Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhNga-Trung Quốc bắt tay, BRICS trỗi dậy, nhưng mục tiêu không phải...

Nga-Trung Quốc bắt tay, BRICS trỗi dậy, nhưng mục tiêu không phải hạ bệ đồng USD bị ‘vũ khí hóa’? Các quốc gia muốn gì?


Sự độc quyền của USD ngày càng gây lo ngại không chỉ ở Nam bán cầu mà còn ở ngay các nền kinh tế lớn phương Tây. Hợp tác Nga-Trung Quốc được hiểu là một liên minh và phi USD hóa như một ‘mưu đồ’ để lạt đổ đồng bạc xanh. Thực tế có phải như vậy?

BRICS... phi USD hóa.........
BRICS sẽ góp phần đa dạng hóa đồng tiền dự trữ quốc tế như thế nào? (Nguồn: Getty)

Mới đây, trong bài viết trên China-US Focus, Tiến sĩ Dan Steinbock, chiến lược gia về thế giới đa cực nhận định rằng, áp lực đối với việc đa dạng hóa đồng tiền dự trữ của thế giới đã có từ lâu.

Vấn đề này được tăng cường sau năm 2008, nhưng ngày càng được quan tâm hơn kể từ năm 2022, đặc biệt sau xung đột Nga-Ukraine (tháng 2/2022). Đây sẽ là chủ đề chính trong Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) sắp tới và xu hướng này có khả năng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa sau hội nghị.

Vào năm 2016, Bộ trưởng Tài chính Mỹ khi đó là ông Jack Lew đã cảnh báo rằng: “Chúng ta càng đặt điều kiện cho việc sử dụng đồng USD và hệ thống tài chính tiếp tục tuân thủ chính sách đối ngoại, thì nguy cơ các nước chuyển sang các loại tiền tệ khác và các hệ thống tài chính khác trong trung hạn càng tăng lên”.

Cả chính quyền cựu Tổng thống Trump và Tổng thống Biden đương nhiệm đều phớt lờ lời cảnh báo của ông Lew. Hệ quả là, các nước vùng Nam bán cầu ngày càng quan tâm tới BRICS.

Chủ đề chính tại Thượng đỉnh BRICS ở Johannesburg (Nam Phi) vào tháng 8 này sẽ là khối cùng hành động để phát triển các hệ thống thanh toán thay thế cho đồng bạc xanh của Mỹ.

Rủi ro từ độc quyền USD

Nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel Paul Krugman lưu ý, phần lớn thương mại thế giới vẫn được thanh toán bằng đồng bạc xanh. Nhiều ngân hàng có trụ sở bên ngoài nước Mỹ chấp nhận khoản tiền gửi bằng USD. Nhiều tập đoàn ngoài lãnh thổ Mỹ vay vốn bằng USD. Các ngân hàng trung ương dự trữ phần lớn bằng đồng bạc xanh.

Mặc dù vậy, sự độc quyền “cưỡng bức” hiện tại của USD – sự phụ thuộc không cân xứng của thế giới vào đồng tiền Mỹ trong thanh toán và lập hóa đơn thương mại, sự phụ thuộc vào nó của các công ty tài chính và tập đoàn không phải của nước Mỹ cũng như tỷ trọng cao của đồng bạc xanh trong dự trữ của các ngân hàng trung ương ngày càng gây lo ngại không chỉ ở Nam bán cầu mà còn ở ngay các nền kinh tế lớn phương Tây.

Việc đồng USD bị “vũ khí hóa” dưới danh nghĩa cộng đồng quốc tế nhưng không có sự đồng thuận rộng rãi sẽ đặt các hóa đơn và thanh toán thương mại, các tập đoàn nước ngoài và dự trữ ngân hàng trung ương vào rủi ro.

Gần đây, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết, vẫn không có giải pháp thay thế nào cho hệ thống tiền tệ dựa trên đồng USD. Sau đó, một lần nữa, bà cũng đã cảnh báo về một kịch bản thảm khốc nếu Washington không đồng ý về một giới hạn nợ mới.

Tương tự, người Anh cũng từng chào mời “sự may mắn” của đồng Bảng Anh cho đến năm 1914. Nhưng vị trí ưu việt đó đã kết thúc với sự căng thẳng quá mức của nền kinh tế xứ sở sương mù sau năm 1945.

