Trang chủNewsThời sựNgành Nông nghiệp tăng tốc, bứt phá, cùng cả nước bước vào...

Ngành Nông nghiệp tăng tốc, bứt phá, cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới

(ĐCSVN) – Chiều 27/12, dự Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025 của ngành NN&PTNT, Thủ tướng yêu cầu ngành tăng tốc, bứt phá, với mục tiêu nông dân phải được ấm no, hạnh phúc hơn; nông thôn hiện đại hơn; nông nghiệp tiên tiến hơn; cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), trực tuyến với điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Dự Hội nghị có Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan; Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng; lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, viện nghiên cứu, hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp, hợp tác xã tiêu biểu.

Xuất khẩu nông sản đạt nhiều kỷ lục mới

Năm 2024, ngành NN&PTNT thực hiện Kế hoạch trong điều kiện có những thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Trong đó, thị trường biến động mạnh; nắng nóng gay gắt, hạn hán, xâm nhập mặn, mưa bão phức tạp; đặc biệt là cơn bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp các tỉnh khu vực phía Bắc.

Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao, thường xuyên của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ngành đã vượt qua khó khăn, thách thức và đạt kết quả vượt bậc. Nông nghiệp vừa bảo đảm vững chắc an ninh lương thực. Xuất khẩu nông sản đạt nhiều kỷ lục mới. Nông nghiệp khẳng định là động lực và trụ đỡ của nền kinh tế nước nhà.






Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo. (Ảnh: Dương Giang – TTXVN) 

Trong đó, giá trị sản xuất toàn ngành đạt mức tăng trưởng ước đạt 3,3%. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 42,02%; số xã đạt chuẩn nông thôn mới là 78,7%. Tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch hợp quy chuẩn đạt 58%. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt mức cao kỷ lục 62,5 tỷ USD, tăng 18,7% so với năm 2023; xuất siêu tiếp tục đạt mức kỷ lục mới 17,9 tỷ USD, tăng 46,8%. Có 7 hàng/nhóm mặt hàng xuất khẩu trên 3 tỷ USD gồm: Gỗ và sản phẩm gỗ đạt 16,2 tỷ USD; rau quả đạt 7,12 tỷ USD; gạo đạt 5,75 tỷ USD; cà phê đạt 5,48 tỷ USD; hạt điều đạt 4,38 tỷ USD; tôm đạt 3,86 tỷ USD; cao su đạt 3,46 tỷ USD.

Cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu sản xuất nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch, điều chỉnh phù hợp, tích hợp đa giá trị, hiệu quả hơn gắn với thị trường, tăng tỷ trọng các tiểu ngành, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh và giá trị cao; chuyển biến tích cực từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp; từng bước thay đổi từ cách tiếp cận nông nghiệp nâu sang nông nghiệp xanh; triển khai hiệu quả Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang các thị trường lớn, kết hợp triển khai các giải pháp mở cửa thị trường mới.

Đặc biệt, ngành NN&PTNT đã tổ chức triển khai có hiệu quả Đề án 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao; đã tập trung xây dựng và trình ban hành nhiều chính sách quan trọng và các quy hoạch Ngành tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc phát triển Ngành theo đúng định hướng tại Nghị quyết số 19/NQ-TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chiến lược về phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững theo Quyết định số 150/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Năm 2025, toàn ngành NN&PTNT phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành 3,3 – 3,4%; tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 64 – 65 tỷ USD; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới trên 80%. Có 325 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; tỷ lệ che phủ rừng duy trì ổn định 42,02%. Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn 60%…

Các đại biểu kiến nghị tiếp tục quan tâm phát triển ngành NN&PTNT; đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, phòng chống thiên thai, thích ứng với biến đổi khí hậu; có chính sách ưu đãi về vốn; ứng dụng khoa học, công nghệ cho sản xuất nông nghiệp. Đồng thời có chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản, thúc đẩy mở rộng thị trường cho nông, lâm, thủy sản; kết hợp phát triển nông nghiệp với các ngành kinh tế khác như công nghiệp chế biến, du lịch, thương mại… để nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp…

Phát biểu trong lần thứ 4 liên tiếp dự Hội nghị, Thủ tướng ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao nỗ lực, kết quả, thành tựu ngành NN&PTNT đã đạt được, đóng góp quan trọng vào thành tựu, kết quả chung của cả nước. Đồng thời thể hiện sự quan tâm, yêu mến và trăn trở của mình đối với ngành NN&PTNT; chúc mừng bà con nông dân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã có một năm bội thu, được mùa, được giá, đạt kỷ lục về xuất khẩu, người nông dân ngày càng giàu mạnh, vị thế của ngành nông nghiệp nước ta ngày càng được nâng cao; thông tin về thành tựu phát triển kinh tế – xã hội năm 2024 với 15/15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch.

