Trang chủNewsThời sựNgành GTVT một năm nhiều điểm sáng

Ngành GTVT một năm nhiều điểm sáng

Nỗ lực vượt khó, năm 2024, Bộ GTVT ghi nhận sự chuyển biến toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Ghi nhận, đánh giá cao những kết quả đạt được, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị thời gian tới, những việc gì ngành GTVT đã làm tốt, cần làm tốt hơn nữa.

Hạ tầng tiếp tục đột phá

Chiều 30/12, Bộ GTVT tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Đến dự và chỉ đạo có Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng đại diện nhiều bộ, ban, ngành, đại diện nhiều ủy ban của Quốc hội. Đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành phố dự hội nghị qua các điểm cầu trực tuyến.

Ngành GTVT một năm nhiều điểm sáng- Ảnh 1.

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ghi nhận, đánh giá cao kết quả ngành GTVT đạt được trong năm 2024, đề nghị những việc đã làm tốt cần làm tốt hơn nữa. Ảnh: Tạ Hải.

Báo cáo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh đã phác họa bức tranh toàn diện về kết quả toàn ngành đạt được sau một năm vượt khó.

Trong đó, đặc biệt phải kể đến là đột phá kết cấu hạ tầng giao thông. Theo Bộ trưởng, trong năm 2024, Bộ GTVT đã khởi công 10 dự án, khánh thành đưa vào khai thác 8 dự án. Tiến độ các dự án trọng điểm đều được đảm bảo.

Hưởng ứng phong trào thi đua cao điểm 500 ngày đêm đưa 3.000km đường bộ cao tốc về đích năm 2025, một số dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam đoạn từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa dự kiến sẽ hoàn thành vượt tiến độ từ 3 – 6 tháng.

Đặc biệt, sau hơn 18 năm triển khai nghiên cứu bài bản, thận trọng, khoa học trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng kinh nghiệm của các quốc gia phát triển trên thế giới, tiếp thu có chọn lọc để phù hợp với điều kiện thực tiễn của nước ta, Bộ đã hoàn thành nghiên cứu, báo cáo và được Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương thông qua Nghị quyết về Đề án đầu tư Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam; được Quốc hội khóa XV thông qua chủ trương đầu tư tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 11/2024).

Bộ GTVT cũng đồng thời phối hợp với TP.HCM, TP Hà Nội chuẩn bị bài bản, công phu, khoa học, tiếp thu kết luận của Thường trực Chính phủ, hoàn thiện và trình Bộ Chính trị thông qua Đề án hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị của 2 thành phố.

Nỗ lực trong năm bản lề, năm 2025 dự kiến có 50 dự án giao thông sẽ được đưa về đích.

Trong đó, hàng loạt dự án lớn như: Cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 (12 dự án thành phần); đường Hồ Chí Minh các đoạn: Chơn Thành – Đức Hòa; Chợ Chu – Ngã ba Trung Sơn; Rạch Sỏi – Bến Nhất, Gò Quao – Vĩnh Thuận; cao tốc Hòa Liên – Túy Loan… sẽ hoàn thành, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu 3.000km đường bộ cao tốc vào năm 2025.

Lĩnh vực hàng không với các dự án trọng điểm như: Nhà Ga T3 – Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất; hạng mục đường cất hạ cánh dự án thành phần Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Chỉ đạo quyết liệt, nỗ lực vượt khó

Ở góc độ địa phương, ông Bùi Xuân Cường, Phó chủ tịch UBND TP.HCM đánh giá cao vai trò của ngành GTVT trong công tác phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, kết nối vùng của TP.HCM trong năm 2024.

Ngành GTVT một năm nhiều điểm sáng- Ảnh 2.

Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh phát biểu tiếp thu chỉ đạo của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà.

Hàng loạt các công trình giao thông lớn như Vành đai 3, metro Bến Thành – Suối Tiên đã được đưa vào vận hành thương mại. Các nhóm việc liên quan Cảng hàng không quốc tế Long Thành, nhà ga T3 sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đảm bảo triển khai đồng bộ khai thác đều có sự hỗ trợ, đồng hành của ngành GTVT.