Mặc dù ở thời điểm đầu thế kỷ XXI hiện nay có những đặc điểm riêng, nhưng sẽ không có quá nhiều sự khác biệt so với cách đây gần 1 thế kỷ.

Ưu điểm của đa dạng hóa tiền tệ quốc tế

Vậy BRICS sẽ góp phần đa dạng hóa đồng tiền dự trữ quốc tế như thế nào?

Nhờ sự linh hoạt trong tổ chức, khối có thể đưa ra các biện pháp đơn phương, song phương và đa phương. Các biện pháp này được thúc đẩy bởi các nền kinh tế sáng lập BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc), các thành viên mới đầy tham vọng và cả các đối tác liên minh có chung tầm nhìn hay đang cân nhắc trở thành thành viên.

Theo ông Anil Sooklal, Đại sứ Nam Phi chịu trách nhiệm về quan hệ với châu Á và BRICS, khoảng 22 quốc gia đã chính thức nộp đơn xin gia nhập nhóm, trong khi một số lượng tương đương các nước “đã hỏi một cách không chính thức về việc trở thành thành viên BRICS”. Được biết, các quốc gia muốn gia nhập khối có Argentina, Iran, Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).

Số lượng ngày càng tăng của các nền kinh tế mới nổi lớn và đông dân có thể tạo ra loại “hiệu ứng mạng” và “sự lan tỏa tích cực” sẽ rất quan trọng để khởi động cơ sở hạ tầng cho hệ thống tài chính toàn cầu thay thế được đề xuất.

BRICS... phi USD hóa.........
Vào thời điểm trước cuộc xung đột ở Ukraine, Hội đồng Đại Tây Dương mô tả Nga-Trung Quốc là “các đối tác trong quá trình phi USD hóa”. (Nguồn: RIA)

Tuy nhiên, những gì BRICS mang lại không đơn giản là phi USD hóa. Mục tiêu không phải là loại bỏ đồng bạc xanh, vốn thường được mô tả bởi những người chỉ trích và đối thủ chính trị của BRICS, đặc biệt là ở phương Tây. Vào thời điểm trước cuộc xung đột ở Ukraine, Hội đồng Đại Tây Dương đã mô tả Nga và Trung Quốc là “các đối tác trong quá trình phi USD hóa”.

Sự hợp tác đó được cho là “một giải pháp thay thế cho hệ thống tin nhắn thanh toán tín dụng toàn cầu SWIFT do Mỹ thống trị”. “Cái bắt tay” giữa Nga và Trung Quốc từng được hiểu là một liên minh hợp pháp và phi USD hóa như một “mưu đồ” để thay thế đồng bạc xanh.

Tuy nhiên, thực tế có đôi chút khác. BRICS không liên quan nhiều đến các quốc gia đang tìm cách ngấm ngầm phá vỡ trật tự quốc tế. Thay vào đó, giống như các nhà quản lý tài sản tìm cách duy trì sự đa dạng hóa phù hợp trong danh mục đầu tư của họ, mục tiêu chiến lược của BRICS là đa dạng hóa và hiệu chỉnh lại chứ không phải là phi USD hóa đơn thuần.

Từ Bancor của Keynes đến đa dạng hóa tiền tệ của BRICS

Hiện nay, hầu hết các nền kinh tế BRICS vẫn phụ thuộc đáng kể vào đồng tiền Mỹ, trong khi những nền kinh tế bị Washington và/hoặc các đồng minh trừng phạt đã giảm đáng kể dự trữ USD, thay vào đó, họ thường chọn vàng.

Điều mà các nền kinh tế lớn của BRICS tìm kiếm là một chế độ tiền tệ toàn cầu đa dạng hơn. Nếu điều này không được khắc phục dần dần và theo thời gian, nó sẽ thay đổi thông qua một cuộc khủng hoảng lớn và đột ngột trên thế giới. Mục tiêu của BRICS không phải là thay thế đồng USD mà là đa dạng hóa hệ thống tiền tệ để nó phản ánh tốt hơn nền kinh tế thế giới ngày nay.

Nhìn lại lịch sử, đây không phải là một ý tưởng mới. John Maynard Keynes, nhà kinh tế học người Anh và là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất thế kỷ XX, đã đưa ra lập luận tương tự cho Bancor – tiền tệ siêu quốc gia (cái tên được lấy cảm hứng từ từ “banque” của Pháp) tại một sự kiện vào năm 1944. Tuy nhiên, ý tưởng này đã bị các nhà đàm phán Mỹ đánh sập.