Phân tích vai trò của ngành NN&PTNT trong phòng, chống và khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi); bảo đảm an ninh lương thực và đóng góp của xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trong cán cân thương mại Việt Nam; việc ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong NN&PTNT…, Thủ tướng cũng thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế, yếu kém, cần tập trung khắc phục trong thời gian tới. Trong đó, phát triển nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng, cơ hội, lợi thế và truyền thống của nền văn minh lúa nước; công tác xây dựng quy hoạch, chiến lược, cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực NN&PTNT còn chưa theo kịp với thực tiễn; khắc phục thẻ vàng IUU chưa như mong muốn; công nghiệp chế biến và xây dựng thương hiệu nông, lâm, thủy sản chưa đáp ứng yêu cầu…

Đẩy mạnh ngoại giao nông nghiệp

Nêu các bài học kinh nghiệm, nhất là việc “coi trọng thời gian, trí tuệ, sự quyết liệt, quyết đoán”; sự phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương, địa phương, quốc tế, trong ngành và liên ngành; bám sát tình hình, phản ứng kịp thời thị trường, trên tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”…, Thủ tướng nhấn mạnh, năm 2025 là năm cả nước tăng tốc, bứt phá phát triển để nhiệm kỳ 2021-2025 về đích thắng lợi, tạo đà để phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.






 Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan trưng bày sản phẩm nông nghiệp,

 thủ công, mỹ nghệ. (Ảnh: Dương Giang – TTXVN)

Theo đó, ngành NN&PTNT cũng phải tăng tốc, bứt phá với mức tăng trưởng 3,5- 4%; làm tốt hơn nữa công tác quy hoạch, xây dựng chiến lược, hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách, tháo gỡ các điểm nghẽn để phát triển nhanh, bền vững. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số để phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế ban đêm; góp phần đắc lực, hiệu quả chống biến đổi khí hậu, nhất là tại các địa bàn trọng điểm…, với mục tiêu nông dân phải được ấm no, hạnh phúc hơn; nông thôn hiện đại hơn; nông nghiệp tiên tiến hơn.

Thủ tướng yêu cầu ngành triển khai thực thiện hiệu quả kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2025 và sắp xếp kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế; quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ để phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, Bộ NN&PTNT khẩn trương hoàn thành tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW, trình Đề án hợp nhất theo Kế hoạch của Ban Chỉ đạo Trung ương; quyết tâm hoàn thành việc sắp xếp tổ chức bộ máy, đi đôi với kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ theo đúng định hướng, đảm bảo bộ máy sau khi sắp xếp thật sự tinh, gọn, mạnh, hoạt động thông suốt, hiệu lực, hiệu quả.

Yêu cầu tập trung hoàn thiện thể chế, xây dựng cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch tháo gỡ những điểm nghẽn cho phát triển, huy động hiệu quả nguồn lực cho phát triển, Thủ tướng chỉ rõ, phải đẩy mạnh xã hội hóa, phân cấp mạnh mẽ về cho địa phương, đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện; đơn giản hóa thủ tục hành chính, thủ tục đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp theo 3 nhóm trục sản phẩm chủ lực, theo các ngành, lĩnh vực và cơ cấu lại sản xuất theo vùng; thực hiện hiệu quả Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” – OCOP. Đồng thời tích cực triển khai Đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”.

Ngành Nông nghiệp phải tổ chức lại sản xuất theo hướng phát triển bền vững dựa trên tiềm năng và lợi thế so sánh, ứng dụng công nghệ cao, tập trung phát triển các sản phẩm có chất lượng, lợi thế. Cùng với đó, phát triển doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; tăng cường liên kết 5 nhà (nhà nông – Nhà nước – nhà doanh nghiệp – nhà khoa học – nhà băng) với nòng cốt là liên kết nhà nông – nhà doanh nghiệp; tham gia hiệu quả vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị nông nghiệp toàn cầu.

Lưu ý về vai trò của chuyển đổi số, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Thủ tướng yêu cầu chủ động triển khai có hiệu quả Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, cơ giới hóa và ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ cao, thông minh, tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp.

