Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhNgân hàng Nhà nước 'có khuyết điểm' trong xử lý nợ xấu,...

Ngân hàng Nhà nước ‘có khuyết điểm’ trong xử lý nợ xấu, nhà băng yếu kém


Kết luận của Thanh tra Chính phủ chỉ ra nhiều khuyết điểm của Ngân hàng Nhà nước giai đoạn 2013-2017 khi thẩm định, phê duyệt tái cơ cấu các nhà băng.

Thông tin này được nêu tại thông báo kết luận về thực hiện đề án tái cơ cấu, xử lý nợ xấu ngân hàng giai đoạn 2013-2017.

Để cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước đã ra tiêu chí phân loại nhà băng yếu kém trên cơ sở giám sát, thanh tra và kiểm toán độc lập. 9 ngân hàng được xếp vào danh sách này. Tuy nhiên, qua kiểm tra, Thanh tra Chính phủ nhận thấy 3 ngân hàng là Phương Nam, Việt Á (VietABank) và Ngân hàng Quốc Dân (NCB) đáp ứng tiêu chí “ngân hàng yếu kém, phải cơ cấu lại”, song lại được Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn xây dựng phương án theo hướng tự cơ cấu, chấn chỉnh. Ba nhà băng này đều có nợ xấu trên 10%, riêng NCB là 32,6%.





Trụ sở Ngân hàng Nhà nước, tháng 10/2022. Ảnh: Giang Huy

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước, tháng 10/2022. Ảnh: Giang Huy

Trong quá trình lập phương án tái cơ cấu, một số ngân hàng được Thanh tra Chính phủ cho là cũng vi phạm. Cụ thể, Đề án của HDBank được phê duyệt khi chưa xử lý xong khoản góp vốn, mua cổ phần vượt tỷ lệ quy định tại Công ty cổ phần thương mại Dầu khí, Công ty cổ phần Đầu tư Nhơn Trạch. ABBank cũng được thông qua đề án tái cơ cấu khi chưa thoái vốn xong tại công ty con, công ty liên kết.

Với trường hợp sáp nhập, tái cơ cấu của Sacombank, theo kết luận, đến thời điểm thanh tra, ngân hàng này vi phạm sở hữu chéo với Ngân hàng Kiên Long và góp vốn mua cổ phần vào Công ty cổ phần Kinh doanh thủy hải sản Sài Gòn vượt 11% quy định.

Ngoài ra, việc thực hiện một số giải pháp, kiến nghị tại phương án tái cơ cấu sau sáp nhập Sacombank còn hạn chế, thiếu sót, rủi ro như chậm thu hồi 934 tỷ đồng của một số cá nhân repo cổ phiếu (mua bán cổ phiếu có kỳ hạn) của ngân hàng Kiên Long. Ngân hàng này cũng chưa thuê tư vấn xác định giá trị thực tế tại thời điểm sáp nhập; kết quả thu hồi lãi dự thu thấp, xử lý tài sản nhận ủy quyền của khách hàng thu hồi nợ chậm do tài sản chưa đầy đủ pháp lý.

Mặt khác, việc ký thoả thuận xác định giá để xử lý cổ phiếu Sacombank thuộc sở hữu của ông Trầm Bê và người có liên quan chậm; trích lập thiếu dự phòng khoản nợ trước khi bán cho VAMC là 1.958 tỷ đồng và ngân hàng cũng chưa trích lập dự phòng khoản nợ xấu 4.412 tỷ đồng chưa đủ điều kiện bán cho VAMC.

Về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, Thanh tra Chính phủ cho rằng, cơ quan quản lý chưa đánh giá đúng thực trạng nợ xấu.