Khi đó, Bảng Anh và USD là đồng tiền dự trữ chính của thế giới. Mặc dù vậy, ông Keynes cảnh báo rằng, tính ưu việt của đồng bạc xanh sẽ dẫn đến sự không chắc chắn và biến động lớn sau quá trình tái thiết và phục hồi của Tây Âu và các nền kinh tế lớn khác.

Đó chính xác là những gì xảy ra vào năm 1971, khi Tổng thống Nixon đơn phương chấm dứt khả năng chuyển đổi của đồng USD sang vàng. Mặc dù được giới thiệu như một biện pháp tạm thời, nhưng quyết định này đã khiến đồng bạc xanh trở thành một loại tiền định danh thả nổi vĩnh viễn.

Khi vàng không còn là thước đo giá trị, nhận thức về giá trị đã thay thế chính giá trị. Hậu quả là cú sốc giá vàng dội khắp thế giới với cuộc khủng hoảng dầu mỏ kép, tiếp theo là giá dầu tăng gấp bốn lần, sau đó là lạm phát và lạm phát đình đốn và cuối cùng là lãi suất cao kỷ lục của Mỹ cùng các đợt tái vũ trang quy mô lớn.

Về địa chính trị, Mỹ tiếp tục dựa vào các nền kinh tế lớn của phương Tây và Nhật Bản, nhưng về kinh tế quốc tế, nước này không chịu từ bỏ đặc quyền thống trị. Kết quả là, sự độc quyền của đồng USD đã góp phần tạo ra bong bóng tài sản trong những năm 1980, đầu những năm 1990, đầu những năm 2000 và cuối cùng là vào năm 2008.

Giữa cuộc Đại suy thoái, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Zhou Xiaochuan đã làm sống lại ý tưởng trên và kêu gọi các nền kinh tế lớn của phương Tây “cải cách hệ thống hệ thống tiền tệ quốc tế”.

Những cam kết lớn đã được đưa ra ở Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và Nhật Bản, nhưng không có gì đáng kể được ghi nhận. Do đó, các tổ chức như Ngân hàng Phát triển mới BRICS (NBD), Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB)… đang nỗ lực tìm kiếm các thỏa thuận tiền tệ mới.

BRICS không muốn phá vỡ trật tự thế giới. Thay vào đó, họ tìm cách thúc đẩy sự đa dạng hóa trực tiếp. Động thái của BRICS cũng phản ánh nguyện vọng của nền kinh tế thế giới đa cực, trong đó triển vọng tăng trưởng toàn cầu được thúc đẩy bởi các nền kinh tế lớn mới nổi.





Nguồn

Cùng chủ đề

USD “chợ đen” quay đầu giảm

Tỷ giá USD hôm nay 23/03/2025, tỷ giá USD, tỷ giá USD/VND, chỉ số DXY, giá đồng USD hôm nay, tỷ giá USD hôm nay, dự báo tỷ giá USD... Đồng USD tăng nhẹ so với đồng EUR vào phiên giao dịch vừa qua, hướng tới mức tăng tuần đầu tiên trong tháng này, khi các nhà đầu tư chốt lời từ đợt tăng giá gần đây của đồng EUR. Tỷ giá USD...

Tỷ giá USD hôm nay 20/03/2025: Đồng USD tăng giá

Tỷ giá USD hôm nay 20/03/2025, tỷ giá USD, tỷ giá USD/VND, chỉ số DXY, giá đồng USD hôm nay, tỷ giá USD hôm nay, dự báo tỷ giá USD... Đồng USD tăng giá trên diện rộng, phục hồi từ mức thấp nhất trong nhiều tháng khi các nhà giao dịch chú ý đến kết quả cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang vào cuối ngày để tìm manh mối về lộ trình lãi suất...

Đồng USD chạm đáy, nhân dân tệ bay cao sau khi ông Trump nắm quyền

Giá trị đồng USD so với các ngoại tệ tiêu biểu tụt xuống mức thấp nhất trong 5 tháng qua, trong khi đồng euro và đồng nhân dân tệ cùng tăng giá. Theo Hãng tin Reuters, giá trị đồng USD sáng 17-3 ở gần...

