Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhNgành dầu khí Nga vẫn ổn định, Ukraine nhận tin vui, giá...

Ngành dầu khí Nga vẫn ổn định, Ukraine nhận tin vui, giá lithium tại Trung Quốc rẻ ‘sốc’ so với ở Mỹ


Tăng trưởng nhu cầu khí đốt toàn cầu sẽ chậm lại, Nga khẳng định hệ thống năng lượng và nhiên liệu vẫn hoạt động ổn định, IMF nâng dự báo tăng trưởng Ukraine, thâm hụt ngân sách Đức tăng mạnh… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Khí đốt Nga. (Nguồn: AFP)
Tổ hợp năng lượng và nhiên liệu của Nga vẫn hoạt động ổn định. (Nguồn: AFP)

Kinh tế thế giới

Tăng trưởng nhu cầu khí đốt toàn cầu sẽ chậm lại

Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) ngày 10/10 cho biết, tăng trưởng nhu cầu khí đốt toàn cầu sẽ chậm lại đáng kể trong trung hạn (2022-2026). Diễn biến này xảy ra sau một thập niên nhu cầu năng lượng tăng trưởng mạnh mẽ, trong đó khí đốt đóng góp khoảng 40% vào mức tăng trưởng nguồn cung cấp năng lượng chủ chốt trên toàn thế giới.

Trong Báo cáo khí đốt trung hạn mới nhất năm 2023, IEA cho hay: “Mặc dù căng thẳng thị trường giảm bớt trong 3 quý đầu năm 2023, nguồn cung khí đốt vẫn tương đối thắt chặt và giá tiếp tục biến động mạnh, phản ánh sự cân bằng mong manh trên thị trường khí đốt toàn cầu”.

Cơ quan trên lưu ý rằng, mức tiêu thụ khí đốt tổng thể trên các thị trường châu Á-Thái Bình Dương, châu Âu và Bắc Mỹ sẽ giảm trong trung hạn do việc triển khai nhanh chóng năng lượng tái tạo và các tiêu chuẩn về hiệu quả năng lượng được cải thiện. Các nền kinh tế đang phát triển nhanh của châu Á, cũng như các nước giàu khí đốt ở châu Phi và Trung Đông sẽ dẫn đầu đà tăng trưởng nhu cầu khí đốt toàn cầu.

IEA lưu ý rằng, đối với các thành viên châu Âu của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), nhu cầu khí đốt được dự báo sẽ giảm 5% vào năm 2023. Điều này phần lớn được thúc đẩy bởi lượng khí đốt trong ngành điện thấp hơn, giảm gần 15% trong bối cảnh năng lượng tái tạo đang mở rộng nhanh chóng.

Cũng trong báo cáo này, IEA một lần nữa kêu gọi các nước giảm nhu cầu khí đốt một cách có cấu trúc, thông qua các biện pháp cải thiện hiệu quả năng lượng, đẩy nhanh triển khai năng lượng tái tạo và bơm nhiệt, cũng như thay đổi thói quen sử dụng. (THX)

Kinh tế Mỹ

* Theo Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tại Minneapolis Neel Kashkari, Fed đang trên đà kiểm soát lạm phát mà không đẩy nền kinh tế rơi vào suy thoái.

Sau khi tăng lãi suất lên mức cao kỷ lục 22 năm, Fed gần đây đã giảm tốc độ tăng, do cần căn cứ vào các số liệu. Ông Kashkari cho rằng, kinh tế Mỹ có cơ sở hạ cánh mềm, với lạm phát được kiểm soát và nền kinh tế tránh được suy thoái. (AFP)

* Theo các nhà phân tích, lợi nhuận của các ngân hàng bán lẻ lớn tại Mỹ có thể tăng trong quý III/2023, trong khi các ngân hàng đầu tư vẫn đối mặt với sự sụt giảm hoạt động tài trợ các thỏa thuận.

JPMorgan Chase sẽ khởi động mùa báo cáo lợi nhuận của các ngân hàng lớn của Mỹ. Tập đoàn giao dịch chứng khoán London (LSEG) ước tính lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS) của ngân hàng này tăng gần 25% so với cùng kỳ năm ngoái.