Đề cập đến hành trình bứt tốc đầu tư phát triển hạ tầng, sự chuyển biến ở dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025, ông Nguyễn Thế Minh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ GTVT) thông tin, thời điểm cuối năm 2023, các địa phương mới bàn giao được khoảng 673km mặt bằng cho dự án (đạt hơn 93%), mặt bằng thi công được chỉ đạt gần 90%. Phần chưa bàn giao lại là phần khó khăn nhất do chủ yếu là đất ở; sản lượng thi công toàn dự án chỉ xấp xỉ 15% giá trị hợp đồng.

Vật liệu cát đắp vẫn là nỗi lo lớn ở dự án đoạn Cần ThơCà Mau vì khi đó, chỉ mới có Đồng Tháp hoàn thành thủ tục khai thác, nguồn cung tại hai tỉnh An Giang, Vĩnh Long chưa xác định đủ, chưa hoàn thiện được thủ tục.

Sau một năm, với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Chính phủ, đặc biệt là Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, chủ đầu tư, nhà thầu, tính đến đầu tháng 12/2024, công tác GPMB phục vụ thi công dự án đã cơ bản hoàn thành, diện tích mặt bằng có thể triển khai thi công đạt gần tuyệt đối (99,96%).

Sản lượng thi công toàn dự án đạt gần 61% giá trị hợp đồng, nhiều dự án có điều kiện thuận lợi, sản lượng đạt trên 70%, cá biệt có dự án đạt đến 80%. Nguồn cung vật liệu cát phục vụ thi công đoạn Cần Thơ – Cà Mau cũng đã được các địa phương hoàn thiện thủ tục để đưa vào khai thác.

Tháo điểm nghẽn, phát triển vận tải

Vận tải tăng trưởng hai con số cũng là một trong những kết quả ấn tượng ngành GTVT đạt được trong năm 2024.

Ngành GTVT một năm nhiều điểm sáng- Ảnh 3.

Đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành phố dự hội nghị qua các điểm cầu.

Theo Bộ GTVT, năm qua, sản lượng vận chuyển hàng hóa ước đạt 2.450 triệu tấn, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, các lĩnh vực hàng không tăng 20%, đường bộ tăng hơn 15%, đường thủy tăng 14,5%, đường biển tăng 14%, đường sắt tăng 12%.

Vận chuyển hành khách ước đạt 4,7 tỷ lượt hành khách, tăng hơn 11% so với năm 2023. Trong đó, hàng không tăng hơn 5%, đường biển tăng 17%, đường sắt tăng 16%, đường bộ tăng hơn 15%, đường thủy tăng hơn 10%.

Vui mừng khi năm 2024, lĩnh vực hàng không tiếp tục nhận được sự quan tâm của các cấp có thẩm quyền, thị trường hàng không quốc tế tiếp tục xu hướng phục hồi và tăng trưởng, song ông Đặng Ngọc Hòa, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Hàng không VN (Vietnam Airlines) đánh giá, lĩnh vực hàng không vẫn gặp nhiều diễn biến bất lợi như xung đột chính trị; giá nhiên liệu duy trì ở mức cao; vấn đề triệu hồi động cơ khiến giá thuê tàu, vật tư phụ tùng và chi phí sửa chữa bảo dưỡng tăng cao.

Theo ông Hòa, ứng phó với khó khăn, các hãng hàng không đã liên tục rà soát, điều chỉnh sản phẩm trên cơ sở mục tiêu đảm bảo thị phần, hiệu quả, cân đối các vấn đề nguồn lực tàu bay và slots cất/hạ cánh, đạt nhiều tín hiệu tích cực.

Riêng Vietnam Airlines, chất lượng điều hành khai thác và định kỳ bảo dưỡng các đội tàu bay được nâng cao, chỉ số đúng giờ (OTP) ở mức 84%, tương đương với nhiều hãng hàng không lớn trên thế giới. Mạng đường bay về cơ bản đã phục hồi hoàn toàn. Doanh thu công ty mẹ ước đạt trên 84.000 tỷ đồng, hoàn thành mục tiêu cân đối hiệu quả sản xuất kinh doanh trong năm.

Mặc dù vậy, đáp ứng sự tăng trưởng lâu dài của các hãng hàng không trong nước, lãnh đạo Vietnam Airlines cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan ban hành các chính sách, cơ chế thông thoáng, đơn giản để hỗ trợ hãng và các doanh nghiệp trong ngành tham gia thực hiện dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Chiến lược phát triển ngành hàng không trong sự kết nối với các ngành khác như du lịch, khách sạn, dịch vụ, giao thông đường bộ… đi kèm với các chương trình phát triển năng lực cạnh tranh quốc gia cũng cần được xây dựng để xây dựng ngành hàng không trở thành mũi nhọn.

