Trang chủNewsThời sựNgành giáo dục năm học 2022-2023: Nhiều thành quả nhưng không ít...

Ngành giáo dục năm học 2022-2023: Nhiều thành quả nhưng không ít hạn chế, khó khăn


SGGPO


Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, bên cạnh những kết quả đạt được, năm học 2022-2023 vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, như: Tình trạng thiếu giáo viên, quá tải tại các trường học ở các thành phố lớn, các khu đông dân cư; phát triển văn hóa học đường chưa được chú trọng đúng mức…

Chiều 21-7, tại thị xã Cửa Lò (Nghệ An), Bộ GD-ĐT tổ chức Hội nghị Giám đốc Sở GD-ĐT năm 2023. Chủ trì hội nghị có Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng và Thứ trưởng Ngô Thị Minh cùng đại diện lãnh đạo các cục, vụ, đơn vị của Bộ GD-ĐT; đại diện các đại học, trường đại học; giám đốc cùng cán bộ, chuyên viên của 63 Sở GD-ĐT trong cả nước.

Ngành giáo dục năm học 2022-2023: Nhiều thành quả nhưng không ít hạn chế, khó khăn  ảnh 1

Hội nghị Giám đốc Sở GD-ĐT năm 2023

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, năm học 2022-2023 là một năm học đầy khó khăn và thách thức với ngành giáo dục, khi vừa phải tiếp tục khắc phục, nỗ lực vượt qua khó khăn do hậu quả của đại dịch Covid-19 vừa phải củng cố, nâng cao chất lượng các hoạt động GD-ĐT.

Đây cũng là năm học đầu tiên ngành giáo dục triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với cấp THPT.

Ngành giáo dục năm học 2022-2023: Nhiều thành quả nhưng không ít hạn chế, khó khăn  ảnh 2

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại hội nghị

Bên cạnh đó, các địa phương đã triển khai đánh giá đầy đủ, khách quan kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT trên địa bàn và triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 phục vụ công tác giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Đặc biệt, là sự quyết liệt của lãnh đạo các sở GD-ĐT trong tham mưu với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương về phát triển GD-ĐT trên địa bàn và sự chỉ đạo, điều hành mạnh mẽ đối với giáo dục ở địa phương, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành trong lĩnh vực GD-ĐT, tạo ra sự thông suốt từ trung ương đến địa phương.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, bên cạnh những kết quả đạt được, năm học 2022-2023 vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, như: Tình trạng thiếu giáo viên, quá tải tại các trường học ở các thành phố lớn, các khu đông dân cư; phát triển văn hóa học đường chưa được chú trọng đúng mức; công tác hỗ trợ, tư vấn tâm lý, kỹ năng phòng, chống bạo lực, bắt nạt, xâm hại trẻ em, học sinh còn cần triển khai mạnh mẽ trong thời gian tới; tình trạng bạo lực học đường, mất an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học vẫn còn xảy ra…

* Trước đó, sáng cùng ngày, Bộ GD-ĐT tổ chức Hội nghị Tổng kết năm học 2022-2023, triển khai nhiệm vụ năm học 2023-2024 với giáo dục trung học, giáo dục thường xuyên.

Ngành giáo dục năm học 2022-2023: Nhiều thành quả nhưng không ít hạn chế, khó khăn  ảnh 3

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Nguyễn Xuân Thành phát biểu

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Nguyễn Xuân Thành cho biết, năm học 2022-2023 là thời điểm cả ba cấp học đồng thời triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, đặc biệt đối với lớp 10, lớp đầu tiên của giai đoạn định hướng nghề nghiệp.

Bộ GD-ĐT đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, các cơ sở giáo dục tổ chức triển khai dạy học; tổ chức thẩm định và phê duyệt danh mục SGK lớp 8, lớp 11 và phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương lớp 7, lớp 10; hướng dẫn các địa phương chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch dạy học các môn học đối với lớp 6, 7, 10 theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Đồng thời, chỉ đạo các địa phương giao quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục đối với các lớp còn lại thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2006 theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, bảo đảm tính kết nối với Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia tiếp tục đổi mới và đạt được kết quả tốt; các đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực và quốc tế năm 2023 đạt thành tích cao; tổ chức tốt Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 đảm bảo nghiêm túc, an toàn.

Mặc dù vậy, việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường ở một số cơ sở giáo dục còn chưa phù hợp; phân công giáo viên đảm nhận các nội dung trong chương trình và xây dựng kế hoạch giáo dục đối với môn Khoa học tự nhiên, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, Nội dung giáo dục địa phương của một số địa phương, nhà trường còn lúng túng.