Goldman Sachs và Citigroup dự kiến công bố lợi nhuận giảm mạnh nhất, với các mức giảm tương ứng 35% và 26%. EPS của Morgan Stanley cũng được dự báo giảm. (Reuters)

Kinh tế Trung Quốc

* Theo một kế hoạch được giới chức Trung Quốc công bố ngày 9/10, nước này đặt mục tiêu đến năm 2025 tăng hơn 50% tổng năng lực điện toán, trong bối cảnh chính phủ đang tập trung cao độ vào những đổi mới về siêu máy tính và trí tuệ nhân tạo (AI).

Được 6 bộ ngành công bố, trong đó có Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin (MIIT), kế hoạch nói trên đã đặt mục tiêu đến năm 2025 đưa tổng năng lực điện toán của Trung Quốc lên 300 EFLOPS (một thước đo hiệu suất máy tính).

Trước đó, hồi tháng Tám, MIIT cho biết năng lực điện toán của Trung Quốc đã đạt 197 EFLOPS trong năm nay, tăng từ mức 180 EFLOPS trong năm 2022. Với mức hiệu suất này, Trung Quốc đứng thứ hai thế giới sau Mỹ, nhưng MIIT không cho biết chi tiết mức hiệu suất của Mỹ. (Reuters)

* Giá lithium giảm mạnh trên toàn cầu, nhưng đặc biệt đáng chú ý là tại Trung Quốc, nơi kim loại chủ chốt trong sản xuất pin đang được giao dịch với mức giá chênh lệch lớn so với tại Mỹ.

Sau khi nhu cầu mạnh đã khiến giá lithium trên toàn cầu tăng mạnh trong năm ngoái, giá đã lao dốc do nhu cầu xe điện (EV) thấp và nguồn cung được cho là vẫn lớn. Tuy nhiên, dù giảm chung, giá lithium kỳ hạn tại thị trường Trung Quốc rẻ hơn khoảng 35% so với tại Mỹ.

Chênh lệch giá mang đến cho các nhà giao dịch cơ hội kiếm lời, nhưng cũng cho thấy triển vọng của nhà sản xuất EV hàng đầu khó khăn ra sao. (Bloomberg)

Kinh tế châu Âu

* Tờ Financial Times ngày 10/10 đưa tin, Liên minh châu Âu (EU) đang dự định sẽ công bố tiến hành các cuộc điều tra chống trợ cấp với các nhà sản xuất thép Trung Quốc tại một hội nghị thượng đỉnh với Mỹ trong tuần này.

Theo đó, EU đã nhất trí tham gia vào những nỗ lực của Mỹ nhằm bảo vệ các ngành công nghiệp trước sự cạnh tranh. Bài báo cho hay, Mỹ đã yêu cầu EU có biện pháp đối phó với các nhà sản xuất thép Trung Quốc, đổi lại, khối này sẽ tránh được việc bị Mỹ tái áp đặt các mức thuế như thời của cựu Tổng thống Donald Trump với mặt hàng thép. Bộ Thương mại Trung Quốc hiện chưa có bình luận gì về thông tin này. (Reuters)

* Theo số liệu do Cơ quan Thống kê liên bang Đức (Destatis) công bố ngày 6/10, thâm hụt ngân sách của Đức – nền kinh tế hàng đầu châu Âu – trong nửa đầu năm 2023 đã tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.

Số liệu cho thấy, tổng thâm hụt ngân sách của chính phủ liên bang Đức, chính quyền các bang, thành phố và bảo hiểm xã hội trong nửa đầu năm nay là 76,1 tỷ Euro (80,4 tỷ USD), tăng hơn gấp đôi so với con số thâm hụt 32,9 tỷ Euro cùng kỳ năm ngoái.

Destatis cho biết cả nguồn thu ngân sách và các khoản chi đều tăng trong năm nay, nhưng tỷ lệ tăng thu (khoảng 6%) không đủ bù đắp cho tăng chi (khoảng 11%). (TTXVN)

* Ngày 11/10, Thư ký báo chí của Điện Kremlin Dmitry Peskov cho hay, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh bắt buộc một số nhà xuất khẩu Nga phải bán ngoại tệ.