Để phát triển thị trường và xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam trong tiến trình đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, Thủ tướng lưu ý coi trọng thị trường nội địa, có chiến lược đưa hàng hóa từ nông thôn về thành thị, xây dựng thương hiệu nông sản Việt; tranh thủ lợi thế từ các FTAs, nhất là EVFTA, CTPPP để cơ cấu lại thị trường xuất khẩu, giảm sự phụ thuộc vào một số thị trường, tháo gỡ rào cản để thâm nhập thị trường mới; rà soát quy trình quản lý nhà nước có liên quan để cắt giảm thủ tục, minh bạch hóa thông tin, thủ tục hành chính lĩnh vực quản lý chuyên ngành của bộ.

Ngành NN&PTNT cùng các bộ, ngành, địa phương phải tập trung phát triển kinh tế biển, đẩy mạnh nuôi trồng, chế biển thủy sản; giải quyết dứt điểm các khuyến nghị của EC để gỡ “thẻ vàng” trong năm 2025, ngăn chặn và xử lý nghiêm tầu cá khai thác trái phép ở nước ngoài; nghiên cứu, đề xuất trích lập Quỹ phát triển hạ tầng thủy sản để có thể tập hợp, huy động được nguồn lực cho đầu tư phát triển hạ tầng thủy sản.

Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu phát triển kinh tế lâm nghiệp; tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, nhất là rừng tự nhiên, rừng phòng hộ. Đồng thời đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ, lâm sản ngoài gỗ; phát huy giá trị đa dụng của rừng, nhất là dịch vụ hấp thụ, lưu giữ carbon, giảm phát thải khí nhà kính của rừng, phát triển nuôi trồng, du lịch dưới tán rừng.

Ngành thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; xây dựng nông thôn mới phải đi đôi với tạo điều kiện phát triển kinh tế nông thôn, tạo điều kiện nâng cao đời sống, thu nhập của người dân, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của từng vùng miền tiếp tục tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, không để bị động, bất ngờ. Cùng với đó, thực hiện tốt chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát; tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, không để bị động, bất ngờ; đẩy mạnh hội nhập, hợp tác quốc tế để phát triển nông nghiệp, nông thôn, đồng thời chủ động đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích của quốc gia, bảo vệ hàng hóa nông sản Việt Nam, đẩy mạnh ngoại giao nông nghiệp.

Yêu cầu xác định “người nông dân là trung tâm, chủ thể, nguồn lực, động lực; nông nghiệp là động lực; nông thôn là nền tảng”, Thủ tướng tin tưởng năm 2025 và thời gian tới ngành NN&PTNT sẽ chuyển mình mạnh mẽ hơn nữa, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao với kết quả hoàn thành cao hơn mục tiêu đề ra. Đồng thời góp phần để nước ta trở thành nước có nền nông nghiệp hiện đại, xanh, sinh thái, tuần hoàn, phát triển bền vững, minh bạch, trách nhiệm. Nông dân sẽ ngày càng giàu có, văn minh hơn; nông thôn sẽ ngày càng hiện đại, phồn vinh, thân thiện và đáng sống hơn; ngành nông nghiệp, nông thôn có khát vọng cao hơn, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc./.



Nguồn: https://dangcongsan.vn/thoi-su/nganh-nong-nghiep-tang-toc-but-pha-cung-ca-nuoc-buoc-vao-ky-nguyen-moi-687520.html

Cùng chủ đề

Dự báo giá tiêu ngày mai 10/2/2025, trong nước tăng nhẹ

Dự báo giá tiêu ngày mai 10/2/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 10/2. Dự báo giá tiêu ngày mai ​​​​​Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 10/2/2025 duy trì mức ổn định, tăng nhẹ và neo ở mức cao. Giá tiêu hôm nay được cập nhật chiều ngày 9/2/2025 như sau,...

Sẽ có 221 khu công nghiệp quy hoạch phát triển mới đến năm 2030

Theo quy hoạch đã được phê duyệt của 63 địa phương, Việt Nam đến năm 2030 sẽ có 221 khu công nghiệp (KCN) quy hoạch phát triển mới, 76 KCN phát triển mở rộng và 22 khu công nghiệp điều chỉnh quy hoạch.

Kiến nghị đầu tư 68 km cao tốc Dinh Bà

Tuyến cao tốc Dinh Bà - Cao Lãnh là một trong những phân đoạn của cao tốc Hồng Ngự - Trà Vinh là một trong ba tuyến cao tốc trục ngang trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Kiến nghị đầu tư 68 km cao tốc Dinh Bà - Cao Lãnh trị giá 22.000 tỷ đồngTuyến cao tốc Dinh Bà - Cao Lãnh là một trong những phân đoạn của cao tốc Hồng Ngự - Trà Vinh là một...