Ở lĩnh vực hàng hải, ông Nguyễn Cảnh Tĩnh, Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải VN (VIMC) cho biết, sản lượng hàng hóa qua cảng đạt hơn 850 triệu tấn năm 2024. Trong đó, sản lượng container thông qua các cảng biển lên đến 30 triệu Teus, trong khi cách đây 10 năm, con số dự báo đến năm 2025 chỉ đạt 23 – 24 triệu Teus.

“Sản lượng hàng hóa qua cảng biển Singapore đạt khoảng 34 triệu Teus. Với tốc độ tăng trưởng hiện nay, trong tương lai không xa, chúng ta sẽ bằng và vượt”, ông Tĩnh nói.

Nhận diện điểm nghẽn phát triển hàng hải Việt Nam hiện nay là nguồn kinh phí cho phát triển vận tải biển chưa tương xứng, kinh phí cho kế hoạch nạo vét còn thấp, Tổng giám đốc VIMC kiến nghị Bộ GTVT tiếp tục quan tâm đến hoạt động nạo vét các luồng thủy nội địa, có những chính sách tăng cường kết nối tuyến vận tải thủy, nâng cấp tĩnh không của các cầu, luồng, điểm giao cắt.

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà:

Những gì đã làm tốt cần làm tốt hơn

Ngành GTVT một năm nhiều điểm sáng- Ảnh 4.

Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Tạ Hải.

Ghi nhận và đánh giá cao kết quả ngành GTVT đạt được, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết: “Với sứ mệnh đi trước mở đường, GTVT là ngành tạo ra sự kết nối của các lĩnh vực kinh tế, giữa các địa phương và các quốc gia.

Đặc biệt là lĩnh vực đường bộ, nếu trong gần 20 năm (từ năm 2021 trở về trước), cả nước mới đầu tư gần 1.200km đường bộ cao tốc thì từ 2021 đến nay, tổng chiều dài cao tốc được hoàn thành, đưa vào khai thác đạt gần 900km. Tổng chiều dài đường bộ cao tốc tăng lên 2.021km.

Năm qua, Bộ GTVT đã phối hợp xây dựng, hoàn thiện trình Chính phủ, Quốc hội ban hành Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ với tư duy đổi mới, có nhiều điểm hết sức đột phá.

Tập thể lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động ngành GTVT, các nhà thầu, tư vấn… đã lao động không quản ngày đêm, hoàn thành tốt nhiệm vụ”.

Chỉ đạo nhiệm vụ thời gian tới, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT cùng với triển khai đồng bộ các phương thức giao thông, cần tính toán phát triển đồng bộ giữa các vùng miền. Các tuyến giao thông khi đầu tư phải được đặt trong hệ sinh thái, có tính liên kết, đồng bộ để phát huy hiệu quả đầu tư.

“Các dự án trọng điểm như: Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, TP.HCM – Cần Thơ, Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng cần đẩy nhanh các khâu chuẩn bị thủ tục đầu tư, khởi công” Phó thủ tướng nói.

Đồng thời, ngành GTVT cần tiếp tục cải cách thể chế, đặc biệt là trong lĩnh vực đường sắt, hàng hải, đường thủy nội địa, hàng không sau thời gian dồn lực tạo đột phá trong lĩnh vực đường bộ.

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh cần tiếp tục được đẩy mạnh, từ quy hoạch, tổ chức thi công, vận hành khai thác.

Thời gian tới, sau quá trình thực hiện việc sáp nhập, những việc gì đã làm tốt, ngành GTVT cần làm tốt hơn theo đúng tinh thần “Bộ tinh, tỉnh mạnh”, từng bước đào tạo đội ngũ cán bộ có tư duy đột phá, đổi mới, tổ chức bộ máy quản lý theo hướng “Tinh – Gọn – Mạnh – Hiệu năng – Hiệu lực – Hiệu quả”, có sự tích hợp với quản lý các lĩnh vực đô thị, nông thôn, tạo dựng sức mạnh tổng hợp.