Người phát ngôn của Điện Kremlin cho biết thêm “tỷ lệ tiền tệ phải bán bắt buộc sẽ do Chính phủ Nga quy định” và việc giám sát bán ngoại tệ bắt buộc sẽ được thực hiện bởi Dịch vụ giám sát tài chính. (TTXVN)

* Ngày 11/10, phát biểu tại phiên toàn thể Diễn đàn quốc tế “Tuần Năng lượng Nga” lần thứ 6 (REW 2023) diễn ra ở Trung tâm Triển lãm Manezh ở Moscow, Tổng thống Nga Vladimir Putin lưu ý rằng, tổ hợp năng lượng và nhiên liệu của Nga vẫn hoạt động ổn định, giúp nước này khẳng định vai trò trên thị trường dầu khí toàn cầu.

Tổng thống Putin dẫn đánh giá của các chuyên gia cho biết, dự báo từ nay đến năm 2050, nhu cầu về khí đốt tự nhiên sẽ tăng ở tất cả các khu vực trên thế giới ngoại trừ Bắc Mỹ và châu Âu. Thị phần khí đốt của châu Âu trong nhu cầu toàn cầu sẽ giảm hơn một nửa – xuống còn 5%. Ngược lại, thị phần của châu Á sẽ tăng từ 21% lên 30%. (TTXVN)

* IMF ngày 10/10 đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế Ukraine trong năm 2023 lên mức 2%, đồng thời kỳ vọng kinh tế nước này sẽ tăng 3,2% trong năm 2024.

Theo IMF, việc điều chỉnh tăng trong dự báo triển vọng mới nhất này là nhờ vào nhu cầu trong nước tăng mạnh hơn dự kiến, do các công ty và hộ gia đình Ukraine đã thích ứng với cuộc xung đột với Nga, khi lạm phát giảm dần và thị trường ngoại hối ổn định. IMF, nhà cho vay quốc tế quan trọng đối với Ukraine, cũng kỳ vọng lạm phát của quốc gia này sẽ giảm dần xuống 17,7% trong năm 2023 và xuống mức 13% trong năm 2024. (TTXVN)

Kinh tế Nhật Bản và Hàn Quốc

* Mới đây, lần đầu tiên sau 3 năm, chính phủ Nhật Bản đã cho phép tăng hạn ngạch đánh bắt cua tuyết, một đặc sản mùa Đông của nước này.

Cụ thể, đầu tháng 10/2023, cuộc họp giữa các bên liên quan về cua tuyết ở biển Nhật Bản đã được tổ chức và đi đến quyết định tăng tổng hạn ngạch đánh bắt loại hải sản này trong năm tới (từ tháng 11/2023 đến hết tháng 3/2024) lên 3.400 tấn, tăng 21% so với giai đoạn trước.

Mặc dù hạn ngạch đánh bắt cua tuyết vẫn chưa phục hồi hoàn toàn nhưng đây là tín hiệu tích cực cho thấy hiệu quả của các nỗ lực cân bằng giữa bảo tồn và khai thác nguồn lợi hải sản này. (TTXVN)

Cảng mới Pusan ở Busan, Hàn Quốc. (Ảnh: Reuters)
IMF điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2024 của Hàn Quốc do khả năng nền kinh tế này sẽ tiếp tục rơi vào trì trệ trong năm tới. Ảnh: Cảng Pusan ở Busan, Hàn Quốc. (Nguồn: Reuters)

* IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2024 của Hàn Quốc xuống 2,2%, giảm 0,2 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra hồi tháng Bảy.

IMF điều chỉnh dự báo do khả năng nền kinh tế Hàn Quốc sẽ tiếp tục rơi vào trì trệ trong năm tới, trong lúc tốc độ phục hồi kinh tế của Trung Quốc chậm hơn dự kiến, giá dầu tăng và các yếu tố bên ngoài bất lợi khác.

Ngoài ra, quỹ trên cũng nhận định, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm nay của Nhật Bản sẽ lần đầu tiên vượt qua Hàn Quốc sau 25 năm, kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Trước đó, IMF dự báo tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế Hàn Quốc và Nhật Bản ở mức 1,4% trong tháng Bảy, nhưng hiện đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản 0,6 điểm phần trăm, lên 2%. (Reuters/TTXVN)

* Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng (MOTIE) Hàn Quốc ngày 9/10 cho biết, cuộc xung đột tại Trung Đông ít có tác động đến quá trình nhập khẩu dầu thô và khí đốt tự nhiên của nước này.