Giai đoạn 2013-2017, tỷ lệ nợ xấu là 4,46% tại thời điểm 30/6/2013. Tỷ lệ này giảm về 2,25% vào cuối 2015 và còn 1,99% vào 2017. Nợ xấu được kéo về dưới 3% nhờ bán được cho Công ty Quản lý tài sản (VAMC), khoảng 43% tổng số nợ xấu được xử lý giai đoạn này. Nếu tính cả số nợ đã bán cho VAMC chưa xử lý thì tỷ lệ nợ năm 2015 và 2017 lần lượt là 6,3% và 4,5%.

Tuy nhiên, Thanh tra Chính phủ cho biết, một số tổ chức tín dụng báo cáo Ngân hàng Nhà nước số liệu nợ xấu không đầy đủ, phân loại nợ, chuyển nhóm nợ chưa chính xác. Chẳng hạn Sacombank chưa chuyển nhóm nợ với khoản vay 262 tỷ đồng của Công ty Đức Long Gia Lai theo kiến nghị của kiểm toán, khi báo cáo Ngân hàng Nhà nước.

Ngân hàng Nhà nước cho phép Sacombank được trích lập dự phòng theo năng lực tài chính (theo Điều 2 Thông tư 02) với các khoản nợ xấu chưa phát sinh tại thời điểm phê duyệt phương án và dự kiến phát sinh trong 10 năm. Thông báo kết luận của Thanh tra Chính phủ cho rằng cũng việc này chưa chặt chẽ về pháp lý.

Về trách nhiệm của VAMC, theo kết luận thanh tra, giai đoạn này, hoạt động của doanh nghiệp là mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt có thời hạn theo phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước. Đây là giải pháp tình thế để giãn thời gian cho các tổ chức tín dụng từng bước xử lý các khoản nợ xấu, làm giảm nợ trên sổ sách, trong khi thực tế số nợ không thay đổi.

Sau khi mua nợ, VAMC vẫn ủy quyền xử lý khoản nợ cho các ngân hàng, nên về bản chất, tổ chức tín dụng vẫn phải thực hiện toàn bộ trách nhiệm thu nợ, xử lý khoản nợ. Đến cuối 2017, VAMC đã mua tổng nợ gốc nội bảng 309.711 tỷ đồng, giá mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt là 279.255 tỷ đồng.

Thanh tra Chính phủ nhận thấy, kế hoạch mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt tại VAMC chưa đảm bảo minh bạch, khách quan, thiếu tài liệu pháp lý để chứng minh.

Một số hồ sơ mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt tại VAMC có vi phạm, như tài sản bảo đảm khoản nợ xấu khi bán nợ cho doanh nghiệp này chưa đáp ứng điều kiện “tài sản hợp pháp, có hồ sơ, pháp lý hợp lệ”. Tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu tại thời điểm bán cho VAMC chưa được định giá bởi tổ chức thẩm định độc lập; không đáp ứng điều kiện theo quy định, ảnh hưởng tới mệnh giá trái phiếu đặc biệt sử dụng để vay tái cấp vốn.

Theo cơ quan thanh tra, 34 hồ sơ mua nợ xấu của 13 ngân hàng tại thời điểm bán nợ cho VAMC có vi phạm, trong đó 59% hồ sơ có tài sản bảo đảm không còn đầy đủ tính hợp pháp, còn lại tài sản đảm bảo chưa được định giá hoặc việc định giá hết hiệu lực. Việc này ảnh hưởng tới xác định giá trị khấu trừ tài sản bảo đảm khi trích lập dự phòng rủi ro, phản ánh không đúng giá mua khoản nợ và mệnh giá trái phiếu đặc biệt dùng để vay tái cấp vốn.

Nguyên nhân của những khuyết điểm, bất cập trên, theo Thanh tra Chính phủ,lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, một số đơn vị chức năng của cơ quan này, VAMC thực hiện chưa nghiêm túc nhiệm vụ trong tham mưu, xây dựng cơ chế, thẩm định, phê duyệt và giám sát việc tái cơ cấu, xử lý nợ xấu.