Phấn đấu giải ngân đầu tư công đạt 95% kế hoạch

Ngành GTVT một năm nhiều điểm sáng- Ảnh 5.

Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh.

Theo Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh, công trường bứt tốc, công tác giải ngân vốn đầu tư công cũng ghi nhận nhiều điểm sáng. Năm 2024, Bộ GTVT được giao khoảng 75.481 tỷ đồng (gồm 71.288 tỷ đồng được giao và kéo dài theo Kế hoạch năm 2024 và 4.193 tỷ đồng được giao bổ sung từ tháng 11/2024).

Dự kiến hết tháng 12/2024, Bộ GTVT giải ngân khoảng 60.200 tỷ đồng, đạt 80% kế hoạch và phấn đấu hết niên độ tài chính đạt 95% kế hoạch.

Năm 2024, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế tiếp tục được Bộ GTVT xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm hàng đầu; công tác phòng, chống bão, lũ được Bộ GTVT chủ động ứng phó từ sớm, từ xa; chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, hợp tác quốc tế; tái cơ cấu, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cũng tiếp tục được đẩy mạnh.

Ông Trần Quý Kiên, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường:

Cần sự vào cuộc quyết liệt của địa phương

Ngành GTVT một năm nhiều điểm sáng- Ảnh 6.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên.

Tạo đà cho các dự án tăng tốc về đích, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, triển khai nghị quyết liên quan của Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn các địa phương tháo gỡ khó khăn, đặc biệt là nguồn cát đắp, đất đắp.

Thời gian qua, bộ đã đánh giá, khoanh định 144.000.000m3 cát biển ở tỉnh Sóc trăng có thể khai thác ngay, phục vụ thi công các dự án giao thông lớn trong bối cảnh nguồn cát sông còn hạn chế. Đến nay, có 860.000m3 đã được khai thác.

5 tháng đầu năm 2025, việc khai thác tài nguyên cát biển sẽ được tiếp tục đẩy mạnh. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã có văn bản hướng dẫn các địa phương sử dụng cát biển trong các môi trường khác nhau.

Thế nhưng, hiện đang có câu chuyện cùng một văn bản hướng dẫn của bộ chuyên ngành, hơn 40 tỉnh, thành thực hiện tốt việc cấp mỏ đặc thù nhưng có những tỉnh chưa cấp mỏ nào.

Để các dự án giao thông bứt tốc hơn nữa trên chặng đua tiến độ, đặc biệt là mục tiêu 3.000km đường bộ cao tốc, lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, sự vào cuộc quyết liệt của địa phương là rất quan trọng.



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/nganh-gtvt-mot-nam-nhieu-diem-sang-192241230234834139.htm

Cùng chủ đề

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Đề xuất gần 1.200 tỷ đồng đầu tư hoàn thiện hầm xuyên núi trên cao tốc Cam Lâm

Theo phương án đề xuất, dự án đầu tư hoàn thiện hầm Núi Vung trên tuyến cao tốc Bắc - Nam đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo cần khoảng gần 1.200 tỷ đồng. ...

Ký ức làng ngói lớn nhất miền Trung

Những ngày hoàng kim, ở miền Trung, nhắc đến ngói, mọi người nghĩ ngay đến ngói Cừa. Ngói Cừa gần như độc quyền ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, thậm chí còn xuất khẩu qua Lào. Thế nhưng, do nhiều nguyên nhân, làng nghề giờ chỉ còn là dĩ vãng. ...

Cẩn trọng lời đồn thải độc bằng nước cốt chanh

Lợi bất cập hại nếu lạm dụngGần đây, cách thức uống cốt chanh vào...

Vì sao làng ngói lớn nhất miền Trung “biến mất”?

Những ngày hoàng kim, ở miền Trung, nhắc đến ngói, mọi người nghĩ ngay đến ngói Cừa. Ngói Cừa gần như độc quyền ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, thậm chí còn xuất khẩu qua Lào. Thế nhưng, do nhiều nguyên nhân, làng nghề giờ chỉ còn là dĩ vãng. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đường sắt tăng nhiều tàu khách dịp nghỉ lễ 30/4

Đường sắt chạy thêm nhiều tàu khách phục vụ người dân đi lại dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trên các tuyến. ...