Giá USD chưa phục hồi

Tỷ giá USD hôm nay 17/03/2025, tỷ giá USD, tỷ giá USD/VND, chỉ số DXY, giá đồng USD hôm nay, tỷ giá USD hôm nay, dự báo tỷ giá USD... Trên thế giới, chỉ số USD Index - thước đo sức mạnh của USD so với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) không biến động nhiều so với sáng qua, ở mức 103,72. Đây là mức thấp nhất của đồng bạc...

Đồng loạt điều chỉnh giảm

Tỷ giá USD hôm nay 13/03/2025, tỷ giá USD, tỷ giá USD/VND, chỉ số DXY, giá đồng USD hôm nay, tỷ giá USD hôm nay, dự báo tỷ giá USD... Đồng USD tăng giá so với các loại tiền tệ chính bao gồm đồng Yen và đồng Franc Thụy Sĩ vào thứ Tư khi dữ liệu cho thấy lạm phát chậm lại mặc dù căng thẳng thương mại toàn cầu cho thấy mối lo ngại về...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hải quân Việt Nam-Thái Lan tuần tra chung lần thứ 51

Sáng 2/4, Biên đội tàu 263, 261 thuộc Hải đội 515, Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam đã cập quân cảng Vùng 5 (Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 51 với Biên đội tàu 421, 561 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.

Bộ trưởng Pete Hegseth khẳng định “liên minh sắt đá” Mỹ-Philippines tại khu vực

Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Philippines là cơ hội quan trọng để truyền tải chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump, định hình quan điểm can dự của Washington tại khu vực.

Thị trường trầm lắng, tâm lý găm hàng cao, lượng tiêu xuất khẩu thấp nhất trong 6 năm

Giá tiêu hôm nay 31/3/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 – 160.000 đồng/kg.

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã phê duyệt việc thành lập một quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học tại châu lục.

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Yangon, sẵn sàng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại...

Đội cứu hộ của Việt Nam từ ngày mai sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại các nơi bị ảnh hưởng động đất ở Myanmar.

Bài đọc nhiều

Hạ khối lượng đấu thầu tối thiểu trong phiên đấu thầu vàng sắp tới

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản thông báo về việc tiếp tục tổ chức đấu thầu vàng miếng SJC. Cụ thể, NHNN sẽ tổ chức đầu thầu vào 9h30 sáng ngày 14/5 (Thứ Ba). Hình thức đấu thầu là đấu thầu theo giá với tổng khối lượng vàng miếng dự kiến đấu thầu tương tự như các phiên trước là 16.800 lượng. Khối lượng vàng miếng của 1 lô giao dịch là 100...

Thứ trưởng Công Thương: Miền Bắc sẽ hết thiếu điện từ nay đến cuối năm

Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Công Thương cho biết cung ứng điện cho miền Bắc đã bớt căng thẳng từ cuối tháng 6 và "sẽ không thiếu điện từ nay tới cuối năm". Thông tin này được lãnh đạo Bộ Công Thương nêu khi trả lời báo chí tại họp báo Chính phủ, chiều 4/7. Theo số liệu của Bộ Công Thương, điện năng sản xuất, nhập khẩu tháng 6 ước đạt hơn 25,3 tỷ kWh, cao hơn...

Giá khí đốt tại châu Âu tăng hơn 50%, nguyên nhân vì sao?

Số liệu từ hãng nghiên cứu giá cả hàng hóa ICIS cho thấy, ngày 16/6, giá khí đốt tương lai tại châu Âu đã tăng 52% từ đầu tháng này, chạm 35 Euro (38 USD) một Megawatt giờ.

Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025

ANTD.VN -  Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng việc giảm tiền thuê đất có tác động tích cực tới doanh nghiệp, kiến nghị tiếp tục giảm 30% tiền thuê đất trong năm nay. VCCI đề xuất tiếp tục giảm 30% tiền thuê đất năm 2025 Bộ Tài...

Cùng chuyên mục

Cuộc chiến thuế quan, nhà đầu tư trú ẩn vào các cổ phiếu nào?

Các chính sách thuế quan thường thay đổi nhanh và trong bối cảnh như hiện nay, nhà đầu tư không nên hoảng loạn, có thể tìm kiếm nơi “trú ẩn” bằng cách đầu tư vào các công ty hàng đầu, có nội lực để chống chọi được với khủng hoảng. Cuộc chiến thuế quan, nhà đầu tư "trú ẩn" vào các cổ phiếu nào?Các chính sách thuế quan thường thay đổi nhanh và trong bối cảnh như hiện nay,...