Tuyên bố cho biết, hầu hết các tàu chở dầu thô và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) hướng tới Hàn Quốc đều đang hoạt động bình thường ở khu vực Trung Đông. (TTXVN)

Kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi

* Kết luận cuộc họp Nội các ngày 9/10 về giá cả lương thực, nhất là ngô, đường và gạo, Tổng thống Indonesia Joko Widodo tuyên bố, chính phủ nước này chọn giải pháp nhập khẩu nhằm kiềm chế đà tăng giá.

Bộ trưởng Thương mại Zulkifli Hasan cho biết, giá đường và ngô đang tăng dần do tình hình toàn cầu hiện nay, như các cuộc xung đột và ảnh hưởng của hiện tượng El Nino.

Ông Zulkifli xác nhận rằng Indonesia sẽ nhập khẩu 250.000 tấn ngô cho chăn nuôi gia súc. Về đường, chính trị gia của Đảng Ủy nhiệm Quốc gia (PAN) này cho hay chính phủ sẽ đợi giá giảm trước khi quyết định nhập khẩu. (TTXVN)

* Thủ tướng Malaysia kiêm Bộ trưởng Tài chính Anwar Ibrahim cho biết, hầu hết các đồng tiền trên thế giới đều giảm giá trong năm 2023, bao gồm cả đồng Ringgit do tác động của việc Fed tăng lãi suất.

Thủ tướng Anwar giải thích, diễn biến của đồng Ringgit trong năm nay phần lớn được thúc đẩy bởi các yếu tố bên ngoài như đồng USD tăng mạnh do lãi suất cao hơn của Mỹ, cũng như điều kiện kinh tế yếu hơn dự kiến của Trung Quốc.

Theo ông Anwar, chỉ bằng cách củng cố nền kinh tế trong nước, giá trị của đồng Ringgit mới có thể tăng và hiện Malaysia đang áp dụng phương pháp không tăng lãi suất chính sách qua đêm (OPR) khi tính đến việc đồng USD tăng giá. (TTXVN)

* Thái Lan đã phê duyệt số đơn đăng ký đầu tư với tổng trị giá 41 tỷ Baht (1,1 tỷ USD) vào các dự án bao gồm sản xuất xe điện (EV), sản xuất năng lượng tái tạo từ chất thải, trung tâm dữ liệu, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị du lịch và lữ hành.

Tổng Thư ký Ủy ban Đầu tư Thái Lan (BOI) Narit Therdsteerasukdi cho biết trong cuộc họp báo hôm 11/10 rằng, các dự án được BOI phê duyệt kể từ khi thành lập chính phủ mới chủ yếu là các lĩnh vực chiến lược, đóng vai trò trọng tâm trong chính sách xúc tiến đầu tư của Thái Lan trong những năm tới.

Tính từ tháng 1-8/2023, BOI đã nhận được số đơn đăng ký xúc tiến đầu tư có tổng trị giá là 465 tỷ Baht (12,7 tỷ USD), tăng 47% so với cùng kỳ năm ngoái. Số lượng đơn đăng ký cũng tăng 33% lên 1.375 dự án.

BOI cũng điều chỉnh chiến lược xúc tiến đầu tư 5 năm có hiệu lực từ tháng 1/2023. (THX)





Nguồn

Cùng chủ đề

Kho dầu khổng lồ của Nga ở Krasnodar chìm trong biển lửa trong suốt 5 ngày

(CLO) Theo các nhà chức trách Nga, các sản phẩm dầu tràn ra từ một "bể chứa đang cháy" tại một kho dầu ở Krasnodar bị UAV Ukraine tấn công trước đó đã khiến đám cháy vẫn dữ dội trong suốt 5 ngày liên tiếp. ...

Thay đổi tài khóa là bước ngoặt cho nền kinh tế Đức?

Sự thay đổi tài khóa sắp tới của Đức có thể tạo ra bước chuyển đổi lớn cho nền kinh tế đang gặp khó khăn của nước này cũng như cho quốc phòng châu Âu. Các chính sách tài khóa và kinh tế từng là vấn đề gây tranh cãi trong liên minh cầm quyền trước đây của Đức và đã góp phần vào sự sụp đổ của liên minh này vào cuối năm ngoái. Trong...

Thủ tướng: Việt Nam sẽ phát triển thành trung tâm kinh tế lớn tại Đông Nam Á

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam sẽ xây dựng và phát triển thành trung tâm kinh tế, thương mại và đầu tư lớn tại Đông Nam Á từ nay tới năm 2030. Việt Nam hướng tới trở thành nước thu nhập...