Dù trời giá rét, lễ khai hội Tây Yên Tử tỉnh Bắc Giang vẫn thu hút hàng chục nghìn người

Sáng 9/2, dù thời tiết Bắc Giang rất lạnh, hàng chục nghìn người dân và du khách vẫn có mặt tại quảng trường trung tâm dự lễ khai hội.

Thủ tướng phê bình 30 bộ ngành, địa phương chưa báo cáo tháo gỡ các dự án tồn đọng kéo dài

Thủ tướng phê bình, yêu cầu các bộ và 30 địa phương chưa gửi báo cáo kiểm điểm xác định rõ trách nhiệm cá nhân báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 17-2. Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

“Khu đền tháp Mỹ Sơn và các di sản văn hoá thế giới ở miền Trung: Trữ lượng và viễn cảnh”

Đây là chủ đề Hội thảo khoa học do Viện Khoa học xã hội vùng Trung bộ và UBND huyện Duy Xuyên (tỉnh Quảng Nam) phối hợp tổ chức sáng 29/11, tại Khi di sản Văn hoá Mỹ Sơn.    TS. Hoàng Hồng Hiệp, Quyền Viện trưởng Viện Khoa học xã hội vùng Trung bộ phát biểu đề dẫn Hội thảo.  Hội thảo này diễn ra trong khuôn khổ các hoạt động hướng đến kỷ niệm 25 năm ngày Khu Đền tháp...

UNESCO đánh giá cao khu dự trữ sinh quyển Cát Bà

Chiều 30/8, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tiếp bà Katherine Muller Marin, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO Hà Nội. Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà đã được UNESCO lấy làm khu dự trữ sinh quyển điển hình đầu tiên, là mô hình phòng thí nghiệm phục vụ giáo dục phát triển bền vững.  Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân bày tỏ vui mừng và cảm ơn sự hợp tác chặt chẽ, hiệu...

Chùa Cầu ở Hội An vẫn giữ nguyên giá trị lịch sử sau khi tu bổ

Chùa Cầu (Hội An) sau một thời gian tu bổ đã được chính quyền TP Hội An mở cửa trở lại. Tuy nhiên, đã có nhiều ý kiến trái chiều trên mạng xã hội khiến nhiều người quan tâm. Để có cái nhìn rõ hơn về Chùa Cầu hiện nay, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc một số vấn đề cơ bản cả trước và sau quá trình tu bổ cây cầu nổi tiếng này.   Chùa Cầu trước...

Hiến kế khôi phục các di sản kiến trúc Hoàng thành Thăng Long

Những chia sẻ của các nhà khoa học trong và ngoài nước tại Hội thảo khoa học Quốc tế “20 năm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Hoàng thành Thăng Long- Hà Nội” diễn ra trong hai ngày 8 và 9/9 sẽ là cơ sở khoa học để đưa ra các phương án khôi phục các di sản kiến trúc Hoàng thành Thăng Long trong thời gian tới.   Phát lộ hệ thống di tích và...

Tích trò Xuân Phả toả sáng di sản văn hoá xứ Thanh

Nằm trên vùng đất Thọ Xuân giàu truyền thống lịch sử, nơi khởi nguồn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lừng lẫy, trò Xuân Phả ở làng Xuân Phả, xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã trở thành một phần không thể thiếu trong dòng chảy văn hóa dân tộc. Theo các nhà nghiên cứu, trò diễn này xuất hiện từ thời nhà Đinh (968 - 980) và phát triển rực rỡ dưới triều Lê sơ. Trò...

Bài đọc nhiều

Chi tiết 12 tuyến metro của TPHCM, sẽ kết nối đến Cần Giờ và Củ Chi

TPHCM dự kiến kéo dài metro Bến Thành - Suối Tiên đến huyện Bình Chánh, đồng thời xây dựng thêm 11 tuyến metro kết nối đến các huyện Cần Giờ và Củ Chi. Theo Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố phấn đấu đến năm 2030 hình thành các trục cơ bản của đường sắt đô thị, đến năm 2050 hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị. Cụ thể,...

Bộ trưởng Nội vụ ủng hộ mô hình thị trưởng, tỉnh trưởng trong quản trị địa phương

Bộ trưởng Nội vụ đồng tình với mô hình UBND là cơ quan hành chính và hoạt động theo chế độ thủ trưởng như xu thế thế giới hiện nay có thị trưởng, tỉnh trưởng. Sáng 5/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Dự thảo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi).  Mở rộng mô hình chính quyền đô thị để thúc đẩy sự phát triển  Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm...