Sabeco sẽ tăng cổ tức lên 50%, đặt mục tiêu lợi nhuận 4.835 tỷ đồng

Sabeco dự kiến trình lên cổ đông kế hoạch doanh thu giảm 1% nhưng lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 8% trong năm 2025. Sabeco sẽ tăng cổ tức lên 50%, đặt mục tiêu lợi nhuận 4.835 tỷ đồngSabeco dự kiến trình lên cổ đông kế hoạch doanh thu giảm 1% nhưng lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 8% trong năm 2025. Công ty cổ...

Tiết lộ thù lao lãnh đạo loạt ngân hàng, nơi lãi nhất hệ thống trả thu nhập sếp ra sao?

Nhiều ngân hàng công bố báo cáo tài chính năm 2024 qua kiểm toán. Báo cáo minh bạch các khoản thù lao, thu nhập lãnh đạo quản lý được nhận năm ngoái. Chủ tịch LPBank không nhận thù lao 2 năm liềnTại LPBank, ông...

Con trai chủ tịch Nguyễn Duy Hưng bán hết cổ phiếu SSI

Ông Nguyễn Duy Linh - con trai chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng - đã bán ra toàn bộ số cổ phiếu SSI nắm giữ theo hình thức thỏa thuận. Tại báo cáo vừa gửi Ủy ban Chứng khoán, ông Nguyễn Duy Linh cho...

Bộ Nông nghiệp và Môi trường triển khai kế hoạch đột phá khoa học công nghệ

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy mới ký ban hành Quyết định số 503/QĐ-BNNMT với những mục tiêu cụ thể về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số cho ngành nông nghiệp và môi trường Việt Nam. 30/03/2025 21:29 (PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy mới ký ban hành Quyết định số 503/QĐ-BNNMT với những mục tiêu cụ thể về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số cho ngành nông nghiệp và môi trường Việt Nam. ...

Mới nhất

LỢI NHUẬN TĂNG 5,6% TRONG NĂM 2024, SABECO ĐẶT MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG 8% TRONG NĂM 2025

TP.HCM – 24/04/2025, tại Đại hội Cổ đông Thường niên 2025, Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) đã công bố kết quả tăng trưởng tích cực trong năm 2024 vừa qua trên nhiều phương diện. Kết quả này có được nhờ bước đi chiến lược và nỗ lực bền...

VIMC đặt niềm tin vào thế hệ trẻ chuyển đổi trong kỷ nguyên mới – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Nhằm hướng đến kỷ niệm 30 năm thành lập VIMC, ngày 18/4, Đoàn Thanh niên VIMC tổ chức Chương trình Đối thoại giữa Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị với đoàn viên thanh niên, với chủ đề: “Tác động của chuyển đổi – chuyển đổi xanh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc...

Phát huy vai trò xung kích trong giữ gìn và phát huy giá trị di tích lịch sử – văn hóa

VHO - Phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động, phong trào ý nghĩa, chung tay cùng các cấp, ngành, địa phương gìn giữ và phát huy giá trị các di tích lịch sử – văn hóa, các “địa chỉ đỏ” trên địa...

Khởi động dự án nâng cấp, tôn tạo Di tích lịch sử Bến phà II Long Đại

VHO - Ngày 28.4, UBND tỉnh Quảng Bình đã tổ chức lễ khởi công công trình phụ trợ và khởi động dự án nâng cấp, tôn tạo Di tích lịch sử nơi hy sinh của 16 Thanh niên xung phong tại Bến phà II Long Đại ( Quảng Ninh - Quảng Bình). Đây là hoạt động có ý nghĩa...

Công ty Vận tải biển VIMC tiếp nhận và đưa vào khai thác tàu VIMC Harmony – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Ngày 5/4/2025 vừa qua, tại khu neo Hòn Gai – Quảng Ninh, Công ty Vận tải biển VIMC (VLC) đã chính thức tiếp nhận và đưa vào khai thác tàu VIMC Harmony theo hình thức thuê BBC. VIMC Harmony là tàu hàng rời có trọng tải 22.695,1 DWT, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn...

Mới nhất