Điểm danh 9 dự án đường sắt quốc gia đầu tư trước 2030

Cục Đường sắt VN cho biết, từ nay đến năm 2030 dự kiến khởi công 9 dự án đường sắt quốc gia trên toàn mạng lưới. ...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Không để sai chồng sai khi xử lý các dự án kéo dài, tồn đọng

Liên quan đến các dự án đang kéo dài, tồn đọng, Thủ tướng lưu ý, trong quá trình giải quyết, trách nhiệm của các cá nhân, tập thể được làm rõ tới đâu thì xử lý tới đó; không để sai chồng sai, không tạo tiền lệ cho các sai phạm tiếp theo. ...

Đề xuất gần 1.200 tỷ đồng đầu tư hoàn thiện hầm xuyên núi trên cao tốc Cam Lâm

Theo phương án đề xuất, dự án đầu tư hoàn thiện hầm Núi Vung trên tuyến cao tốc Bắc - Nam đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo cần khoảng gần 1.200 tỷ đồng. ...

Bài đọc nhiều

Chi tiết 12 tuyến metro của TPHCM, sẽ kết nối đến Cần Giờ và Củ Chi

TPHCM dự kiến kéo dài metro Bến Thành - Suối Tiên đến huyện Bình Chánh, đồng thời xây dựng thêm 11 tuyến metro kết nối đến các huyện Cần Giờ và Củ Chi. Theo Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố phấn đấu đến năm 2030 hình thành các trục cơ bản của đường sắt đô thị, đến năm 2050 hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị. Cụ thể,...

5 công trình trọng điểm giúp khơi thông cửa ngõ TPHCM trong năm 2025

Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hoà, quốc lộ 50 và một phần dự án Vành đai 3, nút giao An Phú... hoàn thành năm 2025, giúp khơi thông các cửa ngõ TPHCM. Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất được khởi công cuối năm 2022 với tổng mức đầu tư gần 11.000 tỷ đồng. Công trình dự kiến hoàn thành vào dịp 30/4 đáp ứng công suất hơn 20...

Tân giám đốc Sở Xây dựng Kiên Giang sau hợp nhất là ai?

Ông Lê Việt Bắc, Giám đốc Sở Giao thông vận tải được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Kiên Giang sau hợp nhất, sáp nhập. ...

Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp vay vốn để phục hồi

Tăng trưởng kinh tế phục hồi tích cực Trình bày Báo cáo thẩm tra kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh, năm 2024, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến nhanh, mạnh, phức tạp, không thuận lợi. Vượt qua khó khăn,...

Ôn lại không khí lịch sử 200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau

Hội thảo nhằm phân tích, khẳng định và làm sâu sắc thêm về ý nghĩa, tầm quan trọng và rút ra nhiều bài học quý báu của sự kiện tập kết ra Bắc. ...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

Sóc Trăng: Khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải Trần Đề 2025

VHO - Ngày 18.4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thị trấn Trần Đề. Lãnh đạo UBND huyện Trần Đề cũng cho biết, sau khi UBND tỉnh đã phê duyệt  Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa...

Tin tức doanh nghiệp-NCV Games chính thức công bố phát hành dự án ‘bom tấn’ Lineage 2M

Bom tấn MMORPG Lineage 2M sẽ được NCV Games - liên doanh giữa VNGGames và NCSOFT - phát hành chính thức vào ngày 20/5/2025 trên đồng thời các nền tảng: iOS, Android và PC thông qua ứng dụng hỗ trợ Purple Launcher. Sản phẩm sẽ được phát hành rộng rãi tại 6 thị trường Đông Nam Á: Thái...

Tin tức doanh nghiệp-AI: Đòn bẩy giúp Ngành Tài chính

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành công cụ quan trọng giúp các tổ chức tài chính và ngân hàng tại Việt Nam tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo  an toàn cho khách hàng  trong thời đại số.Đơn giản hóa trải nghiệm khách hàngTrước những yêu cầu...

Tăng trưởng kinh doanh mạnh mẽ, doanh thu tăng 22%, đột phá về AI

(Thành phố Hồ Chí Minh – Ngày 03 tháng 4 năm 2025) – Công ty Cổ phần VNG (VNG) vừa công bố kết quả tài chính đã được kiểm toán cho năm tài chính 2024. Trong bối cảnh toàn cầu nhiều biến động, công ty vẫn ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu thuần ấn tượng 22%, đạt...

Mới nhất