Ngày nắng nóng, chỉ số UV ở mức nguy hiểm

(NLĐO) - Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết hôm nay, thời tiết TP HCM sáng sớm se lạnh, dần về trưa chiều nắng nóng với chỉ số UV ở mức nguy hiểm ...

Năm 2025 tuổi nghỉ hưu của người lao động là bao nhiêu?

Năm 2025, tuổi nghỉ hưu của người lao động tiếp tục tăng theo lộ trình, từng bước thu hẹp khoảng cách giữa lao động nam và nữ. Căn cứ Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, người lao động có đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) theo quy định sẽ được hưởng lương hưu khi đạt tuổi nghỉ hưu. Theo đó, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh...

Hành trang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại cho TPHCM và Đông Nam Bộ

(Dân trí) - Những di sản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ còn mãi, là nguồn động lực lớn để đất nước, trong đó có TPHCM và vùng Đông Nam Bộ vượt qua bất kỳ khó khăn, thách thức nào.   Trong 13 năm giữ cương vị là lãnh đạo cao nhất của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần vào TPHCM thăm và làm việc. Ngoài những chỉ đạo, định hướng trực tiếp cho Đảng bộ...

Cùng chuyên mục

Động thổ dự án đường song hành Vành đai 5 qua Hà Nam trị giá 1.500 tỷ

Tuyến đường được xem là trục hành lang Đông Tây mới, kết nối các khu vực kinh tế, đô thị quan trọng của tỉnh Hà Nam. ...

Trump chỉ đạo mật vụ cung cấp ‘mọi thông tin’ về những kẻ ám sát ông

(CLO) Theo truyền thông Mỹ, Tổng thống Donald Trump cho biết ông đã chỉ đạo Cơ quan Mật vụ Mỹ cung cấp cho ông "mọi thông tin" về hai kẻ cố ám sát ông vào mùa hè năm ngoái trong chiến dịch tranh cử tổng thống. ...

Xử lý tài xế xe tải cố tình chạy “rùa bò”, ép xe phía sau

(NLĐO) – Tài xế cho xe chạy rùa bò là để "trả thù" người điều kiện xe tải trước đó không cho xe của mình vượt lên. ...

CSGT Hà Nội bác thông tin “dừng xe mặc áo mưa bị phạt 14 triệu”

Theo Phòng CSGT Công an TP Hà Nội, thông tin trên mạng xã hội về việc "dừng xe máy mặc áo mưa có thể bị phạt tới 14 triệu đồng" là không chính xác. ...

Bình Định: Khởi công xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo, gia đình chính sách

Ngày 9/2, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định phối hợp các huyện, thị xã, thành phố đồng loạt triển khai Lễ khởi công xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ chính sách người có công trên địa bàn tỉnh.Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị về chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, đảm bảo hiệu năng, hiệu lực,...

Mới nhất

Hàng Việt trước nguy cơ gia tăng phòng vệ thương mại từ Mỹ

Hàng Việt xuất khẩu sang Mỹ trong năm 2025 cần cẩn trọng hơn trước chính sách thương mại mới của nước này, cùng với đó là rủi ro gia tăng từ các vụ việc phòng vệ thương mại.

65 doanh nghiệp Việt Nam góp mặt tại “sân chơi” của các thương hiệu mạnh

Từ 7-11/2, tại thành phố Frankfurt, bang Hessen của Đức diễn ra Ambiente 2025 - Hội chợ hàng đầu thế giới về hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ và trang trí nội thất. Hội chợ thu hút 4.660 doanh nghiệp từ gần 170 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia. Năm nay, Việt Nam có 65 doanh nghiệp trưng bày sản phẩm tại "sân chơi" lớn dành cho các thương hiệu mạnh này.

Xử lý tài xế xe tải cố tình chạy “rùa bò”, ép xe phía sau

(NLĐO) – Tài xế cho xe chạy rùa bò là để "trả thù" người điều kiện xe tải trước đó không cho xe của mình vượt lên. ...

Dự báo giá cà phê ngày mai 10/2/2025: Trong nước ổn định

Dự báo giá cà phê ngày mai 10/2/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 10/2/2025. Cập nhật giá cà phê thế giới Trên sàn London, vào lúc 16 giờ 00 phút ngày 9/2/2025 giá cà phê...

CSGT Hà Nội bác thông tin “dừng xe mặc áo mưa bị phạt 14 triệu”

Theo Phòng CSGT Công an TP Hà Nội, thông tin trên mạng xã hội về việc "dừng xe máy mặc áo mưa có thể bị phạt tới 14 triệu đồng" là không chính xác. ...

Mới nhất