Nhà trường chưa chủ động trong xây dựng phân phối chương trình các môn học theo tinh thần không nhất thiết phải chia đều số tiết/tuần, không nhất thiết phải dạy học ở tất cả các tuần nên gặp khó khăn trong bố trí giáo viên, xếp thời khóa biểu phù hợp với định mức giờ dạy/tuần của giáo viên. Cùng với đó, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục còn thừa thiếu cục bộ; tình trạng thiếu trường, lớp còn tồn tại ở một số địa phương…

Ngành giáo dục năm học 2022-2023: Nhiều thành quả nhưng không ít hạn chế, khó khăn  ảnh 4

Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên Hoàng Đức Minh phát biểu

Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên Hoàng Đức Minh cho biết, hệ thống các trung tâm giáo dục thường xuyên ổn định về mạng lưới và hoạt động. Nhiều trung tâm đã chủ động học hỏi, nghiên cứu nhu cầu người học, khai thác các chức năng của trung tâm để chủ động đa dạng hóa các chương trình giáo dục thường xuyên, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân.

Một số trung tâm đã chủ động tham mưu xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, chuẩn bị nguồn lực giáo viên để sẵn sàng cho việc tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Nhiều trung tâm bám sát định hướng đổi mới Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT để chủ động tuyển dụng giáo viên còn thiếu hoặc cử giáo viên đi đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo bổ sung sẵn sàng triển khai thực hiện Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THCS và cấp THPT.

Bên cạnh những kết quả đạt được, chất lượng giáo dục thường xuyên vẫn còn hạn chế, do chất lượng đầu vào thấp. Đội ngũ giáo viên biên chế dạy văn hóa tại các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên còn ít, chưa đủ về số lượng, chưa đủ về cơ cấu theo các môn học, đội ngũ giáo viên hợp đồng lao động không ổn định. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học ở các trung tâm còn thiếu thốn, ít được đầu tư xây dựng, mua sắm. Tỷ lệ huy động người học xóa mù chữ ở vùng biên giới, vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn còn thấp, kết quả xóa mù chữ không bền vững…





Nguồn

Cùng chủ đề

110 thí sinh thi học sinh giỏi môn học lần đầu được tổ chức

Cà Mau có 701 thí sinh tham gia kỳ thi học sinh giỏi cấp THCS; trong đó có 110 em thi giáo dục công dân, môn lần đầu tiên đưa vào kỳ thi. ...

Báo Phú Yên tri ân cộng tác viên, bạn đọc năm 2024

(CLO) Ngày 29/3, tại Trung tâm Hội nghị Pytopia (TP Tuy Hòa), Báo Phú Yên đã long trọng tổ chức hội nghị Cộng tác viên - Bạn đọc năm 2024. Sự kiện nhằm tri ân những đóng góp quan trọng của đội ngũ cộng tác viên và bạn đọc, đồng thời...

Bộ GD-ĐT nêu mốc thời gian xét tuyển đại học 2025

(NLĐO)- Thí sinh dự kiến đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học từ ngày 16-7, xác nhận nhập học muộn nhất vào 30-8. ...

Giảm áp lực thi cử cho học sinh lớp 9

Năm 2025 là năm đầu tiên học sinh lớp 9 ôn thi vào lớp 10 theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 (GDPT mới). Dự kiến, toàn TP Hà Nội có khoảng 127.000 học sinh xét tốt nghiệp THCS. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá trị của hồn cốt di sản

Di sản không chỉ đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, mà còn là nền tảng vững chắc để mỗi quốc gia, mỗi dân tộc tự hào về bản sắc của mình trong tiến trình hội nhập quốc tế. Việc trùng tu những công trình hàng trăm, thậm chí cả ngàn năm tuổi, với yêu cầu làm sao gìn giữ được giá trị của hồn cốt di sản là vấn đề không đơn giản. Nhiều năm qua,...

Những hình ảnh đầy ấn tượng về di sản văn hóa Việt Nam

Trong khuôn khổ Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII, Viện Phim Việt Nam tổ chức triển lãm “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” từ ngày 7 đến 11-11, tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, Hà Nội. Với chủ đề "Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh", triển lãm không chỉ là cơ hội để quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam...

TPHCM tổ chức khuyến mãi tập trung đợt 2

Chương trình khuyến mãi tập trung đợt 2 của TPHCM dự kiến diễn ra từ ngày 15-11 đến 31-12, hứa hẹn mang tới nhiều sản phẩm chất lượng, giá giảm sâu cho người dân mua sắm. Theo Sở Công thương TPHCM, thông qua chương trình, các doanh nghiệp sẽ chủ động thực hiện nhiều hoạt động khuyến mãi với nội dung đa dạng, hấp dẫn để người tiêu dùng mua sắm được những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đảm...

