPO - Từ chỗ không được nhắc đến trong kế hoạch của Nava cũng như kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954 của ta, Điện Biên Phủ đã nhanh chóng trở thành tâm điểm trong kế hoạch của cả hai bên. Tienphong.vn Nguồn:https://tienphong.vn/dien-bien-phu-nhung-dau-an-dac-biet-post1634705.tpo

Mới nhất

CẢNH BÁO LỪA ĐẢO, MẠO DANH TẬP ĐOÀN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ DOJI

Trong thời gian gần đây, Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI ghi nhận một số đối tượng có hành vi mạo danh DOJI để thực hiện các hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của khách hàng và uy tín của Tập đoàn DOJI. Các đối tượng đã sử...

Dalat Best Dance Crew 2025 – Sân khấu trình diễn ngoài trời đầu tiên của LUNAS

Biên đạo người Pháp – Rochka Noel trở lại với vai trò giám khảo...

Petrolimex điều chỉnh giá xăng dầu từ 15 giờ 00 phút ngày 17.04.2025

Hà Nội, ngày 17.04.2025, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex/Tập đoàn - mã chứng khoán: PLX) chính thức điều chỉnh giá xăng dầu, theo đó mức giá mới như sau:Mức giá mới có hiệu lực từ thời điểm 15 giờ 00 phút ngày 17 tháng 04 năm 2025 cho đến kỳ điều hành giá xăng dầu tiếp...

Điện máy Gia dụng Hòa Phát ra mắt bộ sưu tập máy làm mát mới “Bền khỏe trao gió mát”

Quý I/2025, Điện máy Gia dụng Hòa Phát chính thức ra mắt bộ sưu tập máy làm mát không khí mới với nhiều cải tiến vượt trội về hiệu suất, độ bền với đa dạng mẫu mã. Máy làm mát không khí (hay còn gọi là Quạt điều hòa) là một trong ba dòng sản phẩm chủ lực của...

Động thổ Dự án Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng tại Khu Kinh tế Vân Phong – tỉnh Khánh Hòa – Tổng công ty...

Vào ngày 02/4/2025, tại Khu Kinh tế Vân Phong (Khánh Hoà), Công ty Cổ phần Phát triển Khu công nghiệp Viglacera Yên Mỹ  sẽ tổ chức Lễ động thổ Dự án Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh Kết cấu Hạ tầng KCN Dốc Đá Trắng. Buổi Lễ được tổ chức đúng vào dịp chào mừng kỷ niệm...

Mới nhất