Bên cạnh đó, một số ngân hàng không thực hiện nghiêm quy định, chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước về thực hiện phương án tái cơ cấu, xử lý nợ xấu. Số nhà băng này cũng không phản ánh đúng thực trạng, đưa ra giải pháp cơ cấu lại chưa phù hợp, dẫn tới phải chỉnh sửa phương án nhiều lần và chậm được phê duyệt. Số khác vi phạm quy định về cấp tín dụng, hạch toán lãi dự thu trong quá trình tái cơ cấu.

Với các kết luận trên, cơ quan thanh tra kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước khắc phục những tồn tại; kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu giai đoạn 2012-2015, cá nhân, tập thể, đơn vị liên quan về những khuyết điểm trong thực hiện cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu.

Ngân hàng Nhà nước cũng cần rà soát, hoàn thiện thể chế, chấn chỉnh quản lý, hoàn thiện đề án cơ cấu lại tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu trong giai đoạn tới. Các tổ chức tín dụng khắc phục tồn tại, khuyết điểm, vi phạm, xem xét xử lý trách nhiệm đơn vị, cá nhân thuộc thẩm quyền.

Thanh tra Chính phủ đề nghị VAMC rà soát vai trò trong tham gia xử lý nợ xấu, chấn chỉnh trong việc mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt để thực hiện đúng quy định, rà soát các vi phạm phát hiện qua thanh tra để khắc phục các tồn tại.


Hà Duyên



Source link

Cùng chủ đề

VietinBank rao bán những khoản nợ xấu ‘lạ lùng’

Cuối năm, VietinBank bỗng rao bán nhiều khoản nợ “lạ”. Một khách hàng của VietinBank vay tiêu dùng với giá trị ghi nợ gồm cả gốc, lãi, lãi phạt hơn 260.000 đồng nhưng không thanh toán, để trở thành nợ xấu. Rao bán khoản...

Cổ đông KIDO không thông qua giao dịch bán cổ phần Kido Foods

Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn KIDO (HoSE: KDC) tổ chức sáng nay 24-1 không thông qua giao dịch bán 24,03% vốn tại Kido Foods. Bán cổ phần sẽ ảnh hưởng quyền lợi cổ...

Lãnh đạo MBBank: Trung Nam, Novaland vẫn đang trả nợ bình thường

Trả lời chất vấn cổ đông, lãnh đạo MBBank cho biết khoản nợ của Trung Nam và Novaland đều có tài sản đảm bảo gấp từ 2,5 - 3 lần dư nợ. Đồng thời hai khách hàng này vẫn đang trả nợ bình thường. ...

Nợ xấu ngân hàng có tăng vọt sau khi Thông tư 02 hết hiệu lực?

ANTD.VN - Sau khi được gia hạn 6 tháng, Thông tư 02 của Ngân hàng Nhà nước về cơ cấu thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ đã hết hiệu lực vào ngày 31/12/2024. Theo đó, các ngân hàng sẽ phải ghi nhận chi phí tín dụng cho các khoản nợ tái cơ cấu. Tuy vậy theo một số nhận định, tác động đến chất lượng tài sản của các ngân hàng khi Thông tư 02 hết hiệu...

Ngân hàng hạ giá trăm tỷ một lô ‘đất vàng’ ở Đà Nẵng

Agribank Chi nhánh Đà Nẵng vừa thông báo bán đấu giá tài sản đảm bảo là khu đất có diện tích lên đến 3.927,7m2 tại quận Ngũ Hành Sơn. Lô "đất vàng" này tọa lạc tại lô A2.1 khu đầu cầu Tuyên Sơn, thuộc vệt khai thác quỹ đất dự án nâng cấp mở rộng đường Lê Văn Hiến, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.  Giá khởi điểm của tài sản là 303,508 tỷ đồng. Người tham gia...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Danh sách, địa chỉ 9 phòng kiểm nghiệm vàng O trong sầu riêng Việt Nam được Trung Quốc công nhận

Đến ngày 26-1, đã có 9 trung tâm, phòng kiểm nghiệm vàng O trong sầu riêng của Việt Nam được Trung Quốc công nhận. Theo thông tin của Tuổi Trẻ Online, Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa công nhận thêm 2 trung tâm...