Rực rỡ Festival hoa Mê Linh – lễ hội hoa lớn nhất miền Bắc

Tối 26-12, lễ khai mạc Festival hoa Mê Linh (Hà Nội) lần thứ 2 năm 2024 và xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch, văn hóa đã diễn ra sôi nổi tại Quảng trường trung tâm hành chính huyện Mê Linh. Dự lễ khai mạc có đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, cùng đông đảo người dân địa phương...

Mỳ Quảng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở VHTT-DL tỉnh Quảng Nam cho biết, Mỳ Quảng vừa được đưa vào danh mục di sản phi vật thể quốc gia. Theo đó, Bộ VHTT-DL đã quyết định đưa tri thức dân gian Mỳ Quảng (tỉnh Quảng Nam) vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo đề nghị của UBND tỉnh Quảng Nam, Cục Di sản văn hóa và căn cứ các quy định. Theo UBND tỉnh Quảng Nam,...

Bài đọc nhiều

Đưa quan hệ Việt Nam – Trung Quốc ngày càng thực chất, hiệu quả hơn

VOV.VN - Hướng tới dấu mốc quan trọng năm 2025, dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc, hai bên khẳng định nỗ lực phấn đấu thúc đẩy, đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới, ngày càng thực chất, hiệu quả hơn. Hoạt động đối ngoại đặc biệt quan trọng  Chuyến thăm cấp Nhà nước đến Trung Quốc là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ...

Việt Nam vẫn có 6 tỉ phú USD, những vị nào năm qua gia tăng tài sản?

Năm 2024 đã khép lại, Việt Nam vẫn duy trì 6 cái tên trong bảng xếp hạng tỉ phú USD, theo dữ liệu cập nhật trên Forbes. Trong đó, có tỉ phú tăng thêm tài sản ròng, ngược lại có những đại gia bị suy giảm tài sản. Ông Phạm Nhật Vượng - tỉ phú giàu nhất Việt Nam - xuất hiện cùng hai con trai tại lễ trao giải thưởng VinFuture - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH Theo dữ liệu trên Forbes, 6 tỉ...

Hà Nội tiếp tục tăng nhiệt đến 28 độ, rồi lại đón không khí lạnh mạnh

Miền Bắc tiếp tục có nắng và tăng nhiệt nhanh cho đến đầu tuần tới (3/3), với mức cao nhất ở Hà Nội là 28 độ; sau đó lại đón không khí lạnh mạnh vào khoảng 4-5/3, gây mưa 2-3 ngày và trời rét kéo dài. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong 1-2 ngày tới, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ...

Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai ra mắt Câu lạc bộ Nhà báo cao tuổi

Thành viên CLB Nhà báo cao tuổi tỉnh Gia Lai là những hội viên Hội Nhà báo Việt Nam công tác tại các cơ quan báo chí, các sở, ngành địa phương đã nghỉ hưu tự nguyện tham gia CLB. Ngoài ra, theo quy chế tổ chức và hoạt động, những nhà báo cao...

Còn khó khăn, vướng mắc trong triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia

Theo báo cáo của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày, công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia luôn là nhiệm vụ trọng tâm, thường kỳ của Chính phủ...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

Cắt bỏ thận do chủ quan khi mắc sỏi niệu quản

Bệnh viện Đa khoa Hà Nội vừa tiến hành phẫu thuật cắt bỏ thận phải cho một bệnh nhân 40 tuổi do biến chứng của sỏi niệu quản. Trước đó, bệnh nhân đã chủ quan, không điều trị kịp thời, dẫn đến mất chức năng thận. ...

Nhà đầu tư cam kết thực hiện, theo đuổi các dự án

Tròn 1 năm sau ký kết bản ghi nhớ đầu tư về dự án điện gió hơn 5.000 tỷ đồng tại huyện Vân Canh, Tập đoàn Nexif Ratch Energy đã tiến hành đo gió, đang xúc tiến các thủ tục để đấu thầu dự án. Bình Định: Nhà đầu tư cam kết thực hiện, theo đuổi các dự ánTròn 1...

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng

GĐXH - Men gan thấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy dinh dưỡng, suy gan, rối loạn chuyển hóa và tăng nguy cơ nhiễm trùng. ...

Kiến trúc đô thị Đà Nẵng từ góc nhìn các dự án bất động sản

Kiến trúc đô thị Đà Nẵng đang phát triển mạnh mẽ theo hướng hiện đại, thông minh, xanh và bền vững. Trong đó, các dự án bất động sản lớn đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt, định hướng, định hình hệ thống kiến trúc, góp phần tạo ra một diện mạo hiện đại cho đô thị...

Tìm giải pháp đa đạng hóa thị trường xuất khẩu

Các giải pháp đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng mà doanh nghiệp đang làm không chỉ nhằm ứng phó với tình thế trước mắt. Các giải pháp đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng mà doanh nghiệp đang làm không chỉ nhằm ứng phó với tình thế trước mắt. ...

Mới nhất