Bất động sản du lịch xứ kim chi hút “cá lớn” nước ngoài

Các công ty đầu tư nước ngoài lớn đang tìm cách mua lại những khách sạn ở Hàn Quốc khi ngày càng có nhiều bất động sản được rao bán trong bối cảnh thị trường du lịch phục hồi mạnh mẽ sau sự suy giảm do đại dịch Covid-19 gây ra.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hải quân Việt Nam-Thái Lan tuần tra chung lần thứ 51

Sáng 2/4, Biên đội tàu 263, 261 thuộc Hải đội 515, Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam đã cập quân cảng Vùng 5 (Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 51 với Biên đội tàu 421, 561 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.

Bộ trưởng Pete Hegseth khẳng định “liên minh sắt đá” Mỹ-Philippines tại khu vực

Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Philippines là cơ hội quan trọng để truyền tải chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump, định hình quan điểm can dự của Washington tại khu vực.

Thị trường trầm lắng, tâm lý găm hàng cao, lượng tiêu xuất khẩu thấp nhất trong 6 năm

Giá tiêu hôm nay 31/3/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 – 160.000 đồng/kg.

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã phê duyệt việc thành lập một quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học tại châu lục.

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Yangon, sẵn sàng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại...

Đội cứu hộ của Việt Nam từ ngày mai sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại các nơi bị ảnh hưởng động đất ở Myanmar.

Bài đọc nhiều

Ngân hàng phải gửi ‘danh sách đen’ tài khoản đáng ngờ hàng tháng

Nhằm ngăn chặn triệt để tình trạng lừa đảo thông qua tài khoản ngân hàng, đồng thời làm sạch dữ liệu khách hàng, ngày 28/6/2024, Ngân hàng Nhà nước ban thành Thông tư 17/2024/TT-NHNN (Thông tư 17) quy định việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Thông tư 17 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2024. Trong đó, Điều 22 của thông tư này quy định:...

Điều ẩn sau cơn địa chấn tiền số khi đồng Bitcoin lao dốc, Pi lại vững giá

Thị trường tiền số trải qua một phiên lao dốc kinh hoàng. Hàng loạt đồng coin lớn như Bitcoin sụt giảm nghiêm trọng, nhưng Pi Network mới “niêm yết” lại vững giá. Vậy điều gì khiến dòng tiền rút tháo chạy khỏi kênh tài chính này? Cú lao dốc kinh hoàng Thị trường tiền kỹ thuật số toàn cầu ngày 25/2 ghi nhận một phiên giao dịch giảm giá kinh hoàng. Đồng Bitcoin rơi thẳng đứng, từ mức gần 96.000 USD/BTC...

Công ty quản lý quỹ của MBBank vi phạm vụ trái phiếu, Chứng khoán Sen Vàng bị phạt nặng

Ủy ban Chứng khoán vừa xử phạt một số công ty chứng khoán, quản lý quỹ. Có đơn vị còn bị phạt nặng hơn do vi phạm nhiều lần. Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ban hành quyết định xử phạt...

Doanh nghiệp nhỏ không hề nhỏ, nếu…

Một buổi chiều muộn, trong căn phòng họp nhỏ của một doanh nghiệp sản xuất thực phẩm quy mô nhỏ ở TP.HCM, giám đốc công ty loay hoay với kế hoạch mở rộng dây chuyền sản xuất. "Công ty cần vốn nhưng tiếp cận...

Doanh nghiệp dần chuyển mình thích ứng với xu hướng kinh doanh trực tuyến

Ra mắt Chi hội Tiếp thị và Công nghệ số hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến Ưu đãi từ các doanh nghiệp chuyển phát - “Trợ lực” cho người mới kinh doanh trực tuyến Cơ hội tiếp cận các xu hướng kinh doanh trực tuyến Sáng ngày 30/11, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) tổ chức...

Cùng chuyên mục

Cuộc chiến thuế quan, nhà đầu tư trú ẩn vào các cổ phiếu nào?

Các chính sách thuế quan thường thay đổi nhanh và trong bối cảnh như hiện nay, nhà đầu tư không nên hoảng loạn, có thể tìm kiếm nơi “trú ẩn” bằng cách đầu tư vào các công ty hàng đầu, có nội lực để chống chọi được với khủng hoảng. Cuộc chiến thuế quan, nhà đầu tư "trú ẩn" vào các cổ phiếu nào?Các chính sách thuế quan thường thay đổi nhanh và trong bối cảnh như hiện nay,...