Lao dốc mạnh khi vừa mở cửa

(NLĐO) - Giá vàng hôm nay bất ngờ giảm khi vừa mở cửa giao dịch trên thị trường quốc tế, kéo giá vàng miếng, vàng nhẫn cùng rớt mạnh. ...

Phạm Thị Huyền Trang lừa 13.000 người: Loạt kịch bản người Việt mất nghìn tỷ

Phạm Thị Huyền Trang và đồng phạm lừa 1.000 tỷ đồng của 13.000 người dân khiến bao gia đình tan nát. Trước đó là TikToker Mr Pips bị bắt cùng 5.000 tỷ, hay TGĐ Công ty Triệu nụ cười, Tâm Lộc Phát Vàng Anji… Đủ chiêu trò lấy tiền của nạn nhân Ngày 24/1, Công an tỉnh Bắc Ninh cho biết, vừa phối hợp với Cục chức năng của Bộ Công an và công an các tỉnh triệt phá thành công...

Cân đối không gian chính sách, thúc đẩy nội lực

Năm 2025 mở ra nhiều kỳ vọng về sự tăng trưởng đột phá của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh dư địa chính sách tiền tệ hạn hẹp, các chính sách tài khóa trở thành giải pháp được mong chờ để thúc đẩy tăng trưởng, tận dụng cơ hội và hóa giải những thách thức lớn của nền kinh tế trong năm 2025. Hợp lực kết nối sức mạnh nội tại...

Thị trường cận Tết: Nguồn cung dồi dào, giá cả không biến động bất thường

ANTD.VN - Bộ Tài chính vừa có Báo cáo nhanh về tình hình giá cả thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 trong ngày 27 Tết Âm lịch. Theo đó, trên cơ sở báo cáo của một số địa phương và công tác nắm bắt thông tin thị Theo báo cáo của một số địa phương, đồng thời thông qua công tác nắm bắt thông tin thị trường giá cả của Bộ Tài chính (Cục Quản lý...

Mới nhất

Cung đường rực rỡ ven sông Sài Gòn

(NLĐO) - Điểm nhấn của đường hoa trên phố đi bộ Bạch Đằng dịp Tết Ất Tỵ 2025 là hình ảnh cánh hoa Dầu - biểu tượng...

Người cuối cùng giữ nghề món ‘mứt nhà nghèo’ xứ Huế

TPO - Mỗi dịp cận kề Tết Nguyên đán, gian bếp nhỏ của bà Lê Thị Tư (86 tuổi, phường Thủy Xuân, TP. Huế) lại thoang thoảng hương thơm ngọt ngào của mứt sắn - một món ăn dân dã nhưng thấm đượm hương vị quê hương mỗi độ xuân về. TPO - Mỗi dịp cận kề...

Phạm Thị Huyền Trang lừa 13.000 người: Loạt kịch bản người Việt mất nghìn tỷ

Phạm Thị Huyền Trang và đồng phạm lừa 1.000 tỷ đồng của 13.000 người dân khiến bao gia đình tan nát. Trước đó là TikToker Mr Pips bị bắt cùng 5.000 tỷ, hay TGĐ Công ty Triệu nụ cười, Tâm Lộc Phát Vàng Anji… Đủ chiêu trò lấy tiền của nạn nhân Ngày 24/1, Công an tỉnh Bắc Ninh cho biết,...

10 cách mặc chân váy ngắn trẻ trung cho Tết

Chân váy ngắn là món thời trang thích hợp để diện trong dịp Tết. ...

Mới nhất

Bình ổn ngày cận Tết