Sabeco sẽ tăng cổ tức lên 50%, đặt mục tiêu lợi nhuận 4.835 tỷ đồng

Sabeco dự kiến trình lên cổ đông kế hoạch doanh thu giảm 1% nhưng lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 8% trong năm 2025. Sabeco sẽ tăng cổ tức lên 50%, đặt mục tiêu lợi nhuận 4.835 tỷ đồngSabeco dự kiến trình lên cổ đông kế hoạch doanh thu giảm 1% nhưng lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 8% trong năm 2025. Công ty cổ...

Tiết lộ thù lao lãnh đạo loạt ngân hàng, nơi lãi nhất hệ thống trả thu nhập sếp ra sao?

Nhiều ngân hàng công bố báo cáo tài chính năm 2024 qua kiểm toán. Báo cáo minh bạch các khoản thù lao, thu nhập lãnh đạo quản lý được nhận năm ngoái. Chủ tịch LPBank không nhận thù lao 2 năm liềnTại LPBank, ông...

Con trai chủ tịch Nguyễn Duy Hưng bán hết cổ phiếu SSI

Ông Nguyễn Duy Linh - con trai chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng - đã bán ra toàn bộ số cổ phiếu SSI nắm giữ theo hình thức thỏa thuận. Tại báo cáo vừa gửi Ủy ban Chứng khoán, ông Nguyễn Duy Linh cho...

Bộ Nông nghiệp và Môi trường triển khai kế hoạch đột phá khoa học công nghệ

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy mới ký ban hành Quyết định số 503/QĐ-BNNMT với những mục tiêu cụ thể về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số cho ngành nông nghiệp và môi trường Việt Nam. 30/03/2025 21:29 (PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy mới ký ban hành Quyết định số 503/QĐ-BNNMT với những mục tiêu cụ thể về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số cho ngành nông nghiệp và môi trường Việt Nam. ...

Mới nhất

NOVAGROUP ĐỒNG HÀNH CÙNG THỂ THAO CÔNG AN NHÂN DÂN PHÁT TRIỂN CÁC BỘ MÔN THỂ THAO TRỌNG ĐIỂM, NÂNG CAO VỊ THẾ THỂ...

Lễ kết nạp Hội viên tổ chức và Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác có sự tham dự của: Giáo sư Tiến sỹ Trần Văn Thuấn – Thứ trưởng Bộ Y tế; Trung tướng Nguyễn Ngọc Toàn – Trợ lý Ủy viên Bộ Chính trị - Bộ trưởng Bộ Công an, Cục trưởng Cục Công tác...

Tăng trưởng vượt bậc, vươn tầm quốc tế

Thị trường GPU dành cho trí tuệ nhân tạo (AI GPU) đang ghi nhận tốc độ tăng trưởng vượt bậc, do nhu cầu triển khai khối lượng công việc AI tại các trung tâm dữ liệu ngày càng gia tăng. Theo dự báo của Gartner, doanh thu từ GPU AI toàn cầu sẽ tăng từ 13,1 tỷ USD...

Nỗ lực kết nối số quốc gia & phát triển AI vì người Việt

Năm 2024, thị trường công nghệ thông tin Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng, khi 78,8% dân số sử dụng Internet và 75,2% tham gia mạng xã hội, vượt xa mức trung bình toàn cầu 63,9%, theo báo cáo We Are Social 2025.  Trong bối cảnh này, Zalo tiếp tục giữ vững vị thế là công...

Tin tức doanh nghiệp-Chiến lược Phát triển Con người

Tại VNG, hành trình phát triển của đội ngũ luôn song hành với quá trình chuyển mình của doanh nghiệp. Bởi lẽ, câu chuyện của một công ty, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ, chính là câu chuyện của những con người – nơi tài năng là động lực chính tạo nên đổi mới. Chúng tôi hướng...

Tin tức doanh nghiệp-VNG và Trách nhiệm xã hội

“Phát triển công nghệ và Con người, vì một cuộc sống tốt đẹp hơn”Tại VNG, chúng tôi tin rằng công nghệ nên là lực đẩy tích cực, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và trao quyền cho cộng đồng. Là doanh nghiệp công nghệ hàng đầu, VNG không dừng lại ở việc không ngừng đổi mới...

